SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập qua bài “Ôn tập phần văn học” Ngữ văn 11
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập qua bài “Ôn tập phần văn học” Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_day_tiet_on_tap.docx
- TRẦN THỊ THANH NHÀN - TRƯỜNG THPT CÁT NGẠN - LĨNH VỰC NGỮ VĂN.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập qua bài “Ôn tập phần văn học” Ngữ văn 11
- PHẦN III. KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN - Qua quá trình nghiên cứu nghiêm túc khách quan, khoa học, đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy tiết ôn tập qua bài “Ôn tập phần văn học” (văn học hiện đại Việt Nam) Ngữ văn 11” của tôi đã thu được những kết quả tích cực. - Trong quá trình đó, tôi có tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp, các giáo viên dạy môn Ngữ văn có kinh nghiệm trong trường và các trường lân cận trên địa bàn. Đặc biệt là các em học sinh các lớp 11B, 11C đã tích cực hợp tác, hỗ trợ để tôi hoàn thành đề tài này. - Bên cạnh đó, tôi cũng tìm hiểu các nguồn tài tài liệu từ sách báo, các nguồn tư liệu trên mạng internet để phục vụ quá trình nghiên cứu của mình. - Đối với bản thân: Đề tài thành công có ý nghĩa tích cực trong quá trình dạy học của bản thân. Tôi nhận thấy việc vận dụng các giải pháp như ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học, sân khấu hóa tác phẩm văn học đã đem lại hiệu quả rõ rệt cho bài học, giúp học sinh hứng thú, tích cực hơn trong học tập. Qua đó làm cho tôi thấy thêm gắn bó và yêu quý nghề của mình hơn, có thêm động lực để tiếp tục tìm tòi, sáng tạo, đổi mới trong dạy học văn. - Đối với môn Ngữ văn: Đề tài cũng có ý nghĩa tham khảo và ứng dụng đối với các giáo viên môn Ngữ văn trong trường và các giáo viên môn Ngữ văn trên địa bàn. Đồng thời, đề tài có khả năng ứng dụng, nhân rộng làm tư liệu tham khảo cho các Trường THPT khác. II. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1. Đối với nội dung nghiên cứu của đề tài. Bài “Ôn tập phần văn học (văn học hiện đại Việt Nam) có vai trò quan trọng trong việc giúp học sinh hệ thống, khái quát lại những bài, những kiến thức đã học theo một trình tự logic, ngắn gọn. Đồng thời, bài ôn tập còn góp phần hình thành cho học sinh những phẩm chất, năng lực quan trọng. Thế nhưng, việc dạy học dạng bài ôn tập vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập. Vì thế, vấn đề nghiên cứu nhằm đưa ra được những hình thức và phương pháp dạy bài ôn tập văn học hiệu quả là vô cùng cần thiết. Những biện pháp mà tôi đề xuất trong đề tài không chỉ áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả dạy học bài ôn tập Ngữ văn 11 nói riêng, mà còn có thể áp dụng vào dạy học các bài ôn tập ngữ văn và các văn bản đọc – hiểu trong chương trình Ngữ văn THPT nói chung. 2. Đối với trường THPT Từ những thực tế kinh giảng dạy đã nêu ở trên, bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm xin được chia sẻ cùng bạn bè đồng nghiệp đó là: 47
- Thứ nhất: người giáo viên phải có tinh thần trách nhiệm cao trong giảng dạy, nhiệt tình say mê sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu vì học sinh thân yêu. Thứ hai: để tiết dạy thành công, giáo viên cần có sự khéo léo, linh hoạt, sử dụng các thao tác và cách ứng xử các tình huống phù hợp. Khơi gợi niềm say mê, hứng thú học tập của các em, biến mỗi tiết dạy trở thành những ký ức đẹp đẽ của tuổi học trò. Thứ ba: Giáo viên cần tự học và tham gia các lớp tập huấn CNTT, soạn - giảng bài giảng điện tử, thường xuyên trao đổi và rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới, những cách làm hay. Về phía nhà trường, tôi có mong muốn BGH quan tâm tới vấn đề trang bị đồ dùng, thiết bị dạy học như: màn hình led và máy tính có kết nối internet ở các phòng học, bảng phụ, tranh ảnh, băng hình và các tài liệu tham khảo Nhằm hỗ trợ hiệu quả cho đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Nhà trường cũng cần có những chính sách khuyến khích, động viên giáo viên tham gia và thực hiện những chuyên đề về ứng dụng CNTT, đổi mới phương pháp dạy học. 3. Đối với Sở giáo dục và Đào tạo Thời gian qua Sở GD&ĐT đã quan tâm, mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học và vận động giáo viên thiết kế, đóng góp bài giảng E- lerning Những việc làm đó đã góp phần thúc đẩy giáo viên tăng cường ứng dụng CNTT, đổi mới phương pháp và hình thức dạy học nhằm nâng cao hiệu quả và phù hợp với xu thế của thời đại. Từ thực tế đó, bản thân mong muốn và hi vọng Sở GD&ĐT triển khai, phát động xây dựng kho học liệu điện tử cho từng bộ môn, để mỗi giáo viên đều có thể khai thác và sử dụng. Được như vậy vừa tạo được nguồn học liệu phong phú vừa đảm bảo tính khoa học và thuận lợi cho dạy học. 48
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. PGS.TS Nguyễn Thị Huế (2014), Mấy vấn đề nghiên cứu văn học dân gian gần đây, NXB ĐHSP. 2. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên)(2006), SGK Ngữ văn 11, tập 1, NXB GD Việt Nam. 3. Phan Trọng Luận ( chủ biên), Trương Dĩnh (2004), Phương pháp dạy học văn (Tập 1), NXB ĐHSP Hà Nội. 4. Phan Trọng Ngọ (Chủ biên), Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi (2001), Tâm lí học hoạt động và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học, NXB ĐHQG Hà Nội. 5. Nhiều tác giả (2007), Kỷ yếu Hội thảo khoa học dạy hạo Ngữ văn ở trường phổ thông theo chương trình và SGK mới, NXB Nghệ An. 6. Đỗ Ngọc Thống (2012, )Tài liệu chuyên văn tập 3, NXB GD. 7. Giáo trình ứng dụng CNTT cơ bản của NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh và trường ĐH khoa học Tự nhiên, trung tâm tin học. 8. Các nguồn tư liệu khác trên Internet. 49
- PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Kịch “Hạnh phúc của một tang gia” a. Phân công nhiệm vụ Đây là nhiệm vụ của Tổ 3 và 4. Hai tổ cùng thảo luận và phân công nhiệm vụ: xây dựng kịch bản, phân vai, âm thanh, bối cảnh, đạo cụ, -Phân vai: Minh Châu trong vai người dẫn chuyện Thái Bình trong vai cụ Cố Hồng Gia Luân trong vai Văn Minh chồng Ngọc Đạt trong vai cụ cố Tổ Lệ Quyên trong vai Văn Minh vợ Văn Sơn trong vai ông Phán Doãn Thái trong vai Xuân Tóc Đỏ Lan Anh trong vai cô Hoàng Hôn Kim Oanh trong vai Cô Tuyết Bảo Tài trong vai ông TYPN Thế Văn trong vai cậu Tú Tân. -Đạo diễn: Lan Anh -Âm thanh: Văn Điểm, Ngọc Hoàng -Ánh sáng: Mỹ Linh, Doãn Thái -Quay phim: Viễn Dương, Hải Yến -Đạo cụ: Văn Thức, Khăm Là. b. Kịch bản Kịch bản: Hạnh phúc của một tang gia (Bối cảnh vợ chồng Văn Minh đang đút cháo cho cụ cố Tổ ăn) Văn Minh vợ: - Cụ ăn đi cho mau khỏe (vừa đút vừa nhấn xuống miệng cụ Tổ) Cụ Tổ: - Từ từ thôi, muốn ta chết nghẹn hả? Văn Minh chồng: - Cụ cứ như thế này thì đến bao giờ mới chết được! Cụ Tổ: - Di di chúc thì ta đã viết xong rồi đấy, chỉ chờ ngày ta chết thôi. Văn Minh chồng: - Cụ khỏe vậy thì bao giờ mới chết, nhở! Cụ cố Hồng: - Biết rồi, khổ lắm, nói mãi! Để ta tìm cách. Văn Minh chồng: - Cách gì ạ? Cụ cố Hồng: - Thì cách làm cho bản di chúc thành sự thật. Văn Minh chồng: - Phải nhờ đến ông Dr. Xuân rồi. Dr. Xuân: ( Đến nhà cúi đầu) - Kính chào đại gia!
- Cô Tuyết (đi ra): - Anh Xuân! Ông Phán: - Ôi, ngọn gió nào mang ngài đến đây vậy, ngài Xuân! Dr. Xuân: - Hử? -Bẩm cụ, từ khi tôi chữa cho cụ, cụ vẫn khỏe chứ ạ? Cụ Tổ: - Từ độ ngài chữa cho cụ tới giờ thì cụ vẫn khỏe, chưa biết lấy gì tạ ơn. Dr. Xuân: - Bẩm! Việc gì mà phải nhớ ơn! (Quay sang nói với vợ chồng Văn Minh) -Từ độ tôi không trở lại cửa hàng thì cửa hàng vẫn đông khách chứ ạ? Văn Minh vợ: - Có nhiều bà, nhiều cô hỏi thăm ngài lắm đấy ạ! Dr. Xuân: - - Tôi thì là cái quái gì! Nhặt ban, ma cà bông, chỉ đáng nhổ vào mặt. Cô Tuyết: - Còn tôi chỉ muốn có người nhổ vào mặt, tát vào mặt. Người làm: - Sao nóng vậy trời, nhà này có ai lỡ lời hay sơ suất gì đâu. Dr. Xuân: - Chả nhẽ có người chết? Tôi mà xấu cũng chẳng ai đẹp mặt! Cô Hoàng Hôn: (đi ra) - Ái chà! Đông đủ thế? Dr. Xuân: ( Quay sang ông Phán nói) - Thưa ngài, ngài là một người chồng mọc sừng! Ông Phán: - Ôi chao, đã đẹp mặt tôi chưa? Bà làm đúng hay sai bàn dân thiên hạ họ đều biết. ( Ông cụ ho dữ dội, hấp hối và qua đời) Xuân Tóc Đỏ: (chạy mất dép) Ngày hôm sau Ông Phán: - Dạ bẩm. Con giờ còn được coi là cháu rể của cụ nữa không ạ? Cụ cố Hồng: - Biết rồi, khổ lắm, nói mãi Ông Phán: - Nghĩa là không ạ? Vì vợ con cho con mọc sừng. Cụ cố Hồng: -Việc đám tang của cụ là quan trọng nhất, không được để ảnh hưởng đến thanh danh của gia đình ta. -Tôi sẽ đưa cho anh thêm vài nghìn đồng tiền thừa kế nữa, được không? Ông Phán: - Dạ vâng ạ! Vậy con xin lui. (Ở một diễn biến khác) Cô Tuyết: - Không biết đám tang này mình mặc gì cho hợp các chị nhỉ? Văn Minh vợ: - Chị mới vừa mời ông TYPN ở cửa hàng Âu Hóa về làm sì tai líp riêng cho cả cái nhà này, đảm bảo đẹp, độc, lạ.
- Cô Tuyết: - Cái này thì em chịu. TYPT: - Helo! Xin chào cả nhà! Kính thưa bà Văn Minh, cô Hoàng Hôn và cô Tuyết, đám tang là sự kiện quan trong cả đời người chỉ diễn ra có một lần. Tôi đã chuẩn bị những bộ trang phục độc, lạ cho mọi người rồi đây. Cô Hoàng Hôn: - WoW! Ngài quả là nhà thiết kế tuyệt vời của nhà may Âu hóa. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng ngài. Ngày hôm sau Cô Tuyết: - Bố đã thuê người khóc mướn rồi, con không cần khóc nữa đâu. Cụ cố Hồng: - Đến lượt tao rồi mày hẵng khóc. Cô Tuyết: - Đến lượt bố, con sẽ mặc đẹp hơn. Cụ cố Hồng: - Mày đi mà lo khách khứa đi kìa. Cô Tuyết: - Dạ, vâng! Vài giờ sau . (Ngồi vào bàn: hai ba zô, hai ba zô) Cậu Tú Tân: (Cầm máy ảnh đi lại và hỏi) - Này này, nhìn đi, ảnh đẹp chưa này? Bà Văn Minh: - Đúng là người có tài, ảnh này mà treo trên tường thì đẹp phải biết. Cô Tuyết: ( Đi ra ngoài và nghĩ) - Anh Xuân đi từ hôm đó đến giờ, có phải anh chán cơm thèm phở rồi không? ( Một lúc sau Xuân xuất hiện cùng một đoàn xe) Cô Tuyết: - Cuối cùng anh cũng về! (Lúc này đám đang đi, đến giữa đường thì gặp Xuân) Đám cứ đi và mọi người cứ khóc Ông Phán: ( Nhân cơ hội đó đút tiền vào túi Xuân) - Đây là tiền công của ngươi. ( Sáng ngày hôm sau, ông Văn Minh ngồi đọc báo) Ông Văn Minh: - Bà ơi, nhà mình được lên báo này!( Cười với một khuôn mặt mãn nguyện) Dẫn chuyện: Được như ý nguyện, đám tang đã trở thành niềm hạnh phúc của cả gia đình.
- Xuân Tóc Đỏ tố cáo tội ngoại tình của cô Hoàng Hôn trước gia đình cụ Tổ Con cháu đút cháo cho cụ Tổ
- Cụ Tổ nấc lên khi biết cháu gái ngoại tình Tuyết chạy theo Xuân Tóc Đỏ khi Xuân tức giận bỏ đi
- Dàn diễn viên kịch “Hạnh phúc của một tang gia”
- Kịch bản Hạnh phúc của một tang gia do học sinh viết
- PHỤ LỤC 2: Sơ đồ tư duy Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX-1945
- PHỤ LỤC 3 Hình ảnh áp dụng đề tài Giờ học ôn tập Ngữ văn sôi nổi và hào hứng Trò chơi “nhìn hình đoán tác phẩm” (hay “con số bí ẩn”) Giải ô chữ
- PHỤ LỤC 4: Hình ảnh trò chơi “Chiếc nón kì diệu”
- PHỤ LỤC 5: Kịch Chí Phèo Thị Nở và Chí Phèo ở bên nhau Thị Nở từ chối Chí Phèo
- Chí Phèo đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện Thị Nở nhìn về hướng cái lò gạch cũ