SKKN Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy văn xuôi kháng chiến chống Pháp ở chương trình Ngữ văn Lớp 12
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy văn xuôi kháng chiến chống Pháp ở chương trình Ngữ văn Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_du_an_trong_day_van_xuoi_kh.docx
- Nguyễn Thị Thu Hường - THPT Hoàng Mai 2 - Ngữ văn.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy văn xuôi kháng chiến chống Pháp ở chương trình Ngữ văn Lớp 12
- Nhìn vào kết quả học tập của HS sau khi thực hiện đề tài, so sánh với kết quả phân loại đầu năm của lớp 12A4 nhận thấy: Số học sinh đạt điểm trung bình giảm xuống, học sinh đạt điểm khá – giỏi tăng lên, chất lượng có tăng lên rõ rệt. Và các em không chỉ có điểm số tăng lên mà ý thức của bản thân trong mỗi hành động thường ngày cũng có sự thay đổi nhiều. Trong quá trình thực nghiệm, việc vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao được HS tiếp thu rất sôi nổi, hứng thú chủ động nghiên cứu, tự tìm kiếm lĩnh hội kiến thức mới. Các kiến thức liên hệ thực tiễn đã kích thích được tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh, gắn việc "học đi đôi với hành". Khi tiến hành thực nghiệm, HS rất tích cực tham gia thảo luận giữa các nhóm, giữa các cá nhân để có kết quả chính xác nhất. HS không chỉ phát triển kĩ năng tự học, mà còn chủ động tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu khác từ báo chí, internet, qua việc thực hiện nhiệm vụ học tập. Nhờ cùng nhau thảo luận, cùng nhau làm việc mà giúp HS phát triển được các NL như NL giao tiếp, giải quyết tình huống, ý thức với tập thể và ý thức với cuộc sống của bản thân. HS được trình bày báo cáo, trao đổi trực tiếp với nhau, tạo thuận lợi để phát triển năng lực giao tiếp, từ đó giúp HS cảm thấy tự tin hơn với bản thân trước tập thể và tạo niềm thích thú, yêu thích bộ môn, từ đó góp phần làm tăng độ bền kiến thức cho HS. 41
- PHẦN 3. PHẦN KẾT LUẬN I. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính khoa học Nội dung của đề tài được trình bày khoa học, các luận điểm rõ ràng chính xác, cách lập luận thuyết phục. Hệ thống lí thuyết đúng đắn. 2. Tính mới Đề tài có những điểm mới sau: - Sau khi nghiên cứu về lý luận và tiến hành thực nghiệm sư phạm phương pháp dạy học dự án đưa tác phẩm văn học gắn với thực tiễn cuộc sống, với một số vấn đề cụ thể khi dạy văn xuôi kháng chiến chống Pháp ở Ngữ văn lớp 12: Phát triển khả năng tư duy, khả năng tìm tòi sáng tạo, vận dụng kiến thức đã học vào một vấn đề thực tiễn, từ những nội dung văn học hướng đến những phẩm chất, tư tưởng đạo đức cho học sinh. Đã tạo môi trường thuận lợi cho HS rèn luyện và phát triển toàn diện bởi ngoài tiết học HS còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa, chủ đề liên quan đến bài học. Bên cạnh đó, qua bài học giúp HS rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác, kĩ năng thuyết trình trước đám đông, kĩ năng tạo lập văn bản, hướng đến hoàn thiện các kĩ năng Đọc –Viết – Nói – Nghe. Các em nhận thức được những kiến thức Ngữ văn gần gũi với cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đồng thời giúp các em có thêm nhận thức đúng đắn về các vấn đề thời sự, những vấn đề mà xã hội đang quan tâm, từ đó các em ngày càng hoàn thiện nhân cách. - Thiết kế, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ, các tiết học tự chọn để thực hiện các dự án trong dạy học Ngữ văn theo phương pháp đổi mới, hướng phát huy tính tích cực của học sinh đã tạo cho học sinh nhu cầu nhận thức, ham muốn tìm hiểu, tự lực tham gia các hoạt động học tập, có điều kiện tranh luận, bảo vệ ý kiến của mình. Giáo viên với vai trò là người tổ chức, chỉ đạo và hướng dẫn, qua đó học sinh có thể tự khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học. 3. Tính thực tiễn Đề tài có thể vận dụng để dạy và học không chỉ ở các văn bản nhật dụng mà lựa chọn nội dung phù hợp với dự án ở các tác phẩm văn học trong chương trình THPT. Mỗi tác phẩm văn học đều hướng đến giá trị Chân, Thiện, Mĩ, vì vậy dạy học Ngữ văn kết hợp với những vấn đề thực tiễn, gần gũi, gắn bó với cuộc sống của các em là phù hợp, đúng đắn. Đồng thời nó góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Sau khi áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài, học sinh không chỉ có kiến thức văn học, hứng thú với bài học, tác động đến tư tưởng tình cảm, các em có ý thức hơn, thể hiện tinh thần đoàn kết, tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong mọi việc tốt hơn. Từ lời nói, cách ứng xử, hành động của các em, đặc biệt là những em còn chưa ngoan nay đã có sự chuyển biến tích cực. 42
- 4. Một số kinh nghiệm rút ra 4.1. Đối với giáo viên Việc dạy học Ngữ văn không chỉ giúp học sinh có những kiến thức đúng đắn về văn học, hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm mà còn phải tạo cho học sinh những kỹ năng mềm, phải giáo dục tư tưởng đạo đức, phải đưa những vấn đề trong tác phẩm gắn liền với thực tiễn cuộc sống, để học sinh cảm nhận văn học không còn hàn lâm, sách vở mà gần gũi, gắn với cuộc sống. Từ đó giúp học sinh ngày càng hoàn thiện nhân cách, sống có ý nghĩa, trở thành những con người có ích cho xã hội. 4.2. Đối với học sinh Thông qua việc nắm vững kiến thức văn bản văn học, những giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật mà văn bản mang lại, cần không ngừng học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức qua những hành động, việc làm cụ thể trong đời sống hằng ngày. II. KHẢ NĂNG MỞ RỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI - Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền văn minh vật chất đưa tới nguy cơ làm tha hóa con người. Một số bộ phận quá coi trọng vật chất, sống hình thức, sống theo chiều rộng mà bỏ qua chiều sâu, không bồi đắp, tu dưỡng những giá trị tinh thần. Bên cạnh đó còn có sự phát triển của mạng xã hội, việc sản sinh ra những công nghệ cao khiến không ít người bị chìm đắm trong thế giới ảo mà đánh mất giá trị thực Cùng với các phương pháp dạy học tích cực khác việc sử dụng phương pháp dạy học dự án trong dạy học Ngữ văn nhằm đưa văn học gần gũi với đời sống, tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh là rất cần thiết, phải làm ngay và làm thường xuyên, liên tục, phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong mỗi trường học. - Với đề tài này đang áp dụng cho những tác phẩm văn xuôi chống Pháp trong chương trình Ngữ văn lớp 12 với hai văn bản “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) và “Vợ nhặt”(Kim Lân) trong một số nội dung cụ thể nhưng đề tài không chỉ dừng ở đây mà đề tài có thể mở rộng và phát triển. Thứ nhất, giáo viên có thể áp dụng dạy văn bản văn học với phương pháp dạy học dự án ở tất cả các tiết học, tùy vào nội dung của mỗi văn bản để xác định và lựa chọn nội dung gần gũi, gắn với cuộc sống để thiết kế dự án một cách phù hợp. Dạy học dựa trên dự án phù hợp với dạy viết, nói và nghe để phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe, thông qua đó phát triển các NL chung và NL đặc thù cho HS Thứ hai, ở mỗi tiết học về tác phẩm, GV vẫn cần thiết tổ chức dạy học các nội dung kiến thức có liên quan đến dự án học tập vào những giờ học chính thức trên lớp vì nếu không được hướng dẫn tìm hiểu kiến thức thì HS sẽ không có đủ kiến thức nền để thực hiện dự án. Sau khi nắm vững những kiến thức về tác phẩm học sinh tiếp tục tìm hiểu các vấn đề liên quan đến bài học qua các dự án, qua các đề 43
- văn cụ thể không chỉ về nghị luận văn học, mà những đề nghị luận xã hội được rút ra từ tác phẩm văn học. Những vấn đề này tiếp tục được triển khai trong cáctiết tự chọn, các buổi sinh hoạt ngoại khóa như sinh hoạt dưới cờ mỗi tuần, sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt câu lạc bộ văn học Trong các tiết học tự chọn của tác phẩm, các buổi sinh hoạt ngoại khóa này các em sẽ được thể hiện mình nhiều hơn, được thuyết trình sản phẩm học tập, được nghe, nhận xét, góp ý các sản phẩm của bạn, được trao đổi thảo luận giúp các em khắc sâu kiến thức hơn, tự tin hơn, bồi dưỡng được tư tưởng đạo đức và các kĩ năng Đọc, Viết, Nói, Nghe. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT - Hiện nay, Sở GD và ĐT Nghệ An cho phép các trường tự chủ động xây dựng PPCT môn học bằng cách lồng ghép các tiết tự chọn vào phân phối chương trình. Qua việc nghiên cứu đề tài, thấy tầm quan trọng của việc vận dụng phương pháp, tôi đề xuất những vấn đề như sau: - Lồng ghép tiết tự chọn nội dung này vào phân phối chương trình ở tất cả các trường THPT. - Nghiên cứu xây dựng các chủ đề, các bài học với nội dung cụ thể gần gũi, gắn với thực tiễn cuộc sống và có thể áp dụng một cách phù hợp ở mỗi môn học, mỗi trường. - Khuyến khích giáo viên tự mình xây dựng thêm nhiều bài học có sự kết hợp giữa văn học với thực tiễn, những dự án dạy học có chất lượng tốt để đạt mục tiêu giáo dục THPT hình thành phẩm chất và phát triển năng lực cho HS. - Mỗi người giáo viên cần thường xuyên tự học, tự nghiên cứu, sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực và đặc biệt là phải trang bị đầy đủ những kiến thức văn học và kiến thức xã hội không ngừng làm phong phú thêm kiến thức của mình, đồng thời là điều kiện để có những tiết dạy thành công. - Các tổ nhóm chuyên môn cần tích cực trao đổi, rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy của đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giờ dạy môn Ngữ văn 44
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ giáo dục và đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường trung học phổ thông – Môn Ngữ văn. [2]. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II. [3]. Bộ giáo dục và đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông – Chương trình tổng thể. [4]. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn. [5]. Bộ GD & ĐT, Cục nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục (2013), Tài liệu bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên về “Tăng cường năng lực dạy học của giáo viên” – Module THPT 17, 18, 19, NXB Giáo dục Việt Nam, NXB ĐHSP. [6]. Trịnh Văn Biều (2010), Các phương pháp dạy học tích cực, Trường ĐHSP TPHCM. [7]. Trịnh Văn Biều, Phan Đồng Châu Thủy, Trịnh Lê Hồng Phương (2010), “Dạy học dự án – Từ lí luận đến thực tiễn”, Tạp chí khoa học giáo dục số tháng 10/2010, ĐHSP TPHCM [8]. Bộ giáo dục và đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông (Ban hành kèm thông tư số 32/2018/TT-BGD ĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo) [9]. Nguyễn Xuân Lạc (2017), Phát triển năng lực người học qua môn Ngữ văn, Báo giáo dục thời đại. [10]. Trần Đình Sử, La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam (2017), Lí luận văn học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 45
- PHỤ LỤC Bài kiểm tra thực nghiệm
- Những suất cơm ấm áp tình người của học sinh Hoàng Mai 2