SKKN Vận dụng kiến thức liên môn nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh trường Trung học Phổ thông

pdf 27 trang binhlieuqn2 03/03/2022 6521
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức liên môn nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_van_dung_kien_thuc_lien_mon_nang_cao_nhan_thuc_va_trach.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Vận dụng kiến thức liên môn nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh trường Trung học Phổ thông

  1. như: cảng Cái Lân (Quảng Ninh), Nghi Sơn (Thanh Hoá), Vũng Áng (Hà Tĩnh) Dung Quất (Quảng Ngãi), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) Các hải cảng này không chỉ tạo thành các tuyến giao thông vận tải biển nối đất liền với đảo và quần đảo, mà còn tạo sự thông thương nối liền Việt Nam với thế giới, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội theo hướng hội nhập, quốc tế hóa và toàn cầu hóa hiện nay. Bên cạnh đó, bờ biển nước ta lại có nhiều bãi cát, vũng, vịnh, đảo, quần đảo và hang động tự nhiên đẹp với khí hậu trong lành và môi trường ít ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch và dịch vụ phát triển. Vì thế, trong những năm qua, nhiều hoạt động du lịch thể thao dưới nước, nhiều trung tâm du lịch biển đã được đầu tư phát triển và nâng cấp, đưa vào khai thác có hiệu quả. Trong đó, đáng chú ý nhất là các khu du lịch Hạ Long – Cát Bà - Đồ Sơn (Quảng Ninh và Hải Phòng), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) có khả năng thu hút nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. b. Vị trí, tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam với quốc phòng, an ninh Không chỉ chiếm phần lớn lãnh thổ quốc gia, với nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, biển nước ta án ngữ trên đường giao thông hàng hải quốc tế từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam. Vì thế vùng biển nước ta có vị trí chiến lược về quốc phòng, anh ninh hết sức quan trọng không chỉ đối với quốc gia, dân tộc, mà cả đối với khu vực và quốc tế. Hệ thống đảo và quần đảo nước ta tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền và là căn cứ để nước ta tiến ra đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa. Trên vùng biển, đảo của nước ta có thể quan sát và khống chế đường giao thông huyết mạch ở Đông Nam Á. Vì thế, việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đây chính là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như sự phát triển trường tồn của đất nước. Như vậy, biển, đảo nước ta không chỉ có tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế, mà còn giữ vị trí chiến lược trong công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Vì vậy, khắc sâu những kiến thức trọng tâm, cơ bản này cho học sinh, vừa khơi dậy trong các em tình yêu về sự giàu, đẹp của biển, đảo Việt Nam, vừa thức tỉnh các em ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, cũng như phát triển tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. . 17
  2. 1.2.3. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh Như đã nói ở trên, chương trình giáo dục THPT không có những tiết học riêng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Bởi vậy, để nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh, bên cạnh công tác tuyên truyền và khắc sâu những kiến thức trọng tâm cơ bản cho học sinh bằnng cách tích hợp trong một số môn học, bài học, chúng tôi đã đặc biệt chú trọng tới việc xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động ngoại khóa về giáo dục tài nguyên, môi trường, quốc phòng, an ninh biển, đảo cho học sinh. Trong đó, chúng tôi rất quan tâm tới việc lựa chọn nội dung, chủ đề ngoại khóa sao cho vừa hợp với vùng, miền, địa phương, vừa mang tính thời sự, có tính giáo dục cao và lựa chọn thời điểm thực hiện ngoại khóa vào các ngày lễ lớn trong năm, gắn với các nội dung, sự kiện cụ thể, như: Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới từ ngày 01 đến ngày 08 tháng 6 hằng năm; ngày phát động thi tìm hiểu “Huyền thoại đường Hồ Chí Minh trên biển”, ngày hội “Tuổi trẻ vì biển đảo thân yêu”, phong trào “Góp đá xây dựng Trường Sa”; cuộc vận động “Bầu chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới”; tìm hiểu về môi trường quê hương nhân ngày môi trường thế giới (ngày 5 tháng 6 hàng năm), Đặc biệt, chúng tôi hết sức chú trọng tới việc lựa chọn các hình thức tổ chức ngoại khóa sao cho phù hợp, hiệu quả. Cụ thể là: a. Tổ chức câu lạc bộ Câu lạc bộ là hình thức sinh hoạt ngoại khóa bổ ích, giúp học sinh trau dồi kiến thức, bồi đắp tâm hồn và nâng cao trách nhiệm đối với việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của biển, bảo vệ môi trường và chủ quyền biển, đảo. Mỗi câu lạc bộ nên có khoảng 20 đến 30 thành viên đến từ các khối lớp khác nhau và cần có ít nhất 1 hoặc 2 giáo hướng dẫn, chỉ đạo. Những giáo viên này cần được tập huấn về cách tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục về bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho học sinh. Các em tham gia câu lạc bộ có thể trở thành những tấm gương trong cộng đồng về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, chủ quyền biển đảo. Cán bộ phụ trách cần phối hợp với học sinh xây dựng kế hoạch hoạt động của Câu lạc bộ (chi tiết đến từng tuần và từng nội dung hoạt động) trên cơ sở của kế hoạch nhà trường đã xây dựng. Trong quá trình sinh hoạt câu lạc bộ, cán bộ và giáo viên nên khuyến khích sự tham gia của học sinh vào mọi hoạt động. Hãy để học sinh quyết định những nội dung các em muốn tìm hiểu trong khuôn khổ nội dung giáo dục về tài nguyên thiên nhiên, môi trường và chủ quyền biển, đảo. Chẳng hạn, nội dung xoay quanh 18
  3. những vấn đề của biển đảo, như: Các đảo xa - tiền đồn của Tổ quốc; Hải phận của Việt Nam- bảo vệ vùng biển của Tổ quốc; Tài nguyên thiên nhiên của biển đảo- khai thác hợp lý nguồn tài nguyên biển; . Cán bộ phụ trách cũng cần đảm bảo sao cho mỗi buổi sinh hoạt đều mang lại sự thoải mái và thú vị, khiến các em mong đợi đến lần sinh hoạt tiếp theo. Tại câu lạc bộ, học sinh được khuyến khích suy nghĩ độc lập và sáng tạo trong mọi trường hợp và nên vừa sức, phù hợp với kiến thức của học sinh. b. Tổ chức liên hoan văn nghệ Đây là hình thức ngoại khóa hấp dẫn, hiệu quả trong việc giáo dục học sinh về tài nguyên thiên nhiên, môi trường và chủ quyền biển, đảo. Ở đó, giáo viên cần gợi ý cho học sinh chọn vấn đề, cùng học sinh hoặc hỗ trợ học sinh xây nội dung, chương trình, lựa chọn hình thức tổ chức cho phù hợp và có tính giáo dục cao. Trong hoạt động văn nghệ, học sinh có thể lựa chọn các bài hát, các bài thơ về biển, đảo để biểu diễn, hay xây dựng các tiểu phẩm, như: “Giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên của bờ biển hay phát triển du lịch” tạo ra cuộc tranh luận với nội dung khai thác bờ biển như thế nào cho hợp lý; các tiểu phẩm ca ngợi vẻ đẹp của biển, đảo Việt Nam, ca ngợi những hoạt động khai thác hợp lý, làm đẹp, giàu thêm biển đảo quê hương, đất nước; phê phán những hành vi làm ô nhiễm môi trường biển, làm tài nguyên biển đảo bị kiệt quệ, đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước ta. Bên cạnh đó, nhà trường có thể tổ chức triển lãm về biển đảo với những tư liệu, hiện vật học sinh thu thập theo chủ đề cụ thể. Chẳng hạn: Triển lãm về bảo vệ chủ quyền trên biển, về các loại tài nguyên của biển Việt Nam, về khai thác dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam, về các cảnh đẹp của biển Việt Nam, về các hoạt động khai thác tài nguyên trên biển ở các vùng biển khác nhau của Tổ quốc, Các tư liệu có thể là tranh, ảnh học sinh tự chụp, hoặc thu thập được từ sách, báo, từ các nguồn khác nhau; các bài viết, các hình ảnh các em tự sáng tác ra. Trưởng ban tổ chức triển lãm điều hành chung, quán xuyến việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên, trao đổi để thống nhất chủ đề, nội dung chi tiết, thời gian triển khai; báo cáo lãnh đạo nhà trường; theo dõi, đôn đốc các thành viên và hỗ trợ khi cần thiết; tổng kết sau khi hoàn thành triển lãm. c. Tổ chức các cuộc thi 19
  4. Cuộc thi là hoạt động nâng cao nhận thức rất hiệu quả do có khả năng lôi cuốn sự tham gia của đông đảo học sinh. Nhiều học sinh tham gia cuộc thi vì sự hấp dẫn của giải thưởng, vì muốn thể hiện sự hiểu biết, tài năng của mình. Ngoài ra, ưu điểm của hình thức hoạt động này còn không mất quá nhiều thời gian và nguồn lực. Có nhiều hình thức tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về biển đảo, như: thi vẽ, viết, kể chuyện, hùng biện, hái hoa dân chủ, biểu diễn văn nghệ (kịch, hát, thơ ), thiết kế vật trưng bày, sưu tầm mẫu vật , với nhiều nội dung, chủ đề phong phú khác nhau, như: “Biển xanh quê hương em”, “Cảnh quan thiên nhiên của biển- nguồn tài nguyên du lịch giàu có ”, “Chủ quyền biển, đảo Việt Nam”, “Những căn cứ lịch sử xác định chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, “Các trận đánh lịch sử và huyền thoại trên biển Việt Nam” Các cuộc thi thường được phát động trong một thời gian, ít nhất là 1 tháng, lâu là 1 học kỳ, không nên phát động cuộc thi kéo dài đến 1 năm học trong nhà trường vì sẽ làm giảm hứng thú của học sinh. Trước khi phát động cuộc thi, cán bộ phụ trách cần xác định các thành phần ban tổ chức. Ban tổ chức cần xây dựng và thống nhất thể lệ cuộc thi trong đó xác định rõ: hình thức và nội dung cuộc thi, đối tượng dự thi, cơ cấu giải thưởng, thời gian dự thi, nơi nộp bài hoặc trình bày bài dự thi, thời gian công bố giải thưởng, người liên lạc. Lễ trao giải cuộc thi là cơ hội rất tốt để nâng cao nhận thức cho học sinh về trách nhiệm của thế hệ trẻ với chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Ngoài việc công bố và trao giải thưởng, cần giải thích rõ tại sao những bài dự thi lại được giải. Đồng thời, bố trí các tiết mục văn nghệ (hát, kịch, thơ ) với nội dung liên quan đến việc giáo dục tình yêu biển, đảo và ý thức trách nhiệm của mỗi người với chủ quyền biển, đảo quê hương. Sau cuộc thi, các tác phẩm dự thi có thể được tiếp tục trưng bày tại trường học hoặc nơi công cộng, hay tập hợp lại thành tuyển tập các tác phẩm dự thi, phát cho học sinh. Ngoài các hình thức tổ chức ngoại khóa trên, có thể tổ chức cho học sinh trải nghiệm, giao lưu, tọa đàm với các đơn vị Hải quân, bộ đội biên phòng, cắm trại trên các khu vực biển đảo quê hương để các em có thêm kiến thức thực tiễn, góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo, cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho thế hệ trẻ. 20
  5. C. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Có thể nói, một số giải pháp “Vận dụng kiến thức liên môn nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo thông qua hoạt động ngoại khóa cho học sinh trường THPT ” không phải là vấn đề hoàn toàn mới, nhưng qua thực tế khi áp dụng những giải pháp này cho bản thân tôi và tổ bộ môn, chúng tôi thấy những giải pháp ấy đã đạt được những hiệu quả và lợi ích cơ bản sau: I.Hiệu quả kinh tế : Ở trường phổ thông ngân sách dành cho các hoạt động các môn học đều rât eo hẹp và đều phải tính toán kĩ.Bình thường để các em học sinh nắm và biết được biển và đảo thì phải thông qua hoạt động thực tế,mà điều này rất khó không phải trường nào cũng đủ kinh phí để thực hiện được.Thông qua sáng kiến các em có thể giao lưu học tập bằng nhiều cách khác nhau,tìm hiểu biển đảo một cách tích cực không gò bó ép buộc,phát huy tính sáng tạo mà kết quả thu được rất lớn và quan trọng tính kinh tế ở đây đã được giải quyết một cách thấu đáo. II.Hiệu quả xã hội Áp dụng sáng kiến giúp cho các em nắm vững kiến thức về chủ quyền biển đảo,qua đó sau nay khi đã trưởng thành các em biết phát huy khai thác tuyên truyền và bảo vệ tài sản quốc gia một cách hợp lý.Mặt khác giúp cho sự gắn kêt giữa các môn học trong nhà trường một cách chặt chẽ hơn Những giải pháp trên đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực tư duy của học sinh, giúp các em từng bước nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam Những giải pháp mà đề tài nêu ra giúp học sinh dễ vận dụng vào thực tiễn, góp phần nâng cao kiến thức GDQP-AN, cũng như giáo dục đạo đức tư tưởng cho học sinh. III. Hiệu quả về thực tiễn 1. Về chương trình SGK: Chương trình SGK không có nội dung riêng, cũng không có những tiết học riêng cho nội dung giáo dục này. Hơn nữa, vì không phải là khối kiến thức bắt buộc, nên cả giáo viên và học sinh phần đông còn lơ là với việc giáo dục để nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho thế hệ trẻ. Bởi vậy, nếu không hướng dẫn học sinh hệ thống hóa các kiến thức cơ bản theo phương pháp tích hợp, các em khó có thể hiểu rõ về vị trí, vai trò của biển, đảo trong lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như trách nhiệm của thế hệ trẻ với biển, đảo quê hương. Vì thế, qua việc hướng dẫn học sinh hệ thống hóa các kiến thức cơ bản theo phương pháp tích hợp, kết hợp với các hình thức tuyên truyền và các hoạt động ngoại khóa, các em không chỉ nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của biển, đảo trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà còn khơi dậy trong các em tình yêu và trách nhiệm với chủ quyền biển đảo, cũng như nền độc lập thiêng liêng của Tổ quốc. 2. Về phía người dạy: Vì chương trình SGK chưa có những tiết học riêng về nội dung này, nên đa số giáo viên cũng chưa chú ý nhiều tới việc cung cấp những kiến thức cơ bản về chủ quyền biển, đảo cho học sinh. Hơn nữa, một số giáo viên tuy đã chú ý tới việc cung cấp những 21
  6. kiến thức cơ bản cho học sinh, nhưng chưa có tính hệ thống nên chất lượng và hiệu quả ôn tập chưa cao. Vì thế, đề tài này như một tài liệu tham khảo hữu ích giúp giáo viên chủ động và sáng tạo hơn trong việc tổ chức cho học tìm hiểu và nắm chắc kiến thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam. 3. Về phía người học: Những kiến thức về chủ quyền biển, đảo Việt Nam vẫn còn là một khoảng trống đối với học sinh. Đa số học sinh còn lơ là và hiểu chưa sâu sắc về nội dung giáo dục này. Bởi vậy, áp dụng các giải pháp trong đề tài này sẽ là cách tốt nhất nâng cao năng nhận thức và trách nhiệm của học sinh với chủ quyền biển, đảo Việt Nam IV. Một vài số liệu cụ thể về giá trị lợi ích của SKKN Khảo sát kết quả các bài thu hoạch sau khi học nội dung chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh lớp 12 THPT Gia Viễn B trong hai năm gần đây, chúng tôi thấy như sau: *Trước khi áp dụng SKKN: (Kết quả bài thu hoạch sau khi học nội dung chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh lớp 12 THPT trường THPT Gia Viễn B năm học 2015 -2016) Điểm 3,5 đến 4,0 Điểm 2,0 đến dưới 3,5 Điểm 0 đến 1,75 Tổng số HS SL TL% SL TL% SL TL% 369 16 4,3% 96 26% 257 69,7% * Sau khi áp dụng sáng kiến: (Kết quả bài thu hoạch sau khi học nội dung chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh lớp 12 THPT trường THPT Gia Viễn B năm học 2016 -2017) Điểm 3,5 đến 4,0 Điểm 2,0 đến dưới 3,5 Điểm 0 đến 1,75 Tổng số HS SL TL% SL TL% SL TL% 364 55 15% 145 39,8% 164 45% Qua bản thống kê trên, điều dễ thấy là khi chưa áp dụng SKKN này kết quả bài thu hoạch sau khi học nội dung chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh lớp 12 trường THPT Gia Viễn B năm học 2015-2016 thấp hơn nhiều so với kết quả kiểm tra 2016 -2017. Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi quá ít (4,3%), tỷ lệ học sinh dưới trung bình quá cao (69,7%). Còn sau khi áp dụng SKKN này kết quả thi kết quả kết quả bài thu hoạch sau khi học nội dung chủ quyền biển đảo Việt Nam của học sinh lớp 12 THPT Gia Viễn B năm học 2016-2017 cao hơn nhiều so với kết quả kiểm tra năm học 2015-2016(điểm Khá - Giỏi nhiều hơn; điểm Yếu - Kém ít hơn). Điều đó đã chứng tỏ SKKN này đã góp phần nâng cao năng lực hiểu biết về chủ quyền biển đảo cho các em. 22
  7. D. KẾT LUẬN: Bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc nói chung là biểu hiện sâu sắc nhất truyền thống yêu nước, ý thức, độc lập, chủ quyền dân tộc có tự ngàn xưa của người Việt và trở thành đường lối chiến lược có tính chất xuyên suốt của Đảng ta qua các kỳ Đại hội. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay, khi biển Đông đang có những diễn biện phức tạp, việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cho thế hệ trẻ về việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi nó không chỉ khơi dậy trong các em tình yêu nước, yêu biển, đảo quê hương, mà còn giúp các em nhận thức sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của biển, đảo trong phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh công tác phổ biến, tuyên truyền đường lối, chủ trương chiến lược của Đảng và Nhà nước về biển, đảo Việt Nam, mấy năm qua lãnh đạo trường THPT Gia Viễn B đã tăng cường công tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên nhà trường cần trang bị, khắc sâu cho các em học sinh một lý tưởng sống, một kiến thức về tầm nhìn phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Qua các tiết học, các hoạt động ngoại khóa, nhà trường đã giúp học sinh nhận ra rằng, mỗi tấc đất, hòn đảo, nhà dân mà các chiến sĩ, quân và dân chúng ta đang ngày đêm canh giữ là một phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc, chúng ta phải ra sức bảo vệ, giữ gìn. Những tiềm năng, kinh tế biển cần được khai thác hợp lý, hiệu quả, vừa góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội, vừa bảo vệ môi trường và làm giàu đẹp cho biển đảo quê hương. Tuy nhiên, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển đảo nói riêng, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc nói chung cho học sinh là cả một quá trình và không phải là trách nhiệm riêng của ngành giáo dục. Nó đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ từ Bộ Giáo dục và Đào tạo tới các Sở Giáo dục và Đào tạo về nội dung và phương pháp giảng dạy. Nó phải được tiến hành sâu rộng trong tất cả các cấp học, bậc học, phải gắn kết giữa lịch sử và hiện tại để học sinh thấy được tầm quan trọng của biển, đảo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với chủ quyền biển, đảo quốc gia để từ đó chung sức đồng lòng quyết tâm làm chủ, bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 23
  8. Đặc biệt, từ bao đời nay, qua nhiều thế hệ, ông cha ta đã đổ biết bao công sức, máu xương để giữ gìn, bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Bởi vậy, ngày nay, chúng ta phải biết vận dụng sáng tạo những bài học lịch sử cùng sức mạnh toàn dân tộc, nêu cao chính nghĩa, lẽ phải, phát huy nội lực và tranh thủ sự đồng tình của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo. Chúng ta kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, đồng thời phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm chủ quyền và lợi ích chính đáng trên biển của chúng ta. Riêng đối với các em học sinh, ngoài các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước, các em cần có những nghĩa cử cao đẹp, những hành động cụ thể đóng góp vào công cuộc gìn giữ và bảo vệ chủ quyền biển, đảo, như: Viết thư thăm hỏi các chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo, quần đảo; tự nguyện tham gia các phong trào giúp đỡ, ủng hộ cho cho nhân dân huyện đảo Trường Sa; quyên góp ủng hộ cán bộ chiến sĩ và giáo viên học sinh đang công tác giảng dạy học tập tại quần đảo Trường Sa Có như vậy, các em mới thực sự thấm thía trách nhiệm của mình với biển đảo nói riêng và công cuộc xây dựng, bảo vệ một nước Việt Nam độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, một xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Kiến nghị - Đối với tổ: Cần tăng cường các giờ học ngoại khóa về biển đảo quê hương,các chuyên đề GDQP-AN để giáo viên và học sinh thông qua đó để thảo luận và góp ý để có phương pháp truyền đạt tuyên truyền giúp các e có tình yêu biển đảo,bồi dưỡng kiến thức để tăng tính hiệu quả của môn học - Đối với trường: Cần tạo điều kiện về phòng ốc,máy chiếu để phục vụ giảng dạy.Tăng cường hơn trang thiết bị dạy học về tranh ảnh tư liệu đồ dùng học tập Mua các tư liệu GDQP-AN có liên quan trong chương trình học để GV và HS tham khảo nhằm bồi dưỡng thêm tri thức và tăng tính hiệu quả Tăng cường công tác thanh tra,kiểm tra,dự giờ đánh giá giờ dạy GDQP- AN 24
  9. - Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo : Tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất trường học,tăng cường công tác thanh,kiểm tra đánh giá giờ dạy GDQP-AN.Mặt khác nên phổ biến SKKN rộng rãi cho các đồng nghiệp biết để có thể áp dụng các phương pháp dạy học mới cho tất cả học sinh tỉnh Ninh Bình nói chung và cả nước nói riêng 25
  10. G. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị: Giáo dục quốc phòng – an ninh, Tập 7, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội – 2015; 2. Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị: Các chuyên đề bổ trợ, Tập 14, Nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội – 2015; 3. Chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa – Báo Tiền phong 2014; 4. Công tác tuyên truyền biển đảo năm 2013 của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 5. Địa lý 12, NXB Giáo dục Việt Nam, H. 2015; 6. Giáo dục Quốc phòng, - an ninh 10, 11, 12, NXB Giáo dục Việt Nam, H. 2015; 7. Lịch sử 10, 11, 12, NXB Giáo dục Việt Nam, H. 2015; 8. Sách Giáo viên Địa lý 12, NXB Giáo dục Việt Nam, H. 2015; 9. Tài liệu hướng dẫn “Dạy học nội dung giáo dục về tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh trung học phổ thông ” – Bộ GD&ĐT (2011); 26
  11. H. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ cái/ký hiệu viết tắt Cụm từ đầy đủ GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDQP-AN Giáo dục Quốc phòng – An ninh NXB Nhà xuất bản THPT Trung học phổ thông XHCN Xã hội chủ nghĩa 27