Tóm tắt nội dung SKKN - Một số kinh nghiệm: Về việc phối hợp và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong Dạy - Học môn Tiếng Anh

docx 6 trang vanhoa 5231
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt nội dung SKKN - Một số kinh nghiệm: Về việc phối hợp và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong Dạy - Học môn Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtom_tat_noi_dung_skkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_viec_phoi_hop_va.docx

Nội dung tóm tắt: Tóm tắt nội dung SKKN - Một số kinh nghiệm: Về việc phối hợp và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong Dạy - Học môn Tiếng Anh

  1. A. ĐẶT VẤN ĐỀ (LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI): Đồ dùng dạy học đóng vai trò quan trọng góp phần cho sự thành công của việc dạy và học. Việc phối hợp và sử dụng tốt đồ dùng dạy học sẽ giúp cho học sinh tư duy nhận thức, lĩnh hội kiến thức theo hướng logic: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đồng thời còn giúp cho học sinh phát huy tối đa tính tích cực, năng động, sáng tạo, say mê và hứng thú hơn trong học tập. Nhưng để có được sự phối hợp hài hòa các đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung đặc trưng của từng tiết dạy và để bài dạy đạt hiệu quả cao thật không dể một chúc nào. Nếu giáo viên không khéo léo, sử dụng không đúng sẽ rơi vào hiện tượng lạm dụng và phản tác dụng. Vậy làm thế nào để giáo viên có thể phối hợp, sử dụng thành công các loại đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng môn Tiếng Anh nói riêng. Đó là lý do mà tôi chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm: Về việc phối hợp và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong Dạy- Học môn Tiếng Anh” để nghiên cứu, trao đổi với đồng nghiệp của mình để kết quả giảng dạy được tốt hơn. B. NỘI DUNG: I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Như chúng ta đã biết việc phối hợp và sử dụng tốt phương tiện dạy học sẽ giúp cho giáo viên có thể thu hút sự chú ý, say mê và phát huy tối đa tính tích cực, năng động, sáng tạo hơn của học sinh trong học tập. Học sinh có thể tự khám phá, lĩnh hội kiến thức và phát triển kỹ năng thực hành. Tôi cho rằng tiết dạy của giáo viên sẽ không đạt được kết quả tốt nếu như không có sự hổ trợ của đồ dùng dạy học bởi vì giáo viên lên lớp mà không có bất cứ phương tiện dạy học nào thì chẳng khác nào một người lính ra trận mà không có vũ khí. Việc sử dụng tốt phương tiện dạy học cho các môn học nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng được coi là một phương tiện hỗ trợ đắc lực thể hiện một phần nội dung chính của sách giáo khoa mới, đáp ứng nhu cầu học tập theo hướng tích cực và gây hứng thú hơn trong học tập của học sinh. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
  2. Việc dạy và học ngoại ngữ ở các trường đã có chuyển biến rõ rệt. Đội ngũ giáo viên không ngừng nỗ lực học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các cấp lãnh đạo luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để đội ngũ cán bộ, giáo viên hoàn thành tốt công tác giảng dạy của mình với chất lượng ngày càng cao như: Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn chuyên môn, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, cải cách chương trình sách giáo khoa cho phù hợp với từng cấp học, bậc học. Cung cấp tài liệu và trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn: Như băng đĩa, cassette, máy chiếu, gia sư điện tử, máy thu âm, tay nghe và đặc biệt là bút chấm đọc giúp cho giờ học đạt hiệu quả tốt hơn và học sinh cũng hứng thú với môn học hơn. Nhưng trong quá trình giảng dạy và dự giờ tiết dạy của đồng chí, đồng nghiệp tôi phát hiện ra vẫn còn một số em học sinh ý thức học tập chưa cao, thờ ơ, không hứng thú, thậm chí còn tỏ ra thái độ chán nãn trong học tập. Bên cạnh đó vẫn còn không ít giáo viên lúng túng trong việc phối hợp và sử dụng phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học. Cho nên ảnh hưởng đến chất lượng là điều không thể nào tránh khỏi. III. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và phương pháp nghiên 1/ Mục đích nghiên cứu : Với việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ giúp cho giáo viên có được những kinh nghiệm trong việc phối hợp và sử dụng tốt đồ dùng dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 2/ Nhiệm vụ nghiên cứu : Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu này, người thực hiện cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Giáo viên thường xuyên sử dụng phương tiện dạy học, dạy thử nghiệm, dự giờ rút kinh nghiệm với đồng nghiệp. - Kiểm tra, đánh giá kết quả việc nắm bài của học sinh để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung hợp lý 3/ Phạm vi nghiên cứu :
  3. Đối tượng : Là học sinh đang học khối 6,7,8,9 tại trường THCS Khánh Lộc. 4/ Phương pháp nghiên cứu : Các phương pháp có thể áp dụng: Quan sát, trao đổi,thảo luận, thực nghiệm và phương pháp điều tra: (Giáo viên tiến hành dạy thể nghiệm, dự giờ đồng nghiệp, trao đổi, thảo luận để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho tiết dạy. Sau đó giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra việc nắm nội dung bài học của học sinh.) IV. Thực trạng trước khi viết sáng kiến: a. Về phía giáo viên : Còn lúng túng, chưa linh hoạt trong việc phối hợp và sử dụng đồ dùng dạy học cho từng nội dung bài học một cách hợp lý. b. Về phía học sinh : Không say mê, hứng thú, lười thảo luận, ít tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài. V. Một số yêu cầu và giải pháp trong việc phối hợp và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả trong Dạy- Học môn Tiếng Anh” 1,Yêu cầu a. Về phía giáo viên: * Phải xác định rõ yêu cầu nội dung bài dạy và lựa chọn các phương tiện, thiết bị cần thiết phục vụ cho bài học. Sắp xếp cụ thể các bước tiến hành sử dụng đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với tiến trình bài dạy nhằm phát huy hết chức năng của các phương tiện , thiết bị giảng dạy. * Nêu được các câu hỏi, bài tập để kiểm tra khả năng hiểu bài của học sinh. * Truy cập thông tin, hình ảnh có liên quan đến nội dung bài học trên mạng Internet để mở rộng kiến thức cho học sinh đồng thời kết hợp với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy làm cho bài giảng của mình càng thêm phong phú nhằm phát huy tối đa tính tích cực hứng thú, đáp ứng nhu cầu tìm tòi, học hỏi của các em. b. Về phía học sinh :
  4. * Phải có ý thức cao trong học tập. Phải biết kết hợp tốt: học đi đôi với hành. * Phải tích cực tìm tòi, năng động sáng tạo và có ý thức vươn lên, không ngại khó khăn, biết chủ động lĩnh hội kiến thức mà giáo viên truyền đạt. 2, Giải pháp: Mặc dù có những điều kiện khách quan và chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình giảng dạy nhưng tôi đã biết khắc phục khó khăn trước mắt để vươn lên, từng bước nâng cao chất lượng giờ dạy bằng cách phối hợp và sử dụng tốt đồ dùng dạy học, ®¸p øng môc ®Ých ch¬ng tr×nh, SGK míi và nâng cao chất lượng môn học. Để giúp học sinh dễ hiểu, hứng thú, tích cực hơn trong học tập tôi áp dụng đề tài như sau : a, Khởi động: ( Warm up) Giáo viên có thể khởi động bằng cách dùng tranh để cho học sinh đoán nội dung mà các em sắp được học ( Guessing ); Dùng tranh nối với nghĩa của từ/ cụm từ cũ có liên quan đến nội dung bài sắp học. ( Matching); Cho học sinh nghe và trả lời các câu hỏi gợi mở ( asking and answering ) b, Dạy từ mới: Dùng máy cassette/ bút cho học sinh nghe, lặp lại và dùng tranh/ đồ vật thật để giúp cho học sinh khám phá được nghĩa của từ mới; Cho học sinh nghe và nhắc lại nhiều lần theo băng; Kiểm tra học sinh bằng cách giáo viên chấm bút bất kì từ mới nào cho học sinh nghe, nhận biết, lặp lại và cho biết nghĩa của từ đó; Giáo viên ghi âm giọng nói của học sinh sau đó cho học sinh đối chiếu với giọng nói của người bản xứ. Việc này giúp cho học sinh có thể rèn luyện kỹ năng nghe và nói của mình . c, Thực hành : Cho học sinh quan sát tranh, nghe lại nội dung bài học, luyện tập theo cặp, cá nhân. d, Mở rộng và kiểm tra việc nắm bài của học sinh bằng cách: - Cho tình huống tương tự/ thực tế để thay thế, xây dựng bài đối thoại mới. - Dùng phiếu học tập để sắp xếp các chi tiết theo đúng trình tự, làm bài tập
  5. T/ F. - Dựa vào tranh kể lại hoặc tóm tắt nội dung của bài học . B. VI/ MỘT SỐ ỨNG DỤNG MINH HỌA: a, Dùng tranh * Look at the pictures and retell the story about Mr Quang: b, Dùng bút chấm đọc, máy casette, máy ghi âm: Chấm bút vào từ mới cho học sinh nghe và lặp lại; Giáo viên chấm bất kì từ mới nào cho học sinh nghe, nhắc lại và cho biết nghĩa của từ; Giáo viên ghi âm giọng nói của học sinh sau đó cho học sinh đối chiếu với giọng nói của người bản xứ. c, Dùng máy chiếu: Có sử dụng kỹ thuật lồng ghép tranh, lời thoại, video clip vào trong tiết dạy trình chiếu VII/ KẾT QUẢ ỨNG DỤNG: Việc vận dụng sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi đã đạt được một số kết quả hết sức khả quan. Học sinh có hứng thú học tập hơn, tích cực chủ động sáng tạo, mở rộng vốn hiểu biết, đồng thời cũng rất linh hoạt hơn trong việc lĩnh hội tri thức và phát triển các kỹ năng. Không khí học tập sôi nổi, nhẹ nhàng. Học sinh có cơ hội để khẳng định mình, không còn lúng túng, lo ngại khi bước vào giờ học. Đay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy- học ngày càng được nâng cao. Bản thân đã áp dụng kinh nghiệm này trong quá trình giảng dạy của mình và đã kết hợp tốt đồ dùng dạy học trong các cuộc thi giáo viên giỏi vòng trường, huyện đều đạt kết quả cao. Trong năm học 2012-2013 tôi được phân công dạy Tiếng Anh khối 6, 8. - Chỉ tiêu đăng kí đầu năm: khối 6 là 96,2 % và khối 8 là: 98,6 %. - Kết quả cả năm đạt và vượt chỉ tiêu cụ thể như sau: Khối TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 6 99 10 10,1 45 45,5 42 42,4 2 2,0 0 0 9 8 62 9 14,5 45 72,6 8 12,9 0 0 0 0
  6. C- KẾT LUẬN Nói tóm lại một vài lời không thể nói hết tác dụng của việc sử dụng tốt các đồ dùng học tập mang lại, nhưng nh÷ng kinh nghiÖm nµy rÊt phï hîp víi ch¬ng tr×nh, SGK míi. Đáp ứng được nhu cầu của phương pháp dạy học tích cực. Thầy chỉ đạo, trò chủ động lĩnh hội kiến thức thông qua các phương tiện, đồ dùng dạy học. Cần được phát huy và được sử dụng thường xuyên. Để giáo viên biết được vị trí quan trọng của việc sử dụng và phối hợp tốt đồ dùng dạy học trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. D- ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Rất mong các cấp lãnh đạo tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Cung cấp phương tiện, đồ dùng dạy- học hiện đại, chất lượng hơn ( Máy chiếu, phần mềm vi tính .) Để thực hiện đề tài này tôi đã cố gắng hết sức mình, tốn rất nhiều thời gian và công sức nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến chân tình của quý lãnh đạo, quý thầy, cô cùng các bạn đồng nghiệp để công việc giảng dạy của tôi được tốt hơn, ngày càng hoàn thiện hơn.