SKKN Thay mới ngữ liệu trong giảng dạy Toán gắn với thực tiễn cuộc sống cho học sinh lớp 4

docx 12 trang Giang Anh 20/03/2024 3400
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Thay mới ngữ liệu trong giảng dạy Toán gắn với thực tiễn cuộc sống cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_thay_moi_ngu_lieu_trong_giang_day_toan_gan_voi_thuc_tie.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Thay mới ngữ liệu trong giảng dạy Toán gắn với thực tiễn cuộc sống cho học sinh lớp 4

  1. Vận dụng chuyên đề : “Thay mới ngữ liệu trong giảng dạy Toán gắn với thực tiễn cuộc sống cho học sinh lớp 4.” Nội dung giảng dạy của Tiểu học luôn gắn liền với thực tiễn, phục vụ thiết thực cho cuộc sống. Toán học có liên hệ mật thiết với thực tiễn và có ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học, công nghệ cũng như trong sản xuất và đời sống. Môn Toán còn góp phần rất lớn trong việc rèn phương pháp suy nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề. Bởi vậy, việc rèn luyện cho học sinh năng lực vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn là điều cần thiết đối với sự phát triển của xã hội và phù hợp với mục tiêu của giáo dục hiện nay. Thực tế dạy học Toán ở tiểu học hiện nay còn nặng về phần kiến thức và kĩ năng, chưa có nhiều các bài tập vận dụng vào cuộc sống để học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng môn Toán vào cuộc sống xung quanh. Học sinh được học các kiến thức về số học, đại lượng và đo đại lượng, các yếu tố hình học, giải Toán có lời văn, được thực hành – luyện tập các kĩ năng xoay quanh các mạch kiến thức toán được học nhưng khi áp dụng vào các tình huống trong thực tiễn thì các em rất lúng túng. Ý thức được tầm quan trọng của việc vận dụng những kiến thức Toán vào đời sống thực tiễn, tập thể giáo viên Khối 4 Trường Tiểu học Lê Văn Thọ đã chọn đề tài: “Thay mới ngữ liệu trong giảng dạy Toán gắn với thực tiễn cuộc sống cho học sinh lớp 4” để thực hiện chuyên đề. Trước khi thực hiện chuyên đề, khối đã thực hiện họp trao đổi và đã đưa ra các nội dung và biện pháp thực hiện như sau: 1. Nắm vững chương trình và chuẩn kiến thức kĩ năng Chương trình Toán ở Tiểu học thống nhất với 5 mạch nội dung: * Số học. * Đại lượng và đo đại lượng. * Hình học. * Yếu tố thống kê. * Giải toán có lời văn. - Người giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng và mục tiêu yêu cầu cần đạt của lớp học, từng chương, từng bài. Từ đó, giáo viên mới định hướng được sẽ thay đổi ngữ liệu ra sao, chọn các ngữ liệu
  2. Toán học nào cho phù hợp nội dung và gần gũi với thực tế cuộc sống hàng ngày của các em. Các nội dung về đại lượng và đo đại lượng, hình học, yếu tố thống kê, giải toán có lời văn đều có thể dựa vào mục tiêu bài học để lấy các ngữ liệu gần gũi với cuộc sống của học sinh cho các em được thực hành, trải nghiệm. 2. Xác định rõ mục tiêu của việc thay thế ngữ liệu - Tùy vào mục tiêu của bài học, của bài tập, giáo viên có thể lựa chọn thay thế ngữ liệu trong các phần của bài học, bài tập đó, khi thấy ngữ liệu không phù hợp. - Ngữ liệu được lựa chọn để thay thế phải đảm bảo cung cấp cho học sinh kiến thức, trang bị kỹ năng tương đồng với chủ đề của SGK và mục tiêu của đơn vị kiến thức cần cung cấp, đồng thời phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống. - Để thay đổi một ngữ liệu trong sách giáo khoa, người giáo viên phải nghiên cứu và chọn lọc thật kỹ càng. 3. Các yêu cầu của ngữ liệu dạy học môn Toán Trong dạy học Toán ở Tiểu học, ngữ liệu chính là các tài liệu ngôn ngữ cụ thể được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày gắn liền với cuộc sống thực tiễn của học sinh. Hơn nữa, đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học thiên về cảm tính, phù hợp với việc tiếp thu những vấn đề cụ thể, sinh động. Vì vậy, ngữ liệu của bài tập cần phải được lựa chọn đảm bảo các yêu cầu sau: - Ngữ liệu thay mới phải bám sát mục tiêu của tiết học, yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học và thực tế cuộc sống của học sinh. Giáo viên phải xác định rõ kiến thức trọng tâm của tiết học. - Ngữ liệu thay mới phải đúng chuẩn ngôn ngữ, có tính phổ biến cao, phù hợp nhận thức. - Ngữ liệu thay mới phải điển hình, ngữ liệu mẫu đưa ra để học sinh quan sát cần dễ hiểu, đảm bảo tính hiệu quả của việc phân tích và tránh mất thời gian học tập. - Ngữ liệu thay mới phải đơn giản, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học và thời lượng học tập. - Ngữ liệu thay mới phải trực quan, dễ nhận diện. Ngữ liệu đưa vào giờ học ở tiểu học phải là những ngữ liệu sinh động, chân thực, dễ hiểu và trong sáng; thường được sử dụng trong hoạt động giao tiếp hàng ngày của người Việt, phù hợp với hoạt động giao tiếp ở lứa tuổi học sinh tiểu học. Không sử dụng
  3. những ngữ liệu khô cứng, rập khuôn, xa rời đời sống thực, xa hoạt động giao tiếp thực của học sinh. - Ngữ liệu thay mới phải thú vị, mỗi ngữ liệu đưa vào giảng dạy cho học sinh tiểu học cần đảm bảo tính thú vị. Việc lựa chọn và sử dụng các ngữ liệu dạy học hay cũng thể hiện được tính hấp dẫn của nội dung dạy học. Các bài tập hay với lệnh bài tập hấp dẫn gắn với thực tế và gần gũi thu hút được hứng thú của HS, có thể sử dụng một số tranh ảnh, hình vẽ ngộ nghĩnh để minh hoạ cho các bài tập thêm sinh động, có thể thiết kế các bài tập dưới dạng bài tập trắc nghiệm, các trò chơi hay câu đố vui toán học sẽ tạo động cơ học tập cho các em. 4 .Vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. - Giáo viên cần vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm tránh sự đơn điệu, nhàm chán đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động, tinh thần hợp tác, cho học sinh. Các phương pháp thường được sử dụng trong tiết dạy học Toán như phương pháp pháp dạy học theo nhóm, hỏi đáp, thực hành, cùng các hình thức: dạy học cá nhân, dạy theo nhóm, lớp, dạy ngoài lớp học, - Khi hoạt động nhóm, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt bố trí nhóm từ 2 đến 6 học sinh tùy theo điều kiện thực tế về không gian lớp học. Giáo viên cần tạo mọi điều kiện để học sinh tự bộc lộ quan điểm của bản thân, quan sát, giúp đỡ các nhóm, các cá nhân đặc biệt là những học sinh gặp khó khăn để phát huy hết năng lực của học sinh. Được như vậy tiết dạy sẽ đảm bảo 100% học sinh trong lớp đều hoàn thành công việc của mình. 5. Định hướng chung về đánh giá năng lực môn Toán của học sinh - Thông qua chương trình môn Toán, học sinh cần hình thành và phát triển được năng lực toán học, biểu hiện tập trung nhất của năng lực tính toán. Năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán. Tùy vào từng đối tượng học sinh, yêu cầu cần đạt của từng khối lớp, năng lực toán học của mỗi học sinh được biểu hiện ở các mức độ khác nhau. - Dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh là chuyển đổi từ việc “học sinh cần phải biết gì” sang việc “phải biết và có thể làm gì” trong các tình huống và bối cảnh khác nhau. Do đó dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh chú trọng lấy học sinh làm trung tâm và giáo viên là người hướng dẫn, giúp các
  4. em chủ động trong việc đạt được năng lực theo yêu cầu đặt ra, phù hợp với đặc điểm cá nhân. Để đánh giá năng lực của học sinh qua một chủ đề nào đó ta cần: - Xác định chuẩn kiến thức và kĩ năng học sinh cần đạt sau khi học chủ đề đó. - Xác định những lĩnh vực trong cuộc sống mà học sinh có cơ hội vận dụng và phát huy rồi cụ thể hoá thành các tình huống. Vì vậy đánh giá năng lực môn Toán của học sinh cần thực hiện qua: - Đánh giá kiến thức và kĩ năng của học sinh qua chủ đề của môn học. - Thiết kế các tình huống trong cuộc sống yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức và kĩ năng môn học để xử lí. 6. Một số đề xuất về thay đổi ngữ liệu trong chương trình Toán lớp 4. * Với một số bài tập, ngữ liệu không phù hợp với học sinh thành phố; một số sự vật, hiện tượng xa lạ với các em, giáo viên có thể lựa chọn các ngữ liệu tương đồng với SGK để thay thế như sau: Ví dụ: Bài: Biểu đồ (tt) Có thể thay bằng ngữ liệu sau: Nhà khí tượng học tương lai 6 tháng đầu năm, cả gia đình bạn An sẽ tới Sa Pa thăm quan. Bố phân vân không biết nên đi tháng nào để thời tiết ấm áp nhất. Em hãy quan sát biểu đồ nhiệt độ 6 tháng đầu năm của Sa Pa và đưa lời tư vấn tới gia đình bạn ấy.
  5. NHIỆT ĐỘ (độ C) CỦA SA PA 6 THÁNG ĐẦU NĂM 7 8 10 13 17 18 Lời giải: Quan sát biểu đồ, ta thấy: Nhiệt độ tháng 1 của Sa Pa là 7 độ C Nhiệt độ tháng 2 của Sa Pa là 9 độ C Nhiệt độ tháng 3 của Sa Pa là 10 độ C Nhiệt độ tháng 4 của Sa Pa là 13 độ C Nhiệt độ tháng 5 của Sa Pa là 17 độ C Nhiệt độ tháng 6 của Sa Pa là 18 độ C So sánh nhiệt độ 6 tháng đầu năm của Sa Pa, gia đình bạn An nên đi thăm quan vào tháng 6 vì nhiệt độ tháng 6 của Sa Pa cao nhất. Thông qua ví dụ này giúp học sinh:
  6. - Củng cố kĩ năng so sánh và tính toán trên các số đo nhiệt độ. - Củng cố kĩ năng đọc, phân tích và xử lí số liệu trong bảng số liệu thống kê. - Tích hợp kiến thức toán học với địa lí. - Phát triển năng lực công nghệ thông tin và truyền thông, năng lực tính toán. Bài: Luyện tập (trang 83) Có thể thay bằng ngữ liệu sau: Mỗi bánh xe đạp cần có 36 căm xe. Hỏi có 5260 căm xe thì lắp được nhiều nhất bao nhiêu chiếc xe đạp và còn thừa bao nhiêu chiếc căm xe? Do phương ngữ Miền Bắc dùng từ nan hoa, Miền Nam dùng từ căm xe nên khi dạy giáo viên thay mới ngữ liệu cho phù hợp với học sinh Miền Nam. Bài: Diện tích hình thoi Có thể thay mới ngữ liệu sau: Ở công viên Gia Định trồng các bồn bông chuẩn bị cho xuân Canh Tý. Các cô chú gắn các cạnh bồn bông bằng các viên gạch hình thoi có độ dài các đường chéo là 14cm và 10cm. Em hãy giúp các cô chú tính diện tích các viên gạch hình thoi đó. Thông qua việc thay đổi ngữ này giúp học sinh: - Tăng cường khả năng quan sát thực tế và vận dụng toán học. - Phát triển năng lực tính toán, năng lực giao tiếp. - Phát triển năng lực tư duy hình học, trí tưởng tượng không gian, năng lực tính toán, mô hình hoá toán học * Để phát huy tính tích cực của học sinh giáo viên có thể thay thế bằng hình
  7. thức đọc vè, làm thơ, tiếp cận với công nghệ thông tin bằng các tình huống trên đoạn clip tạo hứng thú và động cơ học tập cho học sinh. * Ví dụ: Bài: Ôn tập về hình học: Để ôn tập lại kiến thức giáo viên có thể cho học sinh thảo luận hoàn thành bài thơ sau: Hãy điền các từ còn thiếu trong đoạn thơ sau: "Muốn tính diện tích hình vuông Cạnh chính nó vẫn thường làm đây Chu vi thì tính thế này Một cạnh nhân . đúng ngay bạn à. Diện tích chữ nhật thì cần Chiều , chiều ta đem nhân vào Chu vi chữ nhật tính sao Chiều dài, chiều rộng vào nhân hai". Thông qua ví dụ này giúp học sinh: - Củng cố kĩ năng tính toán với số đo diện tích. - Thấy được ý nghĩa của kiến thức và kĩ năng tính toán trong thực tế cuộc sống. - Tăng cường khả năng quan sát thực tế và vận dụng toán học. - Phát triển năng lực tính toán, năng lực giao tiếp. - Phát triển năng lực tư duy hình học, trí tưởng tượng không gian, năng lực tính toán, mô hình hoá toán học, 7. Vận dụng trong tiết dạy minh họa:
  8. Bài: Luyện tập – Tuần 19 trang 100 Qua việc giao cho HS tìm hiểu thông tin diện tích hiện nay của ba thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và sưu tầm hình ảnh đẹp của ba thành phố các em sẽ phát huy được năng lực tự học và tinh thần trách nhiệm trong học tập. Giao cho các em tự nhận xét bạn và đặt câu hỏi giúp các bạn củng cố kiến thức sẽ phát huy tính tích cực, khả năng trong giao tiếp, giải quyết vấn đề và tự tin hơn trong học tập. Ví dụ: * Bài tập 1: Học sinh sau khi làm bài tập cá nhân các em sẽ tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau, đặt câu hỏi giúp các bạn củng cố kiến thức giúp các em phát huy được năng lực trình bày, diễn đạt. Từ đó, các em sẽ mạnh dạn, tự tin hơn khi trình bày ý kiến trước tập thể. * Bài tập 3: Ở bài tập này giáo viên đã thay đổi ngữ liệu diện tích hiện nay của thành phố Hà Nội, so với dữ liệu cũ trong sách giáo khoa. GV cho các em sưu tầm thông tin, hình ảnh về ba thành phố từ đó các em tự nhận ra sự thay đổi đưa thắc mắc để tìm hiểu nguyên nhân giúp các em phát huy được năng lực trình bày, diễn đạt tự tin trước các bạn. * Bài tập 4: Ở bài tập này trong chuẩn kiến thức không yêu cầu giáo viên phải thực hiện nhưng khi thực hiện giảng dạy chúng tôi dự trù đưa bài tập 4 xuống cuối tiết dạy nếu học sinh thực hiện luyện tập còn thời gian sẽ tiến hành cho các em làm bài và giáo viên đã thay đổi ngữ liệu thành bài toán thực tế gần gũi với học sinh giúp các em dễ hình dung hơn về đơn vị diện tích. Học sinh tự đặt câu hỏi để tìm hiểu đề bài đồng thời kết hợp với bài vè giúp học sinh ôn lại công thức tính diện tích hình chữ nhật nhằm giúp học sinh tiếp xúc với toán một cách sinh động. Từ đó học sinh thêm yêu thích giải toán biến các giờ học toán không trở nên khô khan. * Bài tập 5: Ở bài tập này giáo viên đã thay đổi ngữ liệu mật độ dân số hiện nay của thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh so với dữ liệu cũ trong sách giáo khoa. giáo viên giúp học sinh hiểu rõ về khái niệm mật độ dân số và hiểu được nguyên nhân thay đổi của mật độ dân số. Từ đó học sinh đọc được thông tin trên biểu đồ và giải quyết các yêu cầu của bài tập.
  9. Sau khi trao đổi các nội dung nêu trên, ngày 7/1/2020 .cô Nguyễn Ngọc Yến đã thực hiện tiết dạy toán bài Luyện tập để vận dụng chuyên đề : “Thay mới ngữ liệu trong giảng dạy Toán gắn với thực tiễn cuộc sống cho học sinh lớp 4.” Với sự hỗ trợ và góp ý của các thành viên trong tổ khối, cô Nguyễn Ngọc Yến đã hoàn thành tiết dạy đảm bảo thời gian quy định. Tiết dạy sử dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực tạo hứng thú cho học sinh tham gia, tạo động cơ học tập cao: nhóm, trò chơi học tập, trực quan . GV có khẩu lệnh rõ ràng, giọng truyền cảm, lời chốt và chuyển ý nhịp nhàng thu hút sự chú ý của học sinh. Qua tiết dạy, GV học được ở cô Yến trong việc tạo cơ hội để tất cả học sinh được trình bày ý kiến và nhận sự đóng góp, giúp đỡ từ phía thầy cô và bạn bè. Qua tiết dạy, GV có chú trọng đến dạy học phân hóa học sinh, sử dụng phương pháp dạy học linh hoạt phù hợp với bài khó giúp HS dễ dàng tiếp cận kiến thức một cách nhẹ nhàng, vui vẻ, thoải mái nhưng vẫn khắc sâu được kiến thức. Sau đây là một số hình ảnh về tiết dạy: