Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hóa các hình thức dạy học sáng tạo thông qua dạy chủ đề văn học dân gian Ngữ văn 10

docx 41 trang Giang Anh 26/09/2024 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hóa các hình thức dạy học sáng tạo thông qua dạy chủ đề văn học dân gian Ngữ văn 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_da_dang_hoa_cac_hinh_thuc_day_hoc_sang.docx
  • pdfĐẶNG THỊ PHI PHI- C3 NAM YEN THANH - MÔN VĂN.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Đa dạng hóa các hình thức dạy học sáng tạo thông qua dạy chủ đề văn học dân gian Ngữ văn 10

  1. Thái giám (cầm hài lên, tiến sát Cám mà hỏi đểu) Ô, thế không muốn làm vợ đức vua nữa à! Cám (xách váy lên và hất mạnh xuống ra điều không thèm): Thôi, thôi, thôi! Đau thế này thì bố ai mà chịu được! Dì ghẻ (kéo Cám đẩy ra một chỗ) Ối giời ơi, cái đồ ăn hại! Có thế mà cũng không xong (quay ra nói với thái giám). Này này ngài thái giám ơi! Cơ hội ngàn vàng trăm năm có một, ngài cứ cho mẹ của Cám thử chút xem. Cám (chỉ tay vào mặt dì ghẻ): Này bà kia! Sắp xuống lỗ rồi còn thử thách cái nỗi gì. Dì ghẻ (quay ra nguýt con gái rồi thử giày). Thái giám (chỉ vào chân dì ghẻ) Ối giời ơi! Chân ơi là chân mà cẳng ơi là cẳng. Năm ngón xòe tung tóe đến lưỡi cày cào đất cũng phải chào thua! Dì ghẻ (đứng ra cùng với Cám, xưng xỉa với thái giám): Này cái đồ thái giam nam không ra nam, nữ chẳng ra nữ kia. Chân mẹ con bà như thế mà mày dám chê đứng chê ngồi à. Đã thế, tao chẳng thèm hội với chả hè nữa. Đi về thôi, Cám (chuẩn bị đi vào cánh gà thì chạm mặt Tấm). Dân làng (cùng nhìn Tấm và thốt lên) Ôi mọi người ơi chị Tấm xuất hiện kìa. (Một cô thôn nữ chạy ra, vừa nói vừa kéo Tấm vào giữa sân khấu): Hôm nay chị Tấm khác quá, chị Tấm đẹp quá! Cám (mạnh tay kéo ngược Tấm lại): Này cái con không biết thân biết phận kia! Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bụi tre! Thái giám (cầm hài ra hỏi tấm): Cô gái tên Tấm này có muốn thử hài không? Tấm (dịu dàng nhìn quanh mọi người và nói): Các anh các chị ơi! Em mồ côi từ thuở lên năm lên bảy, biết dệt lụa chăn tằm lúc mười một, mười hai, làm quanh năm mờ sáng đến đêm dài, được Bụt thương tình cho đôi hài đi hội. Mải việc dì giao nên em đến vội, qua cầu kiều rơi mất chiếc hài xinh (giơ chiếc hài còn lại lên). Vua (giật mình bước từ trên bục xuống, đến gần Tấm): Ôi kìa, nom chiếc hài như chim lẻ đàn, đem xếp lại như nhạn có đôi. Thái giám (sung sướng nói to): Ôi hài quý đã đủ đôi rồi! Chính đây người ngọc vua tôi đang tìm. Cám (nguýt Tấm): Chắc chắn là con kia ăn cắp của ai mang đến hội chứ gì. Dì ghẻ (kéo tay Cám): Thôi, về đi cái đồ ăn hại. Cám (vừa đi vào cánh gà vừa nói): Hứ, con này rồi sẽ biết tay con. Con không dễ để cho nó yên đâu! Vua (nhẹ nhàng cầm tay Tấm và đưa Tấm cùng mình bước lên bục) Ôi, Tấm đẹp Tấm ngoan cho lòng ta mong ước, dắt tay nàng ta sánh bước vu quy! 34
  2. Thái giám: Hài xinh nên mối tơ vàng, hôm nay vua đã rước nàng về cung! (Kết thúc bằng bài múa BỒNG BỐNG BANG BANG) c, Luyện tập * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. - Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, * Hình thức tổ chức hoạt động: 1. Đọc văn bản trả lời câu hỏi Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhaụ Tấm là con vợ cả. Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ hồi Tấm còn bé. Sau đó mấy năm thì cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Dì ghẻ là người rất cay nghiệt. Hằng ngày, Tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu, gánh nước, đến thái khoai,vớt bèo; đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc. Trong khi đó thì Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng. ( Trích Tấm Cám, Trang 65, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006) 1, Nêu nội dung chính của đoạn trích trên ? 2, Các từ ngữ chăn trâu, gánh nước, thái khoai,vớt bèo; xay lúa giã gạo đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào khi kể về nhân vật Tấm? 3, Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó? 4, Xác định biện pháp nghệ thuật đối lập trong văn bản? Qua đó, nhân dân tỏ thái độ, tình cảm gì với nhân vật Tấm và Cám? * Gợi dẫn 1, Đoạn trích trên có nội dung giới thiệu về nhân vật Tấm và Cám. 2, Các từ ngữ chăn trâu, gánh nước, thái khoai, vớt bèo; xay lúa giã gạo đạt hiệu quả nghệ thuật: Thông qua cách liệt kê hàng loạt công việc mà Tấm phải làm, tác giả dân gian thể hiện những vất vả mà Tấm phải gánh chịu khi phải sống trong cảnh mẹ ghẻ-con chồng. 3, Thành ngữ dân gian trong văn bản là ăn trắng mặc trơn. Ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó: gợi cuộc sống sung sướng mà nhàn hạ, không phải làm gì hoặc không phải làm việc vất vả của nhân vật Cám. 4, Biện pháp nghệ thuật đối lập trong văn bản: Tấm phải làm lụng luôn canh, hết 35
  3. chăn trâu, gánh nước mà không hết việc đối lập với Cám được mẹ nuông chiều, được ăn trắng mặc trơn, suốt ngày quanh quẩn ở nhà, không phải làm việc nặng. Qua đó, nhân dân tỏ tình cảm thương yêu, ca ngợi đức tính chăm chỉ, siêng năng với nhân vật Tấm và thái độ phê phán, không đồng tình với sự lười biếng của nhân vật Cám. d. Vận dụng ( 2 phút ) * Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học - Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức - Phương pháp: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học. * Hình thức tổ chức hoạt động: - Từ câu chuyện cổ tích “Tấm Cám” Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) về cách đối nhân xử thế giữa người với người trong xã hội hiện nay? * Gợi dẫn : - “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. - Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Và ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự, có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. - Mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt. e. Tìm tòi, mở rộng ( 1 phút ) - Ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap. - Sưa tầm những câu chuyện, vở kịch hay cùng mô típ với tác phẩm “Tấm Cám” - Chuẩn bị bài Rút kinh nghiệm 36
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK 10 tập 1 và 2, Chương trình ngữ văn hiện hành, NXB GD 2. SGV 10 tập 1 và 2, Chương trình ngữ văn hiện hành, NXB GD 3. NQ TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. 4. Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê 2007 5. Trịnh Lê Hồng Phương, tạp chí giáo dục, số 41 6. Phạm Thị Thanh Hội, tạp chí giáo dục, số 248 7. Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 10, môn Ngữ văn, NXB GD 8. Sách chuẩn kiến thức, kỹ năng 10, NXB GD 9. Luật giáo dục 2005, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 38 10. Bộ giáo dục và đào tạo (2013), Đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau 2015, Hà Nội 2013. 11. Tài liệu tập huấn, Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Ngữ văn cấp THPT, Hà Nội 2014. 12. Lê Đình Trung, Phạm Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, NXB ĐHSP. 13. Lê Bá Hán, Từ điển thuật ngữ văn học, NX GD 2006 37
  5. PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT VỀ HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH KHI ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC DẠY HỌC SÁNG TẠO CHỦ ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN Họ và tên: Học sinh lớp: Trường: Nội dung khảo sát: Hãy đánh dấu x vào phương án mà anh/ chị lựa chọn 1. Anh/chị có thái độ như thế nào đối với giờ học môn Ngữ văn? Rất thích Bình thường Không thích 2. Anh/chị có yêu thích bộ phận văn học dân gian không? Rất thích Bình thường Không thích 3. Giáo viên Ngữ văn có thường xuyên đổi mới các hình thức dạy học không? Thường xuyên Ít đổi mới Không đổi mới 4. Anh/chị đánh giá thế nào khi giáo viên vận dụng các hình thức dạy học sáng tạo? Hiệu quả Bình thường Không hiệu quả 5. Bản thân anh/chị có tham gia vào các hình thức sáng tạo góp phần tạo nên hiệu quả tiết học không? Tích cực Thỉnh thoảng Không tham gia 6. Hình thức dạy học sáng tạo nào anh/chị thấy cuốn hút và hiệu quả khi giáo viên Ngữ văn sử dụng? 1. Tạo hứng thú qua hoạt động khởi động 2. Tích hợp liên môn 3. Thảo luận nhóm 4. Sân khấu hóa dân gian 7. Theo anh/chị, các hình thức dạy học sáng tạo trên có thể áp dụng hiệu quả ở các môn học khác không? Có Không 38
  6. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VĂN HỌC DÂN GIAN ( Sân khấu hóa truyện cổ tích Tấm Cám) (Sân khấu hóa truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy) 39
  7. MỤC LỤC MỤC TRANG PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài 1 II. Tình hình nghiên cứu 2 III. Mục đích nghiên cứu 2 IV.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 V. Phương pháp nghiên cứu 2 PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của đề tài . 3 1. Cơ sở lý luận về dạy học sáng tạo . 3 1.1. Khái niệm dạy học sáng tạo 3 1.2. Vai trò của dạy học sáng tạo 3 1.3. Các hình thức của dạy học sáng tạo 5 2. Cơ sở lý luận về chủ đề văn học dân gian trong chương trình Ngữ6 văn cơ bản 10 2.1. Hướng tiếp cận các văn bản dân gian trong chương trình . 6 2.2. Sơ lược về văn bản dân gian và nội dung các văn bản dân gian trong . 7 II. Cơ sở thực tiễn . 8 1. Thực trạng dạy và học, nguyên nhân tồn tại . 8 2. Thuận lợi và khó khăn 10 III. Đa dạng hóa một số hình thức dạy học sáng tạo thông qua dạy 11 chủ đề văn học dân gian Ngữ văn cơ bản 10 1. Tạo hứng thú và phát huy năng lực phẩm chất học sinh thông qua 11 hoạt động khởi động . 2. Tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy văn học dân gian nhằm 15 phát huy tính tích cực, chủ động cho học sinh 3. Vận dụng phương pháp dạy học tích hợp 16 4. Sân khấu hóa tác phẩm dân gian- tăng cường hoạt động trải nghiệm 18 IV. Hiệu quả đạt được . 25 PHẦN C: KẾT LUẬN: 28 GIÁO ÁN MINH HỌA: . 28 MỤC LỤC 40