SKKN Những biện pháp và bài tập cơ bản phòng tránh đuối nước cho học sinh trường Trung học Cơ sở

docx 13 trang thulinhhd34 6233
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Những biện pháp và bài tập cơ bản phòng tránh đuối nước cho học sinh trường Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nhung_bien_phap_va_bai_tap_co_ban_phong_tranh_duoi_nuoc.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Những biện pháp và bài tập cơ bản phòng tránh đuối nước cho học sinh trường Trung học Cơ sở

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN I. LỜI GIỚI THIỆU Trong thời kỳ phát triển kinh tế và hội nhanh chóng ở Việt Nam hiện nay nói chung và huyện Bình Xuyên nói riêng nhiều gia đình mải mê đi làm kinh tế không có thời gian để quan tâm quản lí đến con cái, nhiều ông bà bố mẹ đã phó thác quản lí con cái mình cho nhà trường và thầy cô. Nhưng ngoài những giờ học tập ở trường nhiều em học sinh đã lợi dụng sự quản lí không chặt chẽ của gia đình rủ nhau đi chơi tham gia các hoạt động khác, nhiều em đã rủ nhau đi tắm ao hồ, sông, suối và đã xẩy ra rất nhiều tình huống các em bị đuối nước dẫn đến cái chết rất thương tâm để lại bao nỗi xót xa ảnh hưởng đến tâm lí, mang lại nhưng cú sốc đau lòng cho gia đình và xã hội. Qua những đau thương và mất mát mà tôi đã chứng kiến nên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Những biện pháp và bài tập cơ bản phòng tránh đuối nước cho học sinh THCS” để qua đây có thể đóng góp một phần công sức của mình để giúp cho các em học sinh có thể biết được nhưng phương pháp phòng tránh đuối nước, nâng cao khả năng biết bơi của mình, biết cách tự cứu mình và có thể cứu được người khác khi bị đuối nước. II. TÊN SÁNG KIẾN: Những biện pháp và bài tập cơ bản phòng tránh đuối nước cho học sinh trường THCS III. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN: Họ và tên: Lưu Văn Sáu - Địa chỉ: Trường THCS Gia Khánh- Bình Xuyên- Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0979759996 - Email: luusau@gmail.com IV. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN: Lưu Văn Sáu, trường THCS Gia Khánh- Bình Xuyên- Vĩnh Phúc. V. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN: 1. Lĩnh vực áp dụng Tổ khoa học tự nhiên trường THCS Gia Khánh
  2. 2. Mục đích của sáng kiến Tìm ra các biện pháp để giúp học sinh phòng tránh được đuối nước nâng cao khả năng biết bơi và còn biết cách cứu người. VI. NGÀY SÁNG KIẾN ÁP DỤNG Tháng 3 năm 2018 đến tháng 8 năm 2019 VII. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN A. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN I. Nguyên nhân gây đuối nước ở học sinh THCS: - Đuối nước không tha ai, ai cũng có thể bị xảy ra kể cả người lớn và trẻ em những năm gần trở lại đây tình trạng đuối nước xảy ra ở lứa tuổi học sinh THCS chiếm tỷ lệ cao do tuổi lớn hiếu động, thích đùa nghịch thể hiện cái tôi của mình, do sự chủ quan bất cẩn của chính bản thân học sinh. - Môi trường sống xung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây tai nạn đuối nước cho học sinh như bể nước, giếng nước . không có nắp đậy an toàn, sông, hồ, ao, suối không có rào chắn và biển báo nguy hiểm hoặc cấm - Hơn nữa tình trạng xây dựng các công trình đào bới khai thác đất, cát tràn làn sự vô ý thức của con người đã để lại các hố sâu, ao sâu nguy hiểm có thể gây ra những tai nạn đuối nước cho trẻ em. - Nhiều em học sinh đi chăn thả trâu bò rủ nhau tắm sông, suối, ao, hồ cũng là những nguyên nhân chính gây nên tại nạn đuối nước. - Học sinh đuối nước vì người lớn lơ là, thờ ơ không để ý quan tâm giám sát một cách chặt chẽ, kiến thức phòng tránh sơ cứu của người dân còn hạn chế đây cũng là một trong những nguyên nhân đáng báo động hiện nay dẫn đến tình trạng đuối nước ngày càng gia tăng. - Tình trạng học sinh không biết bơi cũng nguyên nhân dẫn đến tình trạng đuối nước phổ biến - Khi tắm tuyệt đối không rủ nhau nhảy từ cao xuống nước vì thường không có kỹ thuật nhảy nên khi rơi xuống phần tiếp xúc thường là ngực, lưng gây choáng, sặc nước dẫn đến đuối nước - Trên địa bàn huyện Bình Xuyên ta sinh sống có rất nhiều ao, hồ, sông, suối, cũng là môi trường không an toàn cho học sinh chỉ một vài lơ là bất cẩn của các em cũng có thể đuối nước - Do thiên tai, lũ lụt, tại nạn giao thông đường thủy ngã xuống nước - Do cứu nạn nhân đuối nước
  3. - Tai nạn đuối nước có thể xẩy ra trong các trường hợp: Ngạt nước, ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước, lặn sâu dưới nước không ngoi lên kịp bị ngạt, bơi quá mệt cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút ngất đi. II. Một số biện pháp giúp học sinh phòng tránh được đuối nước: 1. Chính quyền địa phương: - Phải có hệ thống cột, biển báo những khu vực nước sâu nguy hiểm cấm không cho xuống - Tuyên truyền phổ biến tác hại và sư nguy hiểm của đuối nước cho toàn dân nắm được. - Hệ thống cảnh báo lũ an toàn và kịp thời 2. Nâng cao ý thưc của phụ huynh về phòng chống đuối nước. - Vấn đề đuối nước ở học sinh hiện nay cũng đã được báo trí, ti vi báo mạng nhắc đến rất nhiều nhưng vẫn không hề giảm chính vì thế chúng ta cần có các giải pháp phòng chống tai nạn đuối nước mạnh mẽ hơn thiết thực và hiệu quả hơn. - Vấn đề quan trọng nhất để giảm nguy cơ đuối nước ở học sinh chính là các bậc làm cha, mẹ các ông bà phải quan tâm để ý đến nếu lơ là đồng nghĩa thảm họa đuối nước có thể xẩy ra bất cứ lúc nào. - Tất cả các gia đình cần tạo môi trường an toàn ngay trong khu vực nhà mình lấp kín các ao hồ không cần thiết, tường rào lại các khu vực thiếu an toàn làm nắp đậy chắc chắn cho giếng nước. - Khi cho các em đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ. tắm ở bể bơi, tắm biển cha mẹ phải luôn để con trong tầm quan sát của mình đừng để các em khỏi tầm quan sát không xử lý kịp. - Nhiều cha mẹ biết bơi có thể chủ động dạy con biết bơi và giải quyết một số tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước - Các bậc làm cha, mẹ cũng nên tìm hiểu kiến thức và kỹ năng sơ cấp cứu khi trẻ bị đuối nước đúng cách để áp dụng kịp thời khi xảy ra tình huống đuối nước. - Một số phụ huynh học sinh còn thiếu quan tâm đến việc học bơi của con em mình, phó mặc cho thầy cô - Một số gia đình tin tưởng con cái quá mức dẫn đến nhiều học sinh xin nghỉ đi đàn đúm bạn bè rủ nhau đi chơi hoặc tám ở những khực không an toàn 3. Trang bị kỹ năng sống cho học sinh: - Kỹ năng sống là một trong những thứ vũ khí sống còn cho học sinh trang bị cho các em cận thận, chú đáo bao nhiêu các em càng tránh được rủi do bấy nhiêu.
  4. - Hình thành lên được ý thức mức độ nguy hiểm và tác hại của đuối nước như thế nào đối với bản thân, gia đình xã hội - Tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm không nên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông, suối trong khi không biết bơi, không nên đi lại chơi gần những nơi như ao, hồ, sông, suối hoặc bể nước, cống rãnh, miệng giếng không có nắp đậy, các hố sâu, hố lấy đất, cát cũng rất nguy hiểm. - Dù biết bơi hay không biết khi tắm nên có áo phao, phao, trước khi tắm phải khởi động làm nóng cơ khi mệt quá không nên bơi. 4. Phối kết hợp với các ban ngành Đoàn thể trong nhà trường để phổ biến kỹ năng bơi và phòng chống đuối nước cho học sinh: - Kết hợp với Đoàn Thanh Niên- Đội TNTP Hồ Chí Minh có những chương trình ngoại khóa về kỹ năng bơi và phòng chống tai nạn thương tích do đuối nước gây ra cho học sinh toàn trường nắm được. - Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để giáo dục và nâng cao kỹ năng cho các em - Nhà trường tổ chức các lớp học bơi tại cơ sở giáo dục các bậc phụ huynh học sinh nên cho con mình học bơi khi đến tuổi phù hợp 5. Phổ biến kỹ năng bơi cho học sinh: 5.1. Ý nghĩa, tác dụng của bơi với phòng tránh tại nạn đuối nước: Với sự tác động ngày càng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi yếu tố bất lợi của thiên nhiên, lại là nước nhiệt đới gió mùa có nhiều sông, suối, ao, hồ nên nguy cơ đuối nước là rất cao. Việt Nam hiện đang là quốc gia có tỷ lệ số người chết do đuối nước cao nhất khu vực Đông nam Á nếu số lượng người tập bơi và biết bơi tăng thì tai nạn đuối nước sẽ giảm mà đặc biệt ở lứa tuổi học sinh THCS, người biết bơi sẽ ít bị chết đuối và còn có thể cứu được người đuối nước. 5.2. Quá trình dạy bơi: - Có thể chia làm ba giai đoạn giảng dạy như sau; + Giai đoạn giảng dạy ban đầu: Làm quen với môi trường nước, khắc phục tâm lý sợ nước giúp cho người tập nắm được sơ bộ về nguyên lý kỹ thuật học bơi. + Giai đoạn củng cố: Giúp cho người tập thực hiện thuần thục các chi tiết kỹ thuật và nắm được tương đối hoàn chỉnh động tác nâng cao tính nhịp điệu và chất lượng kỹ năng động tác, sửa chữa động tác sai.
  5. + Giai đoạn tiếp tục củng cố và hoàn thiện: Giúp cho người tập hoàn thiện toàn bộ động tác, hình thành kỹ năng kỹ xảo vận động chính xác và vận dụng vào trong các điều kiện tập luyện khác nhau vẫn đảm bảo độ ổn định và chuẩn xác của kỹ thuật. 5.3. Giảng dạy kỹ thuật bơi trườn sấp: 1. Dạy kỹ thuật động tác chân: * Bài tập trên cạn: a. Ngồi chống tay ra sau đâp chân: Ngồi chống 2 tay ra sau, thân người ngả ra sau, hai chân duỗi thẳng hơi xoay 2 bàn chân vào trong, dùng sức các cơ từ hông, đùi, cẳng chân tập động tác đập chân trườn sấp, khoảng cách 2 chân cách nhau tối dâ 40cm Thực hiện theo nhịp vỗ tay cũng có thể thay đổi nhịp giữa nhanh và chậm. b. Ngồi chống tay ra sau tại mép thành bể hoặc trên ghế đập chân Ngồi chống 2 tay ra sau, thân người ngả ra sau, hai chân duỗi thẳng hơi xoay 2 bàn chân vào trong, dùng sức các cơ từ hông, đùi, cẳng chân tập động tác đập chân trườn sấp, khoảng cách 2 chân cách nhau tối dâ 40cm Thực hiện theo nhịp vỗ tay 3-4 x 30-45 lần c. Nằm sấp trên mép thành bể hoặc trên băng ghế đập chân trườn sấp. Cho học sinh nằm sấp trên ghế hoặc thành bể đập chân trườn sấp, chú ý biên độ từ 35-40cm, dùng lực phát ra từ hông đến đùi rồi cẳng chân, hai bàn bàn chân hơi xoay vào trong, mũi bàn chân duỗi thẳng tự nhiên. Thực hiện theo nhịp vỗ tay 3-4 x 30-45 lần * Bài tập dưới nước: a. bám 2 tay vào thành bể ở sau vai đập chân trườn sấp
  6. Cho học sinh bám 2 tay vào thành bể ở sau vai, thân người nằm ngửa ngang bằng , hai chân luân phiên đâp lên xuống. Yêu cầu hai chân duỗi thẳng hơi thả lỏng vẩy nước lên trên ra trước, bàn chân không hở lên khỏi mặt nước. Thực hiện 3-4 x 30-45 lần b. Bám 2 tay vào thành bể đập chân trườn sấp cho học sinh bám 2 tay vào thành bể, thân người nằm sấp ngang bằng, dùng lực phát ra từ hông đến đùi rồi cẳng chân hai bàn chân hơi xoay vào trong, mũi bàn chân duỗi thẳng tự nhiên hai chân luôn phiên đập lên xuống. Thực hiện 3-4 x 30-45 lần c. Hai tay bám phao tập đập chân trườn sấp Sau khi thực hiện đúng kỹ thuật hiệu lực đã tốt dần cho học sinh ngẩng đâu hoặc cúi đầu bám phao đập chân cự ly tăng dần 25,50,100m lặp lại nhiều lần. d. Hai tay bám phao tập đập chân trườn sấp có đi chân vịt Sau khi thực hiện đúng kỹ thuật hiệu lực đã tốt dần cho học sinh ngẩng đâu hoặc cúi đầu bám phao đập chân có đi chân vịt cự ly tăng dần 25,50,100m lặp lại nhiều lần. 2. Dạy kỹ thuật động tác tay: * Bài tập trên cạn: a. Bài tập từng tay theo 4 nhịp hô - Nhịp 1 tỳ nước quạt nước đến ngang vai, - Nhịp 2 đẩy nước bàn tay đến sát đùi - Nhịp 3 rút tay ra khỏi nước đưa về trước đến ngang vai
  7. - Nhịp 4 tiếp tục đưa tay về trước vào nước Thực hiện mỗi bên tay 10-15 chu kỳ rồi đổi bên b. Bài tập phối hợp 2 tay Đứng hai chân rộng bằng vai gập thân về trước hai tay quạt luân phiên từ chậm đến nhanh dần * Bài tập dưới nước: a. Đứng cạnh thành bể cúi người quạt một tay trườn sấp Đứng cạnh thành bể cúi người một tay để dọc thành một tay quạt nước từ chậm đến nhanh dần, mỗi bên 3-4 x 15-20 lần b. Đứng dưới bể cúi người quạt một tay trườn sấp Đứng dưới bể cúi người chân trước chân sau, một tay chống gối một tay quạt nước từ chậm đến nhanh dần, mỗi bên 3-4 x 15-20 lần c. Đứng dưới bể cúi người quạt hai tay trườn sấp Đứng dưới bể cúi người hai chân rộng hơn vai, hai tay phối hợp quạt nước từ chậm đến nhanh dần, 3-4 lần 3. Dạy phối hợp tay + thở a. Phối hợp quạt hai tay với thở tại chố Đứng hai chân rộng bằng vai quạt hai tay phôi hợp với thở, chú ý thở và quay đầu phải phối hợp đúng với tay bên thở. * Bài tập dưới nước: a. Phối hợp quạt hai tay với thở đi bộ ngang bể
  8. Cúi thấp người để nước ngang trán đi bộ quạt 2 tay phối hợp với thở ngang bể b. Bơi phối hợp quạt hai tay với thở ngang bể có người giúp cầm chân đi sau Bơi 2 tay phối hợp với thở có người giúp cầm chân ngang bể c. Bơi phối hợp quạt một tay với thở ngang bể, 1 tay cầm phao Bơi 1 tay phối hợp với thở 1 tay cầm phao hoặc duỗi thẳng về trước ngang bể (15m) 3-4 lần 4. Dạy kỹ thuật phối hợp tay chân bơi trườn sấp a. Phối hợp quạt tay với bước chân đoạn ngắn Đi bộ phối hợp quạt tay bằng cách tự đếm từ 1 đến 6 cho mỗi chu kỳ từng đoạn ngắn. b. Bơi phối hợp tay quạt thẳng + chân đoạn ngắn nhịn thở Đạp lướt nước đập chân quạt thẳng 2 tay luân phiên từ chậm đến nhanh dần, nhịn thở lặp lại nhiều lần cự ly 10-15m c. Bơi phối hợp quạt tay co + chân đoạn ngắn nhịn thở Đạp lướt nước đập chân quạt cong 2 tay luân phiên từ chậm đến nhanh dần, nhịn thở lặp lại nhiều lần cự ly 10-15m d. Phối hợp tay + chân trườn sấp có đi chân vịt Sau khi thực hiện đúng kỹ thuật hiệu lực đã tốt dần cho học sinh phối hợp tay + chân có đi chân vịt cự ly tăng dần 25,50,100m lặp lại nhiều lần. 5. Dạy kỹ thuật phối hợp toàn bộ * Bài tập trên cạn a. Phối hợp quạt tay với thở và bước chân đoạn ngắn
  9. Đi bộ phối hợp quạt tay phối hợp với thở bằng cách tự đếm từ 1 đến 6 cho mỗi chu kỳ từng đoạn ngắn. Yêu cầu thực hiện từ chậm đến nhanh dần, lặp lại nhiều lần đến khi thực hiện đúng. * Bài tập dưới nước a. Bơi phối hợp đập chân quạt 2 tay 2-3 chu kỳ 1 lần thở Bơi phối hợp nhưng 2-3 chu kỳ thở 1 lần cự ly 25-30m lặp lại nhiều lần b. Bơi phối hợp toàn bộ Bơi phối hợp toàn bộ cự ly 25-20m lặp lại nhiều lần sau đó kéo dài cự ly. Chú ý cải tiến kỹ thuật và tính nhịp điệu. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP XỨ LÝ KHI GẶP TẠI NẠN ĐUỐI NƯỚC: Mặc dù có biết bơi hay không khi gặp một người đuối nước ta phải bình tĩnh xử lý khẩn trương, khéo léo, kêu gọi nhưng người xung quanh tới trợ giúp ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Tuyệt đối không được nhay theo cứu nạn nhân nếu mình không biết bơi và không biết cách cứu đuối vì bản thân mình cũng có thể bị đuối nước. 1. Cấp cứu ngay ở dưới nước - Trường hợp nạn nhân ở gần bờ ta có thể tận dụng một chiếc gậy một cây sào hoặc xa hơn thì dùng một cuộn dây buộc một đầu vào một vật gì đó nổi lên được trên mặt nước như can nhựa, can dầu an, chai nước suối để nạn nhân làm phao rồi kéo nạn nhân lên bờ - Nếu nhiều người ta có thể giăng một hàng người nắm tay nhau để kéo nạn nhân lên bờ - Nếu có thuyền ta chèo thuyền đến chỗ nạn nhân ghé mạn thuyền cho nạn nhân bám vào, cũng có thể đua tay hoặc mái chèo ra cho nạn nhân nắm được để kéo họ lên. - Trường hợp nếu ta biết bơi nạn nhân ở xa bờ không thể dùng gậy hoặc sào phải cởi quần áo thật nhanh dùng miệng cắn áo bơi nhanh về phía
  10. nạn nhân đến gần cầm chặt tay áo, tung thân áo cho nạn nhân nắm lấy rồi vừa bơi vừa kéo nạn nhân vào bờ. - Theo kinh nghiệm của nhiều người cho biết lời nói trấn an của người cứu hộ rất quan trọng khi bơi tới cứu nạn nhân tìm cách trấn an cho họ vững tâm tin tưởng là sẽ được cứu thoát. Lời nói kịp thời của chúng ta đã cứu được nạn nhân 50% rồi, vì họ bớt hoảng loạn ổn định được tâm lý và bớt uống nước. - Lưu ý: Giải pháp nhảy xuống nước cứu nạn nhân là giải pháp cuối cùng. Bởi vì thực tế đã có nhiều trường hợp người cứu nạn do chưa hiểu biết về các phương pháp cứu nạn nhân đuối nước, bị nạn nhân ôm cứng và cả hai cùng chết 2. Một số phương pháp khi bơi ra cứu nạn nhân đuối nước - Phương pháp 1: Nạn nhân nằm ngửa, người cứu hộ bơi ở phía sau nạn nhân, một tay dùng để bơi, một tay vắt lên ngang ngực xốc chéo qua nách bên kia. Bơi kiểu nhái đưa họ vào bờ. Kiểu này khiến người cứu hộ khá mệt, nhưng làm cho nạn nhân được an toàn nhất. - Phương pháp 2: Từ phía sau, người cứu hộ dùng tay nắm ngay chùm tóc phía trên trán, giật ngửa đầu nạn nhân ra phía sau và kéo đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước - Phương pháp 3: Nắm cổ áo lật ngữa người nạn nhân kéo vào, nếu nạn nhân còn mặc đầy đủ quần áo. - Phương pháp 4: Nâng cằm nạn nhân cho nằm ngửa hẳn mặt lên, mũi của nạn nhân sẽ được thoát ra khỏi mặt nước. - Phương pháp 5: Nếu nạn nhân đã bất tỉnh thật sự, ta có thể dùng hai tay nâng đầu nạn nhân nổi lên mặt nước, bơi ngửa bằng 2 chân và kéo vào bờ.
  11. - Phương pháp 6: Nếu nạn nhân đã bất tỉnh. Ta có thể bơi ngửa, dùng ngực để đỡ đầu nạn nhân, hai tay xốc dưới nách cho nạn nhân nằm sải với tư thế thoải mái. Hai chân đạp kiểu nhái đưa nạn nhân vào bờ 3. Cứu nạn nhân khi đã đưa lên bờ Khi chúng ta đưa được nạn nhân vào bờ mà nạn nhân đã bị bất tỉnh, thì hãy xem thử họ có còn thở hay không. - Nếu như họ còn thở thì chỉ cần xóc nước muốn xóc nước thì ta làm như sau: Người cứu đuối một chân chống một chân quỳ để người bị đuối nước nằm áp bụng lên đầu gối người cứu, đầu chúc xuống dung tay vỗ hoặc ấn mạnh cào lưng cho nước chảy ra, để nạn nhân xuống nơi bằng phẳng, thoáng mát dùng tay móc những vật lạ mà họ đã nuốt phải ra khỏi miệng để tránh bị nghẽn đường hô hấp, nới lỏng quần áo, dây nịt, - Nếu không thở nữa thì cần hô hấp nhân tạo ngay. Nếu có thể thì đặt nạn nhân nằm ngửa trên một mô đất cao, hay bàn ghế, giường để chúng ta đỡ cúi gập người khi thao tác cấp cứu. + Thao tác ép tim lồng ngực: Đặt đầu thẳng, quỳ bên cạnh nạn nhân (ngang tim), đặt bàn tay trái lên 1/3 dưới xương ức, bàn tay phải úp lên mu bàn tay trái, hai tay duỗi thẳng, hai vai vuông góc với tay; dồn sức nặng của toàn thân ép xuống lồng ngực của nạn nhân nhịp nhàng, liên tục 60-80 lần/1 phút. + Thao tác phương pháp hà hơi thổi ngạt: Kéo đầu nạn nhân ngửa về phía sau, kéo hoặc đẩy hàm dưới để cho miệng nạn nhân mở ra. Dùng bản tay vừa đẩy trán, vừa bịt mũi nạn nhân lại bằng ngón trỏ và ngón giữa. Bàn tay kia dùng banh hàm nạn nhân và kéo miệng mở ra. Chúng ta hít sâu, há miệng rộng rồi áp sát vào miệng nạn nhân; thổi hơi thật mạnh cho đến khi thấy lồng ngực của nạn nhân phồng lên, mấy hơi đầu cần thổi thật mạnh. Sau đó nghiêng đầu lắng tai nghe hơi thở trở ra. Lặp lại động tác trên với nhịp độ 12 lần trong một phút đối với người lớn và 20 lần một phút đối với trẻ em. Cứ khoảng 20-30 lần ép tim thì chuyển sang thổi ngạt 2 lần. B. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN Qua nhiều năm dạy môn Thể dục ở trường THCS tôi đã giúp các em học sinh nắm được kỹ thuật cơ bản của một số kiểu bơi và khả năng phòng tránh đuối nước biết cách giúp đỡ những người và cũng như chính bản thân mình không may khi gặp tai
  12. nạn đuối nước và học sinh trường đat được nhiều thành tích trong môn bơi lội cấp huyện. VIII. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT: Không IX.CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Để giúp giáo viên và học sinh áp dụng tốt sáng kiến này trong quá trình dạy và hoc, tôi thấy cần có những điều kiện sau đây. * Đối với giáo viên: - cơ sở vật chất phải đảm bảo đày đủ, an toàn -Tài liệu SGK, SGV, tài liệu tham khảo phù hợp với bộ môn - Máy chiếu, tranh ảnh minh họa. - Sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình – nhà trường – xã hội * Đối với học sinh: - Nghiêm túc lĩnh hội được nhưng bài tập và phương pháp phòng tránh tai nạn đuối nước - Ý thức được tầm quan trọng của việc học bơi. X. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC. 1.Đối với giáo viên: - Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn thể dục nói chung và nâng cao kết quả môn bơi nói riêng. - Bản thân mỗi giáo viên tự rút ra những kinh nghiệm cho bản thân trong công tác giảng dạy các đối tượng học sinh khác nhau đặc biệt là học sinh cá biệt. Luôn biết quan tâm, gần gũi, lắng nghe, chia sẻ, động viên kịp thời đến tất cả các em học sinh, tạo mối quan hệ thầy- trò thân thiện, gắn bó. - Có biện pháp phối hợp với phụ huynh học sinh, đoàn đội và các tổ chức chính quyền địa phương hiệu quả, phù hợp. Khai thác tối đa các nguồn lực cho công tác tuyên truyền phòng chống tai nạn đuối nước. - Qua các phương pháp đưa ra mong muốn không bao giờ có tai nạn đuối nước xẩy ra. 2. Đối với học sinh: - Các em bước đầu đã biết vận dụng kiến thức mình học vào cho chính bản thân mình tự đưa ra được những kỹ năng sống cần thiết.
  13. - Các em học sinh sợ nước không biết bơi đã mạnh dạn hơn để tự mình chiến thắng chính bản thân mình để biết bơi, biết cách phòng tránh và cứu người bị đuối nước. XI. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU: Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp TT dụng sáng kiến 1 Giáo viên THCS Gia Trường THCS Gia Hoạt động dạy học Khánh Khánh trường THCS Gia Khánh. 2 Học sinh lớp 9 Lớp 9A,B,C trường Hoạt động học THCS Gia Khánh Gia Khánh ngày / /2019 Gia Khánh ngày / /2019 Thủ trưởng đơn vị Người làm sáng kiến Nguyễn Văn Tư Lưu Văn Sáu