Giải pháp Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4

doc 10 trang trangle23 16/08/2023 7352
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_giup_hoc_sinh_su_dung_tot_luoc_do_trong_phan_mon_d.doc

Nội dung tóm tắt: Giải pháp Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4

  1. Đề tài: “Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4 ”. PHẦN 1: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI Thực hiện chủ trương dạy đủ môn ở trường Tiểu học (không coi môn nào là môn chính - phụ), trong ngành giáo dục đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách đánh giá học sinh theo thông tư 30 và 22. Đặc biệt là việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học trong giảng dạy phân môn Địa lí lớp 4, đòi hỏi trong quá trình giảng dạy phải sử dụng đồ dùng một cách linh hoạt để học sinh hứng thú học tập. Đồ dùng dạy học không thể thiếu trong giảng dạy phân môn Địa lí là lược đồ. Vì lược đồ Địa lí là hình vẽ thu nhỏ bề mặt trái đất hoặc một bộ phận của bề mặt trái đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp Toán học, phương pháp biểu hiện bằng kí hiệu để thể hiện các thông tin về Địa lí. Lược đồ là đồ dùng dạy học cơ bản của giáo viên trên lớp, là công cụ đắc lực để học sinh lĩnh hội kiến thức Địa lí một cách nhẹ nhàng, nhanh chóng và nhớ lâu. Bên cạnh đó, học sinh lớp tôi còn có những khó khăn sau: - Thiết bị phục vụ cho viêc dạy phân môn Địa lí chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu dạy học. - Nhiều học sinh chưa thành thạo sử dụng lược đồ. Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: " Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4". thực hiện ở lớp 4/1, tại trường Tiểu học Nhựt Ninh, huyện Tân Trụ, năm học 2017- 2018. Người thực hiện: Lê Thị Tuyết Vân 1
  2. Đề tài: “Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4 ”. PHẦN 2: NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT Để thực hiện mục đích trên tôi đã áp dụng các biện pháp sau: - Tìm hiểu tình hình học sinh lớp 4/1, lớp tôi đang chủ nhiệm. - Hệ thống các lược đồ có trong sách giáo khoa Địa lí lớp 4. - Hình thành cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ. - Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ lược đồ. - Ứng dụng hiệu ứng để tạo lược đồ “động”. PHẦN 3: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT 1. Tìm hiểu tình hình học sinh lớp 4/1, lớp tôi đang chủ nhiệm: Đầu năm học, tôi nhận lớp 4/1 có 19 học sinh. Tôi tổ chức cuộc thảo luận điều tra: tổ, nhóm, lớp. Qua khảo sát ban đầu kết quả như sau : Tổng số 19 học sinh được khảo sát có: Kĩ năng sử dụng Cách khai thác Cách chỉ lược đồ lược đồ lược đồ Tổng học sinh Còn Còn Còn Có kĩ Biết lúng lúng Biết lúng năng túng túng túng 7 12 11 8 15 4 19 (36,9%) (63,1%) (72,7%) (27,3%) (86,3%) (13,7%) Từ thực tế trên, tôi quyết tâm tìm tòi nghiên cứu phương pháp giảng dạy để giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong trong phân môn Địa lí. 2- Hệ thống các lược đồ có trong sách giáo khoa Địa lí lớp 4. - Lược đồ các dãy núi chính ở Bắc Bộ. - Lược đồ các cao nguyên ở Tây Nguyên. - Lược đồ một số cây trồng và vật nuôi chính ở Tây Nguyên. Người thực hiện: Lê Thị Tuyết Vân 2
  3. Đề tài: “Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4 ”. - Lược đồ khu trung tâm thành phố Đà Lạt. - Lược đồ đồng bằng Bắc Bộ. - Lược đồ thủ đô Hà Nội. - Lược đồ thành phố Hải Phòng. - Lược đồ đồng bằng Nam Bô. - Lược đồ thành phố Hồ Chí Minh. - Lược đồ thành phố Cần Thơ. - Lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung. - Lược đồ đầm, phá ở Thừa Thiên - Huế. - Lược đồ thành phố Huế. - Lược đồ thành phố Đà Nẵng. - Biển Đông, các đảo và các quần đảo ở nước ta. 3. Hình thành cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ. Giáo viên sử dụng lược đồ cần chính xác, hiệu quả để khai thác kiến thức mới. 3.1/ Cách chỉ lược đồ: - Tư thế khi thao tác là mặt quay xuống phía học sinh, có thể đứng bên trái hay bên phải tùy thuộc giáo viên thuận tay nào. - Sử dụng dụng cụ chỉ lược đồ, không dùng tay thao tác mà dùng que chỉ. - Giới thiệu biểu tượng muốn chỉ rồi thao tác, hoặc thao tác trước rồi giới thiệu biểu tượng, tránh vừa thao tác vừa giới thiệu rất dễ sai. - Lược đồ khi treo trên bảng cần đủ lớn để tất cả học sinh có thể quan sát được ( trường hợp nhỏ phát về nhóm cho các em tự quan sát ). Dùng lược đồ trong dạy học là cần có sự tìm tòi nghiên cứu kỹ, cho nên khi dạy người giáo viên cần treo bản đồ từ đầu đến cuối tiết học. Ngoài giờ học, các em còn tìm hiểu thêm các kiến thức mà các em sưu tầm được. Người thực hiện: Lê Thị Tuyết Vân 3
  4. Đề tài: “Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4 ”. 3. 2/ Một số thao tác khi chỉ các biểu tượng địa lí : - Chỉ về thành phố: thành phố được kí hiệu bằng dấu chấm tròn, giáo viên chỉ ngay vào chấm tròn đó. - Chỉ về biển, sông, núi và cao nguyên chỉ kéo rộng trong giới hạn của nó. - Biển, sông, dãy núi chỉ theo hướng từ thượng lưu đổ xuống hạ lưu, từ nơi cao (độ cao của địa hình) xuống nơi thấp. 4./ Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ lược đồ : Tùy yêu cầu của từng bài, từng phần mà việc sử dụng lược đồ được tiến hành theo nhiều cách khác nhau để bài học sinh động. 4.1/ Về phía giáo viên : - Xác định kiến thức trong bài mà học sinh cần nắm qua lược đồ sao cho phù hợp để học sinh có thể sử dụng kiến thức, kĩ năng tự phát hiện ra kiến thức mới. - Soạn câu hỏi dựa trên lược đồ sách giáo khoa và trình độ học sinh. Các câu hỏi thể hiện dưới nhiều hình thức: tự luận, trắc nghiệm, câu đúng sai, câu lựa chọn, câu điền 4.2/ Về phía học sinh : Cần phải được trang bị một số kiến thức cần thiết để biết cách làm việc với lược đồ, xác định phương hướng, kí hiệu trong chú giải, và có biểu tượng về những sự vật, đối tượng địa lí. 4.3/ Giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện các bước khai thác lược đồ. Bước 1 : Nắm được mục đích làm việc với lược đồ. Tức là đọc tên lược đồ để biết nội dung sử dụng cung cấp kiến thức gì cho bài học. Bước 2 : Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên lược đồ. Học sinh đọc bảng chú giải, kí hiệu nào cho biết thông tin gì. Ví dụ: Đường đứt khúc chỉ ranh giới giữa các tỉnh, cây dù chỉ bãi biển, chấm tròn chỉ thành phố Người thực hiện: Lê Thị Tuyết Vân 4
  5. Đề tài: “Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4 ”. Bước 3 : Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên lược đồ. Đây chính là bước kĩ năng chỉ lược đồ. Ở bước này giáo viên cũng như học sinh thường chỉ không chính xác do không thường xuyên chỉ lược đồ nên dễ lúng túng. Chỉ bản đồ có các cách chỉ sau : • Chỉ điểm (thành phố , cây trồng, ) Ví dụ: Khi dạy bài Thành phố Hồ Chí Minh (Sách giáo khoa Địa lí trang 90). Chỉ trên bản đồ vị trí thành phố Hồ Chí Minh và cho biêt thành phố Hồ Chí Minh nằm ở vị trí nào của nước ta ? Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở phía Nam nước ta, cách Hà Nội khoảng 1730 km. • Chỉ đường (sông, dãy núi, ) • Chỉ vùng (đồng bằng, thành phố, ) Bước 4: Quan sát đối tượng trên lược đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng (khai thác một phần kiến thức mới). Ví dụ : - Lược đồ các các dãy núi chính ở Bắc Bộ. (Sách giáo khoa Địa lí trang 70). Quan sát và chỉ lược đồ kết hợp đọc sách giá khoa thảo luận nhóm 4, học sinh biết đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn. Người thực hiện: Lê Thị Tuyết Vân 5
  6. Đề tài: “Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4 ”. Vị trí: ở phía Bắc nước ta, giữa sông Hồng và sông Đà. Chiều dài: 180 km. Chiều rộng: Gần 30 km. Hoµng Liªn Độ cao: Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam. S¬n Đỉnh: Có nhiều đỉnh nhọn. Sườn: Rất dốc. Thung lũng: Thường hẹp và sâu : Sơ đồ thể hiện đặc điểm của dãy núi Hoàng Liên Sơn Bước 5: Xác lập mối quan hệ Địa lí đơn giản. Ví dụ : - Lược đồ đồng bằng Nam Bộ. (Sách giáo khoa Địa lí trang 117). Dựa vào màu sắc học sinh nhận xét được ngay đồng bằng Nam Bộ là đồng bằng lớn nhất cả nước. ĐỒNG THÁP MƯỜI ĐÔNG KIÊN GIANG NAM BỘ CÀ MAU TÂY NAM BỘ Khi học sinh chỉ được vị trí đồng bằng Nam Bộ, nêu một số đặc điểm tự Người thực hiện: Lê Thị Tuyết Vân 6
  7. Đề tài: “Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4 ”. nhiên của đồng bằng Nam Bộ. Đồng bằng Nam Bộ cho ta những gì? Đó chính là mối quan hệ giữa vị trí địa lí và hoạt động sản xuất. 5. Ứng dụng hiệu ứng để tạo lược đồ “động”. Hấp dẫn và lôi cuốn học sinh vào tiết học Địa lí nhất tôi đã ứng dụng hiệu ứng để tạo lược đồ “động”. Với phương pháp này vừa cung cấp hình ảnh đẹp, sinh động, vừa giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ kiến thức đã học. Ví dụ 3. Khi dạy bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn (Sách giáo khoa lịch sử lớp 4 trang 70). Giáo viên gợi ý học sinh bằng những câu hỏi sau: + Kể tên những dãy núi chính ở Bắc Bộ. + Chỉ vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn trên lược đồ. + Chỉ đỉnh núi Phan - xi - păng trên lược đồ và cho biết độ cao của nó. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ, làm việc theo nhóm. Người thực hiện: Lê Thị Tuyết Vân 7
  8. Đề tài: “Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4 ”. Sau khi thảo luận xong, học sinh vừa trình bày, vừa chỉ lược đồ trên màn hình trình chiếu. Học sinh trình bày đến đâu, tôi ứng dụng hiệu ứng để tạo lược đồ “ động” bằng đèn màu chớp tắt đến đó, tôi thấy học sinh rất thích học. Người thực hiện: Lê Thị Tuyết Vân 8
  9. Đề tài: “Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4 ”. PHẦN 4: KẾT QUẢ Qua một năm nghiên cứu và áp dụng đề tài: “Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4 ”, tôi đã thu được một số kết quả sau : - Học sinh : Học sinh hứng thú theo dõi bài, lớp học trở nên sôi động, giờ học không còn bị khô khan nhàm chán. Các kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp tư duy sáng tạo chủ động lĩnh hội kiến thức của học sinh được nâng lên rõ nét. Các em có thể nhận biết được các sự vật hiện tượng Địa lí ngoài thực tế. 100% các em đã được sử dụng lược đồ thành thạo. Từ đó, các em đã căn cứ vào lược đồ và hiểu biết để xác lập mối quan hệ giữa tự nhiên xã hội với con người. Vì vậy, các em có hành động bảo vệ tự nhiên. - Giáo viên : Cảm thấy dạy Địa lí không còn đơn điệu nữa. + Giáo viên và học sinh có sự phối hợp nhịp nhàng giữa dạy học và học tập. Từ đó, các em hứng thú hơn, kết quả 100% học sinh hứng thú học tập và hiểu bài, thuộc bài ngay tại lớp. Cụ thể như sau: Kĩ năng sử dụng Cách khai thác Cách chỉ lược đồ lược đồ lược đồ Tổng học sinh Còn Còn Còn Có kĩ Biết lúng lúng Biết lúng năng túng túng túng 19 19 19 19 0 0 0 (100%) (100%) (100%) Người thực hiện: Lê Thị Tuyết Vân 9
  10. Đề tài: “Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4 ”. PHẦN 5: KẾT LUẬN Lược đồ phục vụ đắc lực cho việc dạy và học. Nếu học sinh biết chỉ lược đồ, có kĩ năng sử dụng và khai thác tốt lược đồ sẽ kích thích được thao tác tư duy, năng lực nhận thức, tính tích cực chủ động, độc lập, sáng tạo của học sinh. Sử dụng lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4 phải vận dụng triệt để và thường xuyên. Ngoài ra giáo viên phải tích cực nghiên cứu, học tập, cập nhật hóa kiến thức từ các phương tiện thông tin, phải chuẩn bị tốt phương tiện dạy học. - Tìm hiểu tình hình học sinh lớp 4/1, lớp tôi đang chủ nhiệm. - Hệ thống các lược đồ có trong sách giáo khoa Địa lí lớp 4. - Hình thành cho học sinh kĩ năng sử dụng lược đồ. - Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ lược đồ. - Ứng dụng hiệu ứng để tạo lược đồ “động”. Đề tài: “Giúp học sinh sử dụng tốt lược đồ trong phân môn Địa lí lớp 4” thực hiện tại trường Tiểu học Nhựt Ninh, năm học 2017 - 2018, và được nhân rộng các trường tiểu học trong huyện. Người thực hiện: Lê Thị Tuyết Vân 10