SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để tìm hiểu Tiết 47: Phong cách ngôn ngữ báo chí (Chương trình Ngữ Văn 11)

docx 31 trang thulinhhd34 5352
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để tìm hiểu Tiết 47: Phong cách ngôn ngữ báo chí (Chương trình Ngữ Văn 11)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_de_tim_hieu_tiet_4.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng phương pháp dạy học tích cực để tìm hiểu Tiết 47: Phong cách ngôn ngữ báo chí (Chương trình Ngữ Văn 11)

  1. - Chuẩn bị chỗ làm việc - Lập kế hoạch làm việc - Thoả thuận quy tắc làm việc - Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ - Chuẩn bị báo cáo kết quả. Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá - Các nhóm trình bày kết quả - Đánh giá kết quả Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia. Tuy nhiên, phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học sinh đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả. Cần nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới. * Áp dụng vào Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báo chí (Chương trình cơ bản Ngữ Văn 11) - Sau khi các nhóm được giao nhiệm vụ, trong giờ học, học sinh thực hiện nhiệm vụ báo cáo sản phẩm trước lớp, giáo viên tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh theo 4-5 nhóm: 13
  2. + Nhóm 1: Chuẩn bị bản tin (yêu cầu làm clips và thuyết trình trên lớp) clips (clips nóng được cộng đồng quan tâm: ví dụ clips người giúp việc bạo hành trẻ em) + Nhóm 2: Chuẩn bị phóng sự (yêu cầu làm clips trình chiếu và thuyết trình trên lớp) + Nhóm 3: Chuẩn bị tiểu phẩm (yêu cầu làm clips trình chiếu và thuyết trình trên lớp) + Nhóm 4: Sưu tầm các thể loại văn bản báo chí dưới dạng viết(báo in, báo mạng, tranh ảnh) + Nhóm 5: Sưu tầm các thể loại văn bản báo chí dưới dạng báo nói(báo phát thanh, báo hình) có nội dung phê phán lối sống Học sinh làm việc theo nhóm, trình bày kết quả làm việc, báo cáo sản phẩm dưới sự điều khiển của giáo viên. Đối với phương pháp này, giáo viên kết hợp sử dụng kĩ thuật đánh giá quá trình, tự đánh giá của học sinh - kĩ thuật 3 lần 3 (dành cho các nhóm trình bày 3 lời khen, 3 góp ý, 3 đề xuất). Kết thúc giờ học, giáo viên có thể sử dụng “kĩ thuật phòng tranh”, treo, gắn trên bảng/tường sản phẩm trên giấy A0 của các nhóm, cả lớp sẽ tiến hành tham quan, nhận xét phần làm việc của các nhóm. Giáo viên tiến hành đánh giá, đưa ra những nhận xét và bổ sung kiến thức. g. Phương pháp tự học của học sinh Một phương pháp tổ chức có hiệu quả trong việc hình thành năng lực của học sinh là chú ý đến rèn luyện năng lực tự học. Việc tổ chức phương pháp tự học, yêu cầu giáo viên Ngữ Văn cần phải hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, thực hành, đặc biệt chú ý đến rèn năng lực tự học. * Từ việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực tôi đã áp dụng cụ thể vào tiết 47 Như sau: Tiết 47: Tiếng Việt PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ 14
  3. A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được khái niệm, đặc trưng ngôn ngữ báo chí và phong cách ngôn ngữ báo chí. Phân biệt được ngôn ngữ báo chí với ngôn ngữ ở văn bản khác được tăng tải trên báo. 2. Kĩ năng - Nhận diện một số thể loại báo chí chủ yếu. - Nhận biết và phân tích những biểu hiện về đặc trưng của phong cách báo chí. - Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ báo chí về từ ngữ, câu văn, biện pháp tu từ. - Bước đầu viết một tin ngắn, một thông báo, một bài phỏng vấn đơn giản. 3. Thái độ - Có ý thức học tập và rèn luyện vốn từ, lối diễn đạt trong sáng, rõ ràng, linh hoạt. 4. Định hướng hình thành năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ. B. CHUẨN BỊ- PHƯƠNG PHÁP I. Chuẩn bị 1. Thầy: SGK, SGV, TLTK 2. Trò: SGK, bút, vở II. Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở . C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ Để học sinh tiếp cận một cách có hiệu quả kiến thức về phong cách ngôn ngữ báo chí, trước khi giảng dạy bài mới giáo viên nên sử dụng câu hỏi phát vấn kiểm tra kiến thức cũ của học sinh về Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, Phong cách ngôn ngữ nghệ thật ở chương trình Ngữ Văn lớp 10. ? Nêu khái niệm về Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, PCNNSH gồm có mấy dạng? 15
  4. - Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét, cho điểm. III. Bài mới: - Giáo viên cho học sinh xem một – 2 clips về tai nạn giao thông hay bạo hành trẻ em đang được dư luận xã hội quan tâm - Học sinh xem trao đổi thảo luận về nội dung vừa xem - HS phát biểu ý kiến bằng cách giáo viên đưa ra hệ thống các câu hỏi như nội dung của clips trên? Đây là hành động như thế nào? Tại sao lại được dư luận xã hội quan tâm? Để trả lời được các câu hỏi trên, cô cùng các em sẽ tìm hiểu bài học hôm nay Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Phương pháp Phẩm chất phương tiện năng lực dạy học hướng tới I. Hoạt động khởi động II. Hoạt động hình thành kiến I. Ngôn ngữ báo chí - Phương pháp - Năng lực tự thức a. Bản tin vấn đáp, thuyết hạo * Hoạt động 1: b. Phóng sự trình - Năng lực + GV: Có thể dùng lời dẫn kế câu c. Tiểu phẩm - Thảo luận, kỹ hợp tác hỏi gợi dẫn để hướng học sinh vào thuật 3X3 - Năng lực bài: - Phương tiện: giải quyết vấn Thế kỷ XXI là thế kỷ bùng nổcông Máy chiếu, máy đề nghệ thông tin, có rất nhiều hình tính - Phẩm chất : thức để cập nhật tin tức ở mọi nơi - Phương pháp Biết phê phán mọi lúc như qua In-ter –net, truyền nhóm lên án những hình, truyền thanh - Phương pháp hành động sai ? Vậy em hiểu từ Báo chí có nghĩa vấn đáp, thuyết trái vô cảm là gì? trình trong cuộc 16
  5. -Báo chí là một từ ghép chỉ báo và - Thảo luận, kỹ sống. Sẵn tạp chí xuất phẩm định kì. thuật 3X3 sàng làm - Thao tác 1 - Phương tiện: những việc ? Trên báo ta thường gặp những Máy chiếu, máy tốt, tử tế, giúp loại nào? tính đỡ người khác. ( Bản tin, Phóng sự, Tiểu - Phương pháp phẩm ) nhóm - Thao tác 2 + Nhóm 1: Chuẩn bị bản tin (yêu cầu làm clips và thuyết trình trên - Phương pháp lớp) vấn đáp, thuyết - Bước 1: trình + kĩ thuật 3 lần 3 (dành cho các - Phương pháp nhóm trình bày 3 lời khen, 3 góp ý, vấn đáp, thuyết 3 đề xuất). trình - Bước 2 : - Thảo luận, kỹ thuật 3X3 Bản tin (SGK) - Phương tiện: - Từ 29- 31/3/2007, tại Hà Nội, TW Đoàn TNCS.HCM sẽ tổ chức tuyên Máy chiếu, máy dương và trao phần thưởng cho các tính thủ khoa năm 2006. - Phương pháp - Năm 2006, cả nước có 122 thủ nhóm khoa trong đó có 98 thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh ĐH và đạt HCV trong các kỳ thi Olympic quốc tế và 24 thủ khoa tốt nghiệp ĐH. - Sau lễ tôn vinh, 50 người đại diện cho 122 thủ khoa sẽ tham gia các 17
  6. hoạt động văn hóa tại Hà Nội và gặp gỡ một số lãnh đạo chính phủ và giao lưu với thanh niên, sinh viên thủ đô. Bước 3: GV chuẩn kiến thức - GV chốt Nội dung bản tin: + Thời gian + Địa điểm + Sự kiện Một bản tin cần có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác nhằm cung cấp những kiến thức những tin tức mới cho người đọc. - Thao tác 3 + Nhóm 2: Chuẩn bị Phóng sự Chiếc vòng tử tế- chiến dịch lan tỏ những hành động đẹp - Bước 1 + Phóng sự (SGK) Cung cấp cho người đọc những thông tin mới, chính xác: Cà Roong- Noong Ma là nơi xóa nhà tạm cho đồng bào dân tộc. - Bước 2 Học sinh lên bảng trình chiếu thuyết trình trao đổi thảo luận Bước 3: GV chuẩn kiến thức + Cung cấp cho người đọc những 18
  7. thông tin mới, chính xác + Tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh để cung cấp Phương pháp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ vấn đáp, thuyết và hấp dẫn. trình + Dung lượng thường dài hơn bản - Phương pháp tin. vấn đáp, thuyết - Thao tác 4 trình - Thảo luận, kỹ + Nhóm 3: Chuẩn bị tiểu phẩm thuật 3X3 (học sinh tự đóng quay clip) - Phương tiện: - Bước 1 Máy chiếu, máy + Học sinh lên bảng trình chiếu tính thuyết trình trao đổi thảo luận - Phương pháp - Bước 2 nhóm + Tiểu phẩm(sgk) - Nội dung: Cách giải quyết vấn đề xây nhà trái phép bằng cách chạy chọt, đút lót, hối lộ. - Giọng văn thân mật, dân giã, thường có sắc thái mỉa mai, châm biếm nhưng hàm chứa một chính kiến về thời cuộc. Bước 3: GV chuẩn kiến thức 2. Nhận xét chung * Hoạt động 2: về văn bản báo chí - Thao tác 1 và ngôn ngữ báo chí 19
  8. + Nhóm 4: Sưu tầm các thể loại văn a. Văn bản báo chí bản báo chí dưới dạng viết(báo in, + Phân loại báo chí báo mạng, tranh ảnh) theo phương tiện: - Thao tác 2 báo viết, báo nói, + Nhóm 5: Sưu tầm các thể loại báo điện tử. văn bản báo chí dưới dạng báo nói + Phân loại theo (báo phát thanh, báo hình) có nội định kỳ xuất bản: dung phê phán lối sống báo hàng ngày (nhật - Thao tác 3: GV chuẩn kiến thức báo), báo hàng tuần và cho học sinh ghi (tuần báo), báo hàng tháng (nguyệt báo, nguyệt san). + Phân loại theo lĩnh vực hoạt động xã hội: Báo Văn nghệ, báo Khoa học, báo Pháp luật, báo Thương mại, báo Giáo dục Thời đại + Phân loại theo đối tượng độc giả: báo Nhi đồng, báo Tiền phong, báo Thanh niên, báo Phụ nữ, báo Lao động b. Ngôn ngữ báo chí - Là ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức 20
  9. thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. - Tồn tại ở 2 dạng chính: Báo viết và báo nói. - Ngoài ra còn: Báo hình, báo điện tử. - Không bị giới hạn ở một lĩnh vực nào đó. - Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ: - GV chia lớp 4 nhóm ngôn ngữ bản tin, + Nhóm 1: Viết bản tin về đề tài ngôn ngữ phóng sự, trật tự an toàn giao thông. ngôn ngữ tiểu phẩm. - Nhóm 2: Viết bản tin về vấn đề Ngôn ngữ báo học đường. chí có một chức - Nhóm 3:Viết quảng cáo về rau năng chung là cung sạch. cấp tin tức thời sự, - Nhóm 4: Viết quảng cáo về thực phản ánh dư luận và phẩm sạch ý kiến của quần chúng. Đồng thời 21
  10. nêu lên quan điểm chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội. * Ghi nhớ (Tr. 131) 3. Luyện tập III. Hoạt động luyện tập: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập nâng cao 1. Hãy trình bày những đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí. 2. Phân tích cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí được thể hiện trên trang nhất của một tờ báo mà anh (chị) đọc hằng ngày. 3. Đặt tên (đầu đề) cho tin ngắn sau đây : Ngày 29 – 5 – 2005, tại Công viên nước Hồ Tây, Công ti sữa Vinamilk phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức sân chơi Cánh diều ước mơ dành cho thiếu nhi và lễ trao học bổng Vinamilk — ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam 2005. Đây là quỹ học bổng hằng năm do Công ti Vinamilk tài trợ, dành riêng cho học sinh tiểu học có thành tích xuất sắc trong các lĩnh 22
  11. vực văn hoá, thể thao, nghệ thuật và học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập. Năm 2005 này, Vinamilk dành 1020000000 đồng tặng 2 040 học sinh của 42 tỉnh, thành. Mỗi suất học bổng trị giá 500 000 đồng. Lễ trao học bổng được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV1, vào lúc 20 giờ. (Theo báo Tiền phong, ngày 29 – 5 – 2005) Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 1. Đọc kĩ và ghi nhớ những đặc điểm chung và cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí được trình bày trong sách giáo khoa. 2. Để làm bài tập này, cần chú ý hai điểm : a) Trang nhất của một tờ báo hiện nay thường có hai chức năng. Một là đăng những bài, thường là bản tin, được xem là quan trọng nhất. Hai là giới thiệu những bài chính ở các trang sau, gồm tên bài và có thể thêm phần tóm tắt nội dung (thậm chí có tờ báo dành trọn trang nhất cho chức năng này). b) Trang nhất là bộ mặt của tờ báo, có nhiệm vụ thu hút người đọc đến với tờ báo, được trình bày một cách “bắt mắt”, thường kèm theo ảnh, với cỡ chữ, kiểu chữ đẹp, thích hợp. 23
  12. Từ hai nhận xét tổng quát trên, học sinh thực hiện tiếp nhiệm vụ do bài tập nêu ra. 3. Có thể đặt những tên (đầu đề) khác nhau. Điều quan trọng là đầu đề phải mang nội dung cốt lõi của bản tin. Chẳng hạn : − Hơn một tỉ đồng tặng học sinh tiểu học. − Trao học bổng “Vinamilk – ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam 2005”. IV. Hoạt động vận dụng và mở rộng kiến thức. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết được một số bài báo Chia lớp 4 nhóm + Nhóm 1: Viết bản tin về ô nhiễm môi trường nước. + Nhóm 1: Viết bản tin về dự báo thời tiết. - Nhóm 2: Viết phóng sự về vấn đề lũ quét xảy ra ở Hà Giang. - Nhóm 3:Viết một tiểu phẩm và diễn IV. Củng cố: Khắc sâu văn bản và ngôn ngữ báo chí bằng (Sơ đồ tư duy) V. HDVN- Làm tiếp các bài tập trong SGK. - Chuẩn bị: Một số thể loại văn học: Thơ, truyện. - Học sinh tìm hiểu tư liệu, SGK, tài liệu tham khảo ở nhà, trước khi học bài mới, thông qua hình thức hoạt động nhóm. 24
  13. - Học sinh tự lĩnh hội kiến thức ở trên lớp dưới sự hướng dẫn, kiểm soát trực tiếp của giáo viên. - Học sinh tự củng cố, kiến thức và thực hành bài tập ở nhà không có sự kiểm soát trực tiếp của giáo viên. Như vậy, trong quá trình tổ chức cho học sinh khai thác nội dung của bài: Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báo chí giáo viên đã áp dụng một số phương pháp dạy tích cực một cách linh hoạt, đa dạng, nhằm phát triển năng lực học sinh, góp phần nâng cao hiệu quả giờ học Ngữ Văn ở trường phổ thông. 7.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến được áp dụng trong phạm vi Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báo chí (Chương trình cơ bản Ngữ Văn 11. Tuy nhiên, các biện pháp, ý tưởng đưa ra trong sáng kiến có thể áp dụng trong nhiều bài học khác nhau của bộ môn Ngữ Văn ở trường THPT. Sáng kiến này có khả năng áp dụng cao từ phía học sinh và giáo viên: - Về phía học sinh : + Học sinh sẽ dành thời gian đọc, tiếp cận sách giáo khoa, tư liệu lịch sử nhiều hơn. Buộc các em phải tìm tòi, suy nghĩ để chuẩn bị bài có hiệu quả. + Tạo cho học sinh tính nhạy bén, năng động, sáng tạo và hứng thú với giờ học lịch sử. + Mặt khác, hạn chế tối đa thời gian “chết” đối với học sinh, không để cho các em có cơ hội tham gia vào các hoạt động vô bổ ngoài giờ học. -Về phía giáo viên : + Thúc đẩy giáo viên đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết kế giáo án cho phù hợp với tinh thần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “lấy học sinh làm trung tâm”. + Làm tốt công tác đầu tư cho tiết dạy sẽ giúp giáo viên chủ động, linh hoạt trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai thác và chiếm lĩnh kiến thức ; mặt khác sẽ tránh được sự lúng túng bị động khi học sinh chất vấn về những thông tin liên quan. 25
  14. + Áp dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích cực thì khi lên lớp giáo viên sẽ đỡ vất vả vì không phải làm việc nhiều. Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp dạy học đạt hiệu quả cao hay thấp còn tùy thuộc vào tài năng sư phạm và khả năng sáng tạo của giáo viên trong việc lên lớp và trong việc khai thác các phương tiện dạy học. 8. Những thông tin cần được bảo mật: không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm một cách có hiệu quả, cần có những điều kiện để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm, đây cũng chính là vấn đề cốt lõi để biến lý thuyết thành hiện thực. Thứ nhất, về vấn đề thời gian: việc áp dụng sáng kiến không thể đòi hỏi phải có kết quả ngay được, cần phải có một thời gian áp dụng, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm những gì đã làm được và chưa làm được, từ đó có những giải pháp riêng phù hợp với từng đối tượng học sinh. Thứ hai, về phía giáo viên: người thầy phải là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các hoạt động học tập tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh. Người thầy sẽ không còn là nguồn phát thông tin duy nhất, không phải là người hoạt động chủ yếu ở trên lớp như trước đây mà sẽ là người tổ chức và điều khiển quá trình học tập của học sinh, đồng thời biến ý đồ dạy của mình thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của trò và chuyển giao cho trò những tình huống để trò hoạt động và thích nghi. Thứ ba, về phía học sinh: - Học sinh phải chủ động, tích cực, tự giác và sáng tạo trong hoạt động để kiến tạo kiến thức. Người học phải thực sự đạt được không chỉ những tri thức và kĩ năng của bộ môn mà quan trọng hơn thế là tiếp thu được cách học, cách tự học. - Học sinh cần có những động lực học tập mạnh mẽ. Đó chính là động cơ, hứng thú, niềm lạc quan của học sinh trong quá trình học tập. Những nhân tố này chính là những động cơ thúc đẩy mạnh mẽ học sinh học tập tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong hoạt động độc lập hoặc hợp tác. 26
  15. - Học sinh cần phải có khả năng tự đánh giá kết quả học tập của mình để trên cơ sở đó bản thân các em có thể điều chỉnh các hoạt động của mình theo mục tiêu đã định. Thứ tư, về cơ sở vật chất: nhà trường cần phải xây dựng các phòng học bộ môn riêng với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy. Đây chính là một điều kiện quan trọng để giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Sau một thời gian nghiên cứu và áp dụng sáng kiến tôi đã thu được một số kết quả sau: - Đa số học sinh của lớp được áp dụng đều có thái độ hứng thú, tích cực hơn trong công tác chuẩn bị bài mới cũng như sự tích cực tham gia vào tiết học. - Phần lớn các em hiểu và nắm được nội dung cơ bản của bài học. - Áp dụng phương pháp dạy học tích cực vào Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báo chí (Chương trình cơ bản Ngữ Văn 11) đã góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của giờ học Lịch sử ở trường THPT Vĩnh Tường. *Dưới đây là kết quả tổng hợp từ phiếu kiểm tra, thăm dò bằng hình thức trắc nghiệm: Lớp Sĩ số Học sinh hứng thú Học sinh hiểu bài SL % SL % 11A3 32 25 78,1 32 100% 11A6 37 32 86,5 37 100% *Kết quả kiểm tra đánh giá sau các bài học: 27
  16. Lớp Sĩ số Điểm trung bình Giỏi Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 11A3 32 5 15,6 25 78 2 6,3 0 11A6 37 7 18,9 27 63 3 8,1 0 Tổng 69 12 52 5 0 cộng Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu tất yếu. Mục tiêu cuối cùng của việc đổi mới chính là tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, biến hoạt động nhận thức của người học từ thụ động chuyển sang chủ động và linh hoạt. Chính vì thế, việc áp dụng những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực là vô cùng cần thiết trong quá trình giảng dạy nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giảng dạy, phát huy năng lực tự học của học sinh, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin cho học sinh, từ đó, các em mới tự tin và tự học, mới xem việc tự học là có ý nghĩa. Qua kết quả thống kê cụ thể đã trình bày ở trên, bản thân tôi nhận thấy đề tài có tính khả thi và có khả năng triển khai rộng rãi với nhiều đối tượng và nhiều khối lớp trong bậc THPT. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Mở rộng quá trình thực nghiệm tôi đã thu được kết quả như sau : Sáng kiến góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ Văn nói riêng. Sáng kiến được triển khai tới các đồng nghiệp, trước hết là giáo viên bộ môn Ngữ văn ở trường THPT Vĩnh Tường, được đồng nghiệp áp dụng và đã công nhận tính mới và lợi ích đem lại từ sáng kiến và thu được kết quả tốt : Học sinh được làm việc, phát huy tính tích cực của HS, lớp học tiến bộ hơn về đánh giá chất lượng hai mặt của HS. HS phát huy được năng lực sử dụng 28
  17. ngôn ngữ, biết đấu tranh chống thói hư tật xấu, cổ vũ khuyến khích cái thiện, bồi dưỡng tinh thần nhân ái Mặt khác, việc sử dụng những PP, kĩ thuật dạy học. HS đã phát huy được các năng lực sau : năng lực hợp tác nhóm, năng lực tự giả quyết vấn đề, năng lực tự học Với những năng lực này, tri thức của các em không chỉ dừng lại trên trang giấy mà sẽ hình thành cho các em thái độ, kĩ năng, phẩm chất giúp các em vận dụng tốt vào đời sống trở thành những công dân hiện đại, năng động sáng tạo, làm chủ tương lai, làm chủ chính mình. 11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến S Họ và tên Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực sáng kiến TT 1Nguyễn Thị Hương Xa Giáo viên trường Giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 1 THPT Vĩnh Tường 11, Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báo chí (Chương trình cơ bản Ngữ Văn 11) 2Lê Mai Anh Giáo viên trường Giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 2 THPT Vĩnh Tường 11, Tiết 47 Phong cách ngôn ngữ báo chí (Chương trình cơ bản Ngữ Văn 11) Vĩnh Tường, ngày 12 tháng 02 năm 2018 Vĩnh Tường, ngày 12 tháng 02 năm 2018 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Tuyết Oanh Nguyễn Thị Phượng 29