SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở Cát Lái Quận 2

docx 5 trang Giang Anh 21/03/2024 1730
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở Cát Lái Quận 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_giang_day_mon_tieng.docx
  • pdfsang_kien_2018_-_2019_1912201919.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Tiếng Anh ở trường trung học cơ sở Cát Lái Quận 2

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 TRƢỜNG THCS CÁT LÁI BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN Tên Sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢGIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CÁT LÁI QUẬN 2 Tác giả: Nguyễn Hữu Thanh 1. Thực trạng: Tiếng Anh ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của mình trong quá trình hội nhập quốc tế ngày nay. Chính vì thế, việc giúp học sinh tiếp thu kiến thức ở bộ mônnày một cách chủ động để vận dụng sáng tạo, hiệu quả vào thực tiễn là hết sức cần thiết. Qua quá trình giảng dạy môn tiếng anh bậc THCS tôi nhận thấy việc học tiếng anh ở trường THCS Cát Lái còn một số hạn chế,có thể đề cấp đến những nguyên nhân sau: Thứ nhất: Phần lớn học sinh chưa thích thú khi học Tiếng Anh, do tâm lý các em nghĩ là môn rất khó, từ vựng, ngữ pháp nhiều khó nhớ; một phần là do cách học chưa hợp lý và một số em mất kiến thức cơ bản. Thứ hai: Một số tiết dạy của giáo viên chưa đạt hiệu quả do chưa có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ về nội dung và phương pháp truyền đạt chưa lôi cuốn được học sinh (giáo án soạn qua loa, dạy theo trình tự SGK chưa có sự linh hoạt, sáng tạo ); chưa phát huy được năng lực của học sinh và chưa phát huy được hiệu quả của đồ dùng dạy học. Thứ ba: Năng lực tiếp thu của học sinh còn nhiều hạn chế. Phần lớn học sinh là con em lao động, khó khăn về vật chất nên các em ít được sự quan tâm đầu tư của gia đình, chưa có một môi trường thuận lợi để luyện tập tiếng Anh thường xuyên. Do đó, tôi xin đề ra sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy môn tiếng Anh ở trƣờng trung học cơ sở” nhằm giúp cho học sinh cảm thấy giờ học tiếng Anh thú vị, dễ hiểu, dễ nhớ và có thể áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. 2- Nội dung sáng kiến. 2.1- Cơ sở lý luận. Tiếng Anh là một môn học tương đối khó đối với học sinh, nhất là đối với một số em mất căn bản. Vì vậy vấn đề“nâng cao hiệu quả giảng dạy môn tiếng Anh” luôn là câu hỏi lớn mà tất cả giáo viên dạy Ngoại Ngữ đều muốn tìm ra câu trả lời. Thực tế cho thấy ở một số tiết học, nếu như người thầy áp dụng phương pháp dạy học theo lối áp đặt, chỉ có 15% - 20% học sinh suy nghĩ và làm việc tích cực, số học sinh còn lại cũng chỉ ghi bài và lắng nghe một cách thụ động, máy móc mà không hiểu được nội dung của bài. Như vậy hiệu quả học tập thấp, học sinh khá giỏi ít, học sinh yếu kém nhiều. Hơn nữa, lớp học rất ồn vì học sinh không chú ý vào bài học. Để khắc phục được tình trạng đó thì phương pháp hiệu quả nhất là mỗi giáo viên phải tự chọn ra cho mình phương pháp 1
  2. dạy phù hợp thông qua một quá trình tìm tòi, thử nghiệm và kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân trên cơ sở hiểu biết về lý thuyết của việc dạy học. 2.2- Cơ sở thực tiễn và giải pháp áp dụng tại đơn vị 2.2.1 Bƣớc chuẩn bị tiết dạy A- Thiết kế bài giảng Để có bài giảng chất lượng chúng ta cần nghiên cứu kỹ SGK, xác định kiến thức cơ bản của tiết học (bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng và hướng dẫn giảm tải). Thông thường, mỗi tiết học ở cấp THCS có từ 1 đến 2, nhiều nhất là 3 kiến thức cơ bản, còn lại là kiến thức dẫn dắt làm thành một hệ thống lôgic. Đặc biệt là thể hiện được tính linh hoạt và sáng tạo về nội dung (không nhất thiết theo trình tự, hình thức như SGK). Đối với môn tiếng Anh cần có quan điểm là dạy học phải áp dụng được vào thực tế, từ đó giáo viên đề ra các hoạt động thực tiễn phù hợp. Dẫn chứng:Một số hoạt động tôi đưa vào bài giảng giúp học sinh có một tiết học trải nghiệm và sáng tạo. 1/ Làm quen người bản ngữ (Lớp 6 – Unit 1: Greetings) 2/ Hướng dẫn người mù tìm đường (Lớp 6 - Unit 6: Places) 3/ Kể chuyện cổ dân gian bằng tiếng Anh (Lớp 8 – Unit 4: Our past) 4/ Trở thành hướng dẫn viên du lịch (Lớp 8 – Unit 11: Traveling around Vietnam) B- Chuẩn bị phƣơng tiện dạy học và phát huy hiệu quả của ĐDDH Chuẩn bị bảng phụ hoặc bài giảng trình chiếu có đầy đủ nội dung, hình ảnh minh họa sẽ làm cho tiết dạy sinh động (nếu có sử dụng phần mềm học online hoặc các phần mền tương tác thì càng tốt). Tuy nhiên không được lạm dụng quá nhiều. Ngoài ra, chúng ta cần chuẩn bị thêm các thiết bị đồ dùng khác có liên quan như các loại khảo sát, bảng nhóm, phiếu học tập Đặc biệt là chúng ta cần tự làm các đồ dùng trực quan liên quan trực tiếp đến tiết dạy thì sẽ đạt hiệu quả cao. Dẫn chứng:Một số việc tôi đã làm để phát huy hiệu quả những phương tiện và đồ dùng dạy học: 1/ Hướng dẫn học sinh sử dụng phần mền power point, máy chiếu. Học sinh sẽ tự thiết kế bài power point thuyết trình cho chính các em. 2/ Tổ chức cuộc thi sản phẩm sáng tạo với hơn 15 sản phẩm thu về. Qua cuôc thi, một phần giúp các em sáng tạo, biết cách làm việc nhóm, một phần sử dụng các sản phẩm đó làm đồ dùng dạy học trong tương lai. 3/ Hướng dẫn các em áp dụng CNTT trong quá trình học, sử dụng gmail, zalo, facebook để hoàn thành bài tập. C- Xác định các phƣơng pháp dạy học tích cực phù hợp với từng loại kiến thức Trên cơ sở xác định kiến thức cơ bản nhất của tiết học, chúng ta sẽ vận dụng và kết hợp linh hoạt một số phương pháp dạy học tích cực sau: Phương pháp vấn đáp (vấn đáp-tái hiện; vấn đáp-giải thích minh họa; vấn đáp tìm tòi); Dạy học đặt và giải quyết vấn đề (đặt vấn đề gần gủi, liên quan đến thực tiễn cuộc sống); Dạy học hợp tác theo nhóm (1 nhóm từ 5 đến 8 học sinh) Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác như: trải nghiệm sáng tạo, phương pháp trò chơi; luyện tập và thực hành, phương pháp mô phỏng Phương pháp tự học cũng được thường xuyên áp dụng nhằm khuyến khích sự sáng tạo cho các em học sinh tự tìm ra kiến thức mới. Dẫn chứng:Một số phương pháp tội đã áp dụng trong quá trình đứng lớp của mình: 1/ Đưa một số trò chơi vui nhộn vào phần khởi động (Warm up) và phần củng cố (Consolidation) như: Ai là triệu phú, chiếc nón kì diệu, đi tìm kho báu 2
  3. 2/ Trong phần luyện tập, tôi có những hoạt động như:đóng vai, thuyết trình, luyện tập cho học sinh vẽ sơ đồ tư duy để nhớ bài đã học. 3/ Trong phần giao nhiệm vụ về nhà, tôi hướng dẫn học sinh phương pháp tự học. Học sinh có thể tương tác và làm bài tập trên các phần mền online như Edumall, E.N Grammar, Duolingo 2.2.2- Tổ chức quá trình dạy học hƣớng tới năng lực của học sinh Ngoài đảm bảo các bước của quá trình lên lớp, chúng ta cần quan tâm những vấn đề sau: A- Khởi tạo và nuôi dƣỡng tâm thế tốt trong giờ học Tạo không khí, môi trường học tập thoải mái, tạo cảm giác thân thiện thì học sinh sẽ tự tin hơn, lớp học sinh động hơn. Có thể khởi đầu hoặc củng cố bằng một số trò chơi nhỏ để kích thích, lôi cuốn các em vào nội dung bài (vận dụng một số trò chơi, chương trình giải trí vào tiết dạy). Dẫn chứng:Khi thấy học sinh lơ là, chán nản, giáo viên nên áp dụng các phương pháp mới tạo ra tiếng động, hoặc hoạt động để thu hút sự chú ý của học sinh. Ví dụ khi trả lời câu hỏi True/False theo truyền thống, học sinh đôi khi sẽ cảm thấy chán. Thay vào đó tôi thay đổi cách thức kiểm tra bài như sau: + Cách 1: Cho tất cả học sinh nhắm mắt lại, sau đó giáo viên đọc các câu bài tập. Nếu True vỗ tay 1 cái, false vỗ tay 2 cái. Khi này sẽ tạo ra tiếng động làm không khí lớp sinh động. Những học sinh chưa hiểu bài sẽ vỗ trật nhịp hoặc không thể làm theo bạn được. + Cách 2: Cho tất cả học sinh nhắm mắt lại, sau đó giáo viên đọc các câu bài tập. Nếu True học sinh ngồi yên, false học sinh đứng lên. Khi này sẽ tạo ra hoạt động giúp học sinh không buồn ngủ, đồng thời kiểm tra xem các em có hiểu bài chưa. Khi mở mắt ra các em sẽ biết được mình đúng hay sai so với ban bè (Phương pháp này GV yêu cầu học sinh khi đứng lên không được để bàn ghế phát ra âm thanh, để tránh các bạn ngồi gần làm theo khi chưa hiểu bài). B- Hƣớng dẫn học sinh tiếp thu và tổng hợp kiến thức trong học tập Chúng ta cần xây dựng một hệ thống câu hỏi gợi mở và hướng dẫn các em theo quá trình nhận thức với mỗi loại kiến thức có học – hỏi và học – hành; vừa cung cấp kiến thức cho học sinh vừa trợ giúp học sinh tiếp thu và tổng hợp kiến thức một cách có hiệu quả. Dẫn chứng:Trong quá trình hướng dẫn học sinh tiếp thu và tổng hợp kiến thức trong học tập tôi thường hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy để khái quát các kiến thức đã học. Trong quá trình vẽ sơ đồ học sinh được nghe nhạc không lời, được phát huy năng khiếu vẽ của mình, sáng tạo ra các biểu tượng kí hiệu cho sơ đồ của mình. Tôi còn hướng dẫn các em áp dụng sơ đồ tư duy vào các môn học bài như Lịch Sử, Sinh, Địa C- Thông tin phản hồi Giáo viên cần tạo điều kiện để người dạy và người học được đánh giá lẫn nhau, tạo sự cảm thông, chia sẽ, nhằm phát huy được tính tích cực của học sinh. Dẫn chứng: Trong quá trình giảng dạy tôi luôn chú trọng việc đánh giá lẫn nhau, đảm bảo thực hiện đủ bốn bước đánh giá. Bước 1: Học sinh tự đánh giá kết quả của mình Bước 2: Bạn bè đánh giá lẫn nhau Bước 3: Học sinh phản biện, tranh luận ý kiến Bước 4: Thầy nhận xét và đưa ra các biện pháp khắc phục khuyết đểm (Nếu có) D- Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Giáo viên cần thay đổi hình thức kiểm tra bài cũ; đa dạng hóa các hình thức câu hỏi và bài tập buộc học sinh tích cực suy nghĩ; tổ chức cho học sinh tự tìm tòi, khám phá kiến thức; tăng cường thảo luận, tranh luận trong tập thể. 3
  4. Dẫn chứng: Trong quá trình giảng bài, tôi luôn tôn trọng ý kiến của học sinh, không có khái niệm chê bai học sinh, kết luận học sinh yếu kém. Không khẳng định học sinh sai, mà thay vào đó tôi đưa ra các dẫn chứng, số liệu để học sinh dần dần điều chỉnh lại suy nghĩ và nhận thức của mình về nội dung các em vừa phát biểu. 2.2.3- Nhận xét, kiểm tra, đánh giá tiết dạy Chúng ta cần chỉ ra mặt tích cực, hạn chế của học sinh đồng thời tuyên dương những học sinh tích cực và phê bình, động viên các em khắc phục những hạn chế của mình. Giáo viên cần chủ động cho đồng nghiệp trong tổ góp ý và mời dự giờ để nhận xét, đánh giá thì tiết dạy sẽ hoàn hảo hơn. Dẫn chứng:Có ma trận đề thi minh họa khi biên soạn đề, sao cho các nội dung kiểm tra đánh giá phù hợp với từng đối tượng học sinh. Thường xuyên trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp (kể cả giáo viên các môn khác) Trong quá trình dạy kỹ năng nói, tôi khuyến khích tối đa sự hoạt động của học sinh bằng thang đánh giá tích cực như sau: NÓI NÓI HAY ĐÚNG NÓI ĐƢỢC DÁM NÓI SƠ ĐỒ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Ở KỸ NĂNG NÓI Vì đa phần các em học kỹ năng nói, khi không hiểu các em thường đứng im. Như vậy với thang đánh giá này, giáo viên khuyến khích học sinh nói, có phát biểu trả lời là có điểm, chỉ khi học sinh nói (dù nói sai) thì giáo viên mới biết học sinh chưa nắm được bài và chưa hiểu phần nào từ đó tìm biện pháp để hỗ trợ, điều chỉnh. 2.2.4- Những điểm cần lƣu ý khi dạy tiết luyện tập, ôn tập Đừng biến tiết luyện tập thành tiết sửa bài tập mà phải là tiết dạy cách suy nghĩ giải thích các kiến thức học sinh chưa nắm được; Đừng đưa quá nhiều bài tập mà nên chọn một số bài tập cơ bản vừa đủ để khắc sâu và vận dụng được kiến thức đã học; Nên phân loại thành các dạng riêng tạo thành một chùm bài có liên quan với nhau; Trong tiết học nên có đa dạng bài tập từ dễ đến nâng cao, để phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Tiết ôn tập cần cố gắng tìm ra được “sợi dây” liên kết các kiến thức với nhau; Nên có bảng hệ thống hoặc sơ đồ để hệ thống kiến thức; Nên chọn những bài tập nằm trong các đề thi của những năm trước, từ đó giúp học sinh ôn tập, khắc sâu, hệ thống và nâng cao kiến thức trọng tâm; Luôn thay đổi hình thức ôn tập cho phong phú, đa dạng và hiệu quả. Dẫn chứng: Tôi thường sưu tầm đề thi của những năm trước cho học sinh giải thử, sau đó liệt kê lại các dạng ngữ pháp bài tập trọng tâm để giảng dạy lại 1 lần nữa. Những em học sinh yếu kém tôi luôn lưu ý nhờ các bạn khá giỏi kèm, bên cạnh đó khi đến lớp tôi luôn mời các học sinh đó lên bảng làm cho đến khi các em nắm được kiến thức về phần ngữ pháp, từ vựng trọng tâm đó. Chính vì thế kết quả thi của các em luôn đạt tỉ lê trên trung bình rất cao, thường là trên 90% học sinh trên trung bình bộ môn mình phụ trách. 2.2.5- Không ngừng trao dồi kiến thức để nâng cao kỹ năng sƣ phạm Tăng cường tìm hiểu các kiến thức liên quan đến bộ môn tiếng Anh (sách tham khảo, các vấn đề đổi mới phương pháp ) đặc biệt là thường xuyên nghiên cứu và viết sáng kiến, 4
  5. giải pháp về bộ môn tiếng Anh sẽ giúp cho chúng ta mở rộng kiến thức và chuyên môn vững vàng hơn, sáng tạo, linh hoạt hơn trong cách truyền đạt sẽ lôi cuốn được học sinh thích thú với môn học hơn. Dẫn chứng: Ngoài việc không ngừng nâng cao trình độ, tìm ra phương pháp mới và nghiên cứu sâu về bài học, tôi luôn cố gắng học hỏi từ các đồng nghiệp đi trước, cố gắng mở rộng các mối quan hệ của mình trong việc trao đổi công việc, xin tài liệu như giáo án, đề thi 3. Hiệu quả mang lại: Giải pháp trên được tôi áp dụng vào giảng dạy từ năm học 2017-2018 đến nay, từ khi áp dụng sáng kiến tôi cảm thấy tiết học sôi động hơn, học sinh hứng thú vào bài học, các em tích cực hoạt động hơn, không sợ sệt hay chán nản nữa. Nhờ vậy, chất lượng bộ môn được nâng lên, kết quả cụ thể như sau: A – Hiệu quả đóng góp cho nhà trƣờng: Nhận được phản hồi tích cực của phụ huynh trong việc giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại trường THCS Cát Lái. - Học sinh có thái độ học tiếng Anh tích cực hơn, vận dụng được vào thực tế, các tiết học diễn ra sinh động, loại bỏ hình thức truyền thụ kiến thức một chiều, đọc chép - 100% học sinh đăng kí học với giáo viên nước ngoài. - 80% học sinh đăng kí học chương trình tiếng Anh Tăng Cường theo đề án ngoại ngữ 2020 của Bộ GDĐT. B – Kết quả cá nhân đạt đƣợc Năm học 2017 – 2018: - Trên 92% học sinh kết quả trên trung bình cả năm, trong đó học sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ trên 68%. - Học sinh lớp mình chủ nhiệm đạt 1 giải nhất hùng biện tiếng Anh cấp trường, 1 giải khuyến khích cấp quận; 1 giải 3 hướng dẫn viên du lịch nhí cấp quận. Năm học 2018 – 2019: - Trên 93% học sinh thi HKI kết quả trên trung bình, trong đó học sinh khá giỏi chiếm tỉ lệ trên 70%. - Học sinh lớp mình chủ nhiệm đạt 1 giải nhất hùng biện tiếng Anh cấp trường, 1 giải khuyến khích cấp quận. C – Mở rộng phạm vi sáng kiến Sau khi triển khai thành công tại trường THCS Cát Lái, tôi đã mạnh dạn triển khai tại trường ĐH Tôn Đức Thắng nơi tôi thỉnh giảng, kết quả thành công khi trên 90% học sinh môn Anh Văn 1,2,3 hoàn thành môn học, tỉ lệ sinh viên bỏ học luôn dưới 5%. Đánh giá phạm vi ảnh hƣởng của Sáng kiến: x Chỉ có hiệu quả trong phạm vi Đơn vị áp dụng x Đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng ra phạm vi quận/huyện/sở/ ngành/tập đoàn/tổng công ty theo chứng cứ đính kèm □ Đã phục vụ rộng rãi người dân hoặc người tiêu dùng trên địa bàn Thành phố, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng trên địa bàn Thành phố theo chứng cứ đính kèm □ Đã phục vụ rộng rãi người dân hoặc người tiêu dùng tại Việt Nam, hoặc đã được chuyển giao, nhân rộng việc áp dụng tại nhiều tỉnh, thành theo chứng cứ đính kèm. Bộ phận/Đơn vị áp dụng TP.Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 03 năm 2019 Ngƣời yêu cầu công nhận 5