Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia các văn bản thuộc thể kí
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia các văn bản thuộc thể kí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_on_thi_thpt_quoc_gi.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn thi THPT quốc gia các văn bản thuộc thể kí
- + Luận điểm - Điểm khác nhau: + Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản) + Luận điểm 1 (lấy dẫn chứng cả hai văn bản) + Luận điểm - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu. - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân. * Lưu ý: Tùy thuộc vào cách hỏi trong mỗi đề cụ thể mà ta áp dụng theo cách nào và áp dụng sao cho linh hoạt, phù hợp. Cũng có khi vận dụng đầy đủ các ý của phần thân bài, cũng có khi phải cắt bỏ một phần cho hợp với yêu cầu trọng tâm của đề, hay dụng ý của người viết. b) Một số đề minh họa: Đề 1 Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau: ( ) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về ( ) (Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ Văn 12, Tập 1, NXBGD Việt Nam, 2015). ( ) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả. Giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đồ sộ tỏa lan khắp cả một vùng thượng lưu “Bốn bề núi phủ mây phong - Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng Vạn Niên”. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà ( ) 63
- (Ai đã đặt tên cho dòng sông?- Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ Văn 12, Tập 1, NXBGD Việt Nam, 2015). HƯỚNG DẪN 1. Vài nét về tác giả, tác phẩm: - Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ lớn với phong cách nghệ thuật độc đáo, nổi bật là nét tài hoa, uyên bác, đặc biệt sở trường về tùy bút. " Người lái đò sông Đà" là một tùy bút đặc sắc , kết tinh nhiều mặt của phong cách Nguyễn Tuân, viết về vẻ đẹp và tiềm năng của con người Tây Bắc. - Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nghệ sĩ tài hoa, mang đậm chất Huế, có nhiều thành tựu về kí. Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tùy bút giàu chất trữ tình viết về vẻ đẹp sông Hương với bề dày lịch sử và văn hóa Huế, rất tiêu biểu cho phong cách của ông. 2. Vể đoạn văn trong Người lái đò Sông Đà a. Nội dung: - Đoạn tập trung miêu tả vẻ đẹp đầy chất tạo hình của sông Đà với hình tượng thơ mộng, đường nét mềm mại, ẩn hiện, màu sắc dòng nước biến đổi tương phản theo mùa, gây ấn tượng mạnh. - Hình tượng một cái tôi Nguyễn Tuân đắm say, nồng nhiệt với cảnh sắc thiên nhiên, tinh tế và độc đáo trong cảm nhận cái đẹp. b. Nghệ thuật: - Hình ảnh, ngôn từ mới lạ, câu văn căng tràn, trùng điệp mà vẫn nhịp nhàng về âm thanh và nhịp điệu. - Cách so sánh, nhân hóa táo bạo mà kì thú , lối tạo hình giàu tính mĩ thuật , phối hợp nhiều góc nhìn theo kiểu điện ảnh . 3. Về đoạn văn trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? a. Nội dung - Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp sông Hương theo thủy trình của nó, với những vẻ uyển chuyển, linh hoạt của dòng chảy; vẻ biến ảo của màu sắc; vẻ uy nghi trầm mặc của cảnh quan đôi bờ . - Toát lên một tình yêu xứ sở sâu nặng, đằm thắm , một cách cảm nhận bình dị mà tinh tế của Hoàng Phủ Ngọc Tường. b. Nghệ thuật: + Hình ảnh chân thực mà gợi cảm, câu văn kéo dài mà khúc chiết, thanh điệu hài hòa, tiết tấu nhịp nhàng. + Lối so sánh gần gũi và xác thực, sử dụng nhuần nhuyễn các địa danh và cách nói của người Huế. 4. Về sự tương đồng và khác biệt giữa hai đoạn văn * Tương đồng: 64
- - Cùng miêu tả vẻ đẹp phong phú và biến ảo của sông nước, cùng bộc lộ tình yêu mãnh liệt dành cho thiên nhiên xứ sở với một mĩ cảm tinh tế, dồi dào; cùng bao quát sông nước trên nền cảnh khoáng đạt của không gian và thời gian ., - Cùng được viết bằng một thứ văn xuôi đậm chất trữ tình, giàu hình ảnh, âm thanh và nhịp điệu. * Khác biệt: + Đoạn văn của Nguyễn Tuân trội về cảm xúc nồng nàn , cảm giác sắc cạnh, liên tưởng phóng túng, so sánh táo bạo; cảnh sắc được bao quát từ nhiều góc nhìn khác nhau, theo nhiều mùa trong năm. + Đoạn văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường trội về cảm xúc sâu lắng, cảm giác gắn với suy tư; cảnh sắc được bao quát từ cùng một gốc nhìn mà nương theo thủy trình để nắm bắt sự biến đổi của sông nước qua từng chặng, từng buổi trong ngày. Trên đây là hệ thống đề khai thác từ hai đoạn trích mà người viết đã chia thành các dạng thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia. Tùy thuộc vào đối tượng, thời gian mà giáo viên có thể lựa chọn để chữa cho học sinh. 1.4. GIỚI THIỆU NHỮNG ĐỀ NÂNG CAO TỰ GIẢI Lưu ý: - Sau khi học sinh đã lĩnh hội được các kiến thức về tác giả, tác phẩm qua các tiết học theo phân phối chương trình Ngữ văn 12 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được giáo viên cung cấp những kiến thức nền tảng cơ bản và hướng dẫn giải các dạng đề văn trên đây, giáo viên có thể dần dần đưa ra những đề tự giải nâng cao như sau để học sinh tự tìm cách giải quyết. Giáo viên sẽ chấm sản phẩm bài làm của học sinh và đóng vai trò cố vấn để giúp các em hoàn thành bài tập. - Do giới hạn về dung lượng bài viết, tôi chỉ xin giới thiệu với đề tự giải nâng cao dành cho học sinh khá giỏi. Đề 1: Chất thơ trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường? Đề 2: Cái tôi của Nguyễn Tuân qua Người lái đò sông Đà Đề 3: Nhận xét về bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có ý kiến cho rằng: Từ thượng nguồn dòng chảy đến lúc đổ ra biển sông Hương đã đi với Huế cả một mối tình trọn vẹn. Bằng việc cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương qua thủy trình của nó, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Đề 4: Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường là hai nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo và đặc biệt sở trường về thể tùy bút, bút kí. Qua hai đoạn trích Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường). 65
- Anh (chị) hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau trong phong cách nghệ thuật của hai nhà văn. Đề 5: Trong bài bút ký Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã phát hiện ra nhiều vẻ đẹp của dòng sông Hương xứ Huế. Trong những vẻ đẹp đó, anh/chị thích vẻ đẹp nào nhất? Hãy viết lời bình về vẻ đẹp ấy để chia sẻ với tác giả bài ký. Đề 6: Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả người lái đò vượt thác: “Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống Lái Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong lại cửa trong cùng thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được. Thế là hết thác”. Và “Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh cho đến “nên nó cũng không có gì là hồi hộp đáng nhớ”.” Phân tích hình ảnh người lái đò trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân về người lao động mới sau Cách mạng. Đề 7: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng sông Đà trong Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) và hình tượng sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường). Từ đó, trình bày suy nghĩ của mình về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên của quê hương, đất nước hôm nay ? Đề 8: “Sông Đà nói chung và Người lái đò sông Đà nói riêng tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân: Uyên bác, tài hoa, không quản nhọc nhằn để cố gắng khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú, bộn bề, nhằm tìm ra những chữ nghĩa xác đáng nhất, có khả năng làm lay động lòng người đọc nhất.” (SGK Ngữ văn 12, NXB GD 2008, trang 185) Anh/ chị hãy phân tích tùy bút Người lái đò Sông Đà để làm sáng tỏ nhận định trên. PHẦN 2: VỀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CỦA SÁNG KIẾN: Đề tài Hướng dẫn học sinh ôn thi thpt quốc gia các văn bản thuộc thể kí (trong chương trình Ngữ văn 12 ban cơ bản) bắt nguồn từ yêu cầu thực tế và hoàn toàn có khả năng áp dụng vào thực tiễn giảng dạy hiện nay. Cụ thể: Áp dụng vào giảng dạy chủ đề kí hiện đại Việt Nam (chương trình ngữ văn 12 ban cơ bản). Khi sử dụng các phương pháp: Dạy học theo đặc trưng thể loại; Đọc - hiểu văn bản; Sơ đồ tư duy chắc chắn sẽ tạo được hứng thú cho học 66
- sinh, học sinh không cần phải nhớ những trang sách dài dầy kín chữ nữa mà với Sơ đồ tư duy sẽ giúp các em hệ thống hóa được kiến thức cơ bản nhất, một cách khoa học nhất. Áp dụng vào giảng dạy các chủ đề khác: Như truyện hiện đại Việt Nam (chương trình lớp 12 ban cơ bản) với ba phương pháp trên chắc chắn các em sẽ thích học giờ văn hơn vì các em thể hiện rõ được năng lực tư duy và khả năng sáng tạo của mình. Ngoài ra, các phương pháp dạy học trên có thể xem xét áp dụng linh hoạt vào các giờ dạy học môn văn nói riêng và các môn khác nói chung để giờ học trong nhà trường có hiệu quả cao nhất. * Đối với giáo viên trực tiếp đứng lớp: Qua thực tế quá trình giảng dạy lớp 12, tôi thấy rằng việc hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức nền tảng phần Kí vào để giải quyết một vấn đề đặt ra trong tác phẩm truyện là việc làm hết sức cần thiết. Đặc biệt, với việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực khi hướng dẫn học sinh giải quyết đề thi đã mang lại hiệu quả đáng ghi nhận. Điều đó, đòi hỏi người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. * Đối với học sinh: - Từ thực tiễn dạy học, tôi nhận ra một nhược điểm rất rõ của đại đa số học sinh trong việc cảm thụ văn học, đó là học tác phẩm nào biết tác phẩm đó. Những bài phân tích tác phẩm văn học của giáo viên được đọc chép và mỗi lần chuẩn bị đến kì thi, học sinh lại vất vả nhồi vào đầu mình, làm sao thuộc lòng những bài phân tích tác phẩm văn học mà giáo viên cung cấp. Cách học ấy khiến học sinh vô cùng thụ động. Nếu như đề ra trùng với một số bài văn mẫu đã được học thuộc thì học sinh “trúng tủ”, còn nếu chệch ra thì các em đành “cắn bút” hoặc làm những bài văn “cười ra nước mắt”! Để góp phần giải quyết thực trạng này, tôi đã áp dụng việc hướng dẫn cho học sinh lớp 12 khi làm đề về phần truyện ngắn theo hướng phát triển năng lực: cung cấp kiến thức nền tảng cơ bản cho học sinh, ngoài những nội dung thông tin về tác giả, tác phẩm còn đưa ra hệ thống kiến thức lí luận văn học về phần kí. Nắm được hệ thống kiến thức này, học sinh đã tự trang bị cho mình một bảo bối, cẩm nang để chủ động, tự tin trong mọi tình huống, có thể giải mã không chỉ các tác giả và kí trong chương trình Ngữ văn 12 mà còn cắt nghĩa được hàng trăm, hàng ngàn hiện tượng tác giả văn học từ cổ chí kim, từ đông sang tây. PHẦN 3: KẾT LUẬN 67
- Một trong những đòi hỏi thiết thực nhất của chất lượng giáo dục đối với môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay là nâng cao khả năng chủ động, tiếp thu tri thức và khả năng vận dụng tri thức vào đời sống. Trong điều kiện xã hội đang phát triển như hiện nay, việc rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm phát huy khả năng sáng tạo tư duy sẽ có tác động rất lớn tới việc phát triển nâng cao năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo cho học sinh. Tùy bút và bút kí là thể văn xuôi, tự sự, trữ tình, phản ánh chân thực và khách quan cuộc sống. Trên cơ sở đó tôi xây dựng một vài phương pháp nhằm phát huy tối đa những nét độc đáo của thể tùy bút và bút kí vào việc rèn các kỹ năng cần thiết cho học sinh và tạo được hứng thú niềm say mê yêu thích môn Văn của học sinh. Trên đây là một số những kinh nghiệm và suy nghĩ của riêng tôi trong quá trình giảng dạy. Rất mong nhận được sự ủng hộ và đóng góp của các quý thầy cô để chuyên đề được hoàn thiện, tốt hơn! Tôi xin chân thành cảm ơn! 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT Không. 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DUNG SÁNG KIẾN - Giáo viên cần say mê chuyên môn và làm việc một cách công phu, nghiêm túc từ khâu thiết kế bài giảng đến giảng dạy. Khi giảng dạy giáo viên nên sưu tầm, sử dụng công cụ hỗ trợ như bản đồ Địa lí về sông ngòi Việt Nam; với sông Hương, sông Đà; các tranh ảnh minh họa cho học sinh dễ tiếp thu và hiệu quả học tập chắc sẽ cao hơn. Đổi mới về hình thức kiểm tra đánh giá năng lực của học sinh, tránh kiểm tra hình thức học thuộc lòng, ghi chép dài, không phát huy được năng lực sáng tạo, năng lực cảm thụ, năng lực tư duy của học sinh. - Đối với học sinh lớp 12 nội dung ôn tập thi THPT Quốc gia cần mở rộng kiến thức hơn, bao quát hơn, tránh tình trạng học tủ, học lệch. Vì vậy việc phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học cần phải linh động cho phù hợp với từng tiết học, tránh áp đặt dập khuôn. Học sinh cần học tập tích cực, chủ động và sáng tạo để có thể phát huy hết tất cả những năng lực, phẩm chất cá nhân, trở thành những công dân có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. - Cần có sự ủng hộ Ban giám hiệu nhà trường: sắp xếp lịch dạy, tổ chức quay video ghi hình tiết dạy, chuẩn bị màn hình, máy chiếu, loa đài và các phương tiện hỗ trợ cần thiết phục vụ cho giảng dạy 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN CỦA TÁC GIẢ VÀ THEO Ý KIẾN CỦA TỔ CHỨC CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU: 68
- 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: "Một gánh sách hay không bằng một người thầy giỏi". Nhưng Talleyrand lại cho rằng "Phương pháp là thầy của các thầy". Vì vậy, việc tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp để mỗi học sinh không phải là bình nước cần đổ đầy mà là những ngọn nến cần thắp sáng sẽ mãi mãi là trách nhiệm lớn lao của nghề cầm phấn.“Mục tiêu của giáo dục không phải là dạy cách kiếm sống hay cung cấp công cụ để đạt sự giàu có, mà đó phải là con đường dẫn lối tâm hồn con người vươn tới “cái Chân” và thực hành “cái Thiện” (Vijaya Lakshmi Pandit). Việc hướng dẫn học sinh ôn thi THPT QG phần kí trong chương trình Ngữ văn 12 như trên đã được áp dụng, mang lại lợi ích thiết thực. Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh ôn thi THPT Quốc gia các văn bản thuộc thể kí đã được triển khai có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục học sinh tại Trường THPT Qua thực tế áp dụng sáng kiến này, người viết nhận thấy với việc hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức hệ thống như thế, khiến cho người giáo viên say mê tìm tòi và sáng tạo hơn, hiệu quả dạy học vì thế cũng cao hơn. Khi sự say mê tới, tâm huyết cũng đi cùng. Và như thế, giáo viên sẽ luôn đổi mới tư duy về nội dung kiến thức cũng như phương pháp dạy học. Từ đó, sẽ không còn tình trạng một giáo án lặp lại từ năm này qua năm khác. Kì thi THPTQG năm 2020 đang dần tới, với việc được hướng dẫn một cách hệ thống ôn tập phần truyện ngắn theo định hướng cấu trúc đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo định hướng phát triển năng lực sẽ giúp cho học sinh chủ động, không học Văn theo lối dập khuôn, máy móc; có ý thức rèn luyện khả năng vận dụng nhuần nhuyễn những kiến thức và kĩ năng đã học trong chương trình vào việc giải quyết những tình huống mới. Đó chính là cách học một biết mười, lấy cái bất biến ứng cái vạn biến. Từ đó, các em sẽ tự tin hơn khi làm bài thi để đạt được thành tích cao nhất trong kì thi “bước ngoặt cuộc đời” sắp tới. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức / cá nhân áp dụng sáng kiến Các cá nhân / tổ chức khi áp dụng sáng kiến đều đánh giá: so với phương pháp dạy học truyền thống, việc áp dụng sáng kiến đã nâng cao chất lượng dạy học, đem lại những hiệu quả thiết thực trong giáo dục. a. Đối với học sinh Khi đối chiếu kết quả đánh giá kiến thức, kĩ năng qua bài kiểm tra giữa 3 lớp tôi trực tiếp giảng dạy: 12A10 (thực nghiệm) và 12A1, 12A6 (đối chứng), kiểm tra cùng đề, cùng thời gian, tôi nhận thấy rõ hiệu quả của giải pháp. Lớp 69
- 12A10 có kết quả cao hơn, nhiều em viết khoa học, cảm xúc hơn, tư duy nhanh nhẹn hơn và có tính tự học cao hơn. * Bảng điểm một bài kiểm tra (90 phút) trước và sau tác động của hai lớp 12A1, 12A10 năm học 2018 - 2019: S Điểm Điểm S Điểm Điểm T Họ và tên trước sau T Họ và tên trước sau T TĐ TĐ T TĐ TĐ Nguyễn Thị Thúy 4.75 6.4 Nguyễn Đức Tuấn 4.25 7.75 1 An 1 Anh Trương Công 6 8 Nguyễn Kiều Anh 6.5 7.25 2 Ngọc Anh 2 Nguyễn Ngọc 4.25 6 Trần Thị Hải Anh 7.25 8.25 3 Anh 3 Nguyễn Thị Việt 6.5 5.2 Nguyễn Thị Trâm 5.75 6 4 Anh 4 Ánh Nguyễn Hà Ngọc 3.5 6.2 Trần Nguyệt Ánh 7 7.5 5 Ánh 5 Nguyễn Tiến 4 5 Nguyễn Thị 6.5 7.25 6 Cường 6 Chung Trần Quốc 7.75 7 Nguyễn Hữu 7.75 8.25 7 Cường 7 Dũng Nguyễn Hải 5 7.2 Trần Ngọc Hà 7.75 8.75 8 Đăng 8 Nguyễn Quang 6.75 6.2 Phạm Hoàng Hà 8 7 9 Đăng 9 Dương Minh 6 6.8 Nguyễn Việt Hà 8 6.75 10 Đăng 10 Nguyễn Thúy Tạ Ngọc Đăng 7.5 5.2 8.25 8 11 11 Hạnh Trương Thanh 3 6 Phạm Thị Thu 6.5 7 12 Giang 12 Hiền Nguyễn Minh 5.25 6.8 Đỗ Tuyên Hoàng 6.25 7.75 13 Hậu 13 Dương Thanh 6.5 8.4 Trần Thị Huệ 6.25 7.25 14 Hiếu 14 Nguyễn Thị Minh 7 6.4 Nguyễn Quang 7.25 8.75 15 Hoa 15 Huy Nguyễn Thu Đào Văn Hòa 5.25 6.4 7.5 7.25 16 16 Hương Nguyễn Việt 4.75 7 Đặng Thị Thúy 7 7.5 17 Hòang 17 Hường 18 Lê Hoàng Huy 6.5 7.8 18 Nguyễn Thị Thu 6.75 8 70
- Hường a Nguyễn Thị Thu Lê Nhật Lệ 7 6.2 7 7.5 19 19 Hường B Nguyễn Thùy 4 5.6 Nguyễn Trọng 8 7.75 20 Linh 20 Khiêm Minh 21 Vũ Phương Linh 6.5 7.6 21 Nguyễn Diệu Linh 7 7.5 Hà Thị Thùy 6 6.6 Trương Thị Linh 7 8 22 Linh 22 Nguyễn Đức 6.5 7.2 Nguyễn Thị Linh 7.5 8 23 Mạnh 23 Nguyễn Hồng 6.75 8 Nguyễn Thị Linh 6 8.25 24 Minh 24 Trần Triệu Hồng Lê Hoài Nam 5.75 5.4 5.25 8.25 25 25 Ngọc 26 Lưu Tiến Nam 6.75 8.4 26 Lê Thị Nhung 6 7.5 Nguyễn Hoài 6.25 7.6 Phí Thị Thu 6.5 6.5 27 Ngọc 27 Phương Hoàng Dương 5 6.4 Quách Nguyễn Hà 6 7.5 28 Trung Nguyên 28 Phương 29 Đỗ Trần Tiến 5.5 6.6 29 Đỗ Minh Quang 8.5 7 30 Đỗ Thành Thái 7.5 7.8 30 Trần Thu Quỳnh 8 8.5 Trần Thị Phương 6.75 7.6 Đào Thị Tuyên 8 8.75 31 Thanh 31 Nguyễn Phương 7.5 6 Đỗ Thị Thu Thủy 8.25 8.5 32 Thảo 32 Khương Thị Thu 7.5 6 Nguyễn Thị 7.5 8.25 33 Trang 33 Thanh Thúy Nguyễn Thùy Đào Thị Trang 4.75 5.8 8.75 8.75 34 34 Trang Nguyễn Quang 6 6 Phạm Thị Thu 7.75 8.75 35 Vinh 35 Trang 36 Lê Thế Vũ 5 6.8 37 Đào Thị Hải Yến 5 6.8 So sánh điểm trung bình bài kiểm tra (90 phút) sau tác động: Trước tác động Sau tác động Điểm trung bình 12A1 5.87 6.66 Điểm trung bình 12A10 7.15 7.76 * Kết quả trong kì thi THPT Quốc gia năm học 2018 - 2019 như sau: 71
- Lớp Sĩ số Điểm >8 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - >6 Điểm < 5 12A1 37 4 13 20 12A7 34 8 8 18 12A10 35 15 17 3 b. Đối với giáo viên Đề tài Hướng dẫn học sinh ôn thi THPT Quốc gia các văn bản thuộc thể kí (trong chương trình Ngữ văn 12 cơ bản) đã đem lại hiệu quả cho bản thân tôi. + Sau tiết dạy thực nghiệm Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) Và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (HPNT) tôi nhận thấy giờ học văn không còn là sự truyền đạt kiến thức thụ động một chiều với những lời giảng, lời bình miên man của thầy cô giáo nữa. + Ngược lại học sinh được thực hiện các hoạt động học để chủ động khám phá tri thức. Thầy cô giáo đưa ra các phương pháp, giải pháp để dẫn dắt học sinh đến với tác phẩm văn học một cách tự nhiên. + Mỗi thầy cô giáo phải nghiên cứu tìm tòi phương pháp kỹ thuật tối ưu nhất cho phù hợp với từng bài dạy ở trên lớp. 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU - Chuyên đề đã được áp dụng giảng dạy cho học sinh lớp 12 ôn thi THPT Quốc gia năm học trong năm học 2018 - 2019 tại nhà trường. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bồi dưỡng Ngữ văn 12, Đỗ Kim Hồi chủ biên, NXB ĐH Sư phạm, 2010 2. Chuyên đề dạy - học Ngữ văn 12, Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường), Lê Thị Hường chủ biên, NXB GD, 2008 3. Chuyên đề dạy - học Ngữ văn 12, Người lái đò Sông Đà (Nguyễn Tuân), Hoàng Dục chủ biên, NXB Giáo dục, 2008 4. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, Phạm Trọng Luân chủ biên, NXB ĐH Sư phạm, 2010SGK Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2009 5. Đặc trưng của dạy học tích cực (www.giaoduc .edu.vn) 6. Giảng văn văn học Việt Nam, NXB Giáo dục 2005 7. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12, NXB Giáo dục 2011 8. Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, 2018 72
- 9. Một số phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực (www. sch.vn) 10. Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008 11. Ngữ văn 12 nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục 2008 12. Tài liệu tập huấn: Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THPT (vụ giáo dục trung học, Hà Nội, 2014 13. Tài liệu tập huấn: Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra đánh giá, 2015 14. Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn học trong nhà trường, Nguyễn Thị Dư Khánh, NXB Giáo dục 2009 15. Từ điển thuật ngữ Văn học, Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007 16. Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, Hà Nội, 1997 17. Sách giáo viên Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục 2008 18. Sách giáo viên Ngữ văn 12 nâng cao, tập 1, NXB Giáo dục 2008 Lập Thạch, ngày tháng 02 năm 2020 Lập Thạch, ngày 10 tháng 02 năm 2020 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Minh Phượng 73