Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh Lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích Tấm Cám

doc 64 trang thulinhhd34 9841
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh Lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích Tấm Cám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_pham_chat_nhan_ai_cho_hoc_sin.doc
  • pdfBáo cáo SKKN - Hương V (2019-2020).pdf
  • docBìa SKKN Huong 2020.doc
  • docDon de nghi cong nhan SKKN cap co so.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục phẩm chất nhân ái cho học sinh Lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích Tấm Cám

  1. - Nhận xét: + Mẹ con Cám là đại diện cho tuyến ác, cái ác càng lúc càng lộ liễu, tàn nhẫn, nhiều thủ đoạn. + Tấm là đại diện cho cái thiện. Cái thiện luôn bị cái ác chèn ép, hãm hại. Ban đầu, Tấm nhu nhược, bị động, chỉ biết trông chờ vào Bụt. Về sau, Tấm tự vươn lên, tự đấu tranh để giành hạnh phúc. b. Suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội nay: - Cái thiện và cái ác vẫn song song tồn tại và cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, tốt và xấu trong xãhội vẫn còn mãi như một quy luật tất yếu. - Cái ác càng nhiều thủ đoạn, càng thâm hiểm hơn. - Cái thiện phải xây dựng được vị trí xã hội vững chắc, lập trường vững vàng, phải đoàn kết để chống cái ác. 3. Kết bài - Bài học nhận thức - Hành động của bản thân - HS (Hoạt động cá nhân) tiến hành làm bài kiểm tra. - GV thu bài, đem về chấm và trả bài vào tiết học hôm sau. - Thời gian nộp bài: 03 ngày. 3.4. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Sưu tầm những bài thơ, bài hát, câu chuyện sáng tác để ca ngợi về Tấm và truyện cổ tích “Tấm Cám”. - Sưu tầm đề thi liên quan đến truyện cổ tích “Tấm Cám”, lập dàn ý cho các đề thi đó. 4. Hướng dẫn chuẩn bị cho bài học tiếp theo: - Hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong tiết học. - Đọc trước, soạn bài tiếp theo. 5. Rút kinh nghiệm 48
  2. 7.2.2. Thực nghiệm ngoại khóa: GV có thể xây dựng và thiết kế chương trình tổ chức buổi tọa đàm để giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS sau khi HS được học truyện cổ tích “Tấm Cám” như sau: Tọa đàm văn học dân gian TẤM CÁM LÒNG NHÂN ÁI TỎA SÁNG TỪ TRÁI TIM NGƯỜI DÂN VIỆT I. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM. - Thời gian: Chiều thứ hai (28/10/2019) - Địa điểm: Phòng bộ môn Văn - Ngoại ngữ II. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức lớp: Lớp Ngày dạy Sĩ số HS vắng 10A7 Thứ 2(28/10/2019) 43 Không 10A8 Thứ 2(28/10/2019) 39 Không 2. Giới thiệu đại biểu và thành phần tham dự - Đại biểu: BGH, BCH Đoàn trường - GVCN, GV tổ Văn - Ngoại ngữ 3. Nêu mục đích của buổi tọa đàm - Củng cố, nắm chắc bộ phận VHDG, nhất là thể loại truyện cổ tích. - Hiểu sâu sắc truyện cổ tích “Tấm Cám” đã học trong chương trình. - Phát triển các năng lực của bản thân. - Bồi dưỡng, giáo dục phẩm chất nhân ái ở mỗi người học sinh qua việc tiếp cận tác phẩm VHDG. - Giao lưu, học hỏi với các thầy cô, bạn bè trong trường, trong khối lớp 10. 4. Nội dung chính 4.1. Thuyết trình theo chủ đề 49
  3. - Các HS đại diện cho các nhóm lên trình bày chủ đề của nhóm mình (đã chuẩn bị từ trước). - Một giáo viên tham dự sẽ chia sẻ suy nghĩ của bản thân về những phát biểu của các em học sinh. 4.2. Hái hoa dân chủ HS lên bốc thăm câu hỏi, suy nghĩ và trả lời theo ý kiến của cá nhân - Câu 1: Nếu bị rơi vào tình cảnh như Tấm, em sẽ làm gì? - Câu 2: Niềm khao khát được đi xem hội của Tấm khiến em hiểu thêm điều gì về con người, mặc dù đã bị đẩy vào tình cảnh khốn cùng? - Câu 3: Thái độ của em về cách đối xử của mẹ con Cám với Tấm? - Câu 4: Cái thiện và cái ác trong gia đình Tấm còn xảy ra nhiều ở địa bàn em ở không? 4.3. Trò chơi 4.3.1. Đóng vai nhân vật KỊCH BẢN Dẫn chuyện: Sau khi nghe bà hàng nước kể lại, vua cho quân rước Tấm về cung. Hằng ngày, vua đều tới phòng của Tấm, không thèm quan tâm đến Cám. Một ngày nọ hai mẹ con Cám cũng tới phòng của Tấm. (Vua và Tấm đang trò chuyện) Lính: Tâu hoàng thượng và hoàng hậu mẹ con Cám đã tới. Tấm: xin bệ hạ hãy tạm lánh mặt một lát. Hai người muốn gì? Muốn giết tôi lần nữa à? Dì ghẻ: Hừ đừng có vu khống tội nặng lắm đấy! Tấm: Bằng chứng, có. Chính dì đã sai Cám đốn cây cau lúc con đang hái cau, rồi lúc những lúc hóa kiếp con rủa Cám: “phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ tường rách áo chồng tao”, và “cót ca cót két lấy tranh chồng chị, chị nghiến mất tay”. Thì nó liền giết thịt chim và cho phá khung cửi, thế không phải là bằng chứng à? Dì ghẻ: sai rồi con à, chính dì chặt cây cơ mà. 50
  4. Cám: Chị nói sai rồi chị Tấm ơi, “chớ phơi bờ rào” chứ không phải “bờ tường”, “chị móc mắt ra” không phải “chị nghiến mất tay”. Thái giám: hoàng thượng giá đáo. Vua: Nghe trong này có chuyện vui, nên ta ghé thăm. Mọi người nói tiếp đi. Cám: Tâu Hoàng thượng, hoàng hậu Tấm vu khống mẹ con thiếp hãm hại hoàng hậu. Vua: Thế là vu khống ư/ Quân đâu lôi mẹ con độc ác này ra chém đầu. Dẫn chuyện: mẹ con Cám giờ này mới ngỡ ra, hoảng hốt. Dì ghẻ: mẹ con thần chỉ đùa thôi hoàng thượng. Cám: dạ, chỉ đùa thôi ạ. Vua: chuyện đã rõ như thế rồi, quân đâu lôi nhanh hai mẹ con này xử tội Dì ghẻ: Tấm ơi con xin vua cho dì và em đi, dù sao dì cũng nuôi con lớn đến chừng này. Cám: chị ơi tha cho em! Tấm: thưa hoàng thượng, từ khi cha mẹ mất, thiếp chỉ còn dì và Cám là 2 người thân duy nhất, giờ họ cũng đã hối lỗi, xin hoàng thượng mở cho họ con đường sống. Vua: Vì hoàng hậu đã xin cho các ngươi, ta sẽ không xử trảm các ngươi. Mẹ con Cám: Đội ơn hoàng thượng, cảm ơn chị Tấm, cảm ơn con. Vua: Quân đâu phạt mỗi người 20 trượng, sau đó đuổi về quê. Dẫn chuyện: Trong khi dọn đồ, dì ghẻ có lấy 1 ít trang sức quý giá, trên đường về Cám nói mẹ. Cám: Mẹ ơi chẳng nhẽ chúng ta về quê thật, nhục lắm. Dì ghẻ: Con yên tâm, trong lúc dọn đồ mẹ đã tiện tay lấy ít tang sức đủ cho cả hai mẹ con ta sống sung sướng cả đời. Dẫn chuyện: nói xong mụ dì ghẻ lấy trang sức ra, đưa cho Cám, hai mẹ con hí hửng, đến vực Cám lỡ tay làm rớt xuống, hai mẹ con Cám lao xuống và chết. 4.3.2. Hát, múa - Hát đơn ca“Tấm Cám chuyện chưa kể” - Hát, múa “Bống bống bang bang” 51
  5. 4.4. Thăm quan phòng triển lãm tranh: HS sưu tầm tranh, vẽ tranh về truyện cổ tích “Tấm Cám”, dán lên tường địa điểm tổ chức buổi tọa đàm. HS đi vòng quanh và chiêm ngưỡng những bức tranh đó để cảm nhận về những giá trị yêu thương, nhân ái hiện lên từ những bức tranh. 4.5. Đại biểu phát biểu ý kiến - Mời đại biểu phát biểu, tuyên dương tinh thần học tập của 1 số em HS xuất sắc. - Mời một giáo viên phát biểu, quán triệt về tư tưởng, tinh thần thái độ học tập của sinh viên, giao nhiệm vụ cho GV - Tổng kết ý kiến phát biểu III. TỔNG KẾT - Trao quà cho HS tham gia trong buổi tọa đàm. - Nhấn mạnh ý nghĩa to lớn mà buổi tọa đàm đem lại cho mỗi HS sau khi học truyện cổ tích “Tấm Cám”. - Cảm ơn. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 9.1. Đối với giáo viên - Nắm vững kiến thức và phương pháp giảng dạy. - Chuẩn bị tốt giáo án và phương tiện dạy học, đặc biệt là những phương tiện hiện đại như dùng máy chiếu, giáo án điện tử để hỗ trợ. - Giáo viên cần phải nắm vững trình độ và tâm lí học sinh: Đối với mỗi đối tượng học sinh cần áp dụng các phương pháp khác nhau sao cho phù hợp để tạo hiệu quả và tăng sức hấp dẫn. - Giáo viên phải xác định được trọng tâm của bài học. - Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể: nội dung bài học, thời gian, trình độ học sinh để chọn phương pháp dạy phù hợp. 9.2. Đối với học sinh - Học sinh cần có sự chuẩn bị bài ở nhà tốt. - Trong giờ học cần chú ý lắng nghe, tiếp thu bài giảng. - Học sinh phải có tinh thần và thái độ học tập tích cực 52
  6. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): Đánh giá tổng hợp kết quả thực nghiệm Kết quả dạy học thực nghiệm được đánh giá bằng: Kết quả của chính bài làm của HS trên lớp và ở nhà. Để đảm bảo độ tin cậy trong kết quả của thực nghiệm, chúng tôi đã tổ chức cho 2 GV chấm đảm bảo tính khách quan. Cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng đều làm chung đề và chấm điểm chung đáp án. Như đã trình bày, sau khi dạy đúng và đủ CT theo quy định, tôi đã tập hợp số liệu về điểm số các bài làm của HS. Ghi Lớp thực Điểm số (%) TT nghiệm chú Số bài 9-10 7-8 5-6 <5 1 10A7 43 15,4 48,0 29,2 7,4 2 10A8 39 31,6 46,2 18,3 3,9 Cộng 82 23,5 47,1 23,8 5,6 Bảng 1. Tổng hợp kết quả dạy học theo quy trình thực nghiệm Nhận xét: Kết quả thực nghiệm cho thấy: - HS đạt loại giỏi là: 23,3%; khá: 47,1%. Đây là tỉ lệ tương đối cao. - Bên cạnh đó tỉ lệ TB là: 23,8%. Đây cũng là con số chiếm tỉ lệ cao. Tuy nhiên, điều đó cũng phản ánh thực trạng chung của việc học môn Ngữ văn ngày nay: phần lớn HS được xếp vào hạng trung bình. - Mặc dù vậy, riêng tỉ lệ HS yếu kém cũng không cao (5,6%). - Những kết quả trên cho thấy HS đã cảm nhận được tốt hơn lòng nhân ái khi học tác phẩm dù những thử nghiệm còn hạn chế về số lượng và thời gian. Kết quả thực nghiệm đối chứng 53
  7. Như đã trình bày,sáng kiến thực nghiệm tiến hành dạy học song song 2 loại giáo án: có/ không sử dụng đề xuất của sáng kiến. Kết quả dạy học cũng được phản ánh qua điểm số của các bài kiểm tra. Kết quả thực nghiệm đối chứng thể hiện qua bảng 2 Ghi chú Số lượt Điểm số Trường HS 7-8 <5 Số bài 9-10 5-6 THPT TN 82 23,5 47,1 23,8 5,6 KG = 70,6 A ĐC 79 15,2 36,3 30,4 18,1 KG = 51,5 Cộng: 161 Bảng 2. Đối chứng kết quả dạy học trong thực nghiệm (Viết tắt- TN: Thực nghiệm; ĐC: Đối chứng; KG: Khá, giỏi) Nhận xét: Kết quả so sánh đối chứng giữa kết quả học tập của các lớp HS được dạy học theo giáo án do tác giả sáng kiến thiết kế (giáo án thực nghiệm) với các lớp HS học theo giáo án bình thường (giáo án đối chứng), ta thấy: - Kết quả điểm số giữa 2 đối tượng tương đương nhau. - Độ lệch có phần cao hơn nghiêng về phía thực nghiệm. - Tuy độ lệch chưa nhiều nhưng đó là những con số ban đầu cho thấy tính hiệu quả của các quy trình đã được thiết kế. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sáng kiến này đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám”. Theo đó, sáng kiến đã tổng hợp các ý kiến quan trọng về giá trị nhân đạo trong tác phẩm văn học dân gian, cũng như việc khảo sát mục đích, nội dung dạy học giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS trong CT THPT; khảo sát thực trạng dạy học giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS 10 trong CT văn học dân gian tại một số Trường THPT trong tỉnh Vĩnh Phúc. Tôi cho rằng, hiện nay, giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS lớp 10 qua truyện cổ tích “Tấm Cám” đã được tiến hành trong dạy học tại trường THPT với kết quả tương đối tốt. Việc giáo dục lồng ghép đó đã được thực hiện. Tuy nhiên, sự 54
  8. giáo dục đó chưa thật rõ rệt và cũng chưa thật sự đầy đủ. Điều đó có thể là nguyên nhân dẫn đến hứng thú của GV và HS trong dạy học truyện cổ tích chưa cao, kết quả dạy học chưa được như ý muốn và chưa bám sát mục tiêu dạy học theo hướng đổi mới của ngành Giáo dục là: tổ chức đọc hiểu tác phẩm văn học góp phần định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn như trên đã giúp tôi xác lập cơ sở khoa học cho việc thiết kế bài giảng theo hướng giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám” trong nhà trường THPT. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã cố gắng đưa ra một số đề xuất về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực để giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS lớp 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám”. Theo đó, cần xác định phẩm chất nhân ái như một mục tiêu quan trọng của quá trình dạy học các tác phẩm truyện cổ tích nói riêng và bộ phận văn học dân gian nói chung; thiết kế nội dung sao cho HS có được cái nhìn tổng quan, đa chiều hơn, từ đó đánh thức được lòng nhân ái trắc ẩn trong tâm hồn HS trước những hoàn cảnh ngang trái, những bi kịch xót thương của số phận con người mà văn học dân gian đã phản ánh. Trong khi áp dụng, tôi đã tiến hành đối chứng để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các quy trình được thiết kế. Sau khi tiến hành đối chứng với 82 HS lớp 10A7, 10A8 tham gia, cùng với 79 HS lớp 10A1, 10A4 có kết quả đánh giá được sử dụng làm đối chứng. Kết quả cho thấy: những con số và tỉ lệ % trong kết quả đánh giá của các lớp thực nghiệm đảm bảo tương đương các lớp học khác. Điều này cho phép khẳng định ở bước đầu về tính khả thi của các hình thức, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực mà đề tài đề xuất. Khi so sánh kết quả đánh giá HS các lớp thực nghiệm với các lớp đối chứng, tôi lại thấy tỉ lệ HS khá, giỏi có phần nghiêng về phía các lớp thực nghiệm và tỉ lệ HS yếu cũng có sự chênh lệc ít nhiều, thế mạnh nghiêng về các lớp thực nghiệm. Tuy thời gian và số lượng thực nghiệm còn hạn chế, nhưng những kết quả ban đầu trên cho thấy, việc vận dụng các hình thức, phương pháp và kĩ thuật vào giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS 10 qua dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám” mà 55
  9. sáng kiến này đề xuất là có tính khả thi và tính hiệu quả cao ở các trường THPT nói chung. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Qua kết quả thực tiễn áp dụng sáng kiến như bảng số liệu trên đây, qua sự trao đổi của tổ nhóm chuyên môn, có thể thấy được tính hiệu quả to lớn của sáng kiến này. Sáng kiến phần nào đáp ứng được mục tiêu giáo dục phổ thông theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục: giúp người học làm chủ kiến thức phổ thông; biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào đời sống; biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú; nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT chức/cá áp dụng sáng kiến nhân 1 Lớp 10A7 Trường THPT Đồng Đậu Môn Ngữ văn 2 Lớp 10A8 Trường THPT Đồng Đậu Môn Ngữ văn , ngày tháng năm , ngày tháng năm Yên Lạc, ngày 10 tháng 02 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) Nguyễn Thị Hương 56
  10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 1018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) 2.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - Môn Ngữ văn (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 1018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) 3.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông, Hà Nội. 4.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học năm 2014 (Mô đun: Giáo dục giá trị), Hà Nội. 5.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông (Tài liệu dành cho giáo viên). 6.Nguyễn Viết Chữ (2016), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường. NXB Giáo dục Việt Nam. 7.Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 8.Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (2003), Giáo trình Văn học Việt Nam (1900 - 1945), NXB Giáo dục. 9.Hà Minh Đức (Chủ biên), Phạm Thành Hưng, Đỗ Văn Khang, Phạm Quang Long, Nguyễn Văn Nam, Đoàn Đức Phương, Trần Khánh Thành, Lý Hoài Thu (2014), Giáo trình Lý luận văn học, NXB GD Việt Nam. 10.Bùi Minh Đức (2015), Đổi mới dạy học tác phẩm văn chương ở trường phổ thông. NXB GD Việt Nam. 11.Trần Văn Giàu (2011), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng Chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, NXBGD Hà Nội. 13.Phạm Thị Thu Hương (2012), Đọc hiểu và chiến thuật đọc hiểu văn bản trong nhà trường phổ thông, NXB ĐHSP. 57
  11. 14.Đinh Gia Khánh (Chủ biên), Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2001), Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo dục. 15.Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa (Đồng chủ biên) (2012), Hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học (Tài liệu tập huấn giáo viên Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) (Tài liệu lưu hành nội bộ). 16.Phan Trọng Luận (Tổng Chủ biên) (2007), Ngữ văn 10, tập một, NXB Giáo dục. 17.Phương Lựu, Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành Thế Thái Bình (2003), Lý luận văn học, NXB GD. 18. Phương Lựu (Chủ biên), Nguyễn Nghĩa Trọng, La Khắc Hòa, Lê Lưu Oanh (2015), Lý luận văn học. Tập 1, Văn học, Nhà văn, bạn đọc. NXB ĐHSP. 19.Phương Lựu (Chủ biên), La Khắc Hòa, Trần Mạnh Tiến (2015), Lý luận văn học. Tập 3 - Tiến trình văn học. NXB ĐHSP,. 20.Hoàng Phê (Chủ biên) (2002), Từ điển Tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, Trung tâm từ điển học. 21.Z.la. Rez, Phương pháp luận dạy văn học, NXB Giáo dục. 22.G.I. Su-ki-na (1973), Vấn đề hứng thú nhận thức trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục. 23.Trần Đình Sử (Chủ biên), Phan Huy Dũng, La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Lê Lưu Oanh (2015), Giáo trình Lý luận văn học, Tác phẩm và thể loại văn học. NXB ĐHSP. 24.Trần Đình Sử (Chủ biên), La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm, Nguyễn Xuân Nam (2012), Lý luận văn học, Tập 2 - Tác phẩm và thể loại văn học. NXB ĐHSP. 25.Đỗ Ngọc Thống (2011), Chương trình Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay, NXB GD Việt Nam. 26.Nguyễn Văn Tùng (2013), Lí luận văn học và đổi mới đọc hiểu tác phẩm, NXB GD Việt Nam. 27.Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển tâm lý học, NXB văn hóa thông tin, Hà Nội. 28.Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, NXB văn hóa thông tin. 58
  12. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT GV THPT VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHẨM CHẤT NHÂN ÁI CHO HS HIỆN NAY Để nghiên cứu về thực trạng giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS hiện nay qua môn Ngữ văn, chúng tôi nhờ bạn đóng góp ý kiến của mình qua việc trả lời các câu hỏi sau đây. Ý kiến của bạn rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi. Rât mong sự hợp tác của bạn! I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên: 2. Giới tính: Nam ☐ Nữ ☐ 3. GV Trường THPT II. PHẦN NỘI DUNG KHẢO SÁT Câu 1: Đồng chí có bao giờ nêu khái niệm nhân ái cho HS hiểu trong giờ dạy? Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Ý kiến khác: Câu 2: Với quan điểm cá nhân của mình, đồng chí nhận thấy giáo dục phẩm chất nhân ái khiến nhân cách, tâm hồn của HS được bồi đắp theo mức độ? Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Câu 3: Khi giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS, đồng chí giảng dạy, lồng ghép truyện cổ tích với mức độ thế nào? Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 59
  13. Câu 4: Theo đồng chí, khi HS không hiểu được phẩm chất nhân ái sẽ gây ra những vấn đề tiêu cực trong nhận thức và hành động của các em với mức độ? Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Câu 5: Ở đơn vị đồng chí, mức độ HS hứng thú khi được giảng về phẩm chất nhân ái? Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Câu 6: Theo đồng chí, khi giảng dạy phẩm chất nhân ái cho HS sẽ mang lại hiệu quả gì? Câu 7: Nếu được giảng dạy về phẩm chất nhân ái theo đồng chí nên giảng dạy theo hình thức lồng ghép hay trở thành một tiết dạy riêng? Lồng ghép Dạy riêng Ý kiến khác: 60
  14. PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT HS LỚP 10 THPT VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHẨM CHẤT NHÂN ÁI HIỆN NAY Để nghiên cứu về thực trạng giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS lớp 10 hiện nay qua môn Ngữ văn, tôi nhờ các em đóng góp ý kiến của mình qua việc trả lời các câu hỏi sau đây. Ý kiến của các em rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi. Rât mong sự hợp tác của các em! I. PHẦN THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên: 2. Giới tính: Nam ☐ Nữ ☐ 4. HS Trường THPT II. PHẦN NỘI DUNG KHẢO SÁT Câu 1: Theo em, nhân ái là gì? Nhân ái: Câu 2: Khi học ở trên lớp, em nhận thấy GV có lồng ghép giảng dạy phẩm chất nhân ái vào truyện cổ tích “Tấm Cám” trong CT Ngữ văn 10? Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Câu 3: Em thấy giáo dục phẩm chất nhân ái cho HS có quan trọng không? Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Câu 4: Em nhận thấy ở truyện cổ tích “Tấm Cám”, sự biểu hiện của phẩm chất nhân ái có nhiều hay ít? Rất nhiều Nhiều Không nhiều Câu 5: Phẩm chất nhân ái có tác động như thế nào tới tâm hồn của các em? 61
  15. PHỤ LỤC 3 SẢN PHẨM CỦA HS 10A7, 10A8 TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHẨM CHẤT NHÂN ÁI QUA TRUYỆN CỔ TÍCH “TẤM CÁM” HS đại diện nhóm trình bày sản phẩm HS đại diện nhóm trình bày sản phẩm 62
  16. HS đại diện nhóm trình bày sản phẩm HS đại diện nhóm thuyết trình hoạt động 63
  17. GV và HS hát múa “Bống Bống bang bang” trong buổi ngoại khóa HS Thưởng và Quang hát song ca “Tấm Cám chuyện chưa kể” trong buổi tọa đàm 64