SKKN Một số giải pháp nâng cao kết quả môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông tại trường Trung học Phổ thông Cờ Đỏ

docx 55 trang Giang Anh 27/09/2024 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao kết quả môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông tại trường Trung học Phổ thông Cờ Đỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_ket_qua_mon_ngu_van_trong_ki.docx
  • pdfTrần Thị Hương - Trường THPT Cờ Đỏ - Ngữ văn.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nâng cao kết quả môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông tại trường Trung học Phổ thông Cờ Đỏ

  1. PHẦN III. KẾT LUẬN I. Quá trình nghiên cứu Công tác ôn thi tốt nghiệp THPT là một nhiệm vụ quan trọng của GV. Bởi vì kết quả của nó là cơ sở để đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của GV trong năm học nói riêng. Vì vậy để nâng cao kết quả thi của trường thì bản thân mỗi GV cần có những giải pháp cụ thể phù hợp với đặc thù từng lớp, từng bước khắc phục những khó khăn, vận dụng linh hoạt trên cơ sở kế hoạch tổ chức ôn tập chung của nhà trường. Xuất phát từ thực trạng của việc tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT cho HS nói chung và HS có nguyện vọng theo khối C, D ở trường THPT Cờ Đỏ nói riêng, bản thân tôi đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến kết quả những năm gần đây chưa cao, từ đó đề xuất các giải pháp trong công tác dạy học nhằm nâng cao kết quả thi tốt nghiệp THPT cho HS, đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh, tạo nền tảng vững chắc cho HS tiếp tục học lên đại học, uy tín của nhà trường so với các trường bạn trong tỉnh cũng được nâng lên. Qua nghiên cứu hồ sơ HS những lớp mình dạy, triển khai các hoạt động dạy học, phân tích số liệu về kết quả xếp loại và thi tốt nghiệp THPT năm 2021, tôi nhận thấy đa số HS đã xác định được mục tiêu học tập và đã xét tuyển vào các trường Đại học, lựa chọn những ngành nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội. Để nâng cao hiệu quả công tác ôn thi tốt nghiệp cho các lớp, bản thân tôi đã đưa ra 13 giải pháp, trong đó có 10 giải pháp chung (có thể áp dụng cho tất cả các môn học) và 3 giải pháp dành riêng cho môn Ngữ văn tại trường THPT Cờ Đỏ: - 10 giải pháp chung gồm: + Giải pháp 1: Tìm hiểu thông tin học sinh. + Giải pháp 2: Giáo viên thắp ngọn lửa đam mê, khát khao cho học sinh. + Giải pháp 3: Giáo viên tạo niềm tin cho HS. + Giải pháp 4: Xây dựng quy tắc chung. + Giải pháp 5: Tư vấn định hướng nghề nghiệp. + Giải pháp 6: Tổ chức phối hợp với GVBM, GVCN. + Giải pháp 7: Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường. + Giải pháp 8: Xây dựng kế hoạch dạy học và ôn thi phù hợp theo đơn vị lớp. + Giải pháp 9: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. + Giải pháp 10: Tổ chức thi khảo sát, thi thử tốt nghiệp THPT và đánh giá học sinh. - 3 giải pháp riêng dành cho môn Ngữ văn gồm: + Giải pháp 1: Phương pháp dạy phần đọc - hiểu. + Giải pháp 2: Phương pháp dạy phần nghị luận xã hội. + Giải pháp 3: Phương pháp dạy phần nghị luận văn học. 44
  2. Qua việc áp dụng các biện pháp tại các lớp của mình dạy bước đầu tôi đã đem lại kết quả ôn thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học ngoài mong đợi, góp một phần nhỏ trong thành tích chung của nhà trường và được đồng nghiệp ghi nhận về kết quả, đồng tình ủng hộ với những giải pháp đã đưa ra. Quá trình nghiên cứu rất nghiêm túc, khoa học, trung thực; các minh chứng số liệu đưa ra chính xác từ quá trình dạy trong 3 năm, từ phân tích kết quả thi tốt nghiệp THPT của sở GD&ĐT, báo cáo tổng kết của nhà trường hàng năm. II. Ý nghĩa của đề tài - Đối với học sinh: Giúp HS có đầy đủ kiến thức, kĩ năng và phương pháp học tập hiệu quả, có động lực phấn đấu để đạt được mục tiêu đề ra, tự tin khi lựa chọn ngành nghề nhằm đáp ứng được yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực trong tương lai. - Đối với giáo viên: Đem đến cho giáo viên những giải pháp phù hợp trong quá trình dạy học để dạt hiệu quả cao. Tạo động lực cho giáo viên tiếp tục cố gắng hơn nữa trong công tác giáo dục và dạy học, đem lại niềm vui và hạnh phúc lớn khi việc làm của mình được đền đáp xứng đáng đó là sự thành công của trò, là niềm tin của phụ huynh và của tập thể sư phạm nhà trường. Đồng thời điều chỉnh những vấn đề chưa phù hợp trong quá trình thực hiện nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Đối với BGH nhà trường: Nắm được thông tin cơ bản về thực trạng dạy học ở đơn vị, qua đó tiếp tục đề ra những giải pháp ôn thi kịp thời, phù hợp với đặc thù mỗi lớp, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Tiếp tục xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có nghiệp vụ sư phạm, tâm huyết với học sinh và nghề giáo. - Đối với phụ huynh: Biết được kết quả học tập của con em mình, tạo được niềm tin tuyệt đối của phụ huynh đối với nhà trường, đối với giáo viên, từ đó luôn ủng hộ mọi kế hoạch hoạt động dạy học của nhà trường. III. Phạm vi, mức độ ứng dụng của đề tài Đề tài có thể triển khai cho mọi đối tượng HS, có thể vận dụng cho các lớp học, trường THPT toàn tỉnh Nghệ An từ nông thôn đến miền núi, đặc biệt là cho các lớp mũi nhọn ở các trường. Tuy nhiên, do đặc thù vùng miền, năng lực HS nên khi áp dụng GV cần có sự điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình dạy và phải được sự ủng hộ của nhà trường, GVCN, GVBM và phụ huynh học sinh. IV. Đề xuất, kiến nghị - Đối với Sở GD&ĐT: Tăng cường tập huấn cho giáo viên dạy khối 12 để giáo viên có điều kiện giao lưu, học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm dạy học tích cực. Tổ chức thi khảo sát chất lượng HS khối 12 đầu năm và cuối học kì để đánh giá đúng năng lực HS ở các trường, từ đó phân tích kết quả thi, so sánh với kết quả 45
  3. học tập nhằm đưa ra định hướng ôn tập phù hợp cho từng đối tượng HS ở các trường. Tăng cường công tác chỉ đạo các trường THPT làm tốt công tác tư vấn hướng nghiệp và phân luồng HS sau khi tốt nghiệp THPT kịp thời. - Đối với BGH nhà trường: Tăng cường công tác phối hợp với GVBM, GVCN và phụ huynh trong công tác giáo dục và dạy học. Quản lí, giám sát, đánh giá các hoạt động theo kế hoạch đã đề ra. Bố trí, sắp xếp lớp hợp lí ngay từ đầu năm học, tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho từng nhóm đối tượng HS. Thư viện nhà trường nên bổ sung nguồn tài liệu mới về những tác phẩm văn học của những nhà văn, nhà thơ khác nhau, đa dạng về thể loại. Một số sách tham khảo chuyên về ôn thi tốt nghiệp THPT. Sách kĩ năng viết bài văn nghị luận. Đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang bị phòng máy riêng dành cho học sinh tìm hiểu thông tin xã hội và giám sát hoạt động của học sinh bằng hệ thống máy chủ. - Đối với GVBM: Tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hơn trong khâu kiểm tra, đánh giá bài học trên lớp thông qua hoạt động kiểm tra bài cũ hoặc thể hiện trong các tiết kiểm tra, trong các buổi luyện đề. - Đối với GVCN: Nâng cao vai trò trách nhiệm của GVCN trong việc phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong việc tổ chức giáo dục. Kiểm tra chặt chẽ HS theo từng buổi học, thông báo tình hình học tập và đề xuất các giải pháp kịp thời với GV bộ môn, BGH nhà trường và phụ huynh. - Đối với HS: Cần tìm hiểu thông tin về nghề nghiệp sớm để xác định được mục tiêu ngay từ đầu, có niềm tin vào năng lực của bản thân, chấp hành các nội quy, quy định của nhà trường, không ngừng cố gắng vượt qua mọi khó khăn bằng ý chí và nghị lực để đạt được những điều tốt đẹp nhất, trở thành người có ích cho xã hội. - Đối với phụ huynh: Tham gia đầy đủ các buổi họp phụ huynh để kịp thời nắm bắt các kế hoạch của lớp, của trường, ủng hộ các hoạt động của nhà trường. Tạo điều kiện về thời gian, quản lí giám sát việc học ở nhà, định hướng tốt ngành nghề và tôn trọng lựa chọn của con em mình. Trên đây là những kết luận và kiến nghị của bản thân tôi trong quá trình áp dụng các giải pháp nhằm nâng cao kết quả ôn thi tốt nghiệp THPT. Qua thời gian thực nghiệm ngắn và phạm vi ở trường còn nhỏ, bản thân tôi đã góp phần công sức trong việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Tuy nhiên khi áp dụng cũng gặp một số khó khăn nhất định từ phía HS, phụ huynh. Mặc dù đã cố gắng nhưng bản thân tôi vẫn còn nhiều hạn chế nhất định, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhận xét, đánh giá của các thầy cô giáo để đề tài hoàn chỉnh hơn. 46
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết các năm học của trường THPT Cờ Đỏ. Kết quả và phân tích, xử lý số liệu các kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019, 2020, 2021 của Sở GD&ĐT Nghệ An. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT, NXB Giáo dục. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thông. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020. 6. Luật Giáo dục 2005, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu hội thảo Đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập môn Ngữ văn ở trường phổ thông, Hà Nội, tháng 04/2014. 8. Các tài liệu hướng dẫn, tập huấn của Sở. 9. Nguyễn Thu Hạnh, Nguyễn Thị Hoài An (Đồng chủ biên), Đề luyện thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 10. Lã Nhâm Thìn, Nguyễn Thị Nương, Ôn luyện thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn, Nxb Đại học Sư phạm. 11. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Luyện thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2017 môn Ngữ văn, Nxb Giáo dục Việt Nam. 12. Phạm Minh Hạc (1996), Tâm lý học Vưgôtxky, tập 1, NXB Giáo dục Hà Nội. 13. Trần Trọng Thủy (1997), Lý thuyết về “vùng phát triển gần nhất” của L.X. Vưgôtxky - Một đóng góp to lớn cho tâm lý dạy học, Hội thảo khoa học “L.X. Vưgôtxky, nhà tâm lý kiệt xuất thế kỉ XX”, Hà Nội. 14. Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo (2004), Học và dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 15. Website: Một số trang web có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 47
  5. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH Em Phạm Kim Oanh cùng BGH nhà trường, các thầy cô giáo và phụ huynh trong lễ tuyên dương học sinh đạt điểm cao trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 48
  6. Học sinh thi khảo sát chất lượng cuối tháng tại phòng tập thể nhà trường Trao thưởng cho học sinh đạt điểm cao trong đợt thi thử lần 1 vào ngày 8/3/2021 50