Báo cáo biện pháp Vài biện pháp giúp học sinh học tốt Phân môn Lịch sử lớp 4

doc 11 trang trangle23 16/08/2023 5893
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Vài biện pháp giúp học sinh học tốt Phân môn Lịch sử lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_vai_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_phan_m.doc

Nội dung tóm tắt: Báo cáo biện pháp Vài biện pháp giúp học sinh học tốt Phân môn Lịch sử lớp 4

  1. 1 I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời với nhiều thành tựu và chiến công hiển hách rất đáng tự hào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, các thế hệ sau này phải nắm rõ lịch sử của dân tộc Việt Nam. Như chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Đã là người Việt Nam thì dù ở đâu cũng phải biết lịch sử nước mình vì đó là đạo lí muôn đời của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”. Thông qua phân môn Lịch sử, học sinh tiếp nhận những nét đẹp về truyền thống lịch sử; vì chính đó là cái gốc của mọi sự nghiệp lớn hay nhỏ của dân tộc không phải chỉ ở thời xưa mà cả ngày nay và mai sau. Đồng thời do yêu cầu phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng nhanh, diễn ra từng ngày, từng giờ đòi hỏi con người phải chủ động, tích cực, sáng tạo để thích ứng được sự phát triển của xã hội. Do đó việc phát huy tính tích cực của học sinh trong việc học tập phân môn Lịch sử ở lớp 4 là một phần trong việc đổi mới phương pháp dạy học của phân môn này; góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh Tiểu học. Mặt khác, chương trình Lịch sử lớp 4 giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban đầu và thiết thực về xã hội. Đó là các sự kiện và nhân vật tiêu biểu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ đó hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh, đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất nước, hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, kích thích tính ham hiểu biết khoa học của học sinh. Để từ đó, các em thể hiện lòng tự hào dân tộc, phát huy mọi khả năng để xây dựng một tương lai xứng đáng với lịch sử của dân tộc. Qua thực tế giảng dạy học sinh lớp 4, học sinh chưa thực sự chủ động tích cực trong giờ học Lịch sử (chủ yếu là nghe, ghi, đọc sách giáo khoa). Khi mới nhận lớp, qua trao đổi và thông qua một số tiết dạy Lịch sử đầu năm, tôi nhận thấy thực trạng học sinh ở lớp chỉ có khoảng 4/16 em chiếm tỉ lệ 25% là các em học Người thực hiện: Trần Thị Yến Phương Năm học: 2020-2021
  2. 2 môn này một cách tích cực, có khoảng 8/16 em chiếm tỉ lệ 50% là học trung bình, còn lại 4/16 em chiếm tỉ lệ 25% học rất thụ động. Vì những lí do trên, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Vài biện pháp giúp học sinh học tốt Phân môn Lịch sử lớp 4”. II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Từ những thực trạng trên, tôi đã tiến hành giải quyết các nội dung sau: - Nắm được cấu trúc chương trình Phân môn Lịch sử lớp 4. - Nắm vững các yêu cầu cơ bản của việc dạy học lịch sử. - Lựa chọn phương pháp dạy học phân môn Lịch sử đạt hiệu quả. - Sử dụng tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, tài liệu lịch sử. III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 1/ Nắm được cấu trúc chương trình phân môn Lịch sử lớp 4 Kiến thức Lịch sử ở tiểu học không được trình bày theo một hệ thống chặt chẽ mà chỉ chọn ra những sự kiện, hiện tượng nhân vật lịch sử tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử nhất định đưa vào chương trình phân môn Lịch sử. Tuy vậy, những kiến thức trong phân môn Lịch sử vẫn đảm bảo tính hệ thống và tính logic của lịch sử ở mức độ thích hợp nhất định. Phân môn Lịch sử ở lớp 4 cũng không nằm ngoài cơ sở trên gồm 35 tiết với các dạng bài học cơ bản sau: - Dạng bài về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế - văn hoá - xã hội. Ví dụ: Nước Văn Lang (bài 1), Nước Âu Lạc (bài 2), Nhà Hậu Lê và việc tổ chức, quản lí đất nước (bài 17), Nhà Nguyễn thành lập (bài 27) - Dạng bài về khởi nghĩa, kháng chiến để giành độc lập. Ví dụ: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (bài 4), Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (bài 5), Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (bài 8), Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (bài 11), Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (bài 14), Trịnh- Nguyễn phân tranh (bài 21) - Dạng bài về nhân vật lịch sử. Ví dụ: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân (bài 7) Người thực hiện: Trần Thị Yến Phương Năm học: 2020-2021
  3. 3 - Dạng bài về kiến trúc, nghệ thuật. Ví dụ: Chùa thời Lí (bài 10), Kinh thành Huế (bài 28 ) - Dạng bài tổng kết ôn tập. 2. Nắm vững các yêu cầu cơ bản của việc dạy học lịch sử a/ Bảo đảm tính cụ thể của lịch sử. Yêu cầu này xuất phát từ đặc trưng của Phân môn Lịch sử. Lịch sử là những việc rất cụ thể đã diễn ra trong quá khứ. Đó là kết quả hoạt động của con người theo đuổi những mục đích nhất định, trong không gian và thời gian xác định, trong những điều kiện cụ thể. Ví dụ: (Bài 1) Nước Văn Lang. Học sinh biết nhà nước đầu tiên của nước ta ra đời vào khoảng thời gian nào? Tên nước là gì? Vì thế, đối với phân môn Lịch sử, việc tạo ra ở học sinh những hình ảnh chân thực cụ thể và sinh động về các sự kiện, hiện tượng lịch sử, việc khôi phục lại chân dung của các nhân vật lịch sử, những hoạt động của họ trong những điều kiện lịch sử cụ thể là nhiệm vụ hàng đầu. b/ Tăng cường tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Yêu cầu này xuất phát từ quan điểm cơ bản của tâm lí học sư phạm: nhân cách của học sinh chỉ được phát triển thông qua chính hoạt động của học sinh. Trong dạy học, hoạt động chủ đạo là hoạt động nhận thức. Muốn phát triển nhân cách của học sinh trong dạy học, cần phải tổ chức hoạt động nhận thức của chính bản thân học sinh. Không thể có được kết quả dạy học tốt nếu việc dạy học luôn luôn được tiến hành theo lối truyền đạt kiến thức có sẵn, theo phương thức “thầy đọc, trò ghi”. Vì vậy trong dạy học Lịch sử, cần chú ý dành đủ thời gian cho trao đổi, thảo luận các vấn đề, tổ chức công tác tự lập của học sinh. Cần thúc đẩy hoạt động trí tuệ, kích thích hoạt động lĩnh hội và phát triển tư duy của học sinh bằng định hướng mục đích, đặt nhiệm vụ nhận thức rõ ràng thông qua các câu hỏi. Trong tương lai, tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh vẫn là một trong những phương hướng cơ bản của dạy học lịch sử. Dạy học để học sinh ngày hôm nay được “suy nghĩ nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, bày tỏ ý kiến nhiều hơn và hợp tác học tập với nhau nhiều hơn”. Người thực hiện: Trần Thị Yến Phương Năm học: 2020-2021
  4. 4 Dạy học Lịch sử không riêng ở lớp 4 mà ngay cả ở Tiểu học cần tạo điều kiện cho học sinh làm việc độc lập, tích cực, tự lực nhiều hơn nữa. Ở đây, việc thường xuyên sử dụng tài liệu “bài tập lịch sử” và phiếu học tập trong mỗi tiết dạy là rất quan trọng. Ví dụ: PHIẾU HỌC TẬP Bài: Ôn tập Họ và tên: Lớp: Em hãy hoàn thành những câu hỏi sau: 1/ Em hãy cho biết tên kinh đô của nước ta qua các thời kì: a/ Hùng Vương: b/ An Dương Vương: c/ Ngô Quyền: 2/ Buổi đầu dựng nước và giữ nước trong lịch sử nước ta bắt đầu từ khoảng năm nào ? a/ Bắt đầu khoảng năm 900 TCN. b/ Bắt đầu khoảng năm 800 TCN. c/ Bắt đầu khoảng năm 700 TCN. 3/ Em hãy quan sát các hình sau và hãy cho biết các tranh này đề cập đến sự kiện lịch sử nào? (Điền tên các sự kiện lịch sử vào chỗ trống cuối mỗi hình) Người thực hiện: Trần Thị Yến Phương Năm học: 2020-2021
  5. 5 3. Lựa chọn phương pháp dạy học phân môn Lịch sử đạt hiệu quả. Phương pháp dạy học lịch sử là con đường, cách thức hoạt động của thầy và trò trong quá trình thống nhất việc giảng dạy và học tập (hoạt động nhận thức) nhằm truyền thụ và tiếp thu kiến thức lịch sử (về sự kiện, lí thuyết và thực hành). Trong quá trình này, giáo viên là người tổ chức, lãnh đạo, hướng dẫn quá trình học tập và học sinh giữ vai trò chủ thể, trung tâm. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong phân môn Lịch sử lớp 4 thì việc lựa chọn phương pháp dạy học và hướng dẫn học sinh cách học là rất quan trọng. Giáo viên phải lựa chọn phương pháp sao cho phù hợp với từng bài, với từng đối tượng học sinh sao cho học sinh phải tự khám phá ra kiến thức (dưới sự hướng dẫn của giáo viên) vì hoạt động của trò là quá trình tự giác, tích cực, tự vận động, nhận thức và phát triển. Do đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách học phân môn Lịch sử theo từng loại bài: - Với loại bài dạy về nhân vật lịch sử: Giáo viên yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh hoặc tư liệu về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử đó. Kết hợp với đọc sách giáo khoa trước ở nhà để nắm được nội dung của bài mới về cuộc sống và sự nghiệp của nhân vật lịch sử trước khi đến lớp. Trước khi nhắc đến nhân vật lịch sử nào đó, giáo viên cần cung cấp để học sinh biết được những nét sơ lược về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian) mà nhân vật hoạt động. Học sinh tự trình bày sự hiểu biết đã có của mình về nhân vật lịch sử đó. Những bài học lịch sử trong đó các nhân vật có những lời đối thoại đắt giá thể hiện phẩm chất cao quý của nhân vật, học sinh có thể tự đóng vai để diễn lại. - Với loại bài dạy về sự kiện lịch sử: Việc sưu tầm tranh ảnh tư liệu là rất quan trọng để các em dễ hình dung, dễ nhớ, nhớ lâu các sự kiện đó. Chính vì vậy học sinh phải sưu tầm tranh ảnh từ ở nhà, đọc trước sách giáo khoa kết hợp với những tư liệu sưu tầm được hoặc do giáo viên cung cấp để nắm vững được nội dung bài. Người thực hiện: Trần Thị Yến Phương Năm học: 2020-2021
  6. 6 Mỗi dạng bài đều có những phương pháp dạy học đặc trưng riêng. Điều này xuất phát từ nội dung kiến thức và hình thức trình bày. Do đó giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung của bài dạy. Chẳng hạn: + Đối với dạng bài về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế văn hoá - xã hội: Giáo viên nên sắp xếp từng mảng kiến thức thành những vấn đề rồi tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu, tự phát hiện vấn đề thông qua phương pháp vấn đáp - tìm tòi, thảo luận nhóm. Với dạng bài này, cần áp dụng tối đa phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học. Mặt khác, việc miêu tả, giải thích, phân tích của giáo viên đóng vai trò chủ yếu. + Đối với dạng bài về khởi nghĩa, kháng chiến: Phương pháp chủ đạo là kể chuyện, miêu tả, tường thuật kết hợp với đồ dùng trực quan để tái hiện diễn biến của cuộc khởi nghĩa hay trận đánh. Dùng elip video tường thuật những trận đánh sẽ rát hiệu quả. Ví dụ: + Đối với dạng bài về nhân vật lịch sử thì kể chuyện lại là phương pháp chủ đạo. Giáo viên vừa là người dẫn chuyện, kể chuyện lại vừa là người dẫn dắt, gợi ý giúp học sinh nắm vững cốt truyện (nội dung bài học). + Đối với dạng bài về kiến trúc, nghệ thuật: Bên cạnh việc sử dụng phương pháp quan sát, vấn đáp - tìm tòi thì miêu tả, phân tích là hết sức quan trọng. + Đối với dạng bài tổng kết, ôn tập: Tuỳ từng phần nội dung cụ thể trong bài mà giáo viên lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Thông thường bài này là sự tổng hợp của nhiều phương pháp. Đối với những bài hoặc những đoạn có nhiều lời thoại, hoặc có thể xây dựng thành một kịch bản, giáo viên nên sử dụng phương pháp đóng vai. Ví dụ: 4. Sử dụng tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, tài liệu lịch sử Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, khả năng tư duy trừu tượng kém. Phần lớn các em phải dựa trên mô hình, vật thật, tranh ảnh. Do vậy trong giờ học Lịch sử việc sử dụng đồ dùng là không thể thiếu đựơc. Đồ dùng dạy học không chỉ là mô hình, Người thực hiện: Trần Thị Yến Phương Năm học: 2020-2021
  7. 7 tranh ảnh, vật thật, mà có thể là những trang phiếu học tập, được sử dụng dưới nhiều hình thức như: Trao đổi nhóm, hoặc mỗi học sinh một phiếu trong các giờ kiểm tra, ôn tập là phương tiện chuyển tải thông tin và nó còn là nội dung của quá trình truyền thụ tri thức giáo dục tư cách, rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. Nó điều khiển mọi hoạt động nhận thức của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Nó tác động to lớn trong việc phát huy trí sáng tạo, kích thích hứng thú trong việc dạy và học của thầy và trò. Đặc biệt sử dụng đồ dùng dạy học hợp lí bao giờ cũng cho những kết quả đúng về tính khoa học sư phạm và tính mĩ thuật. Như trên đã trình bày, một trong những phương pháp dạy học không thể thiếu được khi dạy phân môn Lịch sử là phương pháp trực quan. Những phương tiện trực quan được sử dụng nhiều để dạy môn Lịch sử là: - Tranh ảnh. - Bản đồ lịch sử. - Lược đồ. - Các phương tiện nghe nhìn. - Di tích lịch sử. - Nhà bảo tàng lịch sử và một số nhà bảo tàng khác. Loại đồ dùng trực quan treo tường được sử dụng nhiều nhất trong dạy học lịch sử hiện nay là bản đồ, sơ đồ, lược đồ, bảng niên biểu Trước khi sử dụng chúng, giáo viên cần chuẩn bị thật kĩ (nắm chắc nội dung bản đồ, lược đồ). Trong bài dạy, xác định đúng thời điểm để treo bản đồ , không nên treo ở chính giữa bảng vì bảng còn dùng để viết, phải treo ở chỗ cao ở góc bên phải bảng, nơi có đủ ánh sáng cho tất cả học sinh nhìn thấy rõ. Giáo viên nên đứng bên phải bản đồ, dùng thước chỉ các địa điểm cho thật chính xác. Nếu là một khu vực, căn cứ quân sự , giáo viên phải chỉ đúng kí hiệu trên bản đồ; nếu là con sông thì phải chỉ từ thượng lưu xuống hạ lưu (theo dòng chảy của con sông) Ví dụ: Bài “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai” Trong hoạt động 2: Trận chiến trên sông Như Nguyệt, giáo viên phải sử dụng lược đồ phòng tuyến sông Như Nguyệt. Giáo viên cần nắm rõ hai nội dung Người thực hiện: Trần Thị Yến Phương Năm học: 2020-2021
  8. 8 chính thể hiện trên lược đồ: một là cách bố trí phòng tuyến của quân ta và quân Tống trên hai bờ sông Như Nguyệt; hai là diễn tả trận chiến đấu quyết liệt giữa quân ta và quân Tống. Phòng tuyến sông Như Nguyệt được xây dựng trên bờ sông Như Nguyệt (đoạn sông Cầu chảy qua huyện Yên Phong- Bắc Ninh). Phòng tuyến này có tầm quan trọng ở chỗ nó chặn mọi con đường từ Bắc về Thăng Long. Phòng tuyến dài gần 100 km, được đắp cao, có rào giậu che chắn, chạy dài từ sườn Đông Bắc dãy Tam Đảo đến sườn Tây Nam dãy Nham Biền (Yên Dũng- Bắc Giang). Dưới sông có thuỷ quân, trên thành có quân tuần tiễu. Đại quân của Lí thường Kiệt gồm hai bộ phận: Quân bộ đóng ở vùng Thiên Đức (Giữa Bắc Ninh và Thăng Long) do Lí Thường Kiệt chỉ huy (kí hiệu bằng hình vòng cung có 3 mũi tên); quân thuỷ có trên 400 chiến thuyền đóng tại vùng Vạn Xuân (Phả Lại ngày nay). Cả hai bộ phận đều có thể sẵn sàng cơ động và đánh địch ở các hướng. Về phía quân địch, chúng cũng dàn quân dài mấy cây số trên bờ Bắc sông Như Nguyệt. Cánh phải tập trung ở bến Như Nguyệt, cánh trái đóng ở Thị Cầu. Trước khi tường thuật diễn biến trận chiến đấu quyết liệt trên phòng tuyến sông Như Nguyệt, giáo viên nên mô tả vị trí, cách bố trí lực lượng của quân ta và quân Tống trên sông Như Nguyệt để học sinh nắm vững thông qua quan sát lược đồ. Lược đồ trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt Về diễn biến trận chiến đấu, dựa vào lược đồ, giáo viên có thế tường thuật: “Đầu năm 1077, quân Tống tiến xuống bờ Bắc sông Như Nguyệt. Chờ mãi không Người thực hiện: Trần Thị Yến Phương Năm học: 2020-2021
  9. 9 thấy quân thuỷ tiến vào phối hợp cùng vượt sông, Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức vượt sông song bị quân ta đánh trả mãnh liệt, phải lui về bờ Bắc. Thời gian nhanh chóng trôi đi, quân địch ngày càng mệt mỏi, ốm đau, bệnh tật, tinh thần thêm rệu rã Chính lúc đó, quân ta do Lí Thường Kiệt chỉ huy đã vượt sông phản công. Khiếp đảm trước cuộc phản công bất ngờ của quân ta, quân giặc không còn hồn vía nào chống cự, vội vã vứt bỏ gươm giáo tìm đường tháo chạy.” Giáo viên cần đối chiếu với những phương tiện mà nhà trường đã trang bị để giáo viên và học sinh chủ động trong dạy và học. IV. KẾT QUẢ CHUYỂN BIẾN Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, áp dụng trực tiếp vào lớp 4/3 trường Tiểu học Võ Văn Mùi do tôi chủ nhiệm, tôi nhận thấy các em bắt đầu có hứng thú và đam mê với phân môn Lịch sử. Giờ học diễn ra nhẹ nhàng và sinh động hơn. Các em nắm được các sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử một cách có hệ thống. Điều này đã được chứng minh qua kết quả đạt được của bài kiểm tra cuối học kì I và cuối năm học 2020-2021 cụ thể như sau: Giai đoạn Tổng số Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành học sinh Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Cuối HKI 16 8 50 8 50 0 0 Cuối năm 16 12 75 4 25 0 0 V. KẾT LUẬN 1/ Tóm lược giải pháp Qua việc thực hiện đề tài: “Vài biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn Lịch sử lớp 4”, tôi nhận thấy rằng kết quả thu được không phải có ngay trong một sớm một chiều mà nó là cả một quá trình. Để có hiệu quả cao thì cả giáo viên và học sinh đều phải nỗ lực thực hiện các yêu cầu sau: - Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự có tâm huyết và dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu lịch sử nước nhà. Người thực hiện: Trần Thị Yến Phương Năm học: 2020-2021
  10. 10 - Kết hợp chặt chẽ giữa bài giảng thông thường và bài giảng điện tử, video líp về những trận đánh. - Thường xuyên tổ chức các hoạt động để học sinh được ôn luyện, củng cố kiến thức qua phần bài tập, thi kể chuyện về nhân vật lịch sử. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách lấy thông tin qua việc đọc sách, xem truyền hình, cách quan sát tranh ảnh, bản đồ, tư liệu lịch sử. - Bên cạnh đó, giáo viên cần quan tâm đến từng đối tượng học sinh trong giờ học lịch sử. 2/ Phạm vi, đối tượng áp dụng Tôi đã thường xuyên áp dụng các biện pháp trên khi giảng dạy cho học sinh lớp mình, đặc biệt quan tâm nhiều đến các em chưa nắm chắc kiến thức lịch sử để giúp các em theo kịp các bạn trong lớp. Tôi nghĩ rằng với những biện pháp này có thể áp dụng cho học sinh lớp 4 trường Tiểu Võ Văn Mùi và các trường Tiểu học trong huyện. Người thực hiện: Trần Thị Yến Phương Năm học: 2020-2021
  11. 11 Người thực hiện: Trần Thị Yến Phương Năm học: 2020-2021