SKKN Rèn kỹ năng làm câu nghị Luận văn học trong bài thi THPTQG (Dạng bài liên hệ đối sánh)

pdf 112 trang binhlieuqn2 03/03/2022 5790
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn kỹ năng làm câu nghị Luận văn học trong bài thi THPTQG (Dạng bài liên hệ đối sánh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_ren_ky_nang_lam_cau_nghi_luan_van_hoc_trong_bai_thi_thp.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Rèn kỹ năng làm câu nghị Luận văn học trong bài thi THPTQG (Dạng bài liên hệ đối sánh)

  1. Đẩu: Lòng các chú tốt nhưng các chú đâu phải là người làm ăn nên các chú đâu có hiểu được việc của những người làm ăn lam lũ cực nhọc. Người đàn bà đã chỉ ra được lòng tốt, sự vô tư và công bằng của pháp luật, nhưng trước cuộc đời thì lòng tốt và sự công bằng của pháp luật không thể làm thay đổi cuộc đời chị được. Có ai đó đã từng nói rằng: “Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người qua những hình tượng nghệ thuật độc đáo” và nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực và thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Nguyễn Minh Châu đã dồn hết tâm lực để xây dựng thành công hình tượng người đàn bà hàng chài qua tình huống truyện độc đáo, thủ pháp đối lập tương phản giữa ngoại hình phẩm chất. Nhân vật hiện lên sinh động, từ ngoại hình, hành động, lời nói thể hiện số phận phẩm chất. Với những chi tiết nghệ thuật độc đáo, ngôn ngữ hàm súc giàu tính biểu tượng, nhà văn đã xây dựng được nhân vật trung tâm của tác phẩm để lại nhiều dư vị và ấn tượng sâu đậm. Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài chính là vẻ đẹp đích thực của chiếc thuyền ngoài xa: đẹp trong đau khổ nhọc nhằn và nhục nhằn, vẻ đẹp mà Nguyễn Minh Châu suốt đời khao khát kiếm tìm: hạt ngọc ẩn giấu trong vất vả, mồ hôi, nước mắt. Hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu đã gợi người đọc liên tưởng tới hình tượng nhân vật bà Tú trong bài thơ “ Thương vợ’’ của Tú Xương. Thơ xưa viết về vợ đã ít, mà viết về vợ khi còn sống lại càng hiếm hoi nhưng Tú Xương lại viết rất nhiều, viết hay và thấm thía về vợ mình. Trong đó “Thương vợ ‘’ là bài thơ tiêu biểu nhất. Bài thơ ra đời khi nhà thơ thi mãi cũng chỉ đỗ tú tài, làm quan tại gia ăn lương vợ và có với bà Tú năm mặt con. Người chèo chống gia đình gieo neo của Tú Xương không phải là một đấng nam nhi mà là một người phụ nữ. Hoàn cảnh ấy cho ta hiểu vì sao Tú Xương lại viết những vần thơ thật xúc động về vợ với tấm lòng yêu thương đồng cảm và tri ân sâu sắc. 100
  2. Chân dung của bà Tú được thể hiện trước hết qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú. Ngay từ câu thơ đầu tiên nhà thơ đã giới thiệu cho ta thấy công việc đầy lam lũ vất vả nhọc nhằn của bà Tú: “Quanh năm buôn bán ở mom sông”. Quanh năm suốt tháng không trừ một ngày nào dù mưa hay nắng bà Tú vẫn phải làm công việc buôn thúng bán bưng trên mũi đất chênh vênh đầy nguy hiểm. Hai câu thực tác giả gợi tả rõ hơn tỉ mỉ hơn cuộc sống tảo tần buôn ngược bán xuôi của bà Tú. Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao nhưng có sự sáng tạo riêng kết hợp với các từ láy “lặn lội, eo sèo” được đảo lên đầu câu đã nhấn mạnh nỗi nhọc nhằn của bà Tú. Bằng những vần thơ chứa đầy cảm động xót thương, Tú Xươg đã tái hiện một cách xúc động cuộc đời tảo tần gian truân của bà Tú. Nổi bật lên giữa cuộc đời nhọc nhằn, bà Tú vẫn tỏa sáng những phẩm chất tốt đẹp: là người phụ nữ đảm đang tháo vát, chu đáo với chồng con và giàu đức hi sinh. Bà đảm đang tảo tần vì một chút duyên với ông Tú nhưng hết lòng vì chồng vì con. Trong cách tái hiện của Tú Xương, bà Tú tuy vất vả nhưng nhẫn nhịn và vui với hạnh phúc đời thường bởi vì bà được chồng thấu hiểu, biết ơn và trân trọng. Qua cái nhìn xót thương của Tú Xương, hình tượng bà Tú đã hiện lên thật trọn vẹn bằng ngôn ngữ thơ tự nhiên mà cô đọng, hàm súc, giàu chất liệu dân gian, giọng thơ hóm hỉnh Bà Tú đã kết tinh những phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống thật đáng trân trọng. Điểm gặp gỡ giữa hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài và nhân vật bà Tú là cùng kết tinh tư tưởng nhân đạo của hai tác giả Nguyễn Minh Châu và Tú Xương. Ta biết nhân đạo là tình yêu thương con người. Thông qua đề tài người phụ nữ, cả hai tác giả đều thể hiện lòng cảm thương đối với những người phụ nữ bình dân vất vả, lam lũ vì mưu sinh, cuộc sống chứa đựng cả nhọc nhằn và nhục nhằn để từ đó trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn của họ: giàu đức hi sinh, bao dung và mang nặng tình yêu với gia đình, chắt chiu hạnh phúc đời thường. 101
  3. Hình tượng nhân vật là phương tiện để nhà văn thể hiện tư tưởng nhân đạo, nhưng ở mỗi tác giả lại có một cách thức khai thác và thể hiện riêng. Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, qua nhân vật người đàn bà hàng chài, Nguyễn Minh Châu khái quát hiện thực và thể hiện tình cảm nhân đạo, bộc lộ sự quan tâm đến những bi kịch cá nhân, những số phận nhỏ bé, khuất lấp giữa cuộc sống đời thường. Nhà văn còn thể hiện triết lí về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống, thiên chức của người nghệ sĩ Với nhà thơ trung đại Tú Xương qua việc khắc họa hình tượng người vợ, tác giả đã bộc lộ tấm lòng vừa cảm thương, trân trọng và cũng xót xa cho người vợ hiền của mình. Từ đó, nhà thơ lên tiếng phê phán những bất công trong xã hội phong kiến đối với người phụ nữ. Câu chuyện văn chương là câu chuyện của sự đồng điệu. Sở dĩ Nguyễn Minh Châu và Tú Xương có những điểm tương đồng bởi vì người phụ nữ là đề tài truyền thống trong văn học, giàu chất hiện thực, đều nặng tình đời tình người, có trái tim nhân đạo bao la. Và cả hai tác phẩm đều sáng tác ở những giai đoạn khó khăn của đất nước, số phận của con người cá nhân chưa được quan tâm. Đó là tiền đề cho cảm hứng nhân văn, nhân đạo lên ngôi. Nguyên nhân tạo nên điểm riêng cho mỗi tác phẩm trước hết là do hoàn cảnh sáng tác khác nhau: “Thương vợ” ra đời vào thế kỉ XIX, trong xã hội thực dân nửa phong kiến; còn “ Chiếc thuyền ngoài xa “ sáng tác khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất. Thêm vào đó, hai tác phẩm ra đời trong hai thời đại văn học khác nhau: thơ ca trung đại (Thương vợ), văn học đổi mới sau 1975 (Chiếc thuyền ngoài xa). Hơn hết còn bởi ý đồ sáng tạo, cảm hứng của mỗi nghệ sĩ khác nhau, đặc trưng của hai thể loại văn học khác nhau. Đặc biệt là do cá tính sáng tạo của hai người nghệ sĩ: Tú Xương là một hồn thơ phóng khoáng nhưng đậm đà chất trữ tình, Nguyễn Minh Châu với phong cách truyện ngắn tự sự triết lý, là người mở đường tinh anh và tài năng cho nền văn học thời kì đổi mới. Và cuối cùng là do đặc trưng của văn học: sự sáng tạo. 102
  4. “Một người nghệ sĩ là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy” (T. Sê- khôp). Điều đó quả không sai. Cả Tú Xương và Nguyễn Minh Châu đều là hai nhà nhân đạo lớn của nền văn học Việt Nam với tài năng lớn, tư tưởng lớn đã sáng tạo nên những kiệt tác nghệ thuật bất hủ “vị nhân sinh”. (Bài làm của Đặng Minh Ánh – học sinh lớp 12 Văn, trường THPT chuyên Lương Văn Tụy - khóa 2015-2018) ĐỀ BÀI: Cảm nhận của anh (chị) về chi tiết bát cháo cám (Vợ nhặt – Kim Lân. Từ đó, liên hệ tới chi tiết bát cháo hành (Chí Phèo – Nam Cao), để rút ra nhận xét về tư tưởng nhân đạo của hai nhà văn. BÀI LÀM Trong bài thơ “ Đất nước đàn bầu”, nhà thơ Lưu Quang Vũ từng viết: “Dân tộc trải xót xa nhiều nỗi khổ Phải thương nhau mới sống được trên đời” Lịch sử dân tộc Việt Nam là những tháng năm dài đấu tranh với đói nghèo và xâm lược. Đi qua muôn trùng gian khó ấy, tự ngàn xưa trong mỗi người dân Việt đã tiềm tàng tinh thần kiên cường bất khuất, cần cù nỗ lực và trên hết là tấm lòng nhân đạo, chan chứa yêu thương. Với vai trò là “thư ký trung thành của thời đại”, văn học nước nhà đã ghi lại thật chân thực, thấm thía điều đó, tiêu biểu có thể kể đến các truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân. Đến với hai tác phẩm, người đọc có thể cảm nhận tình yêu thương nồng hậu của những người dân lao động Việt Nam xưa được đúc kết trong chi tiết bát cháo hành của thị Nở và nồi cháo cám của bà cụ Tứ. Kim Lân là một nghệ sĩ đa tài, nhưng ông thành công hơn cả trong lĩnh vực viết truyện ngắn. Kim Lân viết chân thật và xúc động về người dân quê, làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của họ. Ông là nhà văn “một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thuỷ của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng). Tác phẩm của ông luôn thấm đượm giá trị nhân đạo. Cảm hứng nhân đạo là cảm hứng lớn, xuyên suốt trong văn học Việt Nam. Với truyện ngắn “Vợ nhặt”, tình 103
  5. người ấy lại được Kim Lân làm nổi bật trên phông nền là nạn đói khủng khiếp năm 1945. Truyện kể về anh cu Tràng - một chàng trai xấu xí, thô kệch, ế vợ, làm nghề kéo xe bò thuê, sống cùng một người mẹ già ở xóm ngụ cư nghèo khổ. Trong một lần đi kéo xe thóc lên tỉnh, Tràng tình cờ gặp một cô gái. Họ quen nhau vì một câu hò vu vơ, sau đó với bốn bát bánh đúc và vài câu nói nửa đùa nửa thật, cô gái nọ đã đồng ý theo không Tràng về nhà. Cái tin Tràng “nhặt” được vợ đã gây ngạc nhiên cho cả xóm ngụ cư, còn bà cụ Tứ mẹ anh thì vừa bàng hoàng, vừa lo lắng, nhưng bà cũng nhanh chóng hiểu và chấp nhận người con dâu ấy. Trong bữa cơm đón nàng dâu mới, ngoài niêu cháo ăn với muối và rau chuối thái rối, bà cụ còn chuẩn bị một nồi cháo cám mà bà gọi là “chè khoán” và đon đả mời các con: “Chè khoán đây. Ngon đáo để cơ”. Cháo cám vốn không phải món ăn cho người, nó dân dã, bình dị, thậm chí là xoàng xĩnh. Nhưng đối với gia đình Tràng khi ấy, cháo cám là món ăn giúp xua tan cơn đói, cũng được coi là một món ăn trong mâm cơm đạm bạc đón nàng dâu mới về. Qua đây, điều đầu tiên người đọc cảm nhận được là sự đói nghèo, cực khổ, thân phận rẻ rúng đến đáng thương của người dân lao động trong nạn đói năm 1945. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở ý nghĩa hiện thực như thế thì không thể coi cháo cám là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc được. Quan trọng hơn cả, nồi cháo cám là hiện thân cho tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ. Ta hiểu rằng, phải nghèo đói đến mức nào, con người mới phải ăn cám, vậy mà khi bưng nồi cháo lên, bà cụ vẫn vui vẻ, tươi cười và đon đả mời các con ăn. Bà còn động viên các con: “Ngon đáo để, cứ ăn thử mà xem. Xóm ta khối nhà còn chả có cám mà ăn đấy.” Giữa cái cảnh “tối sầm lại vì đói khát”, sự vui tươi ấy đâu bắt nguồn từ tính cách vô tư, vô lo vô nghĩ mà thực chất là biểu hiện của lòng yêu thương, vị tha và đức hy sinh của người mẹ. Ngay đêm hôm trước thôi, lòng bà còn ngổn ngang những nỗi lo âu, buồn tủi, nhưng khi ngày mới sang, hẳn bà đã cố nuốt nước mắt vào trong, đã nén lòng mình lại để nở nụ cười, để chuẩn bị một bữa ăn đạm bạc mà ấm cúng với mong muốn thắp lên chút tươi sáng và niềm tin cho 104
  6. các con trước bờ vực chông chênh giữa sự sống và cái chết. Hơn nữa, giữa lúc đói quay đói quắt như vậy, nhà lại nghèo xác xơ, nhưng bà cụ Tứ vẫn vì hạnh phúc của con trai mà sẵn sàng sẻ chia sự sống cho một người đàn bà xa lạ. Vậy nên, bát cháo cám đã trở thành nơi chứa đựng tình mẹ, tình thương, tình người và cả niềm tin yêu, hy vọng. Không chỉ có thế, nồi cháo cám còn làm tỏa sáng những phẩm chất tốt đẹp của người vợ nhăt. Khi đón lấy bát cháo cám, đôi mắt chị đã “tối lại”, nhưng sau đó vẫn điềm nhiên và vào miệng miếng cám chát xít. Đó trước hết là biểu hiện của sự tinh tế, ý tứ khi chị đã thấu hiểu và không muốn phá vỡ niềm vui tội nghiệp của người mẹ già. Và sâu xa hơn, hành động ấy còn là minh chứng không lời cho sự chấp nhận đồng cam cộng khổ với gia đình nhà chồng của người vợ nhặt. Đến đây thì người đọc có thể khẳng định được rằng người phụ nữ ấy theo Tràng về không phải chỉ vì miếng ăn, vì vật chất mà lớn hơn thế là khát khao hạnh phúc, mong muốn một mái ấm gia đình để được tiếp thêm sức mạnh vượt qua nạn đói. Qua cử chỉ của thị, Kim Lân đã ngầm gửi đến bạn đọc thông điệp rằng: Trong cuộc sống khó tránh khỏi những lúc chúng ta rơi vào hoàn cảnh khốn cùng. Những người bên cạnh ta, chia sẻ đồng cảm với ta trong những lúc ấy thực sự đáng quý, đáng trân trọng. Nồi cháo cám tuy xoàng xĩnh, bữa ăn tuy đơn sơ đạm bạc nhưng chính tình người đã tạo nên không khí đầm ấm hạnh phúc cho gia đình. Như vậy, nồi cháo cám thực sự là một chi tiết nghệ thuật độc đáo của truyện ngắn “Vợ nhặt” bởi đã tô điểm cho cốt truyện thêm sinh động, hấp dẫn, nhiều dư vị và góp phần khắc họa rõ nét hoàn cảnh, tính cách, phẩm chất của các nhân vật, đặc biệt là bà cụ Tứ và người vợ nhặt. Qua chi tiết này, nhà văn Kim Lân đã lên tiếng tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật - những kẻ gây ra nạn đói ở nước ta. Cũng qua chi tiết này, ông còn khẳng định, nâng niu khát vọng sống, tình người ấm áp của con người trong cảnh khổ và thắp lên ánh sáng, niềm tin cho họ vào tương lai tươi sáng. 105
  7. Nói về nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung, trào lưu văn học hiện thực phê phán nói riêng, không thể không nhắc đến Nam Cao – cây bút hiện thực bậc thầy với quan điểm nghệ thuật tiến bộ và phong cách nghệ thuật độc đáo. Ông đã để lại cho đời nhiều kiệt tác, trong đó có truyện ngắn “Chí Phèo”. Đây là một trong những tác phẩm có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ. Qua hình tượng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã khái quát lên nhiều hiện tượng nhức nhối của xã hội thực dân nửa phong kiến thời đó, đồng thời khẳng định niềm tin bất diệt vào những phẩm chất tốt đẹp của con người. Niềm tin ấy được nhà văn bộc lộ chủ yếu ở phần sau của tác phẩm – quá trình Chí Phèo thức tỉnh, hoàn lương và rơi vào bi kịch bị cự tuyệt. Trong đoạn truyện này, chi tiết bát cháo hành của thị Nở xứng đáng là điểm sáng với nhiều giá trị cả về nội dung và nghệ thuật. “Chí Phèo” là câu chuyện kể về cuộc đời người nông dân cùng tên sống ở làng Vũ Đại. Bị bỏ rơi từ lúc mới sinh ra, Chí được người làng thay nhau nuôi dưỡng. Lớn lên, Chí làm canh điền cho nhà bá Kiến, vì một cơn ghen vu vơ của lão địa chủ mà bị đẩy vào tù. Đến khi ra tù, Chí mang bọ dạng của một kẻ lưu manh, lại bị bá Kiến lợi dụng và biến thành một con quỷ dữ. Từ đó, cuộc đời Chí triền miên chìm trong những cuộc chửi bới, chém giết và những cơn say, cho đến lúc hắn gặp được thị Nở. Trải qua một đêm với thị, sáng hôm sau hắn bị ốm và được thị nấu cho một nồi cháo hành. Đó là bát cháo giải cảm, giải rượu, cũng là bát cháo giải độc cho tâm hồn Chí. Giữa hố sâu của lầm lỗi, của tuyệt vọng bi thương, Chí đã gặp được thị, lại nhận từ thị một ân huệ vô cùng lớn lao. Bát cháo hành tuy nhỏ bé nhưng ăm ắp nghĩa tình. Bát cháo hành bình thường như bao bát cháo hành khác trên đời – có nhiều nhặn gì hơn một chút gạo, một chút hành lõng bõng, nhưng điều cốt tử là nó được nấu lên từ tình yêu thương chân thành, mộc mạc thị dành cho hắn. Nâng bát cháo trên tay, Chí đi từ nỗi ngạc nhiên – vì “lần đầu tiên được một người đàn bà cho”, lần đầu tiên được cho ăn mà không phải dọa nạt hay giật cướp – cho đến sự xúc động nghẹn ngào. Hắn thấy “Trời ơi cháo mới thơm làm sao”, bởi đó là lần đầu tiên hắn được ăn 106
  8. cháo hành, lần đầu tiên hắn được chăm sóc, yêu thương bởi bàn tay người phụ nữ. Thì ra Chí Phèo cũng là một con người, cũng khao khát một tình thương chân thật, để rồi “hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ”. Sau khi ăn cháo, Chí đã trở về với đúng bản chất của anh canh điền lương thiện, trong sáng ngày xưa. Bản chất tốt lành trước đây bị hoàn cảnh khắc nghiệt vùi lấp, đến khi có tình yêu thương chân thật của thị Nở mới được nảy lộc đâm chồi. Bát chào hành của thị đã đánh thức bản chất lương thiện từ thẳm sâu tâm hồn Chí, khơi dậy khao khát hoàn lương, ước mơ hạnh phúc bình dị trong anh. Tuy nhiên, bát cháo ấy cũng đồng thời khắc sâu thêm bi kịch đau đớn nhất của cuộc đời Chí Phèo. Bởi anh chỉ có thể chung sống cùng thị trong vỏn vẹn vài ngày ngắn ngủi, rồi ngay sau đó, những định kiến xã hội hà khắc đã khiến Chí bị thị Nở cự tuyệt. Trong tột cùng đau đớn, tuyệt vọng, hương vị của bát cháo hành hôm nào – hương vị của tình yêu, tình người, cứ thoang thoảng đâu đó, cứ ám ảnh anh mãi không nguôi. Như vậy, có thể khẳng định bát cháo hành là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, đóng vai trò quyết định, mở ra bước ngoặt trong cuộc đời Chí Phèo, là tiền đề cho những diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Không chỉ vậy, chi tiết này còn chứa đựng một thông điệp nhân sinh sâu sắc của nhà văn Nam Cao, đó là tình thương yêu có sức mạnh cảm hóa vô cùng kỳ diệu, có thể đưa một con quỷ dữ trở về với “tính bản thiện” của một con người. Qua hai tác phẩm, không khó để nhận thấy giữa chi tiết bát cháo hành và nồi cháo cám có sự gặp gỡ, tương đồng. Trước tiên, đó đều là những món ăn đơn sơ đến xoàng xĩnh của những người dân nghèo khổ, và đều là do bàn tay của những người phụ nữ giàu tình yêu thương làm nên. Vì vậy, cả hai đều là biểu tượng của tình người, tình đời ấm áp. Hơn nữa, qua cả hai chi tiết, người đọc đều thấy được những mặt trái của đời sống: Ở “Chí Phèo”, đó là bi kịch của một con người tận cùng cô độc và tuyệt vọng, chỉ một bát cháo hành bé nhỏ mà lần đầu tiên được ăn, cũng từ lần đầu đó mà nhớ đến cuối đời. Còn ở “Vợ nhặt”, bát cháo cám đã khắc họa nạn đói thê thảm và thân phận bèo bọt đáng thương 107
  9. của con người. Để rồi qua đó, cả hai nhà văn đều bộc lộ tấm lòng nhân đạo sâu sắc và cái nhìn tin tưởng vào sức mạnh của tình người. Có được sự tương đồng như vậy là bởi cả hai tác phẩm cùng viết về đề tài thân phận người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám và đều được viết bằng ngòi bút của hai nhà văn có tấm lòng nhân đạo, chan chứa tình yêu thương con người. Bên cạnh những điểm tương đồng như vậy, mỗi chi tiết nghệ thuật lại có những giá trị riêng biệt, độc đáo để khẳng định vị trí của mình trong dòng chảy văn học. Với bát cháo hành, đó là biểu tượng của tình yêu, tình thương của thị Nở dành cho Chí, nhưng tình yêu đó lại quá đỗi mong manh và dễ dàng bị định kiến xã hội vùi dập, và chính điều đó làm nên bi kịch đau đớn không lối thoát cho Chí Phèo. Điều này đã cho người đọc thấy bộ mặt tàn bạo của chế độ xã hội đương thời cũng như thể hiện cái nhìn bi quan bế tắc của Nam Cao về số phận của người nông dân. Còn với bát cháo cám, Kim Lân đã khắc họa nó như một biểu tượng của tình mẫu tử, của sự cưu mang, đùm bọc giữa những con người đồng cảnh ngộ, để rồi qua đó nhà văn ca ngợi tình người, khẳng định niềm tin bất diệt vào phẩm chất của người lao động và tin vào tương lai tươi sáng. Khác với Nam Cao, Kim Lân đã có cái nhìn lạc quan vào sự đổi đời của nhân vật. Sự khác biệt này bắt nguồn trước hết từ dụng ý nghệ thuật khác nhau mà hai nhà văn gửi gắm vào chi tiết của mình. Thứ hai, không thể bỏ qua sự tác động của hoàn cảnh sáng tác mỗi tác phẩm, vì “Chí Phèo” ra đời năm 1942, trước Cách mạng tháng Tám nên Nam Cao chưa thể nhìn thấy tương lai cho cuộc đời nhân vật; còn “Vợ nhặt” được Kim Lân sáng tác sau khi Cách mạng tháng Tám đã thành công, nghĩa là nhà văn đã được định hướng để mở ra cho nhân vật một tương lai tươi sáng. Ngoài ra, sự khác biệt còn đến từ những khuynh hướng nghệ thuật khác nhau mà mỗi nhà văn theo đuổi: nếu như Nam Cao thuộc thế hệ các cây bút của trào lưu hiện thực phê phán 1930-1945, thì Kim Lân lại là nhà văn trưởng thành trong thời kỳ văn học cách mạng với cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi. Bên cạnh đó, còn phải kể đến các yếu tố khác như phong 108
  10. cách nghệ thuật riêng biệt của mỗi nhà văn và yêu cầu nghiêm ngặt của văn chương là sự sáng tạo. Tựu chung lại, có thể khẳng định bát cháo hành và nồi cháo cám là hai chi tiết nghệ thuật đặc sắc, mang nhiều giá trị cả về nội dung và nghệ thuật, đồng thời in đậm dấu ấn của hai nhà văn Nam Cao và Kim Lân. Tìm hiểu hai tác phẩm nói chung, hai chi tiết nói riêng, người đọc không chỉ hiểu hơn về bối cảnh đất nước một thời lao khổ, biết yêu hơn con người Việt Nam nhân hậu kiên cường mà còn được tiếp thu thêm nhiều bài học nhân sinh sâu sắc. Đó là lý do vì sao “Chí Phèo” và “Vợ nhặt” mãi mãi là những tác phẩm bất hủ trong dòng chảy văn học nước nhà. (Bài làm của học sinh Nguyễn Vũ Hiền Minh –học sinh lớp 12 Văn, trường THPT chuyên Lương Văn Tụy - khóa 2015-2018) TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê A (Chủ biên), Thực hành làm văn lớp 12, Nxb Giáo dục, H. 2009. 2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000 3. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích – bình giảng tác phẩm văn học lớp 11 nâng cao, Nxb Giáo dục, H. 2007. 4. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên), Phân tích – bình giảng tác phẩm văn học lớp 12 nâng cao, Nxb Giáo dục, H. 2010. 5. Vương Trí Nhàn, Kinh nghiệm viết truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới 6. Nguyên Ngọc, Về một truyện ngắn – “Rừng xà nu”, Nxb Giáo dục H. 1996 7. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 11 nâng cao, tập 1, Nxb Giáo dục, H. 2007. 8. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên), Ngữ văn 12 nâng cao, tập 2, Nxb Giáo dục, H. 2007. 109
  11. 9. Phan Ngọc Thu, Để hiểu thêm một số tác giả, tác phẩm Văn học hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, H. 2001 10. Nguyễn Quang Trung, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 12, Nxb Giáo dục, H. 1999 110
  12. MỤC LỤC 1. Tên sáng kiến 1 2. Tác giả 2 III. Nội dung sáng kiến 3 1. Giải pháp cũ thường làm 3 2. Giải pháp mới cải tiến . 3 3. Thời gian vận dụng 5 4. Hiệu quả kinh tế xã hội dự kiến đạt được 5 5. Điều kiện và khả năng áp dụng 6 PHẦN PHỤ LỤC CHƯƠNG I: Lý thuyết chung 8 1. Một số khái niệm .8 2. Cách làm dạng đề đối sánh văn học 9 2.1. Liên hệ, đối sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm văn học 9 2.2. Liên hệ, đối sánh hai nhân vật 12 2.3. Liên hệ, đối sánh kết cấu 14 2.4. Liên hệ, đối sánh cách kết thúc hai tác phẩm 16 2.5. Liên hệ, đối sánh hai đoạn trích văn xuôi 18 2.6. Liên hệ, đối sánh giá trị của hai tác phẩm văn xuôi 20 2.7. Liên hệ, đối sánh phong cách tác giả 24 CHƯƠNG II: Hướng dẫn học sinh thực hành một số đề bài 26 IĐề 1 26 Đề 2 32 111
  13. Đề 3 39 Đề 4 44 Đề 5 51 Đề 6 56 Đề 7 61 Đề 8 67 Đề 9 75 Đề 10 80 Đề 11 87 CHƯƠNG III: Một số bài làm văn tham khảo của học sinh 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 112