SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở trường THPT Nam Đàn 2

pdf 52 trang Hoàng Trang 13/05/2023 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở trường THPT Nam Đàn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_hoat_dong_nu_cong_o.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nữ công ở trường THPT Nam Đàn 2

  1. Đầu tiên là văn hóa ứng xử, với thầy cô và người lớn các em thể hiện lễ phép trong lời nói, biết lắng nghe và biết tỏ thái độ đúng mực, luôn kính trọng thầy cô giáo và người lớn. Với bạn bè thì thể hiện thái độ hòa nhã, chân thành và tôn trọng nhau. Trong giao tiếp, cần biết nói lời cảm ơn và lời xin lỗi. Đây là nét đẹp của văn hóa học đường. Nét đẹp của nữ học sinh còn thể hiện ở khả năng chiếm lĩnh kiến thức, phát huy truyền thống hiếu học, khắc phục khó khăn vươn lên trong học tập để mang lại kết quả học tập và rèn luyện tốt nhất làm rạng danh cho nhà trường, gia đình, dòng họ và chính bản thân các em. Do đó ngoài việc các em lĩnh hội kiến thức do thầy cô giáo truyền thụ, Ban nữ công phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức các câu lạc bộ môn học để các em thành lập nhóm học tập tại trường cũng như qua các trang mạng xã hội để các em cùng hỗ trợ nhau trong học tập; phối hợp với giáo viên chủ nhiệm thông qua tiết sinh hoạt để phân tích những tồn tại của một bộ phận không nhỏ thế hệ trẻ hiện nay đang ứng xử một cách vô văn hoá, hiện tượng bạo lực học đường từ đó giúp các em nhận thức đúng vấn đề giáo dục và thực hiện tốt văn hóa học đường. Trong thời đại ngày nay, yêu cầu của xã hội về con người ngày càng cao, nhất là thế hệ trẻ. Vì vậy các em không chỉ tích lũy kiến thức môn học mà cần rèn luyện thêm những kĩ năng sống cơ bản. Do đó, Ban nữ công đã kết hợp với Công đoàn và Đoàn thanh niên tạo nhiều sân chơi bổ ích để các em tập luyện, thi đấu và thể hiện mình. Đây là những trải nghiệm thú vị để các em trau dồi phẩm chất và năng lực tích lũy hành trang để các em tự tin sau khi rời ghế nhà trường. Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng. Giá trị đạo đức còn được thể hiện ở lòng biết ơn, uống nước nhớ nguồn. Đặc biệt giá trị ấy cần được giáo dục nơi trường học, nó không chỉ thể hiện ở thái độ mà cả hành vi trong cuộc sống hàng ngày. Nhận thức r tầm quan trọng đó, Ban nữ công đã tham mưu cùng BCH đoàn trường tạo cho các em nữ học sinh những cơ hội cũng như thách thức để các em rèn luyện và thể hiện mình như tổ chức thi cắm hoa, thi báo tường với chủ đề tri ân người phụ nữ nhân ngày lễ 20/10, 8/3; tổ chức quyên góp hỗ trợ người nghèo hoặc nhận chăm sóc di tích lịch sử Đình Trung Cần, xã Nam Trung. Bài học từ những việc làm cụ thể ấy sẽ khiến các em khắc sâu và nhớ mãi. 37
  2. Hình ảnh nữ học sinh quét dọn, chăm sóc Đình Trung Cần, xã Nam Trung Hình ảnh về sản phẩm tri ân cô giáo dịp 20/10; 8/3; quyên góp hỗ trợ người nghèo của các em học sinh nữ Năm học 2019 -2020, dưới sự chỉ đạo của CUCB, BGH, BCHCĐ đã phối kết hợp với Hội phụ huynh, Đoàn thanh niên, Y tế trường học và các giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho học sinh đi tham quan học tập tại Ngã Ba Đồng Lộc, Khu lưu niệm Nguyễn Du, Đền thờ Vua Quang Trung, Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh. Chuyến đi đã mang lại tinh thần vui tươi phấn khởi cho toàn thể cán bộ giáo viên, hội phụ huynh và các em học sinh. Đây là bài học thực tế đặc biệt có giá trị giáo dục đối với các em học sinh trường THPT Nam Đàn 2. Hình ảnh lưu niệm về chuyến đi tham quan học tập trải nghiệm tháng 10/2019 38
  3. Đặc biệt để ứng phó với đại dịch covid-19, với phương châm chống dịch như “chống giặc” nữ hoc sinh trường THPT Nam Đàn 2 đã nhận thức được vai trò trách nhiệm của bản thân, tích cực tham gia công tác vệ sinh phòng chống dịch tại địa phương, gia đình và trường học. Mỗi nữ học sinh trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong công tác phòng, chống dịch covid – 19. Hình ảnh nữ học sinh tham gia vệ sinh trường lớp để phòng chống dịch covid – 19, tháng 2 năm 2020 3.7.2. Kết quả đạt được Về phía nữ cán bộ, giáo viên Qua phát động phong trào xây dựng “Nét đẹp văn hóa nơi công sở”, “văn hóa học đường”, từ thực tế theo d i và kiểm tra, 100% chị em hưởng ứng và thực hiện tốt văn hóa nơi công sở và văn hóa học đường. Đây là một bước chuyển biến tích cực tạo nên môi trường giáo dục chuyên nghiệp và kiểu mẫu. Các cô giáo thật lịch sự, kín đáo trong bộ trang phục công sở, duyên dáng thướt tha trong bộ áo dài truyền thống, trẻ trung năng động trong trang phục thể thao. Trong giao tiếp các cô giáo luôn vui tươi hòa nhã và lịch sự, trong công việc luôn tận tụy hết lòng vì học sinh thân yêu vừa thể hiện nét đẹp của người phụ nữ truyền thống “công, dung, ngôn, hạnh” vừa thể hiện nét đẹp của người phụ nữ hiện đại “tự tin, tự trọng, năng động và sáng tạo”. Đặc biệt các cô giáo là tấm gương tận tụy cống hiến cho sự nghiệp trồng người được các em học sinh gửi trọn niềm tin, lòng biết ơn và tri ân sâu sắc bằng thành tích học tập và rèn luyện xuất sắc hoặc thông qua các tác phẩm dự thi “cắm hoa”,“báo tường”,“thầy cô trong mắt em”vv 39
  4. Hình ảnh thông điệp: “phụ nữ là những viên ngọc quý” và “phụ nữ là sắc sen” của tập thể nữ lớp 12C5 và 11C2 tri ân cô giáo nhân ngày lễ 8/3 và 20/10. Về phía nữ học sinh Khi mọi quy định đã đưa vào nội quy học sinh thì các em dần nhận thức được giá trị của nét đẹp lứa tuổi học trò, các em tự điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ và thái độ để có được vẻ đẹp đồng nhất trong trường học. Do đó hiện tượng nữ học sinh vi phạm nội quy ngày càng ít, đây là một bước chuyển biến tích cực, là dấu hiệu tin rằng tiến tới sẽ không còn học sinh nữ vi phạm nội quy trường học. Trong giao tiếp và ứng xử các em luôn kính trọng thầy cô giáo, các vị quan khách, người lớn tuổi ; với bạn bè luôn cư xử đúng mực, chân thành, biết nói lời cảm ơn, lời xin lỗi, biết nhận và sữa lỗi. Các em đã góp phần xây dựng nên nét đẹp văn hóa học đường tại trường THPT Nam Đàn 2. Đặc biệt qua các sân chơi, các cuộc thi các em đã mạnh dạn, tự tin thể hiện các tài năng của mình. Hàng năm, Ban nữ công đã phát huy vai trò của nữ công trong BCH Đoàn thanh niên tổ chức cuộc thi tìm kiếm tài năng, học sinh thanh lịch dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3 qua các phần thi: Trình diễn trang phục áo Đoàn thanh niên, trang phục dạ hội, phần thi tài năng và phần thi hùng biện. Đây là Hội thi vừa có giá trị giáo dục cao vừa tạo tiền đề để các em tự tin tham dự các cuộc thi trên phạm vi và quy mô lớn hơn của tuổi trẻ. Hình ảnh nữ học sinh đạt giải nhất, nhì, ba qua các cuộc thi học sinh thanh lịch năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019 40
  5. Trong các tác phẩm dự thi “Thầy cô trong mắt em”, các em đã thể hiện tình cảm, lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo mà mình yêu quý, trân trọng, cảm phục, góp phần đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực và hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực, hướng tới xây dựng trường học, lớp học hạnh phúc. 7.2.3. Bài học kinh nghiệm Để thực hiện tốt văn hóa nơi công sở, văn hóa học đường, trước hết Ban nữ công cần nghiêm túc phối hợp với Cấp ủy chi bộ, Ban giám hiệu, Ban thi đua đưa quy chế áp vào nội quy cơ quan để theo d i, các mức vi phạm đều được quy ra điểm và trừ điểm thi đua hàng tuần để xếp loại thi đua cuối kì và cuối năm. Trái lại những giáo viên tham gia tích cực và có hiệu quả trong các phong trào thì được cộng điểm thi đua, có như vậy mới có hiệu ứng và hiệu quả trong thi đua nói chung và thực hiện tốt văn hóa nơi công sở nói riêng. Các quy định đều được thông qua các tổ công đoàn thảo luận, bàn bạc, thống nhất và đưa vào quy chế thi đua thông qua Hội nghị công nhân viên chức đầu mỗi năm học biểu quyết và thực hiện. Để tổ chức các Hội thi có chất lượng và hiệu quả, Ban nữ công cần phối hợp với BCHCĐ và Đoàn thanh niên cùng bàn bạc về chương trình, lựa chọn thời điểm, cách thức tổ chức. Tại đơn vị trường chúng tôi thường tổ chức Hội thi nấu ăn hoặc cắm hoa vào dịp 20/10 ; 8/3; còn Hội thi nét đẹp người giáo viên nhân dân thường tổ chức để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 bởi đây là dịp cơ quan đón những thầy cô giáo đã về hưu trở lại trường dự lễ, phần thi được diễn ra trong buổi tọa đàm, là món quà thay lời tri ân của thế hệ giáo viên trẻ gởi tặng quý thầy cô, cũng là để khẳng định rằng thế hệ thầy cô giáo trẻ không những chăm lo giáo dục tốt cho học sinh mà còn tạo được tinh thần vui tươi, phấn khởi trong hội đồng sư phạm. Đây là nét văn hóa đặc sắc trong ngành giáo dục cần phát huy. Hình ảnh thầy giáo Nguyễn Ngụ nguyên Hiệu trưởng nhà trường phát biểu cảm nghĩ và chụp ảnh lưu niệm sau hội thi. 41
  6. Riêng đối với nữ học sinh, Ban nữ công cần phối hợp với Đoàn thanh niên vừa xây dựng nội quy vừa tạo những sân chơi bổ ích để các em có cơ hội thể hiện nét đẹp riêng của nữ giới. Sau mỗi phần thi cần có nhận xét đánh giá để các em rút kinh nghiệm. Kết thúc cuộc thi cần có giải thưởng xứng đáng để ghi nhận những nổ lực phấn đấu của các em đồng thời để khích lệ toàn thể nữ học sinh trong trường nỗ lực phấn đấu để hoàn thiện mình. Các hoạt động tri ân, uống nước nhớ nguồn, chăm sóc các di tích lịch sử hay hoạt động học tập trải nghiệm cần sự phối hợp của các tổ chức trong nhà trường, hội phụ huynh và các đoàn thể tại địa phương. III. Kết quả đạt được 1. Đối với nữ cán bộ, giáo viên Được sự quan tâm của cấp Ủy chi bộ, BGH nhà trường, sự phối hợp nhiệt tình và trách nhiệm của BCHCĐ, Đoàn thanh niên, các tổ chức khác trong và ngoài nhà trường, Ban nữ công trường THPT Nam Đàn 2 mạnh dạn đổi mới cách thức tổ chức các hoạt động cho nữ cán bộ, giáo viên và học sinh đã mang lại sự chuyển biến tích cực, có hiệu quả về mọi mặt, đóng góp cho sự phát triển chung của nhà trường. Về mặt tư tưởng chính trị: 100% chị em thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, Nhà nước, của Ngành và của đơn vị. Mỗi chị em đều tự nâng cao nhận thức về giới và bình đẳng giới, tự trang bị những kiến thức cơ bản để tiếp tục đấu tranh bảo vệ chính mình và người thân vì sự tiến bộ của phụ nữ; 100% chị em thực hiện tốt văn hóa nơi công sở, gương mẫu xây dựng văn hóa học đường, tham gia đóng góp hưởng ứng các hoạt động từ thiện, nhân đạo. Về chế độ chính sách: Ban nữ công đã phối hợp với BCHCĐ, kế toán tài vụ nhà trường thực hiện đầy đủ các chính sách đối với lao động nữ: nhận lương đúng thời hạn, chế độ nghỉ dưỡng sức, chế độ liên quan đến bảo hiểm xã hội, chế độ hỗ trợ học tập, đi công tác, giảng dạy nuôi con nhỏ, chế độ làm thêm giờ vv Phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức khám sức khỏe định kì hàng năm cho chị em. Công tác thăm hỏi hiếu hỉ luôn kịp thời; tổ chức các hoạt động ngày lễ cho các cháu thiếu nhi chu đáo và thiết thực. Về hiệu quả giáo dục: Trong 5 năm qua, hiệu quả dạy học tại Trường THPT Nam Đàn 2 đã được các cấp ban ngành và nhân dân ghi nhận, trong thắng lợi đó có sự đóng góp rất lớn của nữ cán bộ giáo viên. Đặc biệt trong chuyên môn phát triển mũi nhọn như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, luyện thi đại học điểm cao, viết sáng kiến kinh nghiệm hay phụ đạo học sinh yếu kém phần lớn do nữ giáo viên đảm nhận và đạt kết quả xuất sắc, cụ thể: 100% chị em đạt danh hiệu lao động tiên tiến, có 30 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp trường, 4 giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 16 giáo viên đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, 18 giáo viên được nâng lương trước thời hạn. Có 32 lượt giáo viên được UBND huyện Nam Đàn tặng giấy khen, 5 giáo viên được 42
  7. UBND tỉnh Nghệ n và 1 giáo viên được Trung ương Đoàn tặng Bằng khen; cô giáo Nguyễn Thị Huyền giáo viên môn hóa học đã vận dụng kiến thức chuyên môn nghiên cứu chế tạo ra sản phẩm “Dầu gội thảo mộc” tạo thương hiệu và giúp chị em phát triển kinh tế; cô giáo Nguyễn Thị Thúy Hằng đạt sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh môn hóa học; cô giáo Nguyễn Thị Mai Hương đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; có 8/10 môn học do giáo viên nữ đang đảm nhận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh và có 5/8 sáng kiến kinh nghiệm của giáo viên nữ được Sở GD& ĐT công nhận. Trong giáo dục luôn thực hiện phương châm“Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công việc” vì vậy chị em luôn mạnh dạn và linh hoạt các phương pháp dạy học theo bộ môn tạo hứng thú và hiệu quả trong học tập cho các em học sinh. Về kết quả học tập nâng cao trình độ: Phần lớn chị em tự ý thức và tăng cường học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, năng lực nghề nghiệp. Cụ thể đến năm 2020 có 27/ 35 cán bộ giáo viên đạt trình độ trên chuẩn là nữ chiểm tỉ lệ 77,14%; có 13 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, trong đó nữ 7giáo viên chiếm tỉ lệ 53,84% và hiện tại đang còn 2 nữ giáo viên đang học cao học tại Đại học Sư Phạm Vinh; 99% chị em đã hoàn thành chứng chỉ học thăng hạng; 100% chị em có đủ chứng chỉ tin học và ngoại ngữ theo quy định; 100% giáo viên tham gia học tập và trao đổi chuyên môn trên “ trường học kết nối”, 100% nữ cán bộ giáo viên sử dụng thành thạo sổ điểm, học bạ điện tử; qua hệ thống ViettelStudy.vn. Trong thời gian nghỉ tránh dịch Corona, 100% nữ giáo viên sử dụng thành thạo phần mềm gửi các nội dung học trực tuyến bao gồm các bài giảng, khóa học và bộ đề ôn tập, giúp học sinh bổ sung kiến thức và tự học tại nhà. Tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nữ CBNGNLĐ đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hội nhập quốc tế; 100% cán bộ giáo viên nữ tích cực thực hiện các cuộc vận động như “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”. Về hoạt động phong trào: Cùng với thời gian các chị em ngày càng tích cực, tự giác tham gia hoạt động, các mô hình tổ chức hoạt động nữ công đã trở thành hoạt động thường xuyên, nhiều chị em còn rất đam mê trong các hoạt động văn nghệ thể dục thể thao và coi đây là món ăn tinh thần không thể thiếu sau mỗi buổi chiều tan trường. Kết quả của hoạt động phong trào đã mang lại không khí vui tươi phấn khởi trong toàn thể chị em giúp tăng hiệu quả quá trình dạy học. Đặc biệt qua tập luyện giúp chị em tự tin tham gia các cuộc giao lưu, các cuộc thi do Công đoàn ngành phát động. Trong 2 năm qua Ban nữ công đã tổ chức cho chị em nhiều cuộc giao lưu thi đấu thể thao giữa các tổ công đoàn trong đơn vị, 10 cuộc giao lưu thể thao với các đơn vị trường học và các tổ chức tại địa phương; trong Hội thi bóng chuyền nữ do Công đoàn ngành phát động năm học 2018-2019 chị em đạt giải nhất huyện Nam Đàn. Các cuộc thi văn 43
  8. nghệ như thi tiếng hát Làng Sen đơn vị trường luôn đạt giải cao, tiêu biểu có cô giáo Bùi Thị Hiền Phương bí thư Đoàn trường; 100% chị em luôn tiên phong, xung kích trước những vấn đề “cấp thiết” của xã hội. Về việc xây dựng tổ ấm gia đình và phong trào thi đua “Giỏi việc trường, Đảm việc nhà”: 100% gia đình chị em đạt danh hiệu “gia đình văn hóa”; 100% chị em tích cực xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; luôn quan tâm chăm sóc nuôi dạy con cái tốt. Phong trào thi đua “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà” được chị em hưởng ứng mạnh mẽ và đã gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp: Có 6 giáo viên đạt danh hiệu “giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Điển hình có cô giáo Nguyễn Thị Hiền 10 năm liền đạt danh hiệu “giỏi việc trường, đảm việc nhà”; cô Trần Thị Thủy đã được Báo Nghệ n đăng bài về gương “giỏi việc trường, đảm việc nhà”; cô Nguyễn Thị Thúy Hằng là tổ trưởng, giáo viên giỏi tỉnh, chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, có sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh và có nhiều thành tích trong bồi dưỡng học sinh giỏi, luyện thi học sinh đậu đại học điểm cao. Qua những số liệu trên một lần nữa khẳng định rằng: mạnh dạn đổi mới trong cách thức tổ chức hoạt động nữ công tại trường THPT Nam Đàn 2 đã tạo nên bầu không khí mới trong toàn thể chị em. Kết quả ấy đã được chứng minh ở bất kỳ vị trí và lĩnh vực công tác nào thì nữ cán bộ, giáo viên trường THPT Nam Đàn 2 đều phát huy được truyền thống tốt đẹp của người Phụ nữ Việt Nam. Đây là tiền đề khởi sắc cho những năm học tiếp theo giành được nhiều kết quả khả quan hơn nữa. 2. Đối với nữ học sinh Từ sự phối hợp với BCH Đoàn trường cùng xây dựng nội quy học sinh, tạo các sân chơi thiết thực và định hướng các hoạt động bổ ích đã giúp các em học sinh nữ dần hoàn thiện mình trong việc chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện ý thức, rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, tích lũy các kĩ năng trong giao tiếp, học tập và lao động giúp các em hoàn thiện những phẩm chất và năng lực theo yêu cầu của đổi mới giáo dục. Về kết quả học tập và rèn luyện: Trong 2 năm học qua, năm học 2017-2018 có 79,80% nữ học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện so với tổng học sinh giỏi toàn diện của trường; nữ học sinh giỏi tỉnh khối 11 chiếm 57,90% số học sinh thi đậu; học sinh đậu Đại học điểm cao chiếm 83,34% trên tổng số em đạt điểm cao. Năm học 2018-2019 có 81,23% nữ học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện so với tổng học sinh giỏi toàn diện của trường; nữ học sinh giỏi tỉnh khối 11 chiếm 83,33% số học sinh thi đậu; học sinh đậu Đại học điểm cao chiếm 50% trên tổng số em đạt điểm cao. Có 99% học sinh không vi phạm nội quy nhà trường. Trong năm học 2019- 2020 ở các lớp chọn 1 của 3 khối tỉ lệ học sinh nữ luôn chiếm trên 50%, có 24/ 28 em dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh 44
  9. khối 11 là nữ. Đặc biệt tỉ lệ học sinh nữ được kết nạp vào Đảng trong 4 năm qua chiếm tỉ lệ 89,28%. Về hoạt động văn hóa thể dục thể thao: có 60 lượt học sinh nữ tham gia Hội khỏe Phù Đổng Huyện Nam Đàn trong có 22 em đạt giải cá nhân và 2 giải đồng đội, có 5 giải nhất cá nhân, 2 giải nhất đồng đội. Năm học 2018-2019 có em Phạm Thị Trà My lớp 12C5 đạt giải nhì tỉnh môn điền kinh. Năm học 2019- 2020 có 2 em Hà Thị Mai lớp 11C8 và Phùng Thị Thư lớp 10C5 đạt giải nhất huyện môn điền kinh, bóng đá nữ đại giải nhất huyện Nam Đàn; em V Hồng Thương đạt giải nhất cuộc thi tiếng anh qua mạng và em Lê Thị Mị lớp 11C3 đạt giải nhất nữ sinh thanh lịch huyện Nam Đàn. Sự tích cực trong hoạt động phong trào của các em đã góp phần thành công cho phong trào Đoàn thanh niên trường THPT Nam Đàn 2 luôn đứng đầu Huyện được Huyện Đoàn, Tỉnh Đoàn và Trung ương Đoàn ghi nhận. Đặc biệt, qua các hoạt động phong trào giúp nữ học sinh ngày càng tự tin, năng động và sáng tạo phù hợp với yêu cầu về sự phát triển toàn diện của con người thời đại mới. Phong trào đền ơn đáp nghĩa hướng về cội nguồn: 100% nữ học sinh hưởng ứng và tham gia tích cực thông qua những việc làm cụ thể tạo nên nét đẹp riêng của nữ sinh THPT Nam Đàn 2. 45
  10. Phần III. KẾT LUẬN 1. Kết luận Từ xưa đến nay, phụ nữ bao giờ cũng là một lực lượng quan trọng và đông đảo trong đội ngũ những người lao động tạo dựng nên xã hội. Tại đơn vị trường THPT Nam Đàn 2 tỉ lệ nữ chiếm 66,25% tổng số CBCCNLĐ, bản thân tôi luôn trăn trở và nhận thấy vai trò to lớn của chị em trong sự nghiệp giáo dục. Với tư cách là trưởng Ban nữ công tôi đã mạnh dạn đưa ra và áp dụng một số giải pháp trong hoạt động nữ công và thấy có hiệu quả tích cực. Với những kết quả đó tôi hy vọng rằng những giải pháp, cách thức tổ chức của chúng tôi sẽ là những cơ sở thực tế để Ban nữ công các trường bạn cùng tham khảo, góp ý xây dựng để sức mạnh của hoạt động nữ công ngày càng lan tỏa và có ý nghĩa thiết thực trong các trường THPT, đặc biệt ở các trường THPT đóng trên địa bàn vùng nông thôn. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công tác nữ công nói riêng và hoạt đông Công đoàn nói chung, không có một giải pháp nào là duy nhất và tuyệt đối mà nó cần sự bổ trợ của nhiều giải pháp, sự vận dụng linh hoạt của Ban nữ công phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. 2. Kiến nghị - Đối với Ban nữ công Công đoàn ngành: Cần tổ chức Hội thảo về công tác nữ công hàng năm hoặc định kì để Ban nữ công các đơn vị có điều kiện học tập, trao đổi, đúc rút kinh nghiệm, vận dụng tại cơ quan mình công tác. Xây dựng mô hình và giới thiệu những mô hình hoạt động nữ công hiệu quả ở một số đơn vị tiêu biểu để áp dụng và nhân rộng mô hình. Cần tham mưu để cấp quản lí tạo điều kiện hỗ trợ chế độ cho chị em làm công tác nữ công, nhất là chị em trong Ban nữ công quần chúng. - Đối với các tổ chức trong nhà trường: Để Ban nữ công hoạt động có hiệu quả thì các tổ chức trong nhà trường như BCHCĐ, Đoàn thanh niên, chi Đoàn giáo viên, tổ chuyên môn, Ban thi đua khen thưởng trong xây dựng kế hoạch cần có sự thống nhất, tránh chồng chéo nội dung và có sự phối hợp hỗ trợ nhau trong các hoạt động nhất là hoạt động trọng điểm vào các ngày lễ lớn như 20/10; 8/3; 20/11 Cấp Ủy chi Bộ, BGH nhà trường cần quan tâm ủng hộ chủ trương và có kế hoạch hỗ trợ kinh phí hoạt động cho chị em. - Đối với Ban nữ công các trường học: Cần nhận thức về tầm quan trọng của Ban về sự phát triển của chị em phụ nữ trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể chi tiết, chị em trong Ban cần chịu khó học hỏi, tích cực phấn đấu và cống hiến để thể hiện là những “người mẹ” trong tổ chức Công đoàn. Mặc dù bản thân tôi đã cố gắng rất nhiều trong quá trình hoàn thành đề tài, song không thể tránh được những thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp và các em học sinh để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 46
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sổ tay công tác nữ công ( Nhà xuất bản lao động). 2. Cẩm nang công tác nữ công và các kĩ năng nghiệp vụ giành cho cán bộ hội phụ nữ (tác giả Hồng Thắm, Nhà xuất bản Hồng Đức). 3. Sổ tay công tác phụ nữ trong các Ban, Ngành, Đoàn thể (tác giả Nguyễn Thương, Nhà xuất bản Thanh niên). 4. Bình đẳng giới ở Việt Nam (tác giả Trần Thị Vân nh, Nguyễn Thị Bình, Nhà xuất bản KHXH). 5. Giới, bình đẳng giới và phát triển bền vững (tác giả Đăng Trường, Nhà xuất bản dân trí). 6. Quan điểm của Đảng, nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh về phụ nữ và công tác phụ nữ (Nhà xuất bản Phụ nữ). 7. Công- Dung- Ngôn- Hạnh- Phụ nữ Việt Nam xưa và nay (Nhà xuất bản thanh niên). 47