SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - Chương trình chuyên Trung học phổ thông
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - Chương trình chuyên Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_xay_dung_va_su_dung_he_thong_cau_hoi_bai_tap_ren_luyen.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập rèn luyện năng lực sáng tạo cho học sinh trong dạy học phần Sinh thái học - Chương trình chuyên Trung học phổ thông
- BTST 39. Cần cung cấp thường xuyên một lượng muối khoáng để tảo phát triển cung thức ăn cho giáp xác. Đảm bảo tương quan số lượng cá thể các loài phù hợp. BTXP 18. Mô hình từ dưới lên cho rằng ảnh hưởng một chiều từ bậc dinh dưỡng bên dưới lên các bậc dinh dưỡng bên trên. Trong đó, các nhân tố dinh dưỡng và nhân tố vô sinh của môi trường sống, bao gồm cả sự đa dạng của SV sản suất, quyết định tới cấu trúc của QX. Mô hình từ tren xuống cho rằng các bậc dinh dưỡng cao khống chế bậc dinh dưỡng thấp hơn, trong đó động vật ăn thịt khống chế động vật ăn thực vật, động vật ăn thực vật lại khống chế SV sản suất. BTST 39. Theo mô hình từ dưới lên thì sự thêm vào của các động vật ăn thịt sẽ ảnh hưởng rất nhỏ đến các bậc dinh dưỡng thấp hơn, đặc biệt là thảm thực vật. Nếu mô hình từ trên xuống được ứng dụng, sự tăng lên về số lượng của linh miêu sẽ làm giảm số lượng gấu trúc, số lượng rắn tăng, số lượng châu chấu giảm, khối lượng thực vật sẽ tăng. BTXP 19. Vẽ sơ đồ Hình 2.20 BTST 41. - Do hiên tượng khuếch đại sinh học nên các SV có vị trí bậc dinh dưỡng càng cao hàm lượng dinh dưỡng càng nhiều. Trong lưới thức ăn này rái cá có vị trí bậc dinh dưỡng cao nhất nên là loài bị nhiễm độc nặng nhất. - Để ít bị nhiễm độc nhất, con người nên chọn các loài cá ăn thực vật làm thức ăn BTST 42. 67
- Khi cá măng bị câu hết, cá mương, cá dầu sẽ không bị khống chế, tự do phát triển nên cạnh tranh nguồn thức ăn của cá mè trắng và mè hoa làm suy giảm sản lượng cá mè trắng , cá mè hoa Biện pháp can thiệp : Thả lại cá măng hoặc một loại cá khác sử dụng thức ăn là cá mương, cá dầu ; đồng thời bắt rái cá. BTXP 20. Sản lượng sơ cấp là lượng chất sống do SV sản xuất tạo ra qua quá trình quang hợp, trong một khoảng thời gian nhất định trên một đơn vị diện tích của hệ sinh thái BTST 43. Không chính xác. Vì sinh viên đó đã bỏ qua lượng thực vật đã bị động vật ăn cỏ ăn và một lượng sinh khối dùng để tạo rễ cây và các mô khác. BTXP 21. Chu trình sinh địa hóa là sự vận động ngừng của vật chất từ môi trường vào QX SV và từ QX SV ra môi trường theo những vòng hầu như khép kín BTST 44. Bạn cần phải biết đàn linh dương đã ăn bao nhiêu cỏ trong ô thí nghiệm và lương nitrogen có trong số cỏ bị ăn đó là bao nhiêu. Bạn cũng cần biết được lượng nitrogen có trong phân và nước tiểu của đàn linh dương đó. BTXP 22. Thêm chất dinh dưỡng là nguyên nhân làm tăng đột ngột số lượng tảo và SV ăn chúng. Sự gia tăng quá trình hô hấp của tảo và SV tiêu thụ, kể cả SV phân hủy sẽ làm giảm lượng O2 của hồ, như vậy cá trong hồ sẽ thiếu O2 và chết. BTST 45. Hồ B có nhiều chất hữu cơ ở đáy hồ. Hoạt động phân giải của SV diễn ra mạnh đã tạo ra nhiều khí như CO2, CH4 đã đẩy tảo lên tập trung ở bề mặt. Hiện tượng ở hồ B là hiện tượng phu dưỡng do ô nhiễm chất hữu cơ. BTST 46. Sự phì dưỡng có thể xuất hiện ở đầm nhà ông Ba. Vì Trong đầm nhà ông Tư, số lượng cá thể của các loài vi tảo xấp xỉ ngang nhau, chứng tỏ trong đầm có yếu tố phụ thuộc mật độ khống chế số lượng của các loài tảo này (có thể là các SV ăn tảo hoặc mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài vi tảo) đã kiểm soát số lượng cá thể của các loài. Như vậy phì dưỡng khó sảy ra ở đầm này. 68
- Ở đầm của ông Ba, loài a có số lượng cá thể nhiều gấp 10 lần loài b và 20 lần đối với mỗi loài còn lại (c, d, e), chứng tỏ đây là loài có sức cạnh tranh lớn, lại thiếu vắng loài khống chế số lượng của loài a do đó khi môi trường thuận lợi loài a có thể phát triển mạnh mẽ và gây ra hiện tượng phì dưỡng . BTST 47. - Cần biết được nguồn gây ô nhiễm để có biện pháp khống chế nguồn gây ô nhiễm - Vớt tảo, thay nước. - Làm giảm số lượng cá ăn động vật nguyên sinh, thả thêm cá ăn các loài cá ăn động vật nguyên sinh - BTST 48. a) Nguyên nhân chủ yếu là do thức ăn dư thừa, chất thải dạng phân, chất bài tiết tích tụ lại trong nước và nền đáy. Dưới tác động của vi SV và các quá trình phân hủy tự nhiên, chất thải chuyển thành Amoni, Nitorat, Photphat, các chất khoáng đã kích thích sự phát triển của tảo dẫn đến hiện tượng nở hoa của tảo trong ao. Thêm vào đó, các độc tố phát sinh từ quá trình phân hủy các chất thải trong ao nuôi và sự tàn rụi của tảo làm cho môi trường nuôi nhanh chóng bị suy thoái, từ đó làm cho các đối tượng nuôi dễ bị nhiễm bệnh, thiếu Oxy hay nhiễm độc tính của các chất chuyển hoá. b) Giải pháp là thay nước. Như vậy, chất dinh dưỡng, tảo cùng các chất ô nhiễm được cho ra khỏi ao và được thay thế bằng nguồn nước có chất lượng tốt hơn, có tác dụng cải tạo môi trường nước ao nuôi. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tức thời, không thể loại bỏ được hiểm họa của chính nó. Ông cần nuôi gép cá basa với các loài cá ăn tảo, hạn chế tối đa các loại cá tạp ăn động vật phù du trong ao để tăng số lượng các loài có khả năng khống chế sự phát triển của tảo. Đồng thời bổ sung thêm các loài ăn mùn bã để giảm tình trạng tích tụ của thức ăn dư thừa và cất thải. Hoặc ông có thể sử dụng một số sản phẩm vi sinh xử lí tảo chất lượng cao có bán trên thị trường 69
- BTXP 22. Loài xâm lấn (loài ngoại lai) là những loài không có nguồn gốc bản địa, khi được đưa đến một môi trường mới, chúng có thể không thích nghi được với điều kiện sống và do đó không tồn tại được. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, do thiếu vắng các đối thủ cạnh tranh và thiên địch như ở quê nhà cùng với điều kiện sống thuận lợi, các loài này có điều kiện sinh sôi nảy nở rất nhanh và đến một lúc nào đó phá vỡ cân bằng sinh thái bản địa và vượt khỏi tầm kiểm soát của con người. BTST 49. Rùa tai đỏ, ốc bươu vàng là những loài có tốc độ sinh sản cao, giới hạn sinh thái rộng (ăn được nhiều loài khác) hơn các loài bản địa nên chúng trở thành những loài ưu thế. Vì vậy, chúng cạnh tranh thành công hơn và có thể loại trừ nhiều loài bản địa có ổ sinh thái trùng với chúng hoặc chúng tiêu diệt các loài là thức ăn của các loài bản địa . Khi rùa tai đỏ, ốc bươu vàng xâm nhập vào Việt Nam chúng không hoặc có rất ít thiên địch (loài ăn thịt chúng) cũng như không hoặc ít gặp phải sự cạnh tranh của các loài khác. Đồng thời số lượng của chúng còn ít, nguồn sống của môi trường rất dồi dào nên chúng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. BTST 50. a) Mô hình mật độ của loài C cho thấy loài này đã tăng trưởng rất nhanh từ khi chúng xâm nhập lên đảo có thể là vì chúng không hoặc có rất ít thiên địch (loài ăn thịt chúng) và cũng ít gặp phải sự cạnh tranh của các loài khác. Đồng thời số lượng của chúng còn ít, nguồn sống của môi trường rất dồi . b) + Sự thay đổi mật độ của loài C đã làm giảm mật độ của loài B vì: Loài C tốc độ sinh sản cao, giới hạn sinh thái rộng hơn so với loài B nên chúng chúng cạnh tranh thành công hơn và có thể loại trừ được loài B (do loài B có ổ sinh thái trùng với loài C hoặc chúng tiêu diệt các loài là thức ăn của các loài B). + Sự thay đổi mật độ của hai loài C và B không làm thay đổi mật độ của loài A. Vì: ổ sinh thái của loài A không trùng với loài B và C. c) Đến năm 2015 mật độ của loài C sẽ dao động quanh một thế cân bằng. Do cơ chế điều hòa mật độ. Khi mật độ cá thể của QT khi tăng quá cao sẽ làm khan 70
- hiếm nguồn sống dẫn tới tỉ lệ sinh sản giảm và tỉ lệ tử vong tăng làm giảm mật độ QT. Khi mật độ QT thấp, nguồn sống dồi dào, điều kiện môi trường thuận lợi tỉ lệ sinh sản tăng và tỉ lệ tử vong giảm làm tăng mật độ QT. BTXP 24. a) Ba mức độ của đa dạng sinh học gồm: - Đa dạng di truyền: Nguồn biến dị giúp QT thích nghi với sự thay đổi của môi trường. - Đa dạng loài: quan trọng trong duy trì cấu trúc của QX và lưới thức ăn - Đa dạng hệ sinh thái: Cung cấp các quá trình duy trì sự sống như chu trình dinh dưỡng và phân hủy chất thải. b) Ba nguy cơ chính đối với đa dạng sinh học: - Sự phá hủy môi trường sống ,Ví dụ như phá rừng, xói lở của các dòng sông, hoặc chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên thành đất nông nghiệp hoặc đô thị đã lấy đi môi trường sống củ các loài - Du nhập các loài ngoại lai, do sự vận chuyển của con người sang một vùng đất khác không phải là vùng sống tự nhiên của loài, ở đó loài không bị khống chế bởi các mầm bệnh tự nhiên hoặc các loài ăn thịt, và như vậy sẽ làm giảm kích thước của các loài bản địa do bị cạnh tranh hoặc bị ăn thịt. - Khai thác quá mức làm suy giảm các QT động thực vật hoặc đưa chúng đến nguy cơ tuyệt chủng BTST 51. Định nghĩa về sự suy giảm đa dạng sinh học chỉ dựa trên suy giảm số lượng loài như trên là quá hẹp. Ngoài mất đa dạng loài, sự suy giảm đa dạng sinh học bao gồm cả việc mất đa dạng gen trong QT và loài và sự suy thoái của cả hệ sinh thái. BTST 52. Bởi vì có hàng triệu người sử dụng hệ sinh thái Yellowston mỗi năm, như vậy không thể ngăn cản được sự tiếp xúc giữa người và gấu. Thay vào đó bạn thử cố làm giảm các kiểu tiếp xúc mà gấu có thể bị giết. Bạn có thể đưa ra khuyến cáo để giảm tốc độ giới hạn trên đường trong vườn quốc gia, qui định thời gian và địa điểm các mùa săn(ở đó việc săn được phép diễn ra ở ngoài khu vườn quốc gia) để giảm sự tiếp xúc với gấu mẹ và gấu con, cung cấp tài chính 71
- để khích lệ các chủ trang trại tìm cách thức khác (ví dụ chó canh) để bảo vệ vật nuôi. BTST 53. Nếu QT ở Địa Trung Hải bị khai thác đến tuyệt chủng thì sự kiện 2 gây ra mất đa dạng di truyền mạnh hơn. Vì Sự kiện 1, hai QT này sinh sản riêng rẽ, dòng gen giữa hai QT không xuất hiện và sự khác biệt về gen giữa chúng ngày càng lớn. Việc mất đi một QT không gây ảnh hưởng đến QT còn lại Sự kiện 2, hai QT giao phối với nhau, dòng gen giữa hai QT xuất hiện , nên việc mất đi 1 QT sẽ gây giảm đa dạng nguồn gen nhanh hơn . BTST 54. a) Biến dị di truyền giảm đã đưa QT gà cỏ lớn ở Jasper County vào vòng xoáy tuyệt chủng. b) Bởi vì QT gà Illinois có cấu trúc di truyền khác so với các QT loài này ở vùng khác, bạn chỉ muốn bảo tồn ở mức độ cao nhất có thể tần số gen quý hoặc các alen chỉ thấy có ở QT này. Trong việc phục hồi, việc bảo tồn đa dạng gen của một loài cũng quan trọng như việc tăng số lượng thể. BTXP 25. Mức độ phân giải chất hữu cơ tăng khi nhiệt độ tăng, ở các vùng trên đất nước Canada. BTST 55. Sự hiện diện của nước có thể là một yếu tố khác ảnh hưởng đến các địa điểm này. Những yếu tố này không được đưa vào khi thiêt kế thí nghiệm bởi vì nó gây khó khan cho việc phân tích kết quả thí nghiệm. Trong tự nhiên, các yếu tố này có thể thay đổi đồng thời, và như vậy các nhà sinh thái học cần phải cẩn trọng đối với yếu tố mà họ nghiên cứu, yếu tố nghiên cứu có phải là nguyên nhân tạo ra kết quả hay nó khong hề có mối liên hệ gì vớ kết quả. BTST 56. Bởi vì nhiệt độ cao làm cho quá trình phân hủy diễn ra nhanh hơn, vật chất hữu cơ trong đất có thể bị phân hủy nhanh hơn để hình thành CO2, sự giải phóng CO2 sẽ làm trái đất nóng lên. 72
- PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ BÀI DẠY THAM KHẢO 1. Sử dụng câu hỏi, bài tập sáng tạo theo phương pháp nghiên cứu khoa học. Tiến trình dạy học: Bước 1: Quan sát và xác định vấn đề nghiên cứu Bước 2: Đặt câu hỏi nêu vấn đề Bước 3: Nêu giả thuyết nghiên cứu Bước 4: Nghiên cứu tài liệu Bước 5: Thiết kế thí nghiệm Bước 6: Kết luận về vấn đề nghiên cứu Ví dụ 1: Sử dụng BTST 33 theo phương pháp nghiên cứu khoa học trong dạy học nội dung khái niệm loài chủ chốt và vai trò của loài chủ chốt (chương III. QX SV, mục I các đặc trưng cơ bản của QX SV) Các bước Hoạt động của Hoạt động Nội dung GV của HS Bước 1: Nêu tình Phân tích Người ta thấy rằng, trên các cánh đồng Quan sát huống tình huống chăn thả bò lâu năm thì số lượng cá thể và xác và đặt tên của QT của hai loài cỏ A và B, C là gần định vấn cho vấn đề tương đương và tương đối ổn định. đề nghiên ngiên cứu Ngược lại trên những cánh đồng không cứu có sự hiện diện của bò thì số lượng cá thể của loài A hơn hẳn số lượng cá thể của loài B, và C thậm chí có những vùng thiếu vắng hẳn loài cỏ B và C. Vấn đề nghiên cứu: Vai trò của bò với cấu trúc của QX. Bước 2: Hãy nêu một Thảo luận Câu hỏi nghiên cứu: Đặt câu câu hỏi nghiên và nêu câu - Bò có phải là loài chủ chốt không? hỏi nêu cứu cho vấn hỏi nghiên vấn đề đề nêu trên. cứu 73
- Bước 3: Hãy nêu giả HS thảo Giả thuyết khoa học. Bò có vai trò là Nêu giả thuyết giải luận và nêu loài chủ chốt, nó kiểm soát số lượng của thuyết thích cho câu giả thuyết một số loài thực vật là nguồn thức ăn nghiên cứu hỏi nghiên của nó. cứu Bước 4: Hãy nghiên HS nghiên Trong 3 loài cỏ, loài A có khả năng Nghiên cứu tài liệu để cứu tài liệu cạnh tranh mạnh hơn loài B, và C nhưng cứu tài tìm những đề xuất số lượng của nó lại bị khống chế bởi số liệu luận cứ lí luận cứ lượng của QT bò (nhờ mối quan hệ SV thuyết chúng chứng này ăn SV khác). Chính vì vậy ở những minh cho giả minh. nơi có chăn thả bò, loài A không thể thuyết phát triển mạnh được, còn những nơi không chăn thả bò thì loài này có điều kiện phát triển mạnh tới mức mà có thể loại trừ được cả loài B và C ra khỏi QX Bước 5: - Hãy thiết kế HS thiết kế Cần phải thiết lập hai lô thí nghiệm có Thiết kế một thí thí nghiệm hai loài cỏ trên với mật độ tương đương, thí nghiệm nghiệm để và dự kiến có diện tích, điều kiện khác của môi chứng minh kết quả thí trường là như nhau. Tiến hành rào kín cho giả thuyết nghiệm một trong hai ô không cho bò vào phá đã nêu. cây. Sau một số năm, tiến hành đánh giá - Hãy dự kiến số lượng cá thể của hai loài, rồi rút ra kết quả thí kết luận. nghiệm Dự kiến kết quả: + Ở lô thí nghiệm có sự có mặt của bò + Ở lô thí nghiệm không có bò: Bước 6: Từ kết quả Thí Nêu kết Sự có mặt của bò làm giảm mức cạnh Kết luận nghiệm hãy luận tranh giữa hai loài cỏ A và B bò có về vấn đề nêu kết luận vai trò của loài chủ chốt. 74
- nghiên cứu 2) Sử dụng câu hỏi, bài tập sáng tạo theo phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề. Tiến trình dạy học: - Nêu vấn đề - Tạo mâu thuẫn nhận thức - Đề xuất hướng giải quyết, thực hiện kế hoạch giải quyết - Phân tích để rút ra kết luận - Vận dụng Ví dụ 2: Sử dụng BTST 50 theo PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề. Bước 1: Tạo tình huống có vấn đề - GV nêu tình huống: (BTST 50) Theo hồ sơ hóa thạch và quan sát được công bố gần đây, hai loài bọ cánh cứng ăn lá (loài A và B) đã tồn tại trên một hòn đảo bị cô lập ở Thái Bình Dương trong hơn 100.000 năm. Năm 1964 một loài thứ ba của bọ cánh cứng ăn lá (loài C) đã vô tình di nhập vào đảo. Mật độ cá thể của mỗi loài đã được theo dõi thường xuyên như thể hiện trong đồ thị dưới đây: - GV hướng dẫn HS phát hiện mâu thuẫn: ? Mô tả đặc điểm tăng trưởng số lượng của loài bọ cánh cứng C sau khi di cư lên đảo. 75
- HS: Mô hình mật độ của loài C cho thấy loài này đã tăng trưởng rất nhanh từ khi chúng xâm nhập lên đảo. ? Mô tả những tác động của loài bọ cánh cứng C đã gây ra trên mật độ cá thể của loài A và loài B HS: Mật độ loài C tăng mạnh không làm thay đổi mật độ của loài A nhưng lại làm cho mật độ loài B lại giảm dần và có nguy cơ bị loại bỏ khỏi hệ sinh thái. - HS phát biểu vấn đề: Tại sao loài C mới di cư vào đảo nhưng lại có thể tăng trưởng mạnh mẽ? Tại sao nó lại có thể làm giảm được mật độ của loài B và thậm chí có thể loại trừ được loài B? Tại sao nó lại không gây ảnh hưởng đến mật độ loài C? Bước 2: Giải quyết vấn đề (GV tổ chức HS đề xuất các giả thuyết) ? Hãy đề xuất một giả thuyết giải thích cho mô hình mật độ cá thể của QT quan sát thấy ở loài C. HS: loài C đã tăng trưởng rất nhanh từ khi chúng xâm nhập lên đảo vì chúng không bị khống chế bởi loài ăn thịt chúng, các vật kí sinh tự nhiên, và cũng ít gặp phải sự cạnh tranh của các loài khác. Đồng thời số lượng của chúng còn ít, nguồn sống của môi trường rất dồi dào . ? Hãy đề xuất giả thuyết giải thích cho những tác động của sự tăng trưởng mật độ của loài C lên mật độ các loài A và B. HS: + Sự thay đổi mật độ của loài C đã làm giảm mật độ của loài B vì: Loài C tốc độ sinh sản cao, giới hạn sinh thái rộng hơn so với loài B nên chúng cạnh tranh thành công hơn và có thể loại trừ được loài B (do loài B có ổ sinh thái trùng với loài C hoặc chúng tiêu diệt các loài là thức ăn của các loài B). + Sự thay đổi mật độ của hai loài C và B không làm thay đổi mật độ của loài A. Vì: ổ sinh thái của loài A không trùng với loài B và C. Bước 3: Kết luận 76
- - Sự du nhập loài ngoại lai vào một vùng đất khác không phải là vùng sống tự nhiên của loài, ở đó loài không bị khống chế, và như vậy sẽ làm giảm kích thước của các loài bản địa . - Đề xuất vấn đề mới: Hãy nêu dự đoán của bạn về mật độ cá thể của loài C vào năm 2015. Cung cấp một lời giải thích cho dự đoán của bạn. c) Đến năm 2015 mật độ của loài C sẽ dao động quanh một thế cân bằng. Do cơ chế điều hòa mật độ. Khi mật độ cá thể của QT tăng quá cao sẽ làm khan hiếm nguồn sống dẫn tới tỉ lệ sinh sản giảm và tỉ lệ tử vong tăng, làm giảm mật độ QT. Khi mật độ QT thấp, nguồn sống dồi dào, điều kiện môi trường thuận lợi tỉ lệ sinh sản tăng và tỉ lệ tử vong giảm làm tăng mật độ QT. 3. Sử dụng câu hỏi, bài tập sáng tạo trong tiết luyện tập, ôn tập Ví dụ 3: ÔN TẬP : MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ I - MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Củng cố các kiến thức về quan hệ giữa các loài SV trong QX và vai trò của nó với trạng thái cân bằng trong QX. 2. Kỹ năng - Rèn kĩ năng so sánh, phân tích tổng hợp. - Rèn kĩ năng tư duy sáng tạo 3. Phát triển năng lực sáng tạo II - CHUẨN BỊ - HS ôn lại các kiến thức về quan hệ giữa các loài SV trong QX - GV chuẩn bị phiếu học tập (PHT): PHT số 1: Quan hệ Đặc điểm Cộng sinh . Hợp tác Hội sinh Cạnh tranh Kí sinh 77
- Ức chế – cảm nhiễm . SV ăn SV khác III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới 78
- Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung GV củng cố kiến Đọc đề bài và làm BT 1: thức cho HS bằng BT1 ở phiếu học PHT số 1 tập HS trình bày kết quả phiếu học tập HS nhận xét, đánh giá, bổ sung. GV bổ xung và BT2.(BTST 27 a). Trong một QX đặc biệt, hoàn thiện câu trả HS thảo luận theo sóc là nguồn thức ăn chủ yếu của chó sói. lời của HS trên cơ nhóm theo phương Số lượng cá thể của QT sóc biến động theo sở đó nêu BT2 pháp công não, chu kì mùa kéo theo sự biến động của QT (BTST 27 a) ý thứ sau đó cử đại trình chó sói. nhất bày trước lớp. - Hãy vẽ sơ đồ mô tả sự biến động số lượng cá thể của hai QT này GV bổ xung và HS thảo luận theo - Một căn bệnh gây tử vong bắt đầu giảm hoàn thiện câu trả nhóm theo phương số lượng cá thể của QT sóc trong khoảng lời của HS trên cơ pháp công não, thời gian vài tháng. Hãy vẽ đồ thị mô tả sự sở đó nêu BT2 sau đó cử đại diện thay đổi dự kiến của số lượng cá thể của (BTST 27) ý thứ 2 trình bày trước QT chó sói và QT sóc? lớp. Giải: (gợi ý có trong phần phụ lục 2 ) GV bổ xung và BT 3 (BTST 30). Đồ thị dưới đây mô tả hoàn thiện câu trả HS thảo luận theo biến động số lượng cá thể của hai loài trong lời của HS trên cơ nhóm theo phương một QX. sở đó nêu BT3 pháp công não, (BTST 30) sau đó cử đại diện trình bày trước lớp. Dựa vào đồ thị một HS đã cho rằng mối 79
- quan hệ giữa loài A và loài B là quan hệ vật ăn thịt và con mồi. Theo em quan điểm đó dúng hay sai? Giải thích Giải: (gợi ý có trong phần phụ lục 2 ) GV nêu câu hỏi HS thảo luận theo BT 4.(BTXP 13) Hãy nêu những điểm hỏi tổng hợp: BT 4 nhóm theo phương giống và khác nhau giữa quan hệ vật ăn thịt (BTXP 13) và yêu pháp công não, và con mồi với quan hệ vật kí sinh - vật cầu HS làm việc sau đó cử đại diện chủ? Ý nghĩa của các mối quan hệ này đối theo nhóm trình bày trước với QX. lớp. Giải: (gợi ý có trong phần phụ lục 2 ) BT 5 (BTST 28). Đồ thi I, II, lần lượt mô tả HS thảo luận theo đường cong tăng trưởng của hai loài A và GV giới thiệu BT nhóm theo phương B khi nuôi cấy riêng. Đồ thị III mô tả 5 (BTST28) và pháp công não, đường cong tăng trưởng của hai loài A và yêu cầu HS làm sau đó cử đại diện B khi nuôi cấy chung. việc theo nhóm để trình bày trước trả lời lớp. Dựa vào đồ thị một HS đã cho rằng mối quan hệ giữa loài A và loài B là quan hệ vật kí sinh và vật chủ. Theo em quan điểm đó đúng hay sai? Giải thích Giải: (gợi ý có trong phần phụ lục 2 ) HS thảo luận theo BT 6 (BTST 29). Sơ đồ I, II, lần lượt mô tả GV bổ xung và nhóm theo phương đường cong tăng trưởng của hai loài A và hoàn thiện câu trả pháp công não, B khi nuôi cấy riêng. Sơ đồ III mô tả lời của HS trên cơ sau đó cử đại diện 80
- sở đó nêu BT6 trình bày trước đường cong tăng trưởng của hai loài A và (BTST 29) lớp. B khi nuôi cấy chung. Dựa vào đồ thị một HS đã cho rằng mối quan hệ giữa loài A và loài B là quan hệ cạnh tranh loại trừ. Theo em quan điểm đó HS thảo luận theo dúng hay sai? Giải thích nhóm theo phương Giải: (gợi ý có trong phần phụ lục 2 ) GV bổ xung và pháp công não, BT 7 (BTST 28): Giả sử có hai loài A và B hoàn thiện câu trả sau đó cử đại diện sống trong cùng khu vực và có các nhu cầu lời của HS trên cơ trình bày trước sống giống nhau, hãy nêu xu hướng biến sở đó nêu câu hỏi lớp. động số lượng cá thể của hai loài sau một tổng hợp: BT 7 thời gian xảy ra cạnh tranh. (BT XP 17) Giải: (gợi ý có trong phần phụ lục 2 ) GV chốt vấn đề 4. Củng cố GV nêu một số lưu ý khi làm các bài tập về mối quan hệ 5. Hướng dẫn về nhà GV giao BT về nhà 81