Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn ở lớp 4 nói chung và dạng toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của hai số

doc 17 trang vanhoa 9003
Bạn đang xem tài liệu "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn ở lớp 4 nói chung và dạng toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của hai số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_day_giai_toan_co_l.doc

Nội dung tóm tắt: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn ở lớp 4 nói chung và dạng toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của hai số

  1. Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải Toán 4 Một số biện pháp nhằm nâng ncao chất lượng dạy giải toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu ) và tỷ số của hai số đó. A. Đặt vấn đề: Trong các môn học ở tiểu học môn toán là một trong các môn công cụ để học tốt các môn học khác. Các kiến thức, kỹ năng của môn toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống. Nó góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, suy luận, giải quyết vấn đề có suy luận, có khoa học, toàn diện, chính xác,có nhiều tác dụng phát triển trí thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo, linh hoạt góp phần giáo dục ý chí nhẫn nại, vượt khó trong học tập và trong cuộc sống. Từ vị trí và nhiệm và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của môn toán, vấn đề đặt ra cho người dạy là làm thế nào để giờ dạy- học toán nói chung và giải toán nói riêng có hiệu quả cao, học sinh phát triễn tính tích cực,chủ động sáng tạo trong việc chiếm lĩnh kiến thức rèn kỹ năng giải toán. Vậy giáo viên phải có phương pháp dạy học như thế nào? đạt hiệu quả cao. Là một cán bộ quản lý nhiều năm chỉ đạo dạy học bản thân tôi trăn trở phải tìm một số biện pháp nhằm chỉ đạo dạy giải toán có hiệu quả. Chính vì lẽ đó tôi chọn đề tài nghiên cứu "Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải toán có lời văn ở lớp 4 nói chung và dạng toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của hai số. B. Nội dung I. Cơ sở lý luận . Các phương pháp dạy học bao giờ cũng phải xuất phát từ vị trí mục đích và nhiệm vụ mục tiêu giáo dục của môn học nói chung và trong giờ dạy toán 4 nói riêng. Nó không phải là cách thức truyền thụ kiến thức toán học, rèn kỹ năng giải toán là phương tiện để tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, độc lập và giáo dục phong cách làm việc khoa học, hiệu quả cho học sinh tức là dạy cách học. Vì vậy giáo viên phải đổi mới phương pháp và cách thức dạy học để nâng cao hiệu quả dạy-học Xuất phát từ cuộc sống hiện tại do đổi mới của nền kinh tế, xã hội, văn hoá, thông tin đòi hỏi con người phải có bản lĩnh dám nghĩ, dám làm năng động, sáng tạo có khả năng để giải quyết vấn đề. Để đáp ứng các yêu cầu giảng dạy nói chung, Người viết: Nguyễn Thị Tình 1 - Trường TH số 2 Kiến Giang
  2. Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải Toán 4 trong dạy học toán nói riêng đòi hỏi GVcần phải vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp và hình thức dạy học để năng cao hiệu quả giảng dạy. Hiện nay toàn ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng đang thực hiện yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh làm cho hoạt động dạy trên lớp "nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả". Để đạt được yêu cầu đó giáo viên phải có phương pháp và hình thức dạy học để nâng cao hiệu quả cho học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của học sinh để đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. II. Cơ sở thực tiển: Trong chương trình môn toán tiểu học, giải toán có lời văn giữ một vai trò quan trọng. Thông qua việc giải toán các em thấy được nhiều khái niệm toán học như: các số, các phép tính, các đại lượng, các yếu tố hình học đều có nguồn gốc trong cuộc sống hiện thực, trong thực tiễn hoạt động của con người, thấy được mối quan hệ biện chứng giữa các sự kiện, giữa cái đã cho và cái phải tìm. Qua việc giải toán đã rèn luyện cho học sinh năng lực tư duy và những đức tính của con người mới. Có ý thức vượt khó khăn, đức tính cẩn thận,làm việc có kế hoạch, thói quen xét đoán có căn cứ, thói quen tự kiểm tra kết quả công việc mình làm, óc độc lập suy nghĩ, sáng tạo, giúp học sinh vận dụng các kiến thức, rèn luyện kỹ năng tính toán, kỹ năng tính toán, đồng thời qua việc giải toán của học sinh mà giáo viên có thể dễ dàng phát hiện những ưu điểm, thiếu sót của các em về kiến thức, kĩ năng, tư duy để giúp học sinh phát huy những mặt đạt được và khắc phục những mặt thiếu sót. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ở cấp tiểu học chung và lớp 4 nói riêng là một việc rất cần thiết mà mỗi giáo viên tiểu học cần phải làm để nâng cao chất lượng học toán cho học sinh. Với dạng bài toán:"Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của hai số đó " III. Thực trạng dạy học giải toán 4 ở trường tiểu học số 2 Kiến Giang. Ưu điểm:Trong những năm qua cùng với toàn ngành đội ngũ GV đã có nhiều cố gắng trong việc nắn vững nội dung, chương trình và phương pháp dạy học Người viết: Nguyễn Thị Tình 2 - Trường TH số 2 Kiến Giang
  3. Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải Toán 4 môn toán nói chung và mạch kiến thức giải toán 4 nói riêng. GV đã biết lựa chọn các hình thức và phương pháp dạy học theo hướng tích cực tạo cơ hội cho HS hoạt động tích cực để tự chiếm lĩnh kiến thức, hứng thú say mê học toán. Nhiều học sinh đã nắm và vận dụng kiến thức vào thực hành khá tốt chất lượng học Toán (nói chung) và chất lượng giải toán (nói riêng) của học sinh được nâng lên rõ rệt. Tồn tại: Một số GV ảnh hưởng cách dạy cũ còn ôm đồm, lệ thuộc vào sách giáo viên chưa hiểu hết ý đồ của sách giáo khoa, tiết dạy chưa thật nhẹ nhàng,hiệu quả. GV chưa tìm ra các biện pháp để khắc sâu kiến thức cho HS. Trong một số tiết thao giảng giáo viên chỉ tập trung vào một bộ phận HS giỏi lên bảng làm để chữa bài hoặc hướng dẫn bài cho HS làm trước bài tập định giải. Một số HS trung bình và yếu nắm bài chưa chắc dạng toán đã học để vận dụng vào bài làm nên kết quả chất lượng bài giải đạt thấp. Nguyên nhân *Đối với GV: Trong quá trình dạy GV chưa chú trọng khắc sâu kiến thứcvà rèn kỹ năng giải toán cho HS, chưa có biện pháp giúp HS hiểu các thuật ngữ thường dùng trong các dạng toán điển hình (tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của hai số). HS thường lúng túng trong việc nhận dạng toán để giải. *Đối với HS: Chưa có thói quen đọc kĩ bài toán, hiểu các thuật ngữ và nhận dạng toán để giải. Chưa hiểu hết ý nghĩa thực tiễn cuả tỷ số nên vẽ sơ đồ tóm tắt chưa đúng còn nhầm lẫn giữa số lớn và số bé. IV. Một số biện pháp chỉ đạo 1. Thông qua dự giờ thăm lớp để nắm bắt tình hình. Đầu năm tổ chức dự giờ thăm lớp để nắm bắt tình hình, kết hợp với những tiết thao giảng dự giờ trong năm học trước nắm bắt những điểm còn yếu trong dạy giải toán của GV và kết quả bài là của HS để xác định nội dung bồi dưỡng. 2. Xây dựng nội dung chuyên đề bồi dưỡng. Muốn đổi mới phương pháp dạy toán có lời văn ở lớp 4 đạt kết quả tốt thì giáo viên phải nắm được nội dung chương trình dạy toán có lời văn ở tất cả các khối lớp 1,2,3. Từ đó mới định hướng cách dạy sao cho có tính kế thừa và phát huy được hiệu quả của việc đổi mới phương pháp dạy giải toán 4. Người viết: Nguyễn Thị Tình 3 - Trường TH số 2 Kiến Giang
  4. Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải Toán 4 2.1 bồi dưỡng giáo viên nắm vững nội dung, chương trình dạy toán có lời văn ở tất cả các khối lớp. Đối với khối lớp 1: Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn. Biết giải và trình bày giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng (hoặc trừ) trong đó có bài toán về thêm bớt một số đơn vị. Phương pháp dạy: với mục tiêu như vậy nên đòi hỏi mỗi giáo viên dạy lớp 1 phải bám sát trình độ chuẩn và quán triệt những định hướng đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp giải toán cho học sinh, tạo cơ hội để học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và phát huy năng lực cá nhân. Giáo viên không nói nhiều, không làm thay mà là người tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh và hướng dẫn cho học sinh kỹ năng giải toán, thực hành luyện tập với những bài toán có tính cập nhật, gắn với thực tiễn, khuyến khích học sinh làm quen, từng bước tự mình tìm ra cách giải bài toán. *Đối với học sinh khối lớp 2: Học sinh giải và trình bày giải các bài toán đơn về cộng trừ, trong đó có bài toán về nhiều hơn, ít hơn, các bài toán về nhân, chia trong phạm vi bảng nhân chia 2,3,4,5. Làm quen bài toán có nội dung hình học. - Tự đặt đề toán theo điều kiện cho trước. Chương trình được xen kẽ với các mạch kiến thức khác. *Phương pháp dạy. Khi dạy giải toán có lời văn giáo viên cần giúp học sinh thực hiện giải toán qua 3 bước sau: -Tóm tắt bài toán. (có thể tóm tắt bằng lời hoặc bằng sơ đồ) -Tìm cách giải, thiết lập mối quan hệ. -Trình bày bài giải (giáo viên cần kiên trì để học sinh diễn đạt câu trả lời bằng lời cần cho học sinh được luyện nhiều) *Đối với khối lớp 3: + Đối với dạng toán đơn -Tìm một trong các phần bằng nhau của đơn vị. - Gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần. Người viết: Nguyễn Thị Tình 4 - Trường TH số 2 Kiến Giang
  5. Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải Toán 4 - So sánh số lớn gấp số bé một số lần. Tất cả các bài toán đơn như ở lớp 1,2 nhưng ở mức độ cao hơn. + Đối với dạng toán hợp có hai bước tính. Phương pháp dạy: - Đọc kỹ đề bài toán - Tóm tắt bài toán bằng lời hoặc bằng sơ đồ. Nêu bài giải đầy đủ bằng hai bước tính. 2.2. Bồi dưỡng giáo viên nắm vững vị trí, vai trò của toán có lời văn trong chương trình toán 4: Toán có lời văn giữ một vị trí quan trọng trong chương trình toán 4: Góp phần hệ thống hoá về củng cố kiến thức, kỹ năng về số tự nhiên, phân số, yếu tố hình họcvà 4 phép tính (+, -, x, :) với các số đã học làm cơ sở để học tiếp ở lớp 5 và nó đặt nền móng cho quá trình đào tạo tiếp theo các cấp học cao hơn, nó hình thành kỹ năng tính toán, kỹ năng tính toán, hình thành phát triễn hứng thú học tập và năng lực phẩm chất trí tuệ của học sinh, góp phần phát triển trí thông minh óc suy nghĩ độc lập, linh hoạt sáng tạo. Kế thừa giải toán ở các lớp 1,2,3 mở rộng phát triển nội dung giải toán phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 4. *Nội dung giải toán có lời văn ở lớp 4: Toán có lời văn giữ vị trí đặc biệt trong chương trình toán 4 bao gồm các dạng toán điển hình: - Tìm số trung bình cộng. - Tìm 2 số khi biết tổng và tỷ của hai số . - Tìm 2 số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó. - Bài toán có nội dung hình học (chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông) Nội dung giải toán đượcđược sắp xếp hợp lý đan xen với nội dung hình học (diện tích, chu vi hình ,hình chữ nhật ) và các đơn vị đo lường, đo diện tích nhằm đáp ứng với mục tiêu của chương trình toán 4. Mục tiêu giải toán có lời văn ở lớp 4: - Học sinh biết giải các bài toán hợp không quá 3 buớc tính liên quan đến các dạng toán điển hình. Người viết: Nguyễn Thị Tình 5 - Trường TH số 2 Kiến Giang
  6. Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải Toán 4 - Biết trình bày bài giải đầy đủ gồm các câu lời giải, phép tính, đáp số theo đúng yêu cầu của bài toán. - Đối với học sinh khá, giỏi phải tìm được nhiều cách giải một bài toán (nếu có ) *Quy trình khi giải toán có lời văn ở lớp 4: - Giải toán đối với HS là một hoạt động trí tuệ khó khăn phức tạp. Việc hình thành kỹ năng giải toán khó hơn nhiều so với kỹ năng giải toán vì bài toán giải là sự kết hợp đa dạng hoá nhiều khái niệm quan hệ toán học chính vì đặc trưng đó mà GV cần phải hướng dẫn cho HS có thao tác chung trong quá trình giải toán theo các bước sau: Bước 1 :Đọc kỹ đề bài. GV cần rèn cho HS thói quen chưa hiểu đề toán thì chưa tìm cách giải. Khi giải bài toán ít nhất đọc đề toán từ 2-3 lần. Bước 2: Phân tích tóm tắt đề Toán: Để biết bài toán cho biết gì ? Hỏi gì ? (tức là yêu cầu gì ?) Đây chính là trình bày tạo một cách ngắn gọn, cô đọng phần đã cho và phần phải tìm của bài toán để làm rõ nổi bật trọng tâm, thể hiện bản chất toán học của bài toán, được thể hiện dưới dạng câu văn ngắn gọn, hoặc dưới dạng các sơ đồ đoạn thẳng. Bước 3: Tìm cách giải bài toán: Thiết lập trình tự giải, lựa chọn phép tính thích hợp. Bước 4: Trình giải bài toán: Trình bày lời giải phép tính tương ứng, đáp số, kiểm tra lời giải (giải xong bài toán cần thử xem đáp số tìm được có trả lời đúng câu hỏi của bài toán, có phù hợp với các điều kiện của bài toán không ?. Trong một số trường hợp nên thử xem có cách giải khác gọn hơn, hay hơn không ?) 2.3. Bồi dưỡng GV nắm chắc và hiểu sâu nội dung chương trình và phương pháp dạy dạng toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷsố của hai số đó. 4.1. Cấu trúc chương trình Môn toán 4 gồm 175 tiết, trong đó có 10 tiết dạy về tỷ số và bài tập có liên quan đến tỷ số *Có 3 tiết dạy bài mới đó là: Người viết: Nguyễn Thị Tình 6 - Trường TH số 2 Kiến Giang
  7. Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải Toán 4 -Tiết 137: Giới thiệu tỷ số. -Tiết 138: Tìm hai số khi biết tổng và tỷ của hai số đó. -Tiết 142:Tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó. * Có 7 tiết thực hành đó là : Tiết 139, 140, 141, 143, 144,145, 146. Ngoài ra có một số tiết ôn tập ở cuối năm cũng có một số toán giải liên quan đến tỷ số. 2.4. Một số biện pháp nhằm rèn kỷ năng giải toán về tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của hai số . * Kĩ năng nhận dạng toán. Đối với dạng toán này GV cần nắm một thuật ngữ thường dùng để diễn đạt tổng (hiệu ) và tỷ số của hai số để hướng dẫn HS trong quá trình tìm hiểu bài giải. - Cũng giống như dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó ,tổng của hai số thường diễn đạt bằng nhiều cách như: "tổng của hai số""Số thóc của hai kho""số quả cam và quýt" "Tổng hai cạnh liên tiếp của hình chữ nhật" "Nữa chu vi của hình chữ nhật " Hoặc ẩn dưới dạng "chu vi của hình chữ nhật" vv - Hiệu của hai số thường diễn đạt "hiệu của hai số","số thứ hai hơn số thứ nhất""số thứ nhất kém số thứ hai". Hình chữ nhật có "chiều dài hơn chiều rộng", "chiều rộng kém chiều dài" hay"tuổi con ít hơn tuổi bố" "tuổi bố nhiều hơn tuổi con" v.v - Tỷ số ở dạng phân số họăc ở dạng số tự nhiên. GV cần hướng dẫn HS hiểu ý nghĩa thực tiễn của tỷ số. *Tỷ số là phân số. Trường hợp 1:Tỷ số của số bạn trai và bạn gái là 2/3. Tỷ số của số bạn trai và bạn gái là 2/3. Hay số bạn trai bằng 2/3 số bạn gái, có nghĩa là số bạn gái là 3 phần bằng nhau thì số bạn trai bằng 2 phần như thế. Tỷ số 2/3 chính là phân số 2/3 .Mẫu số là 3 tương ứng với số phần chỉ số bạn gái. Tử số là 2 tương ứng với số phần chỉ bạn trai. Vậy tổng số bạn trai và gái là 5 phần bằng nhau. Trường hợp 2: Tỷ số của số bạn gái và bạn trai là 3/2. Tỷ số của số bạn gái và bạn trai là 3/2 Hay số bạn gái bằng 3/2 số bạn trai, có nghĩa là số bạn trai là 2 phần bằng nhau thì số bạn gái bằng 3 phần như thế. Vậy Người viết: Nguyễn Thị Tình 7 - Trường TH số 2 Kiến Giang
  8. Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải Toán 4 tổng số bạn trai và gái là 5 phần bằng nhau .Tỷ số 2/3 chính là phân số 2/3 . Mẫu số là 2 tương ứng với số phần chỉ số bạn trai. Tử số là 3 tương ứng với số phần chỉ bạn gái. Như vậy: tỷ số là một phân số biểu thị mối quan hệ giữa đại lượng này so với đại lượng kia. *Tỷ số của hai số là một số tự nhiên. Trường hợp 1:"Gấp 7 lần số thứ nhất thì được số thứ hai"có nghĩa là số thứ nhất gấp 7 lần số thứ hai hay số thứ hai bằng 1/7 số thứ nhất. Số thứ nhất tương ứng với 7 phần bằng nhau thì số thứ hai tương ứng với 1 phần như thế. Lưu ý:Tỷ số của hai số ẩn dưới dạng gấp một số lên nhiều lần Trường hợp 2" Số lớn giảm đi 5 lần thì được số bé"có nghĩa là số lớn gấp 5 lần sốbé hay số bé bằng 1/5 số lớn. Sốlớn tương ứng với 5 phần bằng nhau thì số bé tương ứng với 1 phần như thế. Lưu ý:Tỷ số của hai số ẩn dưới dạnggiảm một số đi nhiều lần. Để giải được dạng toán ở dạng này GV phải rèn cho HS xác định được tổng hoặc hiệu của hai số tỉ số của hai số từ đó vận dụng các bước giải về tìm hai số khi biết tổng (hiệu )và tỷ số của hai số để giải. Để HS làm được điều đó GV cần rèn các kỉ năng sau. * Kĩ năng đọc đề bài: đọc kĩ đề bài từ 2 đến 3 lần (có thể cho 1 HS đọc to còn cả lớp đọc thầm dùng bút chì gạch chân dưới dự kiện đã cho và cần tìm của bài toán). * Kĩ năng phân tích tóm tắt đề toàn (Thường xuyên dùng một số câu hỏi) để thiết lập mối liên hệ các đại lượng có trong bài toán xác định đây là yếu tố đã cho và đâu là yếu tố cần tìm. Đặc biệt phải rèn cho HS kĩ năng xác định tổng (hiệu), tỷ số và hai số cần tìm. * Kĩ năng lập kế hoạch giải (cách giải bài toán) Nhận dạng bài toán, dựa vào tỷ số đã cho để vẽ sơ đồ đoạn thẳng và dựa vào sơ đồ đoạn thẳng để tìm tổng (hiệu) số phần bằng nhau. * Kĩ năng trình bày bài giải: Trình bày lời giải phép tính tương ứng - Kĩ năng thử lại bài toán xem cách giải đã đúng chưa, tìm cách giải khác. Người viết: Nguyễn Thị Tình 8 - Trường TH số 2 Kiến Giang
  9. Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải Toán 4 Ví dụ minh họa. Ví dụ 1:Tìm hai số biết tổng của chúng bằng 198 và tỷ số của hai số đó là 3/8 B1. Hướng dẫn HS đọc đề xác định yếu tố đà cho và yếu tố cần tìm. B2.Hướng dẫn HS phân tích bài toán + Bài toán cho biết gì ? (bài toán cho biết tổng của hai số là 198 và tỷ số của hai số là 3/8) + Bài toán hỏi gì ? (tìm hai số đó). + Bài toán thuộc dạng toán gì ? (Bài toán thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỷ số của hai số đó) + Tổng của hai số là bao nhiêu? (Tổng của hai số là 198) + Tỷ của hai số là bao nhiêu? (tỷ số của hai số là 3/8 .Có nghĩa là số lớn là 8 phần bằng nhau thì số bé là 3 phần như thế) + Hai số phải tìm là hai số nào? (Hai số phải tìm là số lớn và số bé) + Hướng dẫn HS dựa vào tỷ số để vẽ sơ đồ. Cần lưu ý cho HS khi vẽ sơ đồ biểu thị các phần bằng nhau bằng những đoạn thẳng bằng nhau và biểu thị các dữ liệu của bài toán trên sơ đồ đoạn thẳng. + Hướng dẫn HS trình bày bài giải: Khi trình bày bài giải các câu trả lời phải tương ứng với các phép tính. Các chữ số, các dấu phép tính, tên đơn vị phải viết rõ ràng đầy đủ. Bài giải: Theo bài ra ta có sơ đồ: ? Số lớn 198 Số bé ? Tổng số phần bằng nhau là: 8 + 3 = 11 Số bé là: 198 : 11 X 3 = 54 Số lớn là : 198 :11 X 8 = 146 Người viết: Nguyễn Thị Tình 9 - Trường TH số 2 Kiến Giang
  10. Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải Toán 4 Đáp số : số bé : 54 Số lớn : 146 Thử lại : 54 + 146 = 198. Ví dụ 2: Dạng bài tỉ số của hai số là một số tự nhiên hay tỉ số được phát biểu dưới dạng lời văn (có nghĩa là so sánh giá trị của số lớn với giá trị của số bé). * Có 45 tấn thóc chứa trong hai kho. Kho lớn chứa gấp 4 lần kho nhỏ. Hỏi số thóc chứa trong mỗi kho là bao nhiêu tấn ? Bước 1: 2 học sinh đọc to đề toán (cả lớp đọc thầm theo bạn và gạch chân = bút chì dưới từ gấp 4 lần) Bước 2: Phân tích - tóm tắt bài toán Cho học sinh phân tích bài toán bằng 3 câu hỏi. 1. Bài toán cho biết gì ? (tổng số thóc ở hai kho là 45tấn. Kho lớn gấp 4 lần kho nhỏ) "Tỷ số của bài toán chính là số thóc kho lớn gấp 4 lần số thóc kho nhỏ 1 hay số thóc ở kho nhỏ bằng số thóc ở kho lớn". 4 2. Bài toán hỏi gì ? (số thóc ở mỗi kho) "tức là số thóc ở kho nhỏ và số thóc ở kho lớn" 3. Bài toán thuộc dạng toán gì ? (bài toán tìm hai số kho biết tổng và tỷ số của hai số đó) + Tổng của hai số là mấy ? Tỷ số của hai số là mấy ? Hai số cần tìm là hai số nào ? Trả lời được câu hỏi trên học sinh sẽ biết cách vẽ sơ đồ tóm tắt bài toán, thiết lập được mối quan hệ giữa cais đã cho trong bài bằng sơ đồ đoạn thẳng ghi kí hiệu ngắn gọn biểu thị một cách trực quan các mối quan hệ giữa các đại lượng của bài toán. Tóm tắt: ? tấn Kho nhỏ: ?tấn 45tấn Kho lớn Bước 3: Tìm cách giải bài toán. Trình bày bài giải Dựa vào kế hoạch giải bài toán ở trên mà học sinh sẽ tiến hành giải như sau: Người viết: Nguyễn Thị Tình 10 - Trường TH số 2 Kiến Giang
  11. Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải Toán 4 Bài giải: Theo bài ta ta có sơ đồ: ? tấn Kho nhỏ: ?tấn 45tấn Kho lớn Tổng số phần bằng nhau là: 1 + 4 = 5 (phần) Số thóc ở kho nhỏ là: 45 : 5 = 9 (tấn) Số thóc ở kho lớn là: 9 4 = 36(tấn) Hỏi còn cách giải nào khác ? T số thóc - kho nhỏ = số thóc kho lớn Hay 45 -9 = 36 (tấn) Thử lại: Là quá trình kiểm tra việc thực hiện phép tính độ chính xác của quá trình lập luận 9 + 36 = 45 (tấn) tổng số thóc. Hay có thể; 36 : 9 = 4 (lần) tỉ số Qua các thao tác giải trên hình thành dần dần cho học sinh trong các giờ dạy toán dưới sự tổ chức hướng dẫn của giáo viên đối với tất cả các dạng bài. * Dạng toán này còn có nhưũng bài toán nâng cao lên thành "tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của ba số đó" (dành cho HS giỏi). Ví dụ 4: Lớp 4E nhận chăm sóc 180 cây trồng ở ba khu vực. Số cây ở khu vực hai gấp 2 lần số cây ở khu vực một, số cây ở khu vực một bằng 1/3 số cây ở khu vực ba. Tính số cây ở mỗi khu vực. Đối với bài tập này thì giáo viên sẽ hướng dẫn gợi ý học sinh dựa vào mối quan hệ giữa các tỉ số của 3 số đó trong bài để biểu diễn trên sơ đồ tóm tắt bàì toán. Người viết: Nguyễn Thị Tình 11 - Trường TH số 2 Kiến Giang
  12. Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải Toán 4 ? Số cây ở khu vực I. ? 180cây Số cây ở khu vực II. ? cây Số cây ở khu vực III Bài tập này học sinh sẽ tiến hành làm tương tự như:"Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số " Nhìn vào sơ đồ tóm tắt học sinh sẽ tìm ra cách giải và giải bài toán * ở dạng toán "Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai đó "còn ở dưới dạng ẩn: 1 Ví dụ 5: Một hình chữ nhật có P = 270m. Số đo chiều rộng bằng số đo 4 chiều dài. Tính diện tích hình chữ nhật đó. ( Giáo viên hướng dẫn học sinh bằng hệ thống câu hỏi gợi ý để học sinh tìm ra cách giải và giải bài toán) Đối với ví dụ này là sự kết hợp với các yếu tố hình học, từ đó củng cố kiến thức nhiều mặt cho học sinh. Như vậy, dù bài toán "Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó" bất kì ở dạng toán nào thì điều quan trọng đối với học sinh là phải biết cách tóm tắt đề toán. Nhìn vào tóm tắt xác định đúng dạng toán để tìm chọn phép tính cho phù hợp và trình bày giải đúng. Tất cả những việc làm trên của giáo viên đều nhằm thực hiện tiết dạy giải toán theo phương pháp đổi mới và rèn kĩ năng cho học sinh khi gặp bất kì dạng toán nào các em cũng được vận dụng. 2.5 Chỉ đạo việc thiết ký bài dạy. Để có được giờ dạy giải toán theo phương pháp đổi mới đạt kết quả tốt, phát huy được tính tích cực của học sinh thì giáo viên phải có thiết kế cụ thể rõ ràng, nó sẽ quyết định lớn đến chất lượng giờ dạy và đồng thời giáo viên cũng là người tổ chức hướng dẫn thiết kế cho từng học sinh. Mọi học sinh đề chủ động học tập và Người viết: Nguyễn Thị Tình 12 - Trường TH số 2 Kiến Giang
  13. Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải Toán 4 phát triển cao nhất, chính vì lẽ đó cả 2 đối tườn thầy và trò đều phải có sự chuẩn bị chu đáo. Chuẩn bị trước khi thiết kế bài: *. Chuẩn bị của giáo viên Trước khi dạy bất cứ một loại toán giải nào, GV cần dành thời gian nghiên cứu kĩ về tất cả các bài tập của dạng toán đó, từ bài giảng đến bài luyện, từ bài trong sách giáo khoa đến bài trong vở bài tập để sử dụng phương pháp giảng dạy phù hợp, ngắn gọn, học sinh dễ tiếp thu, giáo viên ít nói. Đồng thời cũng lường trước được chỗ học sinh hay vướng mắc trong khi thực hành giải loại toán để giáo viên lưu ý trong giảng dạy. Khi dạy loại: "Bài toán tìm hai số khi biết tổng(hiệu ) và tỉ số của hai số đó: Đây là loại giải toán khó đối với học sinh lớp 4 nên giáo viên phải giúp học sinh + Xác định được tổng (hiệu), tỉ số đã cho + Xác định được hai số phải tìm là số nào ? Từ đó hướng tới phương pháp giải chung là (phương pháp giải bài toán) Tìm tổng số phần bằng nhau. Tìm giá trị của một phần bằng lấy tổng của hai số chia cho tổng số phần bằng nhau, rồi dựa vào mối quan hệ giữa tỉ số của hai số mà timd ra giá trị của mỗi số phải tìm Trên cơ sở đó học sinh sẽ nắm cách giải đặc trưng của loại toán này. Để củng cố được kĩ năng và kiến thức của loại toán này, GV cần chọn thêm đề toán theo loại toán đó áp dụng vào tiết luyện tập của buổi thứ 2 hoặc bồi dưỡng riêng biệt đối với học sinh khá, giỏi. Tất cả sự chuẩn bị trên của giáo viên đều được thể hiện cụ thể trên bài soạn đủ các bước, đủ các yêu cầu và thể hiện được công việc của thầy và trò trong giờ giải toán. * Chuẩn bị của học sinh: Đối với học sinh để đạt được kết quả cao, GV cần bồi dưỡng cho HS ý thức thích học toán, có thú vị, hào hứng trong hoạt động học toán, muốn vậy HS phải có kiến thức về toán học, có hệ thống lôgíc, chắc chắn từ lớp dưới, từ bài học trước làm cơ sở, nền tảng giúp học sinh tự tin trong hoạt động thực hành, trong việc tiếp Người viết: Nguyễn Thị Tình 13 - Trường TH số 2 Kiến Giang
  14. Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải Toán 4 thu kiến thức. Ví dụ như khi học giải toán về "Bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó" thì các em đã được học bài trước là "Tỉ số Chính vì sự liên quan hệ thống giữa kiến thức đã học với kiến thức mới nên học sinh phải làm hết và đầy đủ các bài tập, học thuộc các quy tắc, công thức toán. Học sinh có thói quen học bài, làm bài đầy đủ. GV cần bố trí mỗi bàn có một bàn trưởng là học sinh khá toán, thường xuyên kiểm tra bài học, bài làm ở nhà của các bạn trong bàn vào giờ ôn bài, soát bài và chỉ ra chỗ đúng sai trong bài tập của bạn giúp bạn cùng tiến bộ (xây dựng đôi bạn thân ) *Khi thiết kế bài GV cần tuân thủ các yêu cầu sau: - Cần nghiên cứu kỹ nội dung của sách giáo khoa để hiểu được dụng ý của sách giáo khoa muốn gì? - Xác định mục tiêu kiến thức kỹ năng và nội dung trọng tâm cần đạt để cung cấp cho HS. - Chuẩn bị phương tiện dạy học cả thầy và trò. - Định ra những hoạt động chủ yếu đó là hình thức phương pháp cách thức tổ chức hướng dẫn điều hành hoạt động trên lớp của cả GV và HS - Phân định thời gian cho từng hoạt động * GV cần nắm chắc phương pháp dạy từng loại bài để dạy nhằm phát huy tính tích cực cho HS *Đối với dạng bài mới (T138,140) - GV cần nắm trước khi học bài mới HS đã được học những kiến thức gì ở tiết trước để hướng dẫn HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề đặt ra của bài học dưới sự hướng dẫn của GV. - Tuân thủ quy trình giải toán để hướng dẫn HS hoạt động và sau đó rút ra phương pháp giải chung cho dạng toán này. * Đối với dạng bài luyện tập và luyện tập chung. Mục tiêu của bài là củng cố kiến thức đã học thông qua hoạt động làm bài tập. GV cần nắm kiến thức trọng tâm, điểm "nhấn"của từng bài để giúp HS củng cố khắc sâu từng phần kiến thức của bài học sau từng bài tập. HS cần nắm chắc dạng toán đã học, vận dụng quy trình giải toán, nhận dạng bài, vận dụng vào các bước giải để giải. Người viết: Nguyễn Thị Tình 14 - Trường TH số 2 Kiến Giang
  15. Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải Toán 4 *Sau từng bài tập GV cần chốt kiến thức cho HS: Muốn giải được dạng toán này phải nhận được tổng (hiệu) và tỷ số của hai số. Ví dụ: Tổng (hiệu) của 2 số thường diễn đạt "Tổng của hai số", hoặc "quả cam và quả quýt" v.v - Tỉ số của hai số là phân số có khi là số tự nhiên. Như vậy sau khi nhận ra tổng (hiệu) và tỷ số của hai số HS dễ dàng nhận ra dạng toán đã học và giải đúng dạng toán theo yêu cầu đề bài. 2.6. Các hình thức bồi dưỡng cho giáo viên. Thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ chức cho GV học tập nắm vững nội dung phương pháp giải toán các lớp 1,2,3 và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải toán cho HS lớp 4 Cụ thể dạng toán tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỷ số của hai số đó. Tổ chức thao giảng để rút kinh nghiệm và sau đó thực hiện đại trà. Thông qua các ngày lễ lớn tổ chức hội thảo để đánh giá việc nắm bắt, vận dụng học tập của giáo viên và đánh giá năng lực chuyên môn của GV. IV. Kết quả và bài học kinh nghiệm. 1. Kết quả: Với một số biện pháp bồi dưỡng về giải toán có lời văn như trên sau hai năm thực hiện đã đạt được kết quả sau: Đối với giáo viên: Đã nắm được nội dung chương trình giải toán của tất cả các khối lớp, nắm sâu nội dung và một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán cho HS, những điểm cần lưu ý trước, trong quá trình thiết kế bài. Đa số giáo viên nắm và vận dụng vào giảng dạy đạt kết quả tốt. Qua đợt thi GV dạy giỏi cấp Huyện trong khối 4 có 1 đ/c tham gia dự thi đạt kết quả cao, đề nghị công nhận đạt GVDG cấp Huyện. Đối với học sinh: Các em đã nắm chắc được từng dạng bài, biết cách tóm tắt biết cách phân tích đề, lập kế hoạch giải, phân tích kiểm tra bài giải. Vì thế nên kết quả giải toán của các em có nhiều tiến bộ. Giờ học toán là giờ học sôi nổi hơn. Cụ thể kết quả kiểm tra mụn toỏn cuối năm Trung bình trở lên Khá giỏi Chưa đạt SL % SL % SL % Người viết: Nguyễn Thị Tình 15 - Trường TH số 2 Kiến Giang
  16. Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải Toán 4 66 em 98,5 50 em 75 1 em 1,5 2.Bài học kinh nghiệm. Nhà trường cần nắm bắt kịp thời những điểm GV, HS còn yếu và thiếu thông qua dự giờ thăm lớp, qua bài giải của HS để sớm xây dựng nội dung chuyên đề cần bồi dưỡng Phải tổ chức cho GV nắm nội dung dạy giải toán có lời văn lớp 1,2,3 và các dạng toán điển hình của lớp 4. Nắm sâu nội dung và một số biện pháp rèn các kĩ năng giải toán cho HS lớp 4 cụ thể là dạng toán "Tìm hai số khi biết tổng ( hiệu) và tỷ số của hai số đó. Đó là: - Kỹ năng nhận dạng toán - Kỹ năng đọc đề toán - Kỹ năng phân tích và tóm tắt bài toán - Kỹ năng lập kế hoạch giải - Kỹ năng trình bày bài giải Việc thiết kế bài quyết định đến sự thành công của một giờ dạy trên lớp.Muốn thiết kế bài dạy tốt GV cần nghiên cứu kỹ sách GV sách giáo khoa, dạng bài mới hay bài luyện tâp để xác định mục tiêu KT, KN và lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học có hiệu quả . Trong từng bài tập cần chốt kiến thức cho HS giúp HS nắm chắc nhớ lâu kiến thức đã học đó chính là biện pháp khắc sâu kiến thức cho HS trong quá trình học tập. c. Kết luận. Qua việc triễn khai chuyên đề : một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải toán cho HS lớp 4 nói chung và dạng toán điển hình về "Tìm hai số khi biết tổng (Hiệu) và tỷ số cả hai số. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ GV trong quá trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng ,nhận thức của GV đã có những chuyễn biến đáng kể. GV đã nắm và vận dụng vào quá trình giảng dạy. Chất lượng giảng dạy được nâng lên rõ rệt. Chất lượng làm bài của HS qua kiểm tra đạt kết quả tốt. Để thực hiện được điều đó đòi hỏi người quản lý phải biết xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kịp thời các chuyên đề. Giáo viên phải nhiệt tình, nghiêm túc học hỏi và Người viết: Nguyễn Thị Tình 16 - Trường TH số 2 Kiến Giang
  17. Đề tài: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy giải Toán 4 tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm của bản thân để mỗi giờ dạy người Giáo viên thực sự chỉ là người hướng dẫn đưa ra phương pháp, còn học sinh sẽ là người đóng vai trò hoạt động tích cực tìm ra tri thức và lĩnh hội nó và biến nó là vốn tri thức của bản thân. Những ý kiến của tôi đưa ra có thể còn nhiều hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để chất lượng dạy ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp. Y kiến của HĐKhoa học Người viết Nguyễn Thị Tình Người viết: Nguyễn Thị Tình 17 - Trường TH số 2 Kiến Giang