SKKN Một số giải pháp quản lý, chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non Thanh Trù
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý, chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non Thanh Trù", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_chi_dao_dam_bao_ve_sinh_an_toa.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp quản lý, chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non Thanh Trù
- gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể về sau. Xuất phát từ những nguyên nhân trên, là một cán bộ quản lý phụ trách công tác nuôi dưỡng tôi thực sự băn khoăn, trăn trở trước thực tế này, làm thế nào để đảm bảo an toàn tuyết đối cho trẻ tại trường mầm non, đặc biệt là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì thế, Tôi đã chọn đề tài "Một số giải pháp quản lý chỉ đạo, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Thanh Trù" làm sáng kiến của mình vận dụng vào quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019. 2. Tên sáng kiến: “Một số giải pháp quản lý, chỉ đạo đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở trường mầm non Thanh Trù” 3. Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Trần Thị Hoa - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Mầm non Thanh Trù – Thành Phố Vĩnh Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0977884143. E- mail: hoadungduong@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Thanh Trù 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Các trường mầm non trong toàn thành phố 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Tháng 9 năm 2018. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: - Về nội dung của sáng kiến: Giáo dục mầm non có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển về thể chất và tình cảm của trẻ. Để trẻ phát triển khoẻ mạnh, thông minh thì vấn đề chăm sóc về dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Thực phẩm là nguồn cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh, chống lại các nguy cơ của bệnh tật. Như vậy, nếu nguồn thực phẩm không hợp vệ sinh, sức khoẻ của trẻ sẽ bị đe doạ. Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng đối với sức khoẻ trẻ thơ, nó góp phần nâng cao sức khỏe tạo tiền đề cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Trước thực trạng vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta rất đáng báo động, bản thân tôi thấy cần thiết phải có những giải pháp 2
- cấp bách để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong nhà trường. Do đó tôi đã tiến hành áp dụng các giải pháp như sau: 1. Giải pháp thứ nhất: Bồi dưỡng kiến thức về nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng. Cử cán bộ, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Sở Giáo dục, Phòng giáo dục tổ chức về công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm được tổ chức trong năm học. Căn cứ công văn hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, Phòng GD&ĐT Vĩnh Yên nhà trường xây dựng nội dung bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ. - Đối với công tác nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ triển khai tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng nội dung: Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trong chương trình GDMN (Ban hành kèm theo Thông tư 28/2016/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2016) giúp đội ngũ nắm được cách tổ chức ăn trong đó có việc xây dựng khẩu phần ăn phù hợp độ tuổi, chế độ ăn cho từng độ tuổi, nhu cầu năng lượng khuyến nghị/ngày/trẻ và nhu cầu khuyến nghị năng lượng tại cơ sở GDMN/ngày/trẻ. Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng được khuyến nghị, nhu cầu nước uống, xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa. Tổ chức ngủ, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và an toàn cho trẻ. - Đối với công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Tập huấn cho đội ngũ Luật An toàn thực phẩm số: 55/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010; Quyết định 1246/QĐ-BYT ngày 31/3/2017 của Bộ Y tế về hướng dẫn thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống; Bảng kiểm an toàn thực phẩm và công tác kiểm tra an toàn thực phẩm theo thông tư 48/2015/TT-BYT - Đối với công tác giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng: Giúp giáo viên nắm được các kiến thức cơ bản về giáo dục vệ sinh, dinh dưỡng cho trẻ như: + Nhận biết các thực phẩm tốt quan trọng cho sức khoẻ, sự tăng trưởng và cho hoạt động hằng ngày của chúng ta. + Có nhiều loại thực phẩm khác nhau + Nguồn thực phẩm quan trọng là thức ăn có nguồn gốc từ thực vật và động vật. + Các thực phẩm khác nhau về màu sắc, hương vị, tính chất, mùi vị, kích thước, hình dạng, âm thanh. + Thực phẩm được phân loại theo các nhóm sau: . Nhóm sữa, thịt, cá, trứng: Cung cấp chất đạm. 3
- . Lạc, vừng, dầu, mỡ: Cung cấp chất béo. · Rau, củ, quả cung cấp vitamin và muối khoáng. · Gạo, mì, ngô, khoai, sắn cung cấp đường, năng lượng. Nắm được nội dung giáo dục vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ gồm: + Làm quen, thích nghi với chế độ ăn, ngủ, vệ sinh ở nhà trẻ. + Các nhóm thực phẩm và cách chế biến đơn giản + Ích lợi của thực phẩm đối với sức khoẻ con người + Ăn uống đầy đủ, hợp lý và sạch sẽ + Cách chăm sóc và bảo vệ các bộ phận cơ thể, các giác quan + Cách phòng tránh một số bệnh thông thường + Nền nếp, thói quen, hành vi văn minh trong ăn uống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường xung quanh. + Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh nơi nguy hiểm - An toàn. Bồi dưỡng kỹ năng nhận biết, lựa chọn thực phẩm sạch, thực hành chế biến, tổ chức bữa ăn, thực hành vệ sinh cá nhân, sơ cứu khi trẻ gặp tai nạn, thương tích cho đội ngũ giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng. Đảm bảo mỗi nhân viên nuôi dưỡng biết cách chế biến 1-2 món ăn cho trẻ. 2. Giải pháp thứ hai: Tham mưu, hợp đồng thực phẩm với các cơ sở uy tín, đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho bếp ăn nhà trường. Ngay từ khi được giao nhiệm vụ phụ trách dinh dưỡng tôi đã chủ động tham mưu với hiệu trưởng nhà trường tìm kiếm và liên hệ với các cá nhân, cơ sở cung cấp thực phẩm có uy tín để tiến hành ký hợp đồng cung cấp thực phẩm an toàn cho bếp ăn bán trú. Đối với các cơ sở cung cấp nước uống đóng chai, thịt, rau củ quả, gạo, bánh mì, sữa nhà trường yêu cầu chủ cơ sở phải có giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, các mẫu xét nghiệm đạt các yêu cầu theo quy định của từng loại thực phẩm được Bộ y tế cho phép. Đối với các loại thực phẩm khác như: trứng, đậu, cá do gia đình tự chăn nuôi, tự sản xuất nhà trường yêu cầu các cá nhân phải có giấy xác nhận của ủy ban nhân dân xã về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các thực phẩm trên. Sau khi kiểm tra các cơ sở và các cá nhân có đủ các điều kiện cung ứng thực phẩm nhà trường tiến hành ký hợp đồng, nội dung hợp đồng thể hiện rõ cam kết đảm bảo thực phẩm an toàn về chất lượng, quy định rõ trách nhiệm của bên cung ứng thực phẩm khi có hiện tượng mất an toàn thực phẩm xảy ra. Mỗi loại thực phẩm được ký với 1 nhà cung cấp riêng không ký hợp đồng với 1 cơ sở cung cấp nhiều loại thực phẩm. 4
- 3. Giải pháp thứ ba: Chỉ đạo nghiêm túc việc thực hiện chế độ kiểm thực 3 bước Để thực hiện tốt quy trình kiểm thực 3 bước tôi tham mưu với hiệu trưởng nhà trường thành lập tổ kiểm thực 3 bước thành phần gồm: Hiệu trưởng là tổ trưởng, Hiệu phó là tổ phó, các thành viên (tổ trưởng chuyên môn, y tế, kế toán, thanh tra nhân dân, chủ tịch công đoàn, đại diện giáo viên các khối nhóm, lớp và cha mẹ trẻ) tổ kiểm thực có lịch kiểm tra kèm theo (luân phiên 3 người kiểm tra/1 ngày). - Nhiệm vụ của tổ kiểm thực: + Chịu trách nhiệm về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn trường MN và chất lượng bữa ăn về định lượng, dưỡng chất đúng với giá trị mức ăn. + Kiểm tra số lượng thực phẩm theo tính ăn, tính khẩu phần ăn cho trẻ. + Kiểm tra, giám sát chất lượng, nguồn gốc thực phẩm nấu ăn cho trẻ. + Kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm trong quá trình tiếp nhận, bàn giao, sơ chế, chế biến thực phẩm, chia ăn cho trẻ hàng ngày tại trường MN. + Kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh các khu sơ chế, chế biến; sử dụng, bảo quản đồ dùng bán trú, hệ thống ga, điện, nước nhà bếp. + Thực hiện ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu vào sổ kiểm thực 3 bước theo qui định. + Kết quả kiểm tra, giám sát thực phẩm được công khai trong buổi họp định kỳ 1 lần/tháng; khiển trách, kỷ luật nghiêm nếu có cán bộ, giáo viên, nhân viên bị vi phạm quy trình giám sát. * Bước 1: Kiểm tra thực phẩm trước khi nhập - Thực phẩm tươi sống: Trước khi nhập kiểm tra tên thực phẩm, khối lượng đúng theo tính ăn, tươi ngon, không dập nát, không có mùi lạ. - Thực phẩm đông lạnh, bao gói sẵn, phụ gia: Kiểm tra thông tin trên nhãn sản phẩm có tên sản phẩm, nhà sản xuất, địa chỉ sản xuất, ngày sản xuất, hạn sử dụng, quy cách đóng gói, khối lượng, yêu cầu bảo quản, có hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. - Kiểm tra, đánh giá tình trạng cảm quan về chất lượng, an toàn thực phẩm về tính nguyên vẹn, màu sắc, mùi vị. Nếu thực phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng cần ghi rõ biện pháp xử lý loại bỏ, trả lại, tiêu hủy thực phẩm. * Bước 2. Kiểm tra trong quá trình chế biến thức ăn - Sơ chế thực phẩm đã nhập tại bếp ăn: Thực phẩm vừa nhập hoặc thực phẩm nhận từ kho của cơ sở đạt yêu cầu ở bước 01 thì mới được đưa vào sơ chế, chế biến. Thông tin kiểm tra trước khi sơ chế được ghi chép đầy đủ vào 5
- mẫu biểu ghi chép kiểm thực 3 bước. - Kiểm tra điều kiện vệ sinh từ sơ chế, chế biến cho đến khi thức ăn chín: Người tham gia chế biến phải có đầy đủ trang phục, mũ, găng tay Trang thiết bị dụng cụ chế biến thực phẩm sống và chín riêng, để riêng thực phẩm chín và sống. Vệ sinh khu vực chế biến và phụ trợ đảm bảo sàn nhà tường sạch sẽ, rãnh thoát nước được khơi thông, thùng rác có nắp đạy - Đánh giá cảm quan món ăn sau khi chế biến: trong quá trình sơ chế, chế biến, nếu phát hiện nguyên liệu, thức ăn có biểu hiện khác lạ (màu sắc, mùi vị ) cần được kiểm tra, đánh giá và loại bỏ thực phẩm, thức ăn và ghi rõ biện pháp xử lý. - Ghi chép ngày, giờ bắt đầu và kết thúc chế biến của từng món ăn. - Các thông tin kiểm tra trong quá trình chế biến thức ăn được ghi vào mẫu biểu ghi chép kiểm thực ba bước. * Bước 3. Kiểm tra trước khi ăn - Kiểm tra việc chia thức ăn, khu vực bày thức ăn - Kiểm tra các món ăn đối chiếu với thực đơn bữa ăn - Kiểm tra vệ sinh bát, đĩa, dụng cụ ăn uống, nấu, chia ăn, đựng thực phẩm. - Kiểm tra dụng cụ che đậy, trang thiết bị phương tiện bảo quản thức ăn (đối với thực phẩm không ăn ngay hoặc vận chuyển đi nơi khác). - Đánh giá cảm quan về các món ăn, trường hợp món ăn có dấu hiệu bất thường hoặc mùi, vị lạ thì phải có biện pháp xử lý kịp thời và ghi chép cụ thể. - Các thông tin kiểm tra trước khi ăn được ghi vào mẫu biểu ghi chép kiểm thực ba bước. 4. Giải pháp thứ tư: Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy định về lưu mẫu thức ăn. Chỉ đạo nhân viên y tế phải lưu mẫu thức ăn hàng ngày theo đúng quy định 24h. Thức ăn khi vừa nấu xong chuẩn bị chia ăn cho trẻ được lấy để lưu mẫu, khi thức ăn nguội được đưa vào hộp lưu mẫu. Dụng cụ lưu mẫu là hộp Innox được rửa sạch, tráng nước sôi trước khi đưa mẫu vào lưu, mỗi món ăn được lưu 1 hộp riêng đảm bảo lượng thức ăn tối thiểu khi lưu, thức ăn đặc khoảng 150g, lỏng 250ml. Mỗi mẫu thức ăn được niêm phong bằng 1 tem lưu mẫu, trên tem ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu sau: Nhãn mẫu thức ăn lưu Bữa ăn: . (Sáng/trưa/tối). Tên mẫu thức ăn: Thời gian lấy: giờ phút .ngày tháng năm . Người lấy mẫu (Họ tên và chữ ký): 6
- Mẫu thức ăn được lưu trong tủ lạnh ở nhiệt độ 2-3 0C và được ghi chép đầy đủ các thông tin vào sổ lưu mẫu có chữ ký của người lưu, người hủy. Cán bộ phụ trách nuôi dưỡng thường xuyên kiểm tra công tác lưu mẫu thức ăn của nhà bếp để kịp thời điều chỉnh, bổ sung những thiếu sót đảm bảo yêu cầu về lưu mẫu khi có vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm xảy ra. 5. Giải pháp thứ năm: Chỉ đạo tốt công tác vệ sinh tránh các nguồn lây nhiễm từ môi trường làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm * Vệ sinh bếp ăn: Bố trí bếp ăn theo quy trình 1 chiều, có biểu bảng, tên khu vực đầy đủ, đồ dùng, dụng cụ được sắp xếp theo đúng vị trí chức năng. Dụng cụ chế biến thực phẩm sống, chín được để riêng, rửa sạch và cất trong tủ để tránh chuột bọ. Tường, sàn nhà, trần nhà, các giá kệ, tủ hàng ngày được lau chùi, vệ sinh sạch sẽ. Kho thực phẩm được trang bị đầy đủ dụng cụ chứa đựng được kê đạy, sắp xếp hợp lý đảm bảo các quy định về bảo quản thực phẩm. - Khu vực tiếp nhận và sơ chế thực phẩm được quét dọn vệ sinh thường xuyên, thực phẩm khi nhập được để lên bàn, thực phẩm sống, thực phẩm chín được để riêng theo khu vực. - Cống rãnh, khu vực xung quanh bếp ăn được khơi thông, vệ sinh hàng ngày, định kỳ phun thuốc khủ trùng, thuốc diệt côn trùng để tránh các nguồn lây bệnh từ côn trùng. - Chỉ đạo nhân viên nuôi dưỡng thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh nhà bếp theo lịch hàng ngày, tuần và tháng. * Vệ sinh môi trường, lớp học. - Hợp đồng với nhân viên bảo vệ làm vệ sinh trong nhà trường, hàng ngày có trách nhiệm quét dọn vệ sinh xung quanh trường, khơi thông cống rãnh, thu gom rác để xử lý ngay trong ngày, không để rác ở trong trường đến ngày hôm sau, bố trí các thùng rác lớn ở các khu vực trong trường để tránh vứt rác bừa bãi. - Tăng cường trồng cây xanh, xây dựng góc thiên nhiên ở các nhóm lớp tạo môi trường xanh, sạch, đẹp giúp trẻ gần gũi yêu quý thiên nhiên. - Chỉ đạo giáo viên nhóm lớp thường xuyên vệ sinh lớp học, nhà vệ sinh, bố trí sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp gọn gàng ngăn nắp, đồ dùng đồ chơi được cọ rửa thường xuyên, tránh bừa bộn làm nơi trú ẩn của các loại côn trùng. Chăn, gối, đệm của trẻ phải được giặt giũ thường xuyên, khăn mặt có ký hiệu riêng cho từng trẻ, được luộc 1 lần/tuần * Vệ sinh cá nhân nhân viên nuôi dưỡng, giáo viên bán trú, vệ sinh cá nhân trẻ: - Nhân viên nuôi dưỡng nắm vững kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm. Được trang bị đầy đủ đồ dùng dụng cụ bảo hộ lao động. Khi thực hiện 7
- nhiệm vụ yêu cầu mặc quần áo công tác, đeo khẩu trang, tạp rề, đi ủng, đầu tóc gọn gàng, móng tay cắt ngắn, không mắc các bệnh truyền nhiễm. Thường xuyên rửa tay bằng nước sát trùng trước khi chế biến thức ăn cho trẻ, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. Khi chia ăn cho trẻ phải đeo khẩu trang và chia bằng dụng cụ, không dùng tay bốc, chia thức ăn. Nếm thức ăn phải dùng bát thìa riêng, chia ăn cho trẻ đúng định lượng. Đồ dùng, dụng cụ cá nhân không được để trong bếp ăn, có phòng nhân viên để thay quần áo và để dụng cụ cá nhân. Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. - Giáo viên nhóm lớp khi cho trẻ ăn, quần áo, đầu tóc phải gọn gàng, sạch sẽ, móng tay cắt ngắn, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với thức ăn, sau khi đi vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ, quét rác hoặc lau nhà. Chuẩn bị đủ bàn ghế, khăn ướt lau tay, đĩa đựng thức ăn rơi vãi cho trẻ. Đồ dùng cá nhân của trẻ và giáo viên phải riêng biệt, không sử dụng đồ dùng cá nhân của trẻ. - Vệ sinh cá nhân trẻ: Giáo dục trẻ các kỹ năng vệ sinh cần thiết như vệ sinh mặt mũi, hướng dẫn trẻ tự lau mặt sạch sẽ trước và sau khi ăn, khi mặt bẩn. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, đi vệ sinh đúng nơi quy định, thường xuyên giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Dạy trẻ có thói quen biết giữ vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống sôi, ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống từ tốn, tránh rơi vãi, khi thức ăn rơi vãi nhặt bỏ vào nơi quy định. 6. Giải pháp thứ sáu: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với cha mẹ trẻ và cộng đồng về tầm quan trọng của công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non, lồng ghép nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Thông qua các hoạt động tuyên truyền, hình thức tuyên truyền phong phú giúp phụ huynh và cộng đồng thấy được thực trạng của vấn đề ô nhiễm thực phẩm hiện nay và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của trẻ em từ đó phụ huynh biết cách chăm sóc con cái theo khoa học thể lực, trí tuệ của trẻ phát triển tốt, giúp gia đình đạt được ước mơ con cái khoẻ mạnh, thông minh, học giỏi. Kết hợp với phụ huynh tổ chức các họat động bé tập làm nội trợ, thi gói bánh chưng nhân dịp tết nguyên đán, thăm quan chế biến món ăn tại nhà bếp, dự giờ ăn của trẻ. Phối hợp với Ban đại diện hội cha mẹ học sinh cử đại diện tham gia tổ kiểm thực bếp ăn cùng nhà trường kiểm tra việc nhập thực phẩm, sơ chế, chế biến, chia ăn cho trẻ. Lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm vào các giờ hoạt động, nhằm giúp trẻ tích cực tham gia giữ vệ sinh đảm bảo an toàn thực 8
- phẩm như: lao động tự phục vụ, giữ vệ sinh môi trường, rèn thói quen vệ sinh cá nhân và các hành vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường lớp mầm non. - Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến nếu được áp dụng sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các trường mầm non có tổ chức bán trú. Sáng kiến phù hợp để áp dụng cho các trường mầm non trong thành phố Vĩnh Yên hoặc các cơ sở giáo dục tư thục độc lập trên địa bàn. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có thông tin cần bảo mật 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn công tác nuôi dưỡng tại trường mầm non Thanh Trù tôi đã xây dựng các giải pháp để quản lý chỉ đạo việc đảm bảo VSATTP sát với tình hình thực tế của nhà trường và của địa phương, để áp dụng đề tài một cách có hiệu quả cần các điều kiện như sau: - Cán bộ phụ trách công tác nuôi dưỡng phải có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nắm được nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non, có kiến thức về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường. Có năng lực tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ. - Quá trình áp dụng đề tài cần có sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức trong nhà trường như: Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, thanh tra nhân dân, Ban Đại diện CMHS, các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, tập thể giáo viên trong nhà trường để thực hiện đề tài có hiệu quả. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp được trang bị đầy đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân cho trẻ như: Ca, cốc, khăn mặt mỗi trẻ 1 cái có ký hiệu riêng. - Có đủ các đồ dùng vệ sinh khác như: Chổi, hót rác, thùng rác, bình bơm, các loại thuốc khử trùng, thuốc diệt côn trùng để làm tốt công tác vệ sinh môi trường. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: Nếu sáng kiến kinh nghiệm: "Một số giải pháp quản lý chỉ đạo, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non Thanh Trù" được áp dụng vào thực tế sẽ đem lại lợi ích về kinh tế và lợi ích xã hội rõ rệt, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các nhà trường mầm non. - Hiệu quả về kinh tế: Đề tài được áp dụng vào thực tế giúp tiết kiệm thời gian, công sức của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong việc thực hiện công việc được giao, chủ động thực hiện nhiệm vụ không mất nhiều thời gian đôn đốc, 9
- kiểm tra, giám sát, hiệu quả công việc cao, đảm bảo đúng tiến độ thời gian. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường sẽ tránh được ngộ độc thực phẩm, và các bệnh liên quan đến thực phẩm làm giảm chi phí điều trị, chữa bệnh cho phụ huynh và nhà trường. - Hiệu quả về xã hội: Qua việc thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã nâng cao được nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, phụ huynh, trẻ và cộng đồng về mối nguy hiểm của thực phẩm bẩn, không an toàn, biết cách để lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn cho bản thân và gia đình, biết sử dụng các biện pháp để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà trường cũng như ở gia đình. Trẻ đến trường được nuôi dưỡng, chăm sóc đảm bảo đem lại sự yên tâm, niềm tin cho cha mẹ trẻ và cộng đồng, giúp cha mẹ trẻ tin tưởng, trao gửi con cái cho nhà trường, yên tâm lao động, sản xuất. Trẻ được đảm bảo an toàn trong nhà trường đem lại niềm vui và động lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên hăng say hơn nữa trong công tác trồng người. Trẻ khỏe mạnh, hồn nhiên, vui tươi, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử: Tên tổ chức/cá Phạm vi/Lĩnh vực STT Địa chỉ nhân áp dụng sáng kiến 1 Trường Mầm non Xã Thanh Trù – TP. Vĩnh Yên Đảm bảo VSATTP Thanh Trù 2 Trường Mầm non Phường Tích Sơn – TP. Vĩnh Đảm bảo VSATTP Hoa Sen Yên Thanh Trù, ngày tháng 4 năm 2019 Thanh Trù, ngày tháng 4 năm 2019 Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) Trần Thị Hoa 10