SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học truyện ngắn lãng mạn Việt Nam 1930–1945 theo định hướng phát triển năng lực học sinh THPT

docx 42 trang Giang Anh 26/09/2024 300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học truyện ngắn lãng mạn Việt Nam 1930–1945 theo định hướng phát triển năng lực học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_mot_so_phuong_phap_day_hoc_hien_dai_trong_day.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học truyện ngắn lãng mạn Việt Nam 1930–1945 theo định hướng phát triển năng lực học sinh THPT

  1. coi việc tiếp nhận văn bản là phân tích, giáo viên dạy tác phẩm văn học là “giảng văn” thì hiện nay đã có những thay đổi trong cách tiếp cận văn bản. Cách dạy đọc – hiểu không nhằm truyền thụ kiến thức một chiều cho học sinh mà hướng đến việc cung cấp cho học sinh cách đọc, cách tiếp cận, khám phá những vấn đề về nội dung, nghệ thuật của văn bản, từ đó hình thành cho học sinh năng lực tự đọc một cách tích cực, chủ động, sáng tạo. Nội dung thông tin trong các tác phẩm văn học hết sức phong phú và đa dạng, có liên quan đến nhiều lĩnh vực của cuộc sống và các môn học khác. Vì thế khi vận dụng phương pháp dạy học đọc – hiểu, chúng ta có thề tạo điều kiện cho học sinh khám phá thêm những điều mới mẻ, những nguồn thông tin đa dạng của cuộc sống có trong văn bản. Dạy học theo phương pháp hiện đại là hướng người học tới nhiệm vụ: - Tìm hiểu, khám phá thông tin từ văn bản. - Giải thích, cắt nghĩa, phân loại, so sánh, kết nối thông tin để tạo nên hiểu biết chung về văn bản. - Phản hồi và đánh giá thông tin trong văn bản - Vận dụng những hiểu biết về các văn bản đã dọc vào việc đọc các loại văn bản khác nhau, đáp ứng những mục đích học tập và đời sống. - Giáo viên cần vận dụng kết hợp các phương pháp dạy học khác như dạy học tích hợp, sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học hiện đại. Đồng thời có thể phát huy những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống để giờ dạy Ngữ văn thêm sinh động và đạt hiệu quả cao. Hiện nay môn Văn đươc coi là một môn công cụ, môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông. Nhưng có một thực trạng xảy ra là học sinh chán học môn văn. Theo Ts Chu Văn Sơn “chưa bao giờ học sinh chán môn văn như hiện nay. Nếu như văn không phải môn bắt buộc thi tốt nghiệp, có thể số học sinh lựa chọn còn ít hơn sử”. Việc học sinh không hứng thú học văn có nhiều nguyên nhân khác nhau, ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới một một số nguyên nhân cơ bản: Xã hội ngày nay với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, công nghệ giải trí, kéo theo công nghệ nghe, nhìn. Điều đó đã làm cho văn hóa nghe nhìn chiếm ưu thế, văn hóa đọc bị giảm sút nghiêm trọng. Việc hoc Ngữ văn yêu cầu học sinh phải đọc văn bản, nhưng trên thực tế các giờ lên lớp số học sinh đã đọc và tóm tắt được một văn bản văn học chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ. Việc soạn bài ở nhà của học sinh phần lớn là chép từ tài liệu thậm chí là chép từ vở của bạn, của người học khóa trước chứ không cần tiếp xúc với tác phẩm văn chương. Vì thế nên giáo viên cũng gặp không ít khó khăn trong việc giảng dạy. Khó có thể giúp học sinh đọc – hiểu sâu sắc một văn bản khi các em chưa nắm được nội dung của văn bản. Một nguyên nhân nữa là con người ngày nay sống rất thực dụng. Học sinh cũng như phụ huynh đều quan niệm là “thi gì học nấy”. Trên thực tế những năm 28
  2. gần đây số ngành đào tạo của các trường đại học, cao đẳng chọn tổ hợp môn trong đó có môn Ngữ văn còn rất ít. Số học sinh chọn học các môn khoa học xã hội để thi vào các trường đại học, cao đẳng là rất ít. Hầu hết các em đều chọn các môn khoa học tự nhiên để thi chọn ngành nghề sau này cho mình. Vì thế học sinh thường chỉ lo tập trung học những môn học theo khối mà mình đã lựa chọn để thi vào các trường đại học, cao đẳng mà lơ là các môn thuộc khoa học xã hội, trong đó có môn Ngữ văn. Hi vọng những năm tới với sự đổi mới toàn diện của ngành giáo dục sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong việc dạy – học môn Ngữ văn. Có một nguyên nhân nữa khiến cho học sinh không hứng thú học văn nữa mà ta cần nói tới đó là do người thầy. Hiện nay do áp lực công việc, đặc biệt là do đời sống của người giáo viên phần lớn đang gặp nhiều khó khăn. Vì thế nên số giáo viên tâm huyết với nghề ngày càng ít. Riêng đối với môn Văn, nếu người dạy mà đã không tâm huyết với nghề thì chắc chắn sẽ không thể truyền được cho học sinh lòng yêu thích văn chương. Còn một thực tế nữa là qua việc dự giờ và qua tham khảo ý kiến của học sinh, đồng nghiệp thì một số giáo viên chưa chịu tìm tòi, đào sâu kiến thức, chưa thật sự đổi mới phương pháp dạy học. Điều đó dẫn đến gây cảm giác nhàm chán cho học sinh trong giờ học văn. Từ đó mà làm cho học sinh không hứng thú học văn. Với thực tế trên, chúng tôi mạnh dạn có một số đề xuất như sau: - Sở giáo dục và Đào tạo cần tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung và định hướng phương pháp dạy – học các tác phẩm văn học lãng mạn Việt Nam nói riêng, đặc biệt là dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong môn học Ngữ văn cho tất cả các giáo viên. - Đối với nhà trường, nên quan tâm nhiều hơn nữa vào việc đổi mới phương pháp dạy – học của giáo viên. Khuyến khích, động viên giáo viên tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy – học cho phù hợp với xu thế chung của thời đại và phù hợp với đối tượng học sinh. - Đối với mỗi giáo viên dạy văn cần thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu những vấn đề mới của văn học hiện đại để có tầm hiểu biết sâu rộng về cả kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức về thực tế đời sống, xã hội. Cần phải mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy – học, đặc biệt là việc kết hợp và phát huy phương pháp đọc – hiểu, giúp học sinh khám phá cái hay, cái đẹp của các tác phẩm văn chương trên nhiều phương điện khác nhau. Như thế sẽ làm cho giờ dạy – học môn Ngữ văn thêm phong phú, sinh động hơn. Từ đó khơi dậy lòng yêu thích văn chương ở mỗi một học sinh. * * * 29
  3. Trên đây là một số phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học truyện ngắn lãng mạn Việt Nam 1930 – 1945 theo định hướng phát triển năng lực học sinh THPT mà chúng tôi đã đúc rút được. Nhưng văn chương là thế, thật khó có thể đưa ra một phương pháp dạy - học tối ưu. Những trình bày của chúng tôi ở đây cũng chỉ là những tìm tòi bước đầu, hơn nữa với phạm vi hẹp, dung lượng nhỏ của đề tài, chắc chắn trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Kính mong các thầy cô, đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp góp ý bổ sung để tôi tiếp tục hoàn thiện, phát triển đề tài nhằm góp phần nhỏ của chúng tôi vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Trân trọng cảm ơn! 30
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tuyển tập Nguyễn Tuân, Nxb Văn học(2012), Dương Phong 2. Tuyển tập Nguyễn Tuân, Nxb Văn học (2012),.Dương Phong 3. Tác phẩm văn học trong nhà trường - Một góc nhìn, một cách đọc, Nxb Giáo dục Việt Nam (2009),. Phan Huy Dũng 4. Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục Việt Nam. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2010) 5. Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.Nguyễn Thái Hòa (2000) 6. Phong Lê (1993), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội nhà văn. 7. Chân dung và bút tích nhà văn Việt Nam, Nxb Giáo dục, Trần Thanh Phương, Phan Thu Hương (2008) 8. Giáo trình Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.Trần Đình Sử (1998) 9. Trần Đình Sử (chủ biên, 2008), Lí luận văn học tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 10. Thi pháp văn xuôi, Nxb Đại học Sư phạm.Todorov.T (2004). 11. Nguyễn Tuân về tác già và tác phẩm, Nxb Giáo dục Hà công Tài – Phan Diễm Phương (2004) 12. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục trung học phổ thông - Nhà xuất bản Giáo dục - Biên soạn: Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Hoàn, Vũ Nho 3. Bồi dưỡng ngữ văn 11 - Đỗ Kim Hảo, Trần Hà Nam 4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên THPT (chu kì 3, 2004-2007) - Bộ GD&DT. 5. Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 - Tác giả: Nguyễn Viết chữ 6. Phương pháp dạy học văn - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, 2001- Tác giả: Phan trọng Luận 7. Học tốt Ngữ văn 11 - Nhà Xuất bản Thanh Hóa - Tác giả: Nguyễn Thục Phương 8. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 (tập 1) - Nhà xuất bản hà Nội - Tác giả: Nguyễn Văn Đường (chủ biên) 31
  5. 9. Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 (tập 1) - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, Tác giả: Phạm Minh Diệu 10. Sách giáo viên Ngữ văn 11 (tập 1) - Nhà xuất bản Giáo dục - Tác giả: Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) 11. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 11 - Nhà xuất bản Đại học Sư phạm - Tác giả: Phan Trọng Luận (Chủ biên) 12. Trọng tâm kiến thức Ngữ văn 11 (tập 1) - Nhà xuất bản Đại học Quốc gia 2009, Tác giả Lê Huy Bắc (Chủ biên) 13. Tư liệu Ngữ văn 11 – Nhà xuất bản Giáo dục, 2007 – Tác giả Đỗ Kim Hồi, Bùi Minh Toán (đồng chủ biên) 14. Giảng văn Văn học Việt Nam – Nhà xuất bản Giáo dục, 1997, Lê Bảo, Hà Minh Đức, Đỗ Kim Hồi, Nguyễn Hoành Khung 32
  6. Phụ lục 1 Phim ngắn Chữ người tử tù, sản phẩm của học sinh lớp 11T1: 2 Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện đề tài Hình ảnh: Hoạt động phỏng vấn về tác giả Thạch Lam của học sinh lớp 11D1 Hình ảnh: Tranh cảnh cho chữ Sản phẩm của học sinh nhóm 1 lớp 11A2 33
  7. Hình ảnh: Tranh cảnh cho chữ Sản phẩm của học sinh nhóm 2 lớp 11A2 Hình ảnh: Tranh cảnh cho chữ Sản phẩm của học sinh nhóm 1 lớp 11T1 34
  8. Hình ảnh: Tranh cảnh cho chữ Sản phẩm của học sinh nhóm 2,3 lớp 11T1 Hình ảnh Học sinh lớp 11D4 trình bày sản phẩm của nhóm 35
  9. Hình ảnh: Tranh cảnh đợi tàu - Sản phẩm của học sinh lớp 11T1 Hình ảnh: Tranh cảnh hàng nước chị Tí – Sản phẩm của học sinh lớp 11T1 36
  10. Hình ảnh: Tranh cảnh cho chữ Sản phẩm của học sinh nhóm 1 lớp 11D1 Hình ảnh: Tranh cảnh cho chữ Sản phẩm của học sinh nhóm 2 lớp 11D1 37
  11. Hình ảnh: Tranh cảnh cho chữ Sản phẩm của học sinh nhóm 1 lớp 11D5 Hình ảnh: Tranh cảnh cho chữ Sản phẩm của học sinh nhóm 2 lớp 11D5 38
  12. Hình ảnh: HS lớp 11T1 đóng vai 39
  13. Hình ảnh: HS lớp 11T1 đóng vai 40
  14. HÌnh ảnh: Bài phỏng vấn về tác giả Thạch Lam của học sinh lớp 11D1 41
  15. MỤC LỤC TT Nội dung Trang A Mở đầu 1 I Lí do chọn đề tài 1 II Phạm vi, đối tượng 2 1 Phạm vi khảo sát 2 2 Đối tượng nghiên cứu 3 III Phương pháp nghiên cứu 2 1 Phương pháp so sánh 2 2 Phương pháp phân tích 3 3 Phương pháp thống kê, phân loại 3 4 Phương pháp điều tra, điền giả, ghi chép 3 IV Cấu trúc 3 B Nội dung 4 I Cơ sở của đề tài 4 1 Cơ sở lý luận 4 2 Cơ sở thực tiễn 7 II Vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học 9 truyện ngắn lãng mạn Việt Nam 1930-1945 theo định hướng phát triển năng lực học sinh THPT 1 Dạy học theo định hướng phát triển năng lực 9 2 Một số phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng 12 lực 3 Vận dụng một số phương pháp dạy học hiện đại trong dạy học 14 truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân 4 Khả năng ứng dụng và hiệu quả của đề tài 22 C Kết luận và kiến nghị 26 I Đóng góp của để tài 26 1 Tính mới 26 2 Tính khoa học 26 3 Tính hiệu quả 26 II Một số kiến nghị, đề xuất 28 Tài liệu tham khảo 32 Phụ lục 34 42