SKKN Phương pháp huấn luyện đội tuyển thể dục thể thao môn bóng chuyền 6-6 học sinh Trung học Phổ thông

pdf 16 trang thulinhhd34 4580
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phương pháp huấn luyện đội tuyển thể dục thể thao môn bóng chuyền 6-6 học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_phuong_phap_huan_luyen_doi_tuyen_the_duc_the_thao_mon_b.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Phương pháp huấn luyện đội tuyển thể dục thể thao môn bóng chuyền 6-6 học sinh Trung học Phổ thông

  1. MỤC LỤC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 3 1. Lời giới thiệu 3 2. Tên sáng kiến 4 3. Tác giả sáng kiến 4 4. Chủ đầu tƣ sáng kiến: 4 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 4 6. Ngày sáng kiến đƣợc áp dụng lần đầu 4 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 4 NỘI DUNG SÁNG KIẾN 4 I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 4 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN 5 III. NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 IV. ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CÔNG TÁC GIẢNG DẠY 6 V. KẾT QUẢ 12 VI. GIẢI PHÁP 12 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 14 9. Hiệu quả, lợi ích thu đƣợc do áp dụng sáng kiến 14 10. Những tổ chức, cá nhân tham gia ứng dụng lần đầu 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO 16 2
  2. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu TDTT trƣờng học là một bộ phận cơ bản của môn TDTT nƣớc ta, bao gồm cả những giờ học TDTT bắt buộc và hoạt động TDTT ngoài giờ nên lớp của học sinh. Phát triển thể thao trƣờng học có tầm quan trọng đặc biệt cho việc chuẩn bị cho thế hệ trẻ về sức khỏe thể chất và các phẩm chất đạo đức tâm lý, để học sinh có một cuộc sống lành mạnh và đáp ứng các yêu cầu về nguồn nhân lực trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Trong những năm gần đây đƣợc sự quan tâm của các cấp, các ngành, TDTT Vĩnh Phúc nói chung và ngành GD&ĐT nói riêng đã có sự phát triển mạnh mẽ về cả TDTT quần chúng và TT thành tích cao. Ngành GD&ĐT tỉnh ta những năm gần đây đã rất quan tâm đến GDTC trong trƣờng học, ngoài việc các em học các giờ TDTT bắt buộc mà còn khuyến khích các trƣờng thành lập các câu lạc bộ cho các em tham gia hoạt động. Với mục đích tạo ra sân chơi để rèn luyện sức khỏe, có những kỹ năng sống để phục vụ cuộc sống. Phát hiện các em có năng khiếu TT thành lập các đội tuyển thi đấu ở các cấp. Vấn đề huấn luyện đội tuyển TDTT trong các nhà trƣờng THPH là nhiệm vụ hàng năm để tham gia hội khỏe phù đổng cấp tỉnh. Thông qua đó mà ta đánh giá đƣợc phong trào tập luyện TDTT trong các nhà trƣờng, mục đích nhằm phát triển toàn diện học sinh sinh trên cả 4 mặt: Đức - trí - thể - mỹ và phát hiện ra những học sinh có năng khiếu thể thao để tiếp tục bồi dƣỡng tạo nguồn cho TT thành tích cao. Môn thể dục trong nhà trƣờng không những góp phần phát triển cơ thể học sinh một cách cân đối, toàn diện mà còn có một cơ thể cƣờng tráng, sức khỏe dồi dào để tiếp thu những tri thức, lĩnh hội những kinh nghiệm sống từ bên ngoài một cách có hiệu quả cao nhất. Nó góp phần tạo không khí học tập sôi nổi, học sinh có lối sống lành mạnh, đạo đức trong sáng. Đặc biệt việc thành lập đội tuyển TDTT tham gia các cuộc thi đấu do ngành tỉnh tổ chức theo chu kì là công việc hàng năm của mỗi trƣờng. Là một giáo viên thể dục qua nhiều năm tập huấn đội tuyển TDTT về các đội tuyển nhƣ : điền kinh, cầu lông, đá cầu, bóng chuyền, võ, qua các năm gần đây đội tuyển nhà trƣờng luân đạt đƣợc những thành tích cao qua các cuộc thi TDTT - HKPĐ cấp tỉnh. Vì vậy qua kết quả đó tôi viết sáng kiến kinh nghiệm 3
  3. với đề tài: Phƣơng pháp huấn luyện đội tuyển TDTT môn bóng chuyền 6-6 học sinh THPT Rất mong đƣợc sự đóng góp của hội đồng khoa học nhà trƣờng và cấp trên để tôi có kinh nghiệm bổ ích áp dụng thực tế trong chuyên môn. 2. Tên sáng kiến Phƣơng pháp huấn luyện đội tuyển TDTT môn bóng chuyền 6-6 học sinh THPT 3. Tác giả sáng kiến Họ và tên: Nguyễn Văn Cảm Địa chỉ: Trƣờng THPT Quang Hà - Gia Khánh - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0977 167 390 Email: nguyenvancam.gvquangha@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tƣ sáng kiến Không 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Huấn luyện đội tuyển TDTT môn bóng chuyền 6 -6 học sinh THPT 6. Ngày sáng kiến đƣợc áp dụng lần đầu Tháng 09 năm 2017. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến NỘI DUNG SÁNG KIẾN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Môn TDTT trong nhà trƣờng là một môn học theo đặc thù riêng là học ngoài trời, nó đòi hỏi ngƣời học phải tích cực vận động, rèn luyện thân thể để đáp ứng yêu cầu phát triển một cách toàn diện nhất. Đặt điểm cơ bản của môn học TDTT là dạy - học lý thuyết gắn liền với thực hành, từ lý thuyết để thực hành đúng và chính sác hơn, ngƣợc lại qua thực hành làm cho học sinh hiểu lý thuyết đƣợc sâu, đầy đủ và chắc chắn từ đó hiệu quả học tập đạt chất lƣợng cao. 4
  4. Chỉ có thông qua thực hành tập luyện các bài tập TDTT đúng phƣơng pháp, khoa học mới đem lại sức khỏe và thể lực là mục tiêu cơ bản của TDTT. Do đó tập luyện là hình thức cơ bản thể hiện đặc trƣng của môn học TDTT. Tập luyện thi đấu TDTT là hình thức có ý nghĩa giáo dục, giáo dƣỡng nâng cao các phẩm chất đạo đức, tính tự tin, khiêm tốn lòng dũng cảm và giàu nghị lực Môn bóng chuyền 6- 6 học sinh THPH là môn học mang tính chất đối kháng, đòi hỏi ngƣời tập phải nhanh nhẹn, khéo léo, kiên trì, bền bỉ, tƣ duy tốt để thực hiện kỹ thuật, chiến thuật trong tập luyện và thi đấu. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN Môn bóng chuyền là môn TDTT phù hợp với nhiều lứa tuổi và giới tính Đối với thanh thiếu niên tập luyện môn bóng chuyền nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển tốt các tố chất vận động, rèn luyện các yếu tố tâm lí góp phần phát triển con ngƣời toàn diện. Đối với ngƣời cao tuổi tập luyện TDTT có tác dụng duy trì và bảo vệ sức khỏe, chống đƣợc một số bệnh tật xuất hiện ở ngƣời già. Đối với ngƣời lao động trí óc tập luyện bóng chuyền làm thay đổi hƣng phấn, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho hệ thần kinh giúp cơ thể mau chóng trở lại trạng thái hoạt động bình thƣờng. Đối với ngƣời lao động tập luyện môn bóng chuyền có tác dụng củng cố sức khỏe cơ bắp, hoạt động nhanh nhẹn, khéo léo chuẩn bị hồi phục sức khỏe cho cơ thể để làm việc có hiệu quả cao hơn. Đối với học sinh THPH tập luyện bóng chuyền giúp các em rèn luyện sức khỏe phục vụ cho học tập, ngăn ngừa một số loại bệnh học đƣờng, giúp cơ thể phát triển toàn diện nâng cao nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm, ý chí, lòng dũng cảm, lòng tự tin, sảng khoái và yêu đời III. NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nội dung Dựa vào lứa tuổi (tâm sinh lý): Đây là lứa tuổi đang phát triển nhanh về chiều cao và các nhóm cơ nhƣng hệ tuần hoàn và hô hấp chƣa hoàn thiện, chƣa đáp ứng hết yêu cầu vận động. Do vậy đề ra khối lƣợng vận động cần phải dựa vào yếu tố này để đảm bảo tính phù hợp. 5
  5. Dựa vào các tố chất vận động của từng học sinh (từng vận động viên) nhƣ: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự mềm dẻo, độ khéo léo mà đề ra bài tập cho thích hợp, hợp lý. Dựa vào phong trào hoạt động TDTT của nhà trƣờng và phong trào tập luyện TDTT ở địa phƣơng để bố trí, sắp xếp thời gian tập luyện phù hợp và tạo điều kiện để học sinh nhà trƣờng tích cực tham gia và các môn TDTT thu hút đƣợc 70% - 80% học sinh tham gia hoạt động. Dựa vào điều kiện sân bãi (ở khu dân cƣ - nhà trƣờng) và khi có hệ thống sân bãi tập luyện để đáp ứng đủ nhu cầu tập luyện của học sinh thƣờng xuyên thì sẽ vừa tăng thêm sinh lực vừa nâng cao thành tích. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau: Nghiên cứu học tập các tài liệu, giáo trình về môn bóng chuyền. Hệ thống, đánh giá, rút kinh nghiệm nội dung, biện pháp giảng dạy bộ môn tại trƣờng. Tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp để chuẩn bị cho đề tài. Phƣơng pháp thị phạm Phƣơng pháp tập luyện Phƣơng pháp phân tích tổng hợp tài liệu Phƣơng pháp điều tra sƣ phạm. Phƣơng pháp sử dụng lời nói. Phƣơng pháp sử dụng hình ảnh. Phƣơng pháp lặp lại. Phƣơng pháp phân chia và hoàn chỉnh. Phƣơng pháp biến đổi. Phƣơng pháp thi đấu. IV. ỨNG DỤNG THỰC TIỄN CÔNG TÁC GIẢNG DẠY Chu kỳ huấn luyện đội tuyển TDTT môn bóng chuyền 6-6 học sinh THPT chia làm 3 giai đoạn: *Giai đoạn 1: Huấn luyện các bài tập thể lực và huấn luyện các kỹ thuật cơ bản. 6
  6. Huấn luyện các bài tập thể lực để phát triển các tố chất nhanh - mạnh - bền - khéo - mềm dẻo. Các bài tập TDTT là phƣơng tiện giáo dục thể chất, sử dụng hợp lí các bài tập sẽ góp phần nâng cao thành tích tập luyện và ngƣợc lại. Cụ thể các bài tập phát triển thể lực cổ tay, cẳng tay và toàn thân, các bài tập nhƣ nằm sấp, chống đẩy, nhảy với vật trên cao, chạy tốc độ 20m x 3 lần, nghỉ giữa quãng 30 - 45s. Tập luyện các kỹ thuật cơ bản: Kỹ thuật cơ bản trong bóng chuyền gồm có các kỹ thuật sau: - Tƣ thế chuẩn bị và di chuyển - Kỹ thuật phát bóng - Kỹ thuật chuyền bóng - Kỹ thuật đệm bóng - Kỹ thuật đập bóng - Kỹ thuật chăn bóng Mỗi một kỹ thuật nói trên có thể thực hiện với nhiều biến dạng (thay đổi) khác nhau, nhằm đáp ứng tốt nhất cho thi đấu, phù hợp với từng trình độ, đẳng cấp khác nhau. 1. Tƣ thế chuẩn bị và di chuyển - Tƣ thế chuẩn bị thấp - Tƣ thế trung bình - Tƣ thế cao Ba tƣ thế này khác nhau ở mức độ khụy gối và thƣờng đƣợc sử dụng trong mọi trƣờng hợp tập luyện và thi đấu dùng đỡ, chuyền, chắn bóng, đập bóng. Di chuyển đảm bảo nhanh đến vị trí trên sân, có các cách di chuyển sau: Bƣớc lƣớt- bƣớc tiến- bƣớc lùi- bƣớc chéo. 2. Kỹ thuật phát bóng Kỹ thuật phát bóng hƣớng dẫn học sinh tập luyện các kỹ thuật phát bóng nhƣ sau: - Kỹ thuật phát bóng thấp tay trƣớc mặt. - Kỹ thuật phát bóng thấp tay nghiêng mình. - Kỹ thuật phát bóng thấp tay cao bóng. 7
  7. - Kỹ thuật phát bóng cao tay trƣớc mặt. - Kỹ thuật phát bóng cao tay nghiêng mình. Trong đó tập trung hƣớng dẫn học sinh tập luyện 2 kiểu phát bóng thành thục là: - Kỹ thuật phát bóng thấp tay trƣớc mặt. - Kỹ thuật phát bóng cao tay trƣớc mặt. 3. Kỹ thuật chuyền bóng Kỹ thuật cơ bản của chuyền bóng có 2 dạng chính là: - Chuyền bóng cao tay. - Chuyền bóng thấp tay. Ngoài ra nó còn có một số dạng khác phụ thuộc vào tƣ thế của ngƣời chuyền. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay có kỹ thuật chuyền bóng ở tƣ thế thấp, kỹ thuật chuyền bóng ở tƣ thế trung bình, kỹ thuật chuyền bóng ở tƣ thế cao. 4. Kỹ thuật đệm bóng Kỹ thuật đệm bóng áp dụng đón những quả bóng tầm thấp và đƣợc thực hiện ở 2 dạng là: - Kỹ thuật đệm bóng bằng 2 tay. - Kỹ thuật đệm bóng bằng một tay. Tùy từng tình huống bóng mà sử dụng các động tác đệm bóng cho phù hợp. 5. Kỹ thuật đập bóng Đập bóng là biện pháp tấn công có hiệu quả nhất trong thi đấu bóng chuyền, căn cứ vào vị trí của ngƣời đập bóng và lƣới có thể chia đập bóng thành: - Đập bóng chính diện. - Đập bóng nghiêng ngƣời. - Đập bóng xoay thân. - Đập bóng xoay tay. - Đập bóng nhanh. Mặc dù ở kiểu đập bóng nào thì kỹ thuật đập bóng cũng đƣợc chia ra các giai đoạn sau: Chạy đà - dậm nhảy - đập bóng và rơi xuống. 6. Kỹ thuật chắn bóng 8
  8. Chắn bóng là một hành động ngăn cản các đƣờng bóng tấn công của đối phƣơng có thể sử dụng các kỹ thuật chắn bóng sau: - Kỹ thuật chắn bóng cá nhân. - Kỹ thuật chắn bóng 2 ngƣời. - Kỹ thuật chắn bóng 3 ngƣời. *Giai đoạn 2: Huấn luyện phƣơng pháp tập luyện kỹ thuật, chiến thuật. Phƣơng pháp tập luyện kỹ thuật cơ bản: 1. Các bài tập ở tƣ thế chuẩn bị - Đứng tại chỗ nghe tín hiệu giáo viên thực hiện các động tác ở tƣ thế chuẩn bị cao, trung bình và tƣ thế thấp khác nhau. - Đứng 2 hàng ngang theo từng cặp đối diện quay mặt vào nhau nghe tín hiệu một bên tập các tƣ thế, bên kia sửa chữa và đổi nhiệm vụ. - Tại chỗ bật nhảy lên cao rơi xuống ở các tƣ thế chuẩn bị cao, trung bình, thấp. - Đi bộ một hai bƣớc bật nhảy lên cao quay ngƣời với nhiều góc độ khác nhau rơi xuống nhanh chóng quay về hƣớng ban đầu chuẩn bị phòng thủ. - Đi bộ bình thƣờng (chạy) 4-6m nghe tín hiệu đứng lại ở tƣ thế chuẩn bị chuyền bóng. - Đứng tại chỗ chuyền bóng ở các tƣ thế khác nhau + Sai lầm thƣờng mắc phải cần sửa chữa: - Trọng tâm cơ thể dồn vào một chân làm ngƣời đứng không vững. - Thân ngƣời cúi thấp nhiều về trƣớc làm giảm tầm quan sát bóng. - Hai chân mở quá rộng gây khó khăn khi di chuyển. - Hai khuỷu tay mở quá rộng, bàn tay khép chặt ngón tay cứng ảnh hƣởng tới chuyền bóng. 2. Các bài tập di chuyển - Đứng thành hàng ngang ở tƣ thế chuẩn bị di chuyển lểntƣớc, sang trái, sang phải, lùi sau. - Hai ngƣời đứng quay mặt vào nhau một ngƣời di chuyển và ngƣời kia làm theo - Chia theo tổ tập luyện tung bắt bóng khi di chuyển. 9
  9. 3. Các bài tập chuyền bóng đệm bóng - Đứng thành vòng tròn lần lƣợt chuyền bóng cho nhau theo chiều thuận và ngƣợc chiều kim đồng hồ. - Chia thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau thực hiện chuyền bóng qua lại với nhau. - Chuyền bóng đệm bóng các tƣ thế khác nhau ngƣời tập đứng thành 2 hàng từng đôi một. - Chuyền bóng và đệm bóng trong khi di chuyển. - Chuyền bóng cao tay dọc theo lƣới. - Tập chuyền bóng dài kết hợp với chuyền bóng ngắn. 4. Các bài tập đập bóng - Mô phỏng các động tác đập bóng chính diện, xoay tay. - Những sai lầm thƣờng mắc phải cần sửa chữa: + Chạy đà quá sớm. + Ngƣời khi dậm nhảy lao về trƣớc. + Tầm đánh bóng không chính xác. + Khi rơi xuống không có sự khụy gối, giảm xung. 5. Tập luyện chiến thuật: a. Chiến thuật tấn công Chiến thuật tấn công trong phát bóng: + Phát bóng đảm bảo sự chuẩn xác gây khó khăn cho đối phƣơng và ghi điểm trực tiếp càng tốt. + Phát bóng vào những vị trí yếu trên sân đối phƣơng. + Phát bóng trực tiếp vào cầu thủ và giữa các vị trí cầu thủ trên sân. + Phát xen kẽ giữa các kiểu phát với lực mạnh nhẹ khác nhau. b. Chiến thuật tấn công trong chuyền bóng Chuyền bóng ở các vị trí chuẩn trên lƣới, chuyền ở nhiều dạng khác nhau nhƣ: cao, thấp, trung bình, nhanh c. Chiến thuật tấn công đập bóng 10
  10. Đập bóng vận dụng một cách linh hoạt đa dạng các phƣơng pháp đập bóng nhƣ: đập đổi hƣớng, xoay cổ tay, đập nhanh, đập trung bình, đập xa lƣới, sát lƣới d. Chiến thuật phòng thủ - Chiến thuật đỡ phát bóng: Đỡ phát bóng chuẩn cho ngƣời chuyền 2 hoặc đỡ chuyền chuẩn cho cầu thủ tấn công. - Chiến thuật đỡ đập bóng - Chiến thuật chắn bóng: Phải biết phán đoán vị trí chắn bóng chính xác, hợp lí. - Chiến thuật yểm hộ: Phán đoán di chuyển đỡ, phát bóng linh hoạt trên sân khi đội bạn đƣa bóng sang sân mình. *Giai đoạn 3: Nâng cao kỹ, chiến thuật, tìm hiểu luật bóng chuyền 6-6 học sinh THPT vào tập thi đấu: - Chuẩn bị cho từng cầu thủ và đội bóng hiểu rõ về luật thi đấu bóng chuyền 6-6 (những điều bổ sung của luật). - Áp dụng đúng luật trong quá trình tập luyện và thi đấu. - Tập thi đấu cọ sát để chuẩn bị kỹ, chiến thuật cơ bản từng cá nhân. - Lựa chọn đội hình thi đấu chính thức. - Khắc phục chố yếu, hạn chế sai sót trong đội về kỹ, chiến thuật. - Nắm đƣợc thực trạng thể lực của các cầu thủ. - Tạo tinh thần lạc quan không gây căng thẳng dẫn đến mệt mỏi. - Chú ý đến các yếu tố chấn thƣơng. - Chuẩn bị cho cá nhân và toàn đội có động cơ đúng đắn, thái dộ nghiêm túc. - Tạo toàn đội tin tƣởng vào lối chơi của đội, biết động viên nhau. - Chuẩn bị cho cầu thủ có bản lĩnh sáng tạo, thông minh, xử lý các tình huống xảy ra. - Có biện pháp kịp thời đối với cầu thủ xuất hiện trạng thái tâm lý quá hƣng phấn hoặc ức chế. - Chuẩn bị cho cầu thủ có trạng thái cân bằng trong quá trình thi đấu. - Thông qua các cuộc tập thi đấu và thi đấu giao hữu để tạo cho các em quen trạng thái thi đấu, khắc phục điểm yếu của mình. 11
  11. - Tổ chức thi đấu với vận động viên có trình độ cao hơn để học hỏi rút kinh nghiệm, rèn ý chí quyết tâm. V. KẾT QUẢ Cơ thể con ngƣời là một thể thống nhất. Qua áp dụng các phƣơng pháp trên vào giảng dạy và huấn luyện, dƣới sự tác động của các bài tập một cách có chủ đích, có hệ thống để làm tăng các cơ quan, chức phận của cơ thể nhƣ: tăng tuần hoàn, hô hấp, trao đổi chất, bài tiết, giúp cơ thể thích nghi với thời tiết và môi trƣờng xung quanh. Ngoài ra nó còn giúp các em nâng cao thể chất và tinh thần chống các bệnh cong vẹo cột sống, cao huyết áp việc tập luyện thƣờng xuyên để nâng cao sức khỏe, làm tăng tính tích cực, tự giác tập luyện trong các giờ học thể dục. Kết quả kiểm tra và thi đấu các em đều vƣợt qua và đạt thành tích cao. VI. GIẢI PHÁP Tập luyện TDTT gây ảnh hƣởng và tác dụng tốt tới sự phát triển bình thƣờng của học sinh THPT. Trong quá trình tập luyện giáo viên cần hƣớng dẫn và giáo dục các em những kiến thức cơ bản về chế độ vệ sinh trong tập luyện để các em có những hiểu biết tự đề phòng, tự kiểm tra sức khỏe để đạt đƣợc kỹ năng, kỹ xảo trong tập luyện. Hiệu quả tập luyện chỉ đạt đƣợc ở mức độ cao khi ngƣời tập có ý thức tự giác tích cực, quyết tâm, kiên trì vƣợt khó hăng say tập luyện thƣờng xuyên trong các giờ học tập ở trƣờng và ở nhà. Luyện tập phải theo nguyên tắc từ động tác dễ đến động tác khó, thực hiện kỹ thuật yêu cầu từ đơn giản đến phức tạp, từ mức thấp đến mức cao hơn. Các bài tập đảm bảo tính hệ thống, liên tục, khoa học phù hợp phát triển toàn diện. Nội dung, hình thức tập luyện đƣợc xây dựng hệ thống và thống nhất với các yêu cầu và điều kiện thực tế. Chú ý đến thể trạng, sức khỏe từng học sinh để định ra nội dung, hình thức và cƣờng độ tập luyện cho phù hợp. Đảm bảo an toàn về môi trƣờng, sân bãi trong quá trình tập luyện và thi đấu, tránh xảy ra chấn thƣơng. 12
  12. Trang phục và quần áo, giày phải phù hợp, thuận tiện cho việc vận động. Phải đảm bảo cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện. 13
  13. 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Vật chất: Phải đẩm bảo đủ dụng cụ tập luện và thi đấu, trang phục, tập luyện và thi đấu nếu thiếu sẽ không phục vụ tốt đƣợc khi nghiên cứu. - Đối với học sinh: Các em phải có thái độ tốt khi tập luyện và thi đấu môn bóng chuyền . - Đối với giáo viên: Phải có điều kiện nghiên cứu sâu thêm kiến thức chuyên môn bóng chuyền, góp phần vào việc giảng dạy và huấn luyện tốt hơn. 9. Hiệu quả, lợi ích thu đƣợc do áp dụng sáng kiến - Trong giai đoạn thực hiện nghiên cứu vào giảng dạy bƣớc đầu đã gặt hái nhiều thành quả, cụ thể là: - Khi áp dụng đề tài dƣới sự tác động của các bài tập thể chất và chuyên môn một cách có mục đích, có hệ thống, cơ thể các em đã có sự chuyển biến rõ rệt nhƣ: tăng tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, trao đổi chất giúp cơ thể thích nghi với điều kiện môi trƣờng, nâng cao tinh thần chống các bệnh cong, vẹo cột sống và các bệnh trong học đƣờng. - Học sinh yêu thích môn học, hăng hái tự giác tích cực tham gia tập luyện. - Có hiểu biết tốt về kiến thức cũng nhƣ kỹ năng, kỹ xảo vận động. - Biết đoàn kết, trung thực, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. - Học sinh nắm đƣợc hình thức tổ chức thi đấu và có kỹ năng trong thi đấu. - Biết củng cố, mở rộng thêm kiến thức môn học. - Học sinh đƣợc rèn luyện tính kiên trì, lòng dũng cảm, quyết tâm vƣợt khó, biết vận dụng vào cuộc sống và học tập. - Học sinh nắm chắc các kỹ thuật cơ bản, có kỹ năng, kỹ xảo và có thể lực tốt. - Rèn luyện nhân cách, trau dồi đạo đức, có kỹ năng giao tiếp, ứng xử và hành vi đẹp trong TDTT. - Nâng cao nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm, ý chí, lòmg tự tin. - Đạt giáo viên dạy giỏi cấp THPT. - Là giáo viên cốt cán tham gia làm công tác huấn luyện đội tuyển Karate-do THCS, THPT của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc. 14
  14. - Học sinh yêu thích bộ môn Bóng chuyền nhiều hơn, nhiều em đăng kí học đội tuyển tham gia thi đấu các cấp . Từ đó kết quả học tập bộ môn của học sinh có sự chuyển biến đi lên so với khi chƣa áp dụng. 10. Những tổ chức, cá nhân tham gia ứng dụng lần đầu STT Tên tổ chức Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Đội tuyển bóng chuyền Gia Khánh - Bình Xuyên - Huấn luyện đội THPT Quang Hà Vĩnh Phúc tuyển 2 Đội tuyển bóng chuyền Vũ Di - Vĩnh Tƣờng - Vĩnh Huấn luyện đội THPT Vĩnh Tƣờng Phúc tuyển 3 Đội tuyển bóng chuyền TT Yên Lạc - Yên Lạc - Huấn luyện đội THPT Yên Lạc Vĩnh Phúc tuyển Bình Xuyên, ngày tháng năm 2019 Bình Xuyên, ngày 18 tháng 2 năm 2019 XÁC NHẬN TÁC GIẢ SÁNG KIẾN THỦ TRƢỞNG ĐƠN VỊ Nguyễn Văn Cảm 15
  15. TÀI LIỆU THAM KHẢO STT Tài liệu và tác giả Giáo trình huấn luyện Bóng chuyền, TS. Nguyễn Xuân Hùng - 1 PGS.TS. Lê Đức Chƣơng, TS. Lê Trí Trƣờng - TS. Lê Huy Hà - ThS. Trần Xuân Tầm, NXB Thông tin và Truyền thông 2018 Tâm lý lứa tuổi và tâm lý học sƣ phạm, Lý Minh Tiên - Nguyễn Thị 2 Tứ chủ biên - NXB ĐH Sƣ Phạm TP.HCM - 2016. Giáo trình Lý luận và phƣơng pháp giảng dạy đại học thể dục thể 3 thao, PGS.TS Nguyễn Tiên Tiến chủ biên, NXB ĐHQG-HCM 2015 Bóng chuyền trong trƣờng phổ thông, Đinh Văn Lẫm, Đinh Thị Mai 4 Anh, NXB TDTT 2014. Lý luận thể thao thành tích cao, GS.TS Dƣơng Nghiệp Chí, NXB 5 TDTT 2014 Giáo trình Tâm lý học Thể dục Thể thao, Trƣờng Đại học TDTT Đà 6 Nẵng, NXB TDTT 2014 7 Sách giáo viên thể dục - NXB Giáo dục - 2008 16