SKKN Một vài Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

doc 14 trang vanhoa 5610
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_vai_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_lam_bai_thi_van.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một vài Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn

  1. Trong số báo này chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến các thầy cô sáng kiến kinh nghiệm đạt giải B cấp Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội năm 2016 của giáo viên Phan Thị Thúy Vân – Trường THCS Thanh Thùy – Thanh Oai - Hà Nội với đề tài “Một vài Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn". Sau đây chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm đến bạn đọc: A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Cơ sở lý luận. Theo công văn số: 3790/BGDĐT – GDTrH về việc tổ chức cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm thực hiện chủ trương đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống; góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học. Mục đích của cuộc thi là khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống, đẩy mạnh thực hiện theo phương châm “Học đi đôi với hành” của học sinh. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả kiến thức tự nhiên và kiến thức xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học có như vậy thì các em mới thực sự làm chủ được kiến thức. Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn là giáo dục rèn kỹ năng cho học sinh phát triển những năng lực cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Từ đó góp phần nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Đồng thời nắm được mối quan hệ giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội về kiến thức liên môn yêu thích hứng thú với môn học. Qua cuộc thi này tôi đã tập dượt cho học sinh vận dụng các kiến thức kỹ năng học được cho quá trình học tập tiếp theo, vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các tình huống thách thức, bất ngờ trong cuộc sống. Điều này có ích cho cuộc sống sau này làm công dân có năng lực sống tự lập, khả năng tư duy sâu và đánh giá khái quát vấn đề. Đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ. 2. Cơ sở thực tiễn. Là một giáo viên dạy môn Ngữ văn, thời gian công tác là 23 năm và đã mấy năm hướng dẫn học sinh làm bài thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học”. Năm học 2015- 2016 tôi đã được Phòng Giáo dục cử làm Chuyên đề để hướng dẫn giáo viên và học sinh làm bài thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”. Và sau đó tôi lại được Ban giám hiệu nhà trường phân công hướng dẫn học sinh làm bài thi liên môn. Tôi đã mạnh dạn đưa vào các tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp và tiết Hoạt động ngoại khóa các vấn đề địa phương cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” tôi đã khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; nhằm tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học
  2. và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập, thúc đẩy sự tham gia của gia đình cộng đồng vào công tác giáo dục. Trải qua thực tế làm Chuyên đề hướng dẫn giáo viên và học sinh trong toàn huyện làm bài thi liên môn nói chung và mấy năm hướng dẫn học sinh tham gia làm bài thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” tại trường, tôi quyết định viết sáng kiến kinh nghiệm “ Một vài Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”, đề xuất một vài kinh nghiệm bản thân mà tôi nhận thấy đã thu được kết quả khá cao, muốn tiếp thu bày tỏ và chia sẻ với đồng nghiệp tham khảo và tiếp tục góp ý góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc thi cho những năm học sau. I. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Việc hướng dẫn học sinh “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” đã được tôi tiến hành thực hiện từ năm học 2014- 2015 nhưng do điều kiện học sinh ở vùng nông thôn, đặc biệt là ở xã nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy, xã có nhiều nghề phụ học sinh chưa chú tâm vào việc học, gia đình chưa quan tâm đến việc học của con. Các em chưa tích cực tham gia cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” do nhà trường phát động. Nhưng bằng những kinh nghiệm và tâm huyết của nghề nghiệp tôi đã khơi dậy ở các em những vấn đề thực tiễn của cuộc sống, giúp các em đưa những kiến thức đã học trong sách vở vào để giải quyết tình huống mà các em đặt ra. Bước đầu tôi thấy các em thích thú, tìm tòi, học hỏi và năm học vừa rồi các em đã tham gia một cách tự nguyện. Do đó, năm học này tôi quyết định viết sáng kiến kinh nghiệm “Một vài Kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm bài thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”. B. PHẦN NỘI DUNG I. THỰC TRẠNG: Qua thực tế hướng dẫn học sinh làm bài thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” tôi thấy vẫn còn nhiều bất cập và chứa đựng một số hạn chế nhất định: 1. VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ: Hiện nay cả trường không có phòng học chức năng để học các môn như: Vật lý, Hóa học, Sinh học, Công nghệ, và các đồ dùng thí nghiệm đã cũ, hỏng. 2. ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: Ban giám hiệu đã quan tâm tạo điều kiện cho học sinh tham dự các cuộc thi như: thi viết thư UPU, Văn minh thanh lịch, Em yêu lịch sử, Khoa học trẻ, cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học”. Cử giáo viên đang trực tiếp dạy trên lớp hướng dẫn các em làm bài thi nhưng các em tham gia còn hạn chế về số lượng, nhiều em còn làm chống đối (nếu đánh vào thi đua của các lớp). Các em chưa thực sự nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống hằng ngày mà đặc biệt là các vấn đề ở địa phương, ở lớp ở trường học, Các em còn hạn chế được đi tham quan thực tế các vấn đề địa phương để phục vụ cho các môn học như: môn Sinh học, Hóa học, Vật lí, Giáo dục công dân, Tài liệu Văn minh thanh lich,
  3. Phần lớn các gia đình học sinh là có nghề phụ, có quan điểm không học được ở nhà làm nghề cùng bố mẹ kiếm tiền nên không quan tâm đến việc học của con em mình. Vì vậy, các em còn hạn chế tham gia các cuộc thi do nhà trường và ngành Giáo dục phát động. Chính vì vậy, việc tham gia các cuộc thi do nhà trường phát động chưa thực sự hiệu quả và chưa đạt được yêu cầu của giáo viên. 3. SỐ LIỆU ĐIỀU TRA: Qua thực tế hướng dẫn học sinh làm bài thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” và điều tra, trao đổi với một số giáo viên ở các trường khác tôi thấy một thực tế đáng buồn ở nhiều trường phổ thông, đó là học sinh chỉ biết học những gì cô giáo giảng trên lớp từ trong sách vở rồi nghiền thuộc lòng như cỗ máy. Khi thầy cô hướng dẫn đem những kiến thức đã học ở sách vở tức là “Học đi đôi với hành” để giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống thì học sinh lúng túng không biết làm và sợ không dám tham gia. Nếu không có sự hỗ trợ, động viên của thầy cô thì hầu như các em không mặn mà nắm trong việc tham gia cuộc thi. Chính vì vậy, tôi đã làm một bảng số liệu điều tra trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này bằng cách cho học sinh trả lời câu hỏi: Đúng Sai STT Nội dung ( % ) ( % ) 1 Tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu 35 65 2 Tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp. 20 80 3 Nhằm thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiến đời sống. 30 70 4 Hiểu biết được nhiều kiến thức mới 20 80 Như vậy với bảng số liệu điều tra trên ta thấy đa số học sinh chưa hiểu được hết phương châm “Học đi đôi với hành”, bản chất và mục đích của cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học”. II. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài thi, đã mang lại cho các em nhiều kiến thức thực tiễn đã được giải quyết bằng những lý thuyết đã học trong sách vở. Tuy nhiên, nếu giáo viên không định hướng giúp học sinh tìm hiểu các vấn đề, tình huống diễn ra trong cuộc sống hằng ngày thì chắc chắn kiến thức các em được thầy cô trau dồi qua sách vở cũng chỉ biết học rồi để đó mà thôi. Vì không được thực nghiệm thì không hiểu sâu được vấn đề các em sẽ không phát huy được hết năng lực học và sáng tạo của mình. Trong quá trình giáo dục, học sinh là nhân tố trung tâm, người giáo viên phải đóng vai trò khơi gợi, dẫn dắt học sinh tiếp cận với tri thức. Muốn làm được điều này, quá trình tiếp xúc, tương tác giữa thầy và trò là không thể thiếu. Quá trình này không chỉ giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với kiến thức mà còn giúp học sinh cảm nhận được tình cảm, sự khích lệ, động viên của thầy cô. Cũng thông qua quá trình tương tác này, sự uốn nắn của giáo viên đối với học sinh từ những hành động nhỏ nhất như: Tư thế ngồi, cách viết, cách đọc, cách tìm hiểu các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống quanh ta, sẽ được thực hiện. Với vai trò quan trọng này của người giáo viên là khơi gợi, định
  4. hướng cho học sinh là không thể thay thế được. Việc đưa cuộc thi, đã góp phần “củng cố” kiến thức cho học sinh lên rất nhiều. Nhưng thực tế, học sinh ở các vùng nông thôn do điều kiện kinh tế còn khó khăn, có những tiết dạy giáo viên phải đưa học sinh đi tìm hiểu thực tế các vấn đề địa phương nhưng các em không được đi. Tất cả các em chỉ được nghe thầy cô giảng và được đọc trong sách vở. Thời gian lẽ ra phải giành để học sinh được đi thực tế, suy nghĩ, tư duy, thảo luận nhóm thì chủ yếu chỉ để sử dụng cho việc nghe và quan sát. Kết quả là, kiến thức của các em không được khắc sâu và mở rộng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, cần có sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp, căn cứ trên điều kiện thực tế của từng đơn vị trường học như: Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, khả năng sử dụng phương tiện dạy học hiện đại của giáo viên, đặc thù từng môn học. Để hướng dẫn học sinh làm bài thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” thật tốt và có hiệu quả, cá nhân tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp đã và đang tiến hành tại trường. Đặc biệt là đối với đối tượng học sinh khối 8 và 9 tôi nhận thấy là tương đối phù hợp cụ thể là: - Cần đẩy mạnh hơn nữa việc dạy học theo phương châm “Học đi đôi với hành”. - Giáo viên cần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục. - Không quá lạm dụng vào việc sử dụng CNTT đưa vào những hình ảnh mà giáo viên chụp hoặc quay Video các vấn để thực tiễn ở địa phương để đưa vào bài dạy, sẽ dễ phạm vào việc trình chiếu, không đảm bảo tính quy phạm, tính hệ thống và khoa học trong dạy học mà cần cho học sinh đi tìm hiểu thực tế các vấn đề địa phương. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài thi phải định hướng cho các em theo những nội dung của cuộc thi, học sinh phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. - Tình huống đặt ra là tình huống thực tiễn; gần gũi, thiết thực; có thể giải quyết được bằng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của học sinh. - Định hướng làm bài thi cho học sinh phải phù hợp với đặc thù, đặc trưng kiến thức của từng bài, của môn học, mà đòi hỏi ta phải biết lựa chọn, cân nhắc để thiết kế sao cho phù hợp, vẫn đảm bảo được tính quy phạm, tính khoa học và phát huy, kích thích được hứng thú học tập, hứng thú làm bài thi của các em. - Kết hợp với các thầy cô giáo bộ môn đang trực tiếp giảng dạy các em, để các thầy cô giúp đỡ, tư vấn những vấn đề khi làm bài thi các em còn gặp khó khăn. Bởi đây là bài thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn” các em cần tích hợp nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề hay một tình huống đặt ra. Năm học 2015 – 2016 tôi đã thực hiện thành công “Chuyên đề” hướng dẫn làm bài thi liên môn mà Phòng giáo dục giao cho, tôi còn chủ động gặp gỡ và trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị Hiền – Phó hiệu trưởng và cô Nguyễn Thị Dung – Phó hiệu trưởng (hai cô giáo giỏi về chuyên môn và tâm huyết với nghề), cô giáo Hiền và Dung tham gia trong tổ bộ môn của Phòng giáo dục, cô Hiền phụ trách môn Sinh học, cô Dung phụ trách môn Giáo dục công dân, tôi đã cùng hai cô giúp đỡ các em trong toàn huyện có nguyên vọng tham gia viết bài dự thi liên môn.
  5. Với trường tôi, tôi đã có kế hoạch kết hợp với Ban giám hiệu nhà trường phát động cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” và tôi lên kế hoạch xin phép nhà trường ngày từ đầu tháng 9 vào tiết 5 thứ 4 hằng tuần có tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi đến các lớp phát động cuộc thi và hướng dẫn các em làm bài thi. Tôi đưa ra cấu trúc bài viết dự thi Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học như sau: 1. Mục đích của Cuộc thi: - Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh. - Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "Học đi đôi với hành". - Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục. 2. Nội dung của cuộc thi: Học sinh phát hiện vấn đề và đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn về một trong các chủ đề sau: Hiểu biết về pháp luật, an toàn giao thông; phòng chống tham nhũng; bảo vệ chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; bảo vệ môi trường; bảo tồn thiên nhiên, tài nguyên và môi trường biển, đảo; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 3. Đối tượng dự thi: Học sinh trung học cơ sở. 4. Sản phẩm dự thi: Sản phẩm dự thi là một bài viết của 01 thí sinh hoặc nhóm (không quá 02 thí sinh) chưa được công bố (không được sao chép bài thi đã thực hiện ở hai năm trước, cả cấp cơ sở, cấp tỉnh và quốc gia, kể cả trên mạng internet), bài viết dài không quá 3000 từ, dung lượng không quá 10MB (khuyến khích có hình ảnh minh họa phù hợp). Cấu trúc của bài viết dự thi được mô tả ở Phụ lục I đính kèm. 5. Tiêu chí chấm thi: a) Mục tiêu: Tình huống đặt ra phải là tình huống thực tiễn; gần gũi, thiết thực; có thể giải quyết được bằng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của học sinh. b) Nội dung: Xác định rõ vấn đề, mục tiêu cần giải quyết; nêu bật được ý nghĩa và tác dụng của việc giải quyết tình huống; nêu được các phương án với cách thức khác nhau trong việc giải quyết tình huống, ưu tiên những giải pháp và cách thức độc đáo, giàu tính sáng tạo và khả thi. c) Thang điểm: Nội dung Tiêu chí Điểm 1. Mô tả tình huống thể hiện rõ sự đòi hỏi của thực tiễn/vấn đề cần giải 10 Vấn đề quyết nghiên cứu Lí giải về sự cấp thiết của thực tiễn/vấn đề cần giải quyết 5 Xác định các tiêu chí cho giải pháp đề xuất phù hợp với kiến thức, kĩ 5 năng, kinh nghiệm của học sinh 2.Thiết kế Mô tả sự tìm tòi các giải pháp khác nhau để đáp ứng đòi hỏi của thực 10 và phương tiễn/giải quyết vấn đề pháp Xác định giải pháp nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn/giải quyết 10
  6. vấn đề Mô tả kế hoạch và các phương pháp thực hiện giải pháp 10 3.Thực Thu thập và phân tích dữ liệu một cách hệ thống 10 hiện: Xây Áp dụng các phương pháp toán học và thống kê phù hợp 10 dựng và Dữ liệu thu thập đủ hỗ trợ cho giải thích và các kết luận 10 kiểm tra 4. Các minh chứng khoa học được bố trí lôgic 10 Trình bày Các đồ thị, hình vẽ, tranh ảnh được chú thích rõ ràng 5 Cách trình bày thể hiện tư duy chặt chẽ, giàu sức thuyết phục 5 Tổng cộng 100 Sau đó tôi hướng dẫn cách viết theo gợi ý như sau: I. Tên tình huống: - Nêu tên vấn đề thực tiễn cần phải giải quyết. II. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Nêu cái đích cần hướng tới của vấn đề cần giải quyết. Giải quyết vấn đề đặt ra nhằm mang lại điều gì cho con người, cho xã hội, trong phạm vi, lĩnh vực giới hạn nào của cuộc sống. Nêu bật được vai trò, ý nghĩa của việc giải quyết tình huống đặt ra. III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: - Đánh giá thực trạng vấn đề cần giải quyết tại địa phương hoặc trong lĩnh vực nào đó cần phải giải quyết, nêu các bất cập, mâu thuẫn cấp bách đòi hỏi phải giải quyết hoặc nêu hứng thú, tò mò, thôi thúc về sự tìm hiểu lĩnh vực nào đó cần giải quyết. Vấn đề thực tiễn cần giải quyết có liên quan đến kiến thức, kỹ năng cụ thể thuộc các môn học nào. Nêu quá trình vận dụng các kiến thức, kỹ năng của các môn học vào quá trình nghiên cứu để tìm ra các phương án, cách thức, giải pháp để giải quyết vấn đề đặt ra. IV. Giải pháp giải quyết tình huống: - Phân tích các nguyên nhân gây ra những khó khăn, bất cập về vấn đề cần giải quyết đã được nêu ở trên. Vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học của các môn học có liên quan đề xuất các phương án với các cách thức khác nhau để giải quyết tình huống đặt ra. Có thể trình bày quá trình phân tích, lập luận lựa chọn phương án, cách thức sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội hoặc điều kiện thực tiễn của địa phương để giải quyết vấn đề đã nêu. Nêu các biện pháp đã sử dụng để giải quyết tình huống đặt ra. Phân tích tác dụng, vai trò tích cực, đánh giá lợi ích của từng giải pháp và lợi ích chung do các giải pháp mang lại, chứng minh việc đạt được mục tiêu đã đặt ra. V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: - Mô tả quá trình thực hiện, các tư liệu được sử dụng, các thiết bị sử dụng. VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: - Mô tả ý nghĩa, vai trò của việc giải quyết tình huống được lựa chọn đối với thực tiễn học tập và thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội. Sau khi học sinh đã được nghe tôi nêu ra phần cấu trúc bài thi và hướng dẫn cách viết, tôi thấy học sinh rất hào hứng và sau buổi đó rất nhiều em gặp tôi đăng ký viết , các em tham gia một cách tích cực và tự nguyện, có những em viết đến 4 bài, làm tôi cũng ngạc nhiên. Theo
  7. tôi việc làm đó sẽ thúc đẩy tư duy tích cực, sáng tạo của học sinh và các em đã thực hiện tốt phương châm “Học đi đôi với hành”. Như vậy nếu chúng ta biết đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục có kế hoạch, có khoa học chắc chắn nó sẽ là động lực thúc đẩy, đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả rất cao, giúp cho cả thầy và trò trong quá trình dạy, học mau chóng tiếp cận được với nguồn tri thức hiện đại, tích lũy nhanh chóng được vốn tri thức khổng lồ từ trong sách vở và thực tiễn cuộc sống. 1. THỰC NGHIỆM Năm học 2015- 2016 tôi đã được nhà trường cử hướng dẫn 23 em tham gia cuộc thi. Sau đây, tôi xin trình bày minh họa hai bài thi mà tôi đã gợi ý cho các em chọn đề tài và hướng dẫn viết. *Thực nghiệm thứ nhất: Bước 1: Gợi ý - Do đặc thù ở xã có nghề phụ, nghề càng phát triển thi theo các em thấy môi trường ở đây như thế nào? Các em đã thi nhau kể với tôi các hóa chất mà chính gia đình các em hằng ngày thải ra cống rãnh, rồi tiếng máy làm hàng, bụi hàng, ở nơi các em đang sinh sống. Và các em đã thảo luận chọn tình huống: “Chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường dưới tác động của một số làng nghề ”. Đó là một tình huống theo tôi rất là hay. I. Tên tình huống: “Chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường dưới tác động của một số làng nghề ”. Bước 2: Gợi ý II. Mục tiêu giải quyết tình huống: - Làng nghề phát triển nhờ đó mà nhân dân trong xã các em đã thoát khỏi cảnh nghèo đói và vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình. Ngược lại thì ô nhiễm môi trường ngày càng cao. Từ đó các em phải làm gì để bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm? - Nhằm hiểu sâu hơn kiến thức về môn Sinh Học, Hóa học, Vật lý, Giáo dục công dân, Giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch, tăng kỹ năng vận dụng các kiến thức từ sách vở và thực tế cuộc sống như thế nào? - Thông qua việc giải quyết tình huống trên giúp cho các em có cái nhìn như thế nào về môi trường sống của người dân? Từ đó giúp chúng em có thể hệ thống hóa các kiến thức mà các em đã tìm hiểu, nghiên cứu, bổ sung thêm vốn hiểu biết của mình ra sao? Và từ những thực trạng ô nhiễm môi trường đó, các em có thể đưa ra đánh giá, giải pháp góp một phần sức mình trong việc bảo vệ môi trường dưới tác động của làng nghề? Nhưng quan trọng nhất là các em vẫn cần phải học tất cả các môn học như thế nào? Như vậy, các em có cảm thấy mình thực sự năng động, sáng tạo, tự tin không? Bước 3: Gợi ý III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống. 1- Tiến hành nghiên cứu bằng các phương pháp: - Các em phải tự học hỏi, tự trau rồi những kiến thức, những hiểu biết của mình về môi trường sống ở địa phương dưới tác động của một số làng nghề ra sao? - Các em cần phải tham gia vào tất cả những hoạt động tập thể nào của trường, của địa phương?
  8. - Việc tìm hiểu đã giúp các em thúc đẩy sự gắn kết giữa lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống như thế nào? Các em có thể tiến hành điều tra tình hình ô nhiễm môi trường theo ba bảng sau: Bảng 1: Các nhân tố sinh thái trong môi trường điều tra ô nhiễm. Bảng 2: Điều tra tình hình và mức độ ô nhiễm. Bảng 3: Điều tra tác động của con người tới môi trường. 2 - Tổng hợp nghiên cứu và đề ra giải pháp: Để thấy được ảnh hưởng của thực trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề đối với cuộc sống của người dân, các em có thể vận dụng kiến thức liên môn nào để nghiên cứu và giải quyết tình huống? Theo tình huống này các em sẽ chọn môn học chính nào? Các môn nào được tích hợp? (để cho các em tự tìm hiểu nghiên cứu, sau đó nếu thiếu tôi bổ sung) - Các em đã chọn môn học chính: Sinh học lớp 9 (bài 53: Tác động của con người đối với môi trường; bài 54+55: Ô nhiễm môi trường; bài 56+ 57: Thực hành tìm hiểu môi trường ở địa phương; bài 61 Luật bảo vệ môi trường; bài 62: Thực hành: vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương; bài 22 Vệ sinh hô hấp lớp 8). - Các môn học tích hợp: Môn Hóa học lớp 8 (Bài 28: Không khí- sự cháy; bài 36: Nước), môn Vật lý 7 (Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn), môn Giáo dục công dân 7 (Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên), Tài liệu Văn minh thanh lich lớp 8 (Bài 3: Ứng xử với môi trường tự nhiên), môn Mỹ thuật lớp 6 (Bài 5: Cách vẽ tranh đề tài), môn Âm nhạc lớp 9 (Bài 15: Bài hát học sinh tự chọn), môn Tin học: Sử dụng mạng, soạn bài tuyên truyền bằng phần mềm Microsoft Powerpoint, môn Ngữ văn lớp 8 (Bài 35: Phương pháp thuyết minh). * Gợi ý nội dung nghiên cứu: 3. Nội dung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến việc giải quyết tình huống. - Để tìm hiểu chung về thực trạng ô nhiễm môi trường dưới tác động của làng nghề các em có thể giải quyết những vấn đề nào? + Ô nhiễm nguồn nước. + Ô nhiễm không khí. + Ô nhiễm tiếng ồn. a- Tình hình ô nhiễm: *Ô nhiễm về nguồn nước ra sao? Xã có 6 thôn nhưng 6 thôn nguồn nước ở đây như thế nào? Từ các hộ gia đình hoặc từ các công ty nhỏ lẻ thải nước hóa chất mạ hàng, thuốc tẩy, Vì vậy, tất cả những hóa chất đó có ngấm xuống nguồn nước sạch của một số hộ gia đình không? Những con sông máng dẫn nước ra cánh đồng lúa có bị ô nhiễm không? *Ô nhiễm về không khí như thế nào? - Khí thải từ máy móc (máy hàn, máy cắt, máy dập) với các chất mạ hàng, phun sơn hàng ở các làng ? * Ô nhiễm về tiếng ồn ra sao? - Xã có truyền thống làm nghề kim khí hằng ngày người dân ở đây phải sử dụng máy chặt, cắt, khoan, dập hàng, máy cưa xẻ, trà hàng? b- Nguyên nhân nào dẫn đến tác hại của ô nhiễm môi trường? - Theo môn học nào? Áp dụng những kiến thức nào?
  9. - Đã tích cực xây dựng môi trường sống chưa? Các chất thải, khí độc hại đã thải ra đâu? Gây ra ô nhiễm là do đâu? Ý thức về việc xả rác của người dân ra sao? Phương pháp thu gom, xử lí rác như thế nào? * Tôi nhờ thầy cô giáo bộ môn đang trực tiếp dạy các em gợi ý theo kiến thức các em đã được học: Theo môn Hóa học lớp 8 bài 28: Không khí - sự cháy thì không khí là một hỗn hợp khí trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích, chính xác hơn là khí oxi chiếm 21% thể tích không khí, phần còn lại hầu hết là khí nitơ. Nếu ta đưa vào khí quyển các khí có hại như CO 2, CO, SO2, bụi, khói thì không khí có bị ô nhiễm không? Ở bài 36: Nước, như ta đã biết nước hòa tan nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể sống, rất cần thiết trong đới sống hằng ngày, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, Lượng nước trên Trái Đất rất lớn chiếm ¾ diện tích Trái Đất. Lượng nước ngọt là rất nhỏ so với lượng nước trên Trái Đất. Nước là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố hiđro và oxi, chúng đã hóa hợp với nhau theo tỷ lệ thể tích là hai phần khí hiđro và một phần khí oxi. Vì vậy, các chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp chảy ra cống rãnh, ao hồ có gây ô nhiễm nguồn nước không? Và Tài liệu Văn minh thanh lịch lớp 8 Bài 3: Ứng xử với môi trường tự nhiên thì nguồn nước ngầm ở Hà Nội cũng bị ô nhiễm bởi các chất độc hại như asen, chì và các kim loại nặng nguyên nhân là do đâu? Theo môn Vật lý lớp 7 bài: Chống ô nhiễm tiếng ồn thì ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và hoạt động của con người? Theo môn Giáo dục công dân lớp 7 bài: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mỗi hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên thiên nhiên nó có tác động đến môi trường như thế nào? c- Tác hại với môi trường như thế nào? - Tác hại về nguồn nước. - Tác hại về không khí. - Tác hại về tiếng ồn. d- Tác hại với con người như thế nào? - Tác hại về nguồn nước. - Tác hại về không khí. - Tác hại về tiếng ồn. e- Tình hình nhận thức của người dân ở địa phương ra sao? Bước 4: Gợi ý IV. Giải pháp giải quyết tình huống: a. Đối với xã hội? - Có cần phải đưa vấn đề môi trường vào các buổi họp ở các tổ chức đoàn thể không? Đó là các tổ chức đoàn thể nào? - Có cần mở các lớp đào tạo cấp tốc cho những hộ làm nghề về kiến thức bảo vệ môi trường không? - Các tổ chức cá nhân cần có trách nhiệm giữ gìn môi trường như thế nào? - Cải tiến công nghệ sản xuất để làm gì? - Tổ chức lễ cam kết “ Giữ gìn môi trường xanh - sạch – đẹp” ra sao?
  10. - Xây dựng khu công nghiệp xa nơi ở của dân. Các hộ gia đình làm nghề nhỏ lẻ cũng phải xây xưởng có vách cách âm, giảm độ to của tiếng ồn phát ra và quy định giờ làm như thế nào? Những gia đình mạ hàng bằng các chất hóa học độc hại phải được xử lý nước trước khi thải ra môi trường ra sao? 2. Đối với nhà trường? - Cần đưa vấn đề này vào trong các hoạt động xây dựng chủ đề, chủ điểm trong các tiết sinh hoạt lớp và tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết dạy Hoạt động ngoại khoá các vấn đề ở địa phương trong môn Giáo dục công dân để nâng cao ý thức, hành động của mỗi học sinh về bảo vệ môi trường? - Học sinh lớp 8 và lớp 9 thể hiện mình là tuyên truyền viên như thế nào? - Phát động cuộc thi vẽ tranh về môi trường ra sao? - Sáng tác những bài thơ về bảo vệ môi trường như thế nào? - Tập làm nhạc sỹ sáng tác những bài hát về môi trường như thế nào? - Có nên thành lập câu lạc bộ “ Em yêu môi trường xanh” không? 3 - Đối với gia đình: - Các em là tuyên truyền viên cũng là thành viên trong gia đình phải có ý thức như thế nào để nhắc nhở mọi người cùng chung tay góp sức bảo vệ môi trường? Bước 5: gợi ý V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: 1- Các tư liệu sử dụng trong bài là những tư liệu nào? 2- Các phương pháp thực hiện? - Phương pháp đề nghị. - Phương pháp tuyên truyền. - Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin. + Phương pháp trực quan. + Phương pháp hợp tác. 3- Tiến trình thực hiện: - Điều tra thực tế về nhận thức của người dân về các nhân tố sinh thái trong môi trường, tình hình và mức độ ô nhiễm, tác động của con người tới môi trường và tác động của môi trường tới con người? - Vận động lớp (hằng tuần) về tuyên truyền với gia đình tác hại của ô nhiễm môi trường? Bản thân thực hiện và vận động các bạn nói với người thân? - Vận động cả lớp sáng tác thơ văn, vẽ tranh cổ động tuyên truyền mọi người về những tác hại của ô nhiễm môi trường? - Cần tích cực tham gia lao động, dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm? - Thiết kế một chương trình tuyên truyền 10 phút bằng phần mềm Microsoft Powerpoint mang tựa đề: “Chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường dưới tác động của một số làng nghề ”? - Xin Ban giám hiệu nhà trường và Ban giám hiệu trường Tiểu học cho nhóm thực hiện tuyên truyền về tác hại của ô nhiễm môi trường? - Lập một trang website: đăng bài, ảnh mà nhóm và lớp đã thực hiện để chia sẻ với mọi người những thông điệp về môi trường? Bước 6: gợi ý VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
  11. Đây là một vấn đề thường thấy trong cuộc sống và khó giải quyết tận gốc. Khi thực hiện những giải pháp này, các em sẽ phần nào nâng cao ý thức của người dân trong xã cùng “Chung tay giảm thiểu ô nhiễm môi trường” để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân, gia đình và xã hội. Bài tích hợp liên môn này sẽ giúp chúng em mở rộng kiến thức áp dụng thực tiễn những lý thuyết đã học, tăng khả năng phân tích lập luận, tự tin hơn trong việc giải quyết các vấn đề trong cuộc sống như thế nào? Việc làm này giúp các em có kỹ năng sống như thế nào? Bài thuyết minh của các em nhắc nhở điều gì? Ảnh học sinh đi điều tra gia đình bác Mai Học sinh lớp 8A sinh hoạt với chủ đề Bảo vệ môi trường làng nghề 2. NỘI DUNG ĐIỀU TRA THỰC TIỄN: - Trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài thi, cá nhân tôi đã tiến hành điều tra để nắm bắt ý kiến phản hồi của các thầy cô bộ môn mà đang trực tiếp giảng dạy các em, xem các kiến thức mà các em được học đã áp dụng đến đâu? Đạt hiệu quả như thế nào?
  12. - Nội dung, phương pháp và đối tượng điều tra: + Nội dung: điều tra để nắm bắt được tình hình thực tế ở học sinh cũng như giáo viên về nhu cầu, ưu điểm, hạn chế của việc dạy học theo phương châm “Học đi đôi với hành”. + Phương pháp điều tra: Đàm thoại, đặt câu hỏi gợi mở, điều tra bằng phiếu trắc nghiệm, trao đổi chuyên môn với tổ bộ môn là tổ Khoa học xã hội và tổ Khoa học tự nhiên. + Đối tượng điều tra: học sinh lớp 9 và học sinh lớp 8, các thầy cô đang trực tiếp giảng dạy các em. Kết qủa thu được: * Về phía học sinh: Qua quá trình tiếp cận và đàm thoại bằng một số câu hỏi gợi mở với các em học sinh khối 9 bằng một số câu hỏi như: Qua bài thi các em đã thúc đẩy được việc gắn kết kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống chưa? Bài thi mang lại cho em những hiểu biết gì? Em có đề xuất gì với nhà trường và các thầy cô? Đa số học sinh của khối 9 đều trả lời là qua bài thi chúng em đã đưa được những lý thuyết mà đã được học vào bài thi, nó đã gắn kết kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với thực tiễn đời sống và đã mở rộng và khắc sâu kiến thức cho chúng em. Bài thi mang lại cho chúng em những hiểu biêt về kiến thức khoa học tự nhiên và kiến thức khoa học xã hội. Qua bài thi này, đã tập cho chúng em vận dụng các kiến thức, kỹ năng học được để giải quyết các tình huống thực tiễn trong cuộc sống. Chúng em mong Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho chúng em đi tham quan thực tế các vấn đề địa phương, phục vụ cho những nội dung mà bài học yêu cầu. Cũng câu hỏi trên tôi tiến hành điều tra ở các lớp 8A, 8B và 8C thì nhận được phản hồi: + Lớp 8A: 100% Thích tham gia viết bài thi liên môn vì bài thi mang lại cho chúng em những hiểu biết về kiến thức khoa học tự nhiên và kiến thức khoa học xã hội. Bài thi giúp chúng em có tinh thần đoàn kết và tự tin hơn trong giao tiếp qua mỗi lần đi tìm hiểu thực tiễn các vấn đề ở địa phương. + Lớp 8B: 100% học sinh thích làm bài thi liên môn vì được củng cố và mở rộng, khắc sâu kiến thức và đã giải quyết được một số tình huống thực tiễn mà bấy lâu nay các em không để ý ở lớp, ở trường và ở nhà. + Lớp 8C: 98,4% thích làm bài thi liên môn, các em có ý kiến đề xuất các thầy cô giáo tạo điều kiện cho chúng em được đi tham quan thực tiễn, tìm hiểu những vấn đề nóng bỏng của địa phương, như vấn đề môi trường sống nơi các em đang sinh hoạt hằng ngày. * Về phía giáo viên: Trao đổi với một số thầy cô giáo trong trường và tôi đưa ra câu hỏi: Thầy (cô) nhận xét gì về cuộc thi “Vận dung kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học”? Với cuộc thi này số lượng và chất lượng học sinh tham gia ở trường ta hiện nay? thầy (cô) thấy kết quả thu được từ bài thi như thế nào và thầy (cô) có ý kiến đề xuất gì? Ý kiến phản hồi: + Ý kiến cô: Nguyễn Thị Nhung - Phó hiệu trưởng- nhìn chung cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” là một số bài dự thi có chất lượng khá tốt, từ việc lựa chọn tình huống đến việc giải quyết các tình huống đều có tính thực tiễn khá cao, phương án giải quyết có tính khả thi, việc vận dụng kiến thức liên môn để xử lý tình huống được học sinh thực hiện một cách khéo léo, khá bài bản và
  13. có tính thuyết phục cao. Số lượng học sinh khối lớp 8 và 9 tham gia thi khá cao và đạt chất lượng bài viết tương đối tốt với kết quả như sau: Năm học 2014 – 2015 đã có (01 giải khuyến khích cấp Quốc gia; 01giải nhì cấp Thành phố, 05 giải khuyến khích cấp Thành phố) Năm học 2015 - 2016 đã có (02 giải ba thành phố; 04 giải giải khuyến khích cấp thành phố và 1 bài được dự thi cấp Quốc Gia) + Ý kiến cô Nguyễn Thị Hoa – giáo viên môn Sinh học: cô cho biết rất nhiều học sinh chọn tình huống như: Chung tay bảo vệ môi trường sống ở địa phương; Thực trạng ô nhiễm sông Đáy; Thực trạng ô nhiễm sông Nhuệ; Ô nhiễm nguồn nước ngọt ở các vùng nông thôn, nó thuộc kiến thức môn Sinh học lớp 9. Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường; Bài 54+55: Ô nhiễm môi trường; bài 56+ 57: Thực hành tìm hiểu môi trường ở địa phương; bài 61: Luật bảo vệ môi trường; bài 62: Thực hành: vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương; bài 22: Vệ sinh hô hấp lớp 8. Cô rất vui vì các em đã vận dụng những kiến thức lý thuyết và thực hành đã học để giải quyết các tình huống thực tiễn về môi trường. Nó là một động lực đẩy mạnh việc dạy học theo phương châm “Học đi đôi với hành”. + Ý kiến cô Lê Thị Mỹ Hạnh- tổ trưởng tổ Khoa học tự nhiên: cô cho biết cuộc thi thật bổ ích, các em đã biết sâu chuỗi, liên môn kiến thức ở tất cả các môn học từ Khoa học tự nhiên tới Khoa học xã hội để giải quyết một vấn đề thực tiễn. Các em đã chọn được rất nhiều tình huống ở các lĩnh vực khác nhau như: Chung tay giảm thiểu tác hại bao bì ni lông; Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay ở nước ta; Vấn đề bạo lực học đường ở tuổi vị thành niên; Tại sao mỗi công dân Việt Nam cần phải hiểu pháp luật; Làm thế nào để cho tất cả trẻ em có một cuộc sống bình yên và hạnh phúc; Biện pháp phòng chống ruồi, muỗi và gián ở các vùng nông thôn, + Bản thân tôi thấy rất vui, năm học 2015- 2016 này, số lượng học sinh trong toàn huyện tham gia dự thi rất đông so với năm học trước là 135 bài và được chọn tham dự kỳ thi cấp thành phố 20 bài, kết quả đạt được: (02 giải nhì, 06 giải ba, 06 giải khuyến khích; trong đó 04 bài được chọn tham dự kỳ thi Quốc Gia). Đây là thành quả mà tôi đã kết hợp với cô giáo Nguyễn Thị Hiền và cô Nguyễn Thị Dung - Phó hiệu trưởng hướng dẫn các em làm bài thi. Tiến hành điều tra đại trà qua phiếu: Nội dung cụ thể như sau: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho các lớp để thăm dò ý kiến học sinh ở các lớp 9A,9B, 8A,8B,8C. Qua số liệu khảo sát trên tại trường, chứng tỏ học sinh rất thích làm bài thi liên môn. Có thể khẳng định bài thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” là phương pháp học tối ưu trong nhà trường phổ thông hiện nay, cần khuyến khích, động viên các em tham gia và được áp dụng rộng rãi với nhiều đối tượng học sinh trong trường và trên địa bàn huyện. Việc đưa bài thi làm tăng cường khả năng tự học, tự nghiên cứu, vận dụng tổng hợp. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các môn học. C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN: Qua thực tiễn hướng dẫn học sinh làm bài thi liên môn, trong năm học vừa qua tôi thấy rằng các em học sinh khối trung học cơ sở trong toàn huyện tham gia thi rất đông, đặc biệt là những bài thi đầy chất lượng của học sinh trương tôi, khiến cho giáo viên và học sinh đều hăng say giảng dạy và học tập. Mặc dù điều kiện của nhà trường chưa có phòng học chức
  14. năng để phục vụ cho các bộ môn nhưng tôi và nhiều đồng chí khác sẽ và luôn cố gắng học hỏi thêm nhiều những kinh nghiệm hướng dẫn học sinh làm bài thi liên môn, để các em học sinh được tiếp cận với nguồn tri thức khổng lồ của nhân loại. Đặc biệt là những tình huống thực tiễn trong cuộc sống. Trên đây là một số ý kiến chủ quan của bản thân tôi đã đưa ra rất mong các bạn đồng nghiệp và học sinh quan tâm đóng góp ý kiến và cùng nhau nắm chặt tay đoàn kết, học tập và chia sẻ kinh nghiệm để tạo nên một xã hội học tập, cùng nhau ươm mầm những tài năng cho tương lai mai sau của đất nước. 2. KHUYẾN NGHỊ: Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, cũng như yêu cầu cấp bách của xã hội hiện nay, cần phải đào tạo ra những con người giỏi toàn diện. Vì vậy, tôi xin kiến nghị và đề xuất như sau: * Đối với cấp trên: - Tiếp tục triển khai mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng thêm về việc đổi mới có hiệu quả các phương pháp dạy học cho các thầy cô giáo. - Khích lệ và động viên kịp thời các tập thể và cá nhân tham gia tích cực cuộc thi. - Đầu tư xây dựng các trường học trong huyện đạt chuẩn để giáo viên và học sinh có cơ hội phát triển tài năng, nghiệp vụ. - Tăng cường tổ chức chuyên đề để giáo viên trao đổi học hỏi kinh nghiệm. - Tăng cường các tiết dạy ngoại khóa các vấn đề địa phương. * Đối với giáo viên: - Hưởng ứng sâu rộsng cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học” do trường, Phòng giáo dục và Sở giáo dục phát động. - Tích cực học hỏi đồng nghiệp, để nâng cao trình độ chuyên môn. - Tham gia thường xuyên các diễn đàn về giáo dục và khoa học công nghệ để cập nhật thường xuyên các thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế của giảng dạy là đạo tạo ra những nhân lực phù hợp với yêu cầu của thời đại. - Thường xuyên cập nhật thông tin, dò tìm kiến thức ngoài cuộc sống hằng ngày để bổ sung cho vốn kiến thức của bản thân. - Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh. Trên đây là một số vấn đề tác giả muốn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình đã được triển khai và áp dụng tại đơn vị. Trong quá trình áp vận dụng bạn đọc có thể trao đổi trực tiếp với Giáo viên Phan Thị Thúy Vân – Trường THCS Thanh Thùy – Thanh Oai - Hà Nội. Mọi thông tin chi tiết xem tại trang web