Báo cáo Tham luận Một số giải pháp triển khai thực hiện Đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh cho học sinh trường tiểu học Nguyễn Minh Quang
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Tham luận Một số giải pháp triển khai thực hiện Đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh cho học sinh trường tiểu học Nguyễn Minh Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bao_cao_tham_luan_mot_so_giai_phap_trien_khai_thuc_hien_de_a.docx
Nội dung tóm tắt: Báo cáo Tham luận Một số giải pháp triển khai thực hiện Đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh cho học sinh trường tiểu học Nguyễn Minh Quang
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 9 TRƯỜNG TH NGUYỄN MINH QUANG ___ BÁO CÁO THAM LUẬN MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHỔ CẬP VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN MINH QUANG I/ Đặt vấn đề: Căn cứ Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 31 tháng 09 năm 2011 của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh về phê duyệt đề án “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp TPHCM giai đoạn 2011-2010”; Căn cứ văn bản số 338/GDĐT ngày 16/7/2012 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 9 về Hướng dẫn thực hiện đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng Tiếng Anh giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp cấp tiểu học. Với mục tiêu chung là đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực; đến năm 2020 đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhằm bắt kịp với xu thế của thời đại và sự phát triển chung của hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời cũng tạo điều kiện cho tất cả các em học sinh đang theo học tại trường Tiểu học Nguyễn Minh Quang có cơ hội được học tiếng Anh. Từ năm học 2014-2015 trường đã triển khai 02 loại hình dạy và học tiếng Anh: tiếng Anh Tăng cường (08tiết/tuần) và chương trình tiếng Anh theo Đề án 2020: (04tiết/tuần). Năm học 2014-2015 trường có 32 lớp với tổng số học sinh là 1230 em, trong đó có 20 lớp tiếng Anh Tăng cường (720 học sinh) và 12 lớp tiếng Anh Đề án (510 học sinh); Tổng số giáo viên là 07 giáo viên, trong đó trình độ đại học: 07/07, trình độ B1: 02, trình độ A2:02, trình độ A1: 01và 01 giáo viên đạt chuẩn theo đánh giá của Bộ. 1
- I/ Đặc điểm tình hình: a/ Thuận lợi: - Đội ngũ giáo viên tiếng Anh: đa số là giáo viên trẻ nên rất nhanh chóng tiếp cận với các phương pháp dạy học mới và các thiết bị dạy học hiện đại như phần mềm powerpoint, bảng tương tác và các phần mềm hỗ trợ khác Là lực lượng trẻ nên giáo viên tiếng Anh cũng rất năng động,tự tin, sáng tạo và nhiệt tình trong công tác giảng dạy. - Về phía học sinh: Tiếng Anh Đề án được áp dụng đưa giảng dạy bắt đầu từ lớp 3 nên cũng có nhiều thuận lợi: vì các em học sinh có sẵn vốn kiến thức tích lũy được từ năm học lớp 1 và 2 nên các em rất tự tin và mạnh dạn trong các giờ học tiếng Anh.Đa số học sinh đều rất thích học tiếng Anh và tham gia tích cực vào các hoạt động do giáo viên tổ chức. - Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học tiếng Anh. Bộ môn tiếng Anh được chú trọng và xem như là một trong những môn học chính trong nhà trường. Bên cạnh đó, trường luôn ưu tiên dành một phần kinh phí để đầu tư cho công tác dạy và học tiếng Anhnhư mua sắm trang thiết bị và đồ dùng thiết yếu. - Thu nhập của giáo viên tương đối ổn định. Ngoài lương ngân sách nhà nước, mỗi giáo viên được hưởng thêm 35.000đ/ tiết dạy. Nhờ có nguồn thu nhập ổn định nên cũng tạo động lực cho giáo viên an tâm cống hiến hết mình vào sự nghiệp giáo dục. b/ Khó khăn: - Vẫn còn một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến bộ môn tiếng Anh và cho rằng học tiếng Anh không phải là môn học chính nên chưa có sự đầu tư cho con em mình. Hầu hết các lớp tiếng Anh Đề án đều vẫn còn một số học sinh không có sách để học. - Nhiều phụ huynh không biết tiếng Anh nên không giúp được các em trong việc học. Các em chủ yếu học tại lớp, không có môi trường giao tiếp tiếng Anh sau giờ học. - Một số học sinh có năng lực học tiếng Anh tốt nhưng phụ huynh không có điều kiện trang bị máy tính tại nhà nên cơ hội tiếp cận công nghệ thông tin của các em còn hạn chế; Các em không tham gia được các cuộc thi tiếng Anh trên internet. II/ Biện pháp thực hiện: - Tuy vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhưng đội ngũ giáo viên tiếng Anh trường Tiểu học Nguyễn Minh Quang luôn nỗ lực hết mình để nâng cao năng lực dạy và học ngoại ngữ nhằm hướng đến mục tiêu tất cả học sinh học tại trường Nguyễn Minh Quang đều có khả năng giao tiếp và sử dụng tiếng Anh một cách tự tin. 2
- Sau đây là một số hoạt động dạy và học đã được áp dụng hiệu quả tại trường Tiểu học Nguyễn Minh Quang: a/ Đội ngũ giáo viên: - Đội ngũ giáo viên không ngừng học hỏi để nâng cao năng lực giảng dạy, tự bồi dưỡng chuyên môn đểtiến đến đạt chuẩnvà tự tìm tòi phương pháp dạy học mới qua sách báo, tài liệu và các phương tiện truyền thông khác nhằm làm cho học sinh luôn cảm thấy phấn khởi và thích học tiếng Anh. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên: mỗi giáo viên đều có sổ tay ghi chép tự học và bồi dưỡng thường xuyên. - Giáo viên tự học để nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại trong việc dạy và học tiếng Anh. 100% giáo viên tiếng Anh có khả năng sử dụng internet, thiết kế bài giảng và sử dụng thành thạo bảng tương tác. - Giáo viên có tinh thần học tập và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau: tổ chức chuyên đề cấp trường 1 năm học 2 lần; thực hiện 1 tiết thực tập sư phạm: 01 tháng/lần; họp tổ chuyên môn định kỳ: 2 tuần 1 lần. b/ Các hoạt động dạy và học: - Tổ chức bồi dưỡng và khuyến khích học sinh tham gia các kỳ thi chứng chỉ Quốc tế Cambridge như Starters, Movers, Flyers và Ket để đánh giá năng lực của các em; bồi dưỡng học sinh năng khiếu tham gia cuộc thi tiếng Anh qua internet (IOE) vào các buổi chiều tại trường sau giờ học chính khóa. - Nhằm giúp cho các em được có cơ hội giao tiếp với người bản xứvà giao lưu văn hóa trường đã tổ chức hợp tác để đưa giáo viên bản ngữ vào giảng dạy tại các lớp ( 2 tiết/tuần). Năm học 2014-2015 có 22 lớp được học với giáo viên nước ngoài. - Duy trì tổ chức định kỳnhiều hoạt động nhằm tạo cơ hội cho học sinh giữa các lớp với nhau và tương tác giữa học sinh và giáo viên như Hội Halloween, ngày hội giao tiếp tiếng Anh. Các hoạt động sáng tạo này giúp cho các em có cơ hội vui chơi và hiểu thêm về văn hóa của các nước phương tây và các em được giao tiếp, sử dụng tiếng Anh trong các tình huống thực tế. - Hoạt động “Open House” được tổ chức định kỳ: 1 năm/1 lần nhằm giúp cho phụ huynh có cơ hội được tham dự tiết học thực tế của con em mình và hiểu hơn phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho trẻ tiểu học. Đồng thời nhà trường cũng có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh và tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh đối với hoạt động dạy và học tiếng Anh. - Hoạt động “My Passion for Reading” –“ Đam mê đọc sách” được tổ chức lồng ghép vào hoạt động “Ngày hội em viết đúng, viết đẹp” nhằm làm đa dạng hóa các hoạt động dạy và học. 3
- c/ Về cơ sở vật chất: - Mỗi năm đều có đầu tư, mua sắm trang thiết bị dạy học như bảng tương tác, máy chiếu, máy cassette, đĩa CD, tranh ảnh, tài liệu tham khảo và một số sách, truyện khác đáp ứng được nhu cầu dạy và học theo phương pháp tích cực. Hiện nay nhà trường đã trang bị được 04 bảng tương tác, trong đó 03 bảng là sử dụng từ nguồn lực của phụ huynh. - Ngoài ra, trường còn trang bị một Thư viện tiếng Anh để đáp ứng nhu cầu đọc sách cho học sinh và là nơi các em tham gia một số hoạt động như vẽ tranh, kể chuyện tiếng anh; Thư viện tiếng Anh cũng là sinh hoạt chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và làm đồ dùng dạy học của các giáo viên tiếng Anh. - Ngoài những hoạt động trên, tổ tiếng Anh của trường Tiểu học Nguyễn Minh Quang cũng xây dựng được tinh thần đoàn kết trong tổ, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẽ kinh nghiệm lẫn nhau: giáo viên cũ thường xuyên dự giờ để giúp đỡ giáo viên mới cùng tiến bộ và tham gia đầy đủ các buổi tập huấn chuyên môn cũng như chuyên đề do các trường bạn, Phòng GD và Sở GD tổ chức. III/ Kết quả đạt được: - 100% học sinh đang theo học tại trường được tham gia học tiếng Anh, trong đó 80% học sinh có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh. - Tỉ lệ học sinh tham gia các kỳ thi chứng chỉ Quốc tế Cambridge như Starters, Movers, Flyers (230 học sinh). Đối với trình độ Ket: có 08 học sinh tham gia thi và tất cả các em đều đạt (trong đó có 01 học sinh lớp 4 và 7 học sinh lớp5). - Kết quả thi tiếng Anh qua internet (IOE): có 01 giải nhất và 23 giải khuyến khích. - Về phía giáo viên:100% giáo viên tiếng Anh có thể thiết kế bài giảng và sử dụng thành thạo bảng tương tác; 7/7 giáo viên tốt nghiệp đại học chuyên ngành và có khả năng giao tiếp tiếng Anh với người bản xứ;01 giáo viên đạt chiến sĩ thi đua cấp Thành phố; 02/07 giáo viên nhiều năm liền đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 05/07 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường. - Về hội thi STARS: Cấp Quận đạt giải nhì (tập thể) và cá nhân 01 giải III, 01 giải khuyến khích. IV/ Bài học kinh nghiệm: Để đạt được những kết quả trên đòi hỏi đội ngũ giáo viên tiếng Anh của nhà trường phải nỗ lực và đầu tư nhiều thời gian vào việc dạy và học như: - Xây dựng được nề nếp, nội quy lớp học từ đầu năm học. Khi đứng lớp giáo viên luôn cố gắng hạn chế sử dụng Tiếng Việt trong khi giảng bài; yêu cầu 4
- học sinh sử dụng tiếng Anh trong giờ học. Các bài hát cũng được giáo viên chọn lọc và đưa vào giảng dạy trong các tiết học. - Hầu hết trong các tiết dạy giáo viên đều sử dụng các thiết bị hỗ trợ giảng dạy và trực quan sinh động như tranh, ảnh, máy casette, CD, máy chiếu, tránh tình trạng “dạy chay, học chay” và thường xuyên thiết kế bài giảng trên bảng tương tác và hướng dẫn học sinh sử dụng bảng tương tác. - Việc trang trí lớp cũng được chú trọng: nội dung phong phú, trình bày đẹp mắt. Mỗi khối lớp được trang trí theo từng chủ điểm khác nhau và được bố trí khoa học nhằm tạo môi trường giao tiếp cho học sinh. Trên đây là một số giải pháp mà trường Tiểu học Nguyễn Minh Quang đã thực hiện nhằm “Phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh theo Đề án 2020” trong năm học 2014-2015 và sẽ tiếp tục được duy trì và phát huy trong năm học 2015-2016. Quận 9, ngày 14 tháng 9 năm 2015 Người viết Lê Tường Vân Hiệu trưởng 5