SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học Sinh học 12 – Ban cơ bản

pdf 34 trang binhlieuqn2 03/03/2022 4051
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học Sinh học 12 – Ban cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_buoc_cung_co_bai_gia.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học Sinh học 12 – Ban cơ bản

  1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 – Ban cơ bản. Đáp án: 1b – 2d – 3c – 4d. Bài 11: Liên kết gen và hoán vị gen. Ví dụ: Để củng cố bài học giáo viên cho học sinh tự củng cố kiến thức bằng cách đặt câu hỏi: Sau khi học xong bài này, em đã nắm được những nội dung kiến thức gì? Giáo viên gọi 2 học sinh có mức độ nhận thức khác nhau để trả lời (1 học sinh có mức độ nhận thức trung bình; 1 học sinh có mức độ nhận thức khá giỏi). Bài 12: Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân. Ví dụ: GV có thể sử dụng câu hỏi trắc nghiệm tự luận sau để củng cố bài học: 1. Trong một gia đình, bố mẹ đều không mắc bệnh sinh 1 người con gái bình thường, 1 người con trai mù màu. Biết bệnh mù màu do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên Y qui định. Hãy xác định: a. Kiểu gen của cặp bố mẹ nói trên. b. Kiểu gen của người con gái. c. Xác suất cặp bố mẹ nói trên sinh được một người con bình thường là? 2. Khi lai 2 thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau: Lai thuận: P: ♀ xanh lục x ♂ lục nhạt -> F1: 100% xanh lục. Lai nghịch: P: ♀ lục nhạt x ♂ xanh lục -> F1: 100% lục nhạt. Nếu cho cây F1 của phép lai nghịch tự thụ phấn thì kết quả như thế nào? Đáp án: 1. a.XMXm ; XMY b. XMXm hoặc XMXM c. 75%. 2. 100% lục nhạt. GV: Đinh Thị Hoa - 20 - Trường THPT Nho Quan B
  2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 – Ban cơ bản. Bài 13: Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen. Ví dụ 1: GV có thể sử dụng những câu hỏi trắc nghiệm khách quan sau: 1. Ví dụ nào sau đây không phải là thường biến: a. Cây bàng rụng lá vào mùa đông, sang xuân ra lá. b. Người nhiễm chất độc da cam có con dị dạng. c. Người sống ở miền núi nhiều hồng cầu hơn sống ở đồng bằng. d. Thỏ xứ lạnh có lông trắc dày vào mùa đông, lông xám mỏng vào mùa hè. 2. Điều nào sau đây không đúng với thường biến? a. Thường biến là những biến đổi kiểu hình có cùng kiểu gen. b. Thường biến phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường. c. Thường biến phát sinh trong đời cá thể không do biến đổi kiểu gen. d. Thường biến di truyền được. 3. Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng? a. Mức phản ứng không được di truyền. b. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp. c. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với những điều kiện môi trường khác nhau. d. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng. Đáp án: 1b – 2d – 3a. Ví dụ 2: GV có thể sử dụng BĐTD sau để củng cố các loai biến dị sau khi học xong bài 13. (GV yêu cầu HS hệ thống các loại biến dị và cùng HS thiết lập BĐTD) GV: Đinh Thị Hoa - 21 - Trường THPT Nho Quan B
  3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 – Ban cơ bản. CHƯƠNG III: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ. Bài 16: Cấu trúc di truyền của quần thể. Ví dụ: GV sử dụng câu hỏi trắc nghiệm sau để củng cố phần I - Các đặc trưng . Một quần thể có 1000 cá thể, trong đó 500 cá thể có kiểu gen AA, 200 cá thể có kiểu gen Aa, 300 cá thể có kiểu gen aa. 1)Tần số các kiểu gen của quần thể này là: a. 0,5 AA : 0,2 Aa : 0,3 aa. b. 0,3 AA : 0,2 Aa : 0,5 aa. c. 0,5 AA : 0,3 Aa : 0,2 aa. d. 0,2 AA : 0,5 Aa : 0,3 aa. 2) Tần số các alen của quần thể là: a. 0,4 A : 0,6 a b. 0,6 A : 0,4 a. c. 0,5 A : 0,5 a. d. 0,3 A : 0,7 a. (Giáo viên yêu cầu học sinh giải thích cách tìm ra kết quả, với phần 2 nếu học sinh chỉ nêu một cách tính thì yêu cầu học sinh tìm cách làm khác). Đáp án:1a – 2b. GV: Đinh Thị Hoa - 22 - Trường THPT Nho Quan B
  4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 – Ban cơ bản. Bài 17: Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo.) Ví dụ 1: Để củng cố nội dung định luật Hacđi – Vanbec trong phần III (cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối) GV có thể sử dụng bài tập sau: Cho các quần thể có thành phần kiểu gen: - Quần thể 1: 100 % AA - Quần thể 2: 100 % aa - Quần thể 3: 100 % Aa - Quần thể 4: 0,64 AA : 0,32 Aa : 0,04 aa. 1. Quần thể nào ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec? Vì sao? 2. Nêu cách xác định một quần thể nào đó có ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec hay không? 3. Quần thể không ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec, sau bao nhiêu thế hệ ngẫu phối sẽ trở về trạng thái cân bằng thành phần kiểu gen? (Khi học sinh làm được bài tập này thì các em đã hiểu thấu đáo nội dung và cách vận dụng định luật Hacđi – Vanbec.) Đáp án: 1. Quần thể 1, 2, 4 đạt trạng thái cân bằng. 2. Nếu p2.q2 = (2pq/2)2 -> quần thể cân bằng. Nếu p2.q2 ≠ (2pq/2)2 -> quần thể cân bằng. 3. Sau 1 thế hệ. Ví dụ 2: GV có thể tổ chức trò chơi để củng cố bài học: Trò chơi ai nhanh hơn ?: Chia lớp thành hai nhóm, nhóm 1 làm phần quần thể tự phối, nhóm 2 làm phần quần thể ngẫu phối, sau 30 giây đọc các phương án trên màn hình mỗi nhóm cử hai đại diện lên bảng dán các ý tương ứng vào phần của nhóm mình, nhóm nào làm đúng và nhanh hơn là thắng. Sắp xếp các đặc điểm sau vào quần thể tự phối hay quần thể ngẫu phối cho phù hợp? 1. Kiểu gen thường phân hóa thành các dòng thuần khác nhau. 2. Kiểu gen gồm các gen chủ yếu tồn tại ở trạng thái dị hợp tử. GV: Đinh Thị Hoa - 23 - Trường THPT Nho Quan B
  5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 – Ban cơ bản. 3. Qua các thế hệ kiểu gen trong quần thể có xu hướng tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp tử, giảm dần tỉ lệ thể dị hợp tử. 4. Tần số kiểu gen và tần số alen duy trì ổn định qua các thế hệ. 5. Trong quần thể có một lượng lớn biến dị tổ hợp. 6. Thường dẫn tới hiện tượng thoái hóa giống. 7. Quần thể thường đơn điệu về di truyền. 8. Quần thể có nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên. Đáp án: - Quần thể tự phối: 1, 3, 6, 7. - Quần thể ngẫu phối: 2, 4, 5, 8. C. GIỚI THIỆU MỘT GIÁO ÁN CÓ SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CỦNG CỐ TRÊN. Tiết 18: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ (Tiếp theo) II. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Thông qua bài, HS cần phải: - Nêu được khái niệm quần thể ngẫu phối và đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối, - Giải thích được thế nào là trạng thái cân bằng di truyền của một quần thể. - Nêu được các điều kiện cần thiết để một quần thể sinh vật đạt được trạng thái cân bằng di truyền với một gen nào đó. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh, khái quát tổng hợp kiến thức, phân tích. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn và vận dụng lí thuyết vào cuộc sống. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: máy chiếu 2. Học sinh: nghiên cứu trước bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1.Tổ chức (1’) GV: Đinh Thị Hoa - 24 - Trường THPT Nho Quan B
  6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 – Ban cơ bản. 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Một quần thể có 1000 cá thể, trong đó có 300 cá thể có KG AA; 600 cá thể có KG Aa, 100 cá thể có kiểu gen aa. 1. Tần số các kiểu gen của quần thể là: A. 0,1 AA + 0,6 Aa + 0,3 aa = 1. B. 0,5 AA + 0,5 aa = 1. C. 0,3 AA + 0,6 Aa + 0,1 aa = 1. D. 0,25 AA + 0,50 Aa + 0,25 aa = 1 2. Tần số các alen của gen là: A. 0,5 A; 0,5 a. B. 0,6 A; 0,4 a. C. 0.4 A; 0,6 a. D. 0,9 A : 0,1 a. 3.Bài mới (35’) THỜI PHƯƠNG PHÁP NỘI DUNG GIAN *Xét một gen có 2 alen A và a tạo 3 III. CẤU TRÚC DI TRUYỀN KG trong QT là AA, Aa, aa. Hai QT CỦA QUẦN THỂ NGẪU PHỐI có các kiểu giao phối: 1. Quần thể ngẫu phối QT 1: AA x AA; Aa x Aa; aa x aa 10’ a) Khái niêm: QT 2: AA x AA; Aa x Aa; aa x aa Aa x Aa; Aa x aa; Aa x aa Hãy cho biết sự khác biệt giữa 2 QT đó về các kiểu GP? Đâu là quần thể ngẫu phối? Là quần thể mà các cá thể trong - Thế nào là QT ngẫu phối? quần thể giao phối hoàn toàn ngẫu - Hãy lấy ví dụ về quần thể ngẫu nhiên. phối? - Chiếu một số hình ảnh về quần thể ngẫu phối như QT bò rừng, QT ngô. *VD: - Gen quy định dạng tóc ở người có 2 alen D và d. Trong quần thể người b) Đặc điểm di truyền: có bao nhiêu KG quy định dạng tóc? Hãy liệt kê? - Gen quy định nhóm máu ở người có 3 alen IA, IB, Io. Trong quần thể GV: Đinh Thị Hoa - 25 - Trường THPT Nho Quan B
  7. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 – Ban cơ bản. người có bao nhiêu KG quy định nhóm máu? Là những KG nào? - Trong quần thể người có bao nhiêu KG quy định dạng tóc và nhóm máu? - Quần thể ngẫu phối có đặc điểm DT nào? - Tạo nhiều biến dị tổ hợp là * VD: Tỉ lệ nhóm máu A, B, O, AB nguyên liệu phong phú cho tiến trong các quần thể người: hoá. O A B AB N.M (%) (%) (%) (%) Việt 48.3 19.4 27.9 4.4 Nam Nga 32.9 35.8 23.2 8.1 Nhật 32.1 35.7 22.7 9.5 - Hãy nhận xét về bảng số liệu đó? - Có thể duy trì tần số các KG khác - Rút ra đặc điểm di truyền của QT nhau không đổi trong những điều ngẫu phối? kiện nhất định → duy trì được sự đa dạng về di truyền. 2. Trạng thái cân bằng di truyền - Hãy đọc SGK: của quần thể: ’ + Phát biểu ND ĐL Hacđi-Vanbec? 25 a) Nội dung định luật Hacđi-Van + Giải thích về p, q? bec: + Nếu 1 gen có 2 alen A và a thì SGK thành phần KG của QT ở trạng thái cân bằng ntn? * VD: Cho các QT có TPKG: 1. 100% Aa. 2. 100% AA. 3. 100% aa. 4. 0,64AA:0,32Aa:0,16aa. (chiếu từng câu hỏi sau khi học sinh đã trả lời đúng câu hỏi trước) a) Đâu là QT ở trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec? Vì sao? b) Nêu cách xác định một QT nào đó có ở trạng thái cân bằng Hacđi- Vanbec hay không? c) QT 1 sau bao nhiêu thế hệ ngẫu phối sẽ trở về trạng thái cân bằng Hacđi - Vanbec? - Mở rộng với một gen có nhiều hơn 2 alen. - Với một gen có nhiều hơn 2 alen: GV: Đinh Thị Hoa - 26 - Trường THPT Nho Quan B
  8. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 – Ban cơ bản. + VD: Xét một gen có 3 alen A1, A2, a, thành phần KG của quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền là: 2 (pA1+qA2+ra) =1 Trong đó p, q, r lần lượt là TSTĐ - Mở rộng với gen trên NST giới của các alen A1, A2, a. tính: khi tần số alen ở hai giới đực cái khác nhau thì sẽ không tạo trạng thái cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể. b) Điều kiện nghiệm đúng: - Từ nội dung ĐL Hacđi-Vanbec, - Quần thể phải có kích thước lớn. hãy nêu các điều kiện nghiệm đúng - Các cá thể trong quần thể phải định luật? giao phối ngẫu nhiên. - Các cá thể có KG khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau (không có CLTN). - Không xảy ra ĐB, nếu có thì tần số ĐB thuận bằng tần số ĐB nghịch. - Quần thể phải cách li với các * Tổ chức HS hoạt động nhóm trong quần thể khác (không có di- nhập 5’ hoàn thành ý 1 của lệnh SGK, sau gen). đó gọi đại diện một nhóm lên bảng c) Ý nghĩa: trình bầy, các HS khác nhận xét và - Khi biết một quần thể nào đó ở bổ sung, GV tổng kết. trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec - Vậy ĐL Hacđi-Vanbec có ý nghĩa thì từ tần số cá thể có KH lặn → gì? tần số alen lặn → tần số alen trội → tần số các loại KG trong quần thể. 4. Củng cố (3’) Trò chơi ai nhanh hơn ? : Chia lớp thành hai nhóm, nhóm 1 làm phần quần thể tự phối, nhóm 2 làm phần quần thể ngẫu phối, sau 30 giây đọc các phương án trên màn hình mỗi nhóm cử hai đại diện lên bảng dán các ý tương ứng vào phần của nhóm mình, nhóm nào làm đúng và nhanh hơn là thắng. Sắp xếp các đặc điểm sau vào quần thể tự phối hay quần thể ngẫu phối cho phù hợp? 1. Kiểu gen thường phân hóa thành các dòng thuần khác nhau. 2. Kiểu gen gồm các gen chủ yếu tồn tại ở trạng thái dị hợp tử. GV: Đinh Thị Hoa - 27 - Trường THPT Nho Quan B
  9. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 – Ban cơ bản. 3. Qua các thế hệ kiểu gen trong quần thể có xu hướng tăng dần tỉ lệ thể đồng hợp tử, giảm dần tỉ lệ thể dị hợp tử. 4. Tần số kiểu gen và tần số alen duy trì ổn định qua các thế hệ. 5. Trong quần thể có một lượng lớn biến dị tổ hợp. 6. Thường dẫn tới hiện tượng thoái hóa giống. 7. Quần thể thường đơn điệu về di truyền. 8. Quần thể có nguồn nguyên liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên. Đáp án : - Quần thể tự phối: 1, 3, 6, 7. - Quần thể ngẫu phối: 2, 4, 5, 8. 5. Hướng dẫn về nhà (1’) - Học bài; đọc phần tóm tắt bài; trả lời các câu hỏi SGK; làm ý 2 lệnh SGK và bài tập 2, 3 vào vở. IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Tôi đã sử dụng giáo án trên giảng dạy ở hai lớp: một lớp chất lượng cao là 12 A, một lớp thường là 12 N; còn hai lớp đối chứng, một lớp chất lượng cao là 12 D, một lớp thường là 12 H. Ở các lớp đối chứng, tôi dạy giáo án trình chiếu đã bỏ phần củng cố nội dung định luật Hacđi – Vanbec bằng bài tập cho học sinh phát hiện quần thể ở trạng thái cân bằng thành phần kiểu gen hay không và bỏ phần trò chơi củng cố bài mà củng cố toàn bài bằng cách cho học sinh nhắc lại nội dung, điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của định luật theo cách làm thông thường. Sau đó cho học sinh cả bốn lớp làm bài kiểm tra khảo sát trong 15 phút với đề chung có đảo các câu hỏi và phương án trong mỗi câu làm thành 4 đề để hạn chế tình trạng học sinh nhìn bài nhau. GV: Đinh Thị Hoa - 28 - Trường THPT Nho Quan B
  10. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 – Ban cơ bản. ĐỀ KHẢO SÁT Chọn phương án trả lời đúng nhất. Câu 1: Trong các quần thể sau, quần thể nào ở trạng thái cân bằng Hađi – Vanbec? A. 100 % AA. B. 100 % Aa. C. 0,3 AA + 0,5 Aa + 0,2 aa = 1. D. 0,5 AA + 0,5 aa = 1. Câu 2: Điều nào sau đây không phải là điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi-Vanbec? A. Quần thể có kích thước lớn. B. Quần thể ngẫu phối. C. Các thể đồng hợp tử trội và dị hợp tử có sức sống cao hơn thể đồng hợp tử lặn. D. Tần số đột biến gen thuận bằng tần số đột biến gen nghịch. Câu 3: Ý nghĩa của định luật Hacđi-Vanbec là: A. Từ tỷ lệ thể dị hợp tính được tần số các alen trong quần thể, B. Từ tần số cá thể có kiểu hình lặn tính được tần số đột biến gen qua mỗi thế hệ. C. Từ tần số cá thể có kiểu hình trội tính được tần số đột biến gen qua mỗi thế hệ. D. Từ tần số cá thể có kiểu hình lặn tính được tần số các kiểu gen trong quần thể. * Sử dụng dữ kiện sau trả lời câu 4 và 5: Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, alen A quy định tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng thân lùn và nằm trên nhiễm sắc thể thường. Người ta đếm được quần thể này có 10.000 cây, trong đó có 4 cây bị lùn. Câu 4: Tần số các alen của quần thể này là: A. 0,8 A : 0,2 a. B. 0,98 A : 0.02 a. GV: Đinh Thị Hoa - 29 - Trường THPT Nho Quan B
  11. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 – Ban cơ bản. C. 0,2 a : 0,8 a. D. 0,02 A : 0,98 a. Câu 5: Số cây thân cao dị hợp tử là: A. 392. B. 9404. C. 500. D. 320. Câu 6: Khẳng định nào sau đây không chính xác? A. Với gen chỉ có alen trên nhiếm sắc thể X thì quần thể không có trạng thái cân bằng di truyền. B. Với gen chỉ có alen trên nhiễm sắc thể Y thì quần thể không có trạng thái cân bằng di truyền. C. Với một gen có nhiều hơn hai alen sẽ không tạo trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể. D. Với quần thể có kích thước lớn càng dễ duy trì trạng thái cân bằng di truyền. Câu 7: Quần thể ngẫu phối không có đặc điểm di truyền nào sau đây? A. Có lượng biến dị tổ hợp phong phú. B. Duy trì được tần số các kiểu gen ổn định qua các thế hệ. C. Giảm dần tỷ lệ thể dị hợp tử qua các thế hệ. D. Duy trì được tần số các kiểu hình ổn định qua nhiều thế hệ. Câu 8: Xét một quần thể sinh vật ngẫu phối với hai gen nằm trên hai nhiễm sắc thể thường khác nhau, mỗi gen đều có 3 alen. Số tổ hợp alen khác nhau về hai gen này trong quần thể tối đa là: A. 36. B. 12. C. 18. D. 6. Câu 9: Cho một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,5AA + 0,2Aa + 0,3aa=1. Sau 1 thế hệ ngẫu phối, cho rằng không có các yếu tố làm biến đổi vốn gen, thành phần kiểu gen của quần thể là: A. 0,5AA + 0,2Aa + 0,3aa = 1. B. 0,36AA + 0,48Aa + 0,16aa = 1. C. 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa = 1. D. 0,25AA + 0,50Aa + 0,25aa = 1. Câu 10: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có đặc điểm : GV: Đinh Thị Hoa - 30 - Trường THPT Nho Quan B
  12. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 – Ban cơ bản. A. Chủ yếu ở trạng thái dị hợp. B. Tăng thể dị hợp và giảm thể đồng hợp. C. Phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau. D. Đa dạng và phong phú về kiểu gen. Đáp án: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A C D B A C C D B C KẾT QUẢ KHẢO SÁT: 1. Phân tích định tính. So với các lớp đối chứng, ở lớp thí nghiệm có đặc điểm thể hiện tích cực như sau: - Học sinh tập trung sự chú ý cao độ vào những vấn đề của bài học. - Học sinh có tinh thần quyết tâm, kiên trì để hoàn thành nhiệm vụ học tập. - Học sinh có thái độ hào hứng học tập. - Học sinh chủ động, hăng say tham gia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung các câu trả lời của bạn bè trong lớp. - Học sinh vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo những kiến thức, kỹ năng đã biết. 2. Phân tích định lượng. Lớp chất lượng cao: Điểm trung Điểm < 5 Điểm khá Điểm giỏi bình Lớp Sĩ số Số Số Số Số % % % % lượng lượng lượng lượng Thí nghiệm 39 0 0 6 15,3 15 38,5 18 46,2 (12A) Đối chứng 42 5 11,9 15 35,7 10 23,8 12 28,6 (12D) GV: Đinh Thị Hoa - 31 - Trường THPT Nho Quan B
  13. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 – Ban cơ bản. Lớp thường: Điểm trung Điểm < 5 Điểm khá Điểm giỏi bình Lớp Sĩ số Số Số Số Số % % % % lượng lượng lượng lượng Thí nghiệm 38 3 7,9 14 36,8 13 34,2 8 21,1 (12N) Đối chứng 40 6 15 20 50 8 20 6 15 (12H) GV: Đinh Thị Hoa - 32 - Trường THPT Nho Quan B
  14. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 – Ban cơ bản. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Từ kết quả khảo sát trên và qua thực tế giảng dạy đã khẳng định với việc sử dụng phương pháp củng cố phù hợp với kiểu bài, với loại kiến thức và hấp dẫn được học sinh sẽ giúp các em có hứng thú học tập cao hơn và hiểu bài ngay tại lớp, vận dụng được kiến thức ngay tại lớp. Đây là mục đích quan trọng của dạy học. Như vậy củng cố bài là một bước chiếm thời lượng nhỏ trong mỗi giờ lên lớp, song nếu mỗi giáo viên đều đầu tư thích đáng về thời gian và công sức để chuẩn bị phương án tối ưu phù hợp với đối tượng học sinh, tạo được hứng thú học tập cho học sinh sẽ giúp giờ học thành công như mong đợi của chúng ta. Trước thực tế là học sinh học lệch ngày một nhiều, các em chỉ chú tâm vào môn học để thi đại học, còn các môn khác cứ làm sao 5 điểm là được, số lượng học sinh thi khối B ngày càng ít mà cách viết của sách giáo khoa rất đề cao vai trò tự học của học sinh nên nhiệm vụ của giáo viên dạy môn sinh học lại càng nặng nề hơn. Nếu mỗi thầy cô giáo đều biết làm “nhẹ” bài giảng của mình bằng sự vào bài dí dỏm, bằng cách giảng dễ hiểu, bằng việc củng cố bài vui vẻ và hiệu quả cao, tôi tin chắc rằng học sinh sẽ yêu thích môn sinh học dù đó không phải là môn thi đại học của các em. Đồng thời với cách củng cố này cũng giải tỏa bớt sự căng thẳng cho chính thầy cô giáo sau mỗi giờ lên lớp. Tuy nhiên để có thể thực hiện được phần củng cố theo các phương pháp trên cũng như thực hiện các giáo án theo hướng sử dụng phương pháp dạy học tích cực đòi hỏi mỗi nhà trường phải có đủ phòng máy cho dạy học bằng trình chiếu. Hơn nữa giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian cho soạn giáo án nên mỗi tổ chuyên môn cần có phương án giao cho từng đồng chí giáo viên soạn giáo án cho một số bài nhất định trong chương trình của từng khối lớp, các giáo án đó sử dụng chung cho giảng dạy của cả tổ chuyên môn. Nếu các nhà trường và các tổ chuyên môn đều làm được như vậy thì tôi tin chắc rằng việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong mỗi nhà trường sẽ trở thành việc làm đơn giản hơn và sâu rộng hơn góp phần nâng GV: Đinh Thị Hoa - 33 - Trường THPT Nho Quan B
  15. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả bước củng cố bài giảng phần Di truyền học - Sinh học 12 – Ban cơ bản. cao chất lượng các môn học, đào tạo được lực lượng lao động năng động sáng tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới của Đất nước trong thời đại mới. II. KIẾN NGHỊ Đề nghị với lãnh đạo nhà trường, Sở giáo dục đào tạo: cần có đầu tư về thời gian về tư liệu, tổ chức các buổi hội thảo khoa học để giáo viên có điều kiện đầu tư sâu vào chuyên môn và phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi hy vọng phần nào góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Mặc dù chưa được hoàn chỉnh như mong muốn nhưng trong quá trình thực hiện, trong thực tế giảng dạy đề tài sẽ được bổ xung và hoàn chỉnh bằng những kinh nghiệm sáng tạo của giới chuyên môn. Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp của các đồng chí! Nho Quan, ngày 05 tháng 5 năm 2014 Người làm sáng kiến kinh nghiệm Đinh Thị Hoa HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC Hiệu quả kinh tế Hiệu quả xã hội GV: Đinh Thị Hoa - 34 - Trường THPT Nho Quan B