Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan

doc 5 trang binhlieuqn2 08/03/2022 6681
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_hoc.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số (do thường trực HĐ ghi): 1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: Ngày nay ngành giáo dục đã có nhiều đổi mới tích cực trong công tác giáo dục và đánh giá học sinh. Đạo đức là nền tảng tạo nên nhân cách tốt đẹp của con người và rất nên được coi trọng. Trước cảnh xã hội phức tạp như hiện nay, trẻ em tiếp xúc với rất nhiều hiện tượng ảnh hưởng xấu đến nhân cách. Vì vậy giáo dục nhân cách cho học sinh nhất là học sinh chưa ngoan là rất cần thiết và cấp bách để giúp các em trở thành người công dân chân chính. Do đó bản thân tôi đã nảy sinh nghiên cứu vấn đề này thông qua sáng kiến “ Một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh chưa ngoan ’’nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu để đem lại hiệu quả cao trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh ở lớp chủ nhiệm * Ưu điểm: Quá trình hình thành nhân cách đạo đức của học sinh là quá trình phức tạp. Người xưa đã dạy muốn con nên người thì phải “dạy con từ thuở còn thơ”.Cho nên, trước hết trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh , đặc biệt là học sinh chưa ngoan ở bậc tiểu học người giáo viên chủ nhiệm – thay mặt nhà trường (cùng với cha mẹ các em) là người uốn nắn, định hướng cái cây ấy để cây được lớn lên thẳng thớm, đủ độ cứng cáp, vững chãi, bản lĩnh để chống chọi lại vô vàn thử thách, bão táp của cuộc đời. Do đó, chủ nhiệm lớp là một công việc khó khăn nhưng vô cùng nghiêm túc. * Hạn chế: Giáo dục là cả một quá trình rất cần sự nỗ lực và kiên trì của mỗi giáo viên cần biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bằng lòng yêu nghề mến trẻ, bằng sự vị tha, bao dung, độ lượng, 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: a. Mục đích của giải pháp: 1
  2. - Giáo dục học sinh chưa ngoan thành con ngoan, trò giỏi, tài đức vẹn toàn để sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở thành những người công dân có ích cho xã hội. - Về bản thân, tôi rất mong muốn mình là người đồng nghiệp được tin yêu, được phụ huynh tin tưởng khi gửi gắm con em mình đến để giáo dục, dạy dỗ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường b. Nội dung giải pháp: b.1. Tính mới của giải pháp Giáo viên chủ nhiệm nắm và hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ cơ bản của mình để thực hiện công tác một cách có tính thuyết phục dựa trên những luận cứ, luận chứng rõ ràng , có hiệu quả tối ưu nhất. Giáo dục là cả một quá trình rất cần sự nỗ lực và kiên trì của mỗi giáo viên cần biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bằng lòng yêu nghề mến trẻ, bằng sự vị tha, bao dung, độ lượng, b.2. Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ: Giáo dục đạo đức cho học sinh chưa ngoan là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người giáo viên và hầu như giáo viên dạy bộ môn nào cũng từng kinh qua công tác này. Vì vậy, đối với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng với sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế, rộng rãi như đã nói ở trên thì vấn đề làm sao để đáp ứng tốt vai trò một giáo viên chủ nhiệm là vấn đề không hề cũ. Kéo theo, những kinh nghiệm mà giáo viên chủ nhiệm tích luỹ được cần được quan tâm, chia sẻ, bồi dưỡng thêm nhằm mục đích làm tốt công tác chủ nhiệm, làm tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó là giáo dục, rèn luyện các em ngày càng tốt hơn, giúp các em trở thành những con người lao động “vừa hồng, vừa chuyên”, sống hoàn thiện, đạo đức tốt có ích trong tương lai. b.3. Cách thực hiện sáng kiến: Trong giáo dục đạo đức thì khó khăn nhất, lo ngại nhất là giáo dục học sinh yếu kém đạo đức. Từ học sinh yếu kém, cá biệt về đạo đức đến trẻ em lang thang, phạm pháp cũng không xa lắm, vì có một số học sinh cá biệt đã có hành vi phạm pháp. Vì vậy, là một giáo viên chủ nhiệm trong quá trình hình thành phẩm chất đạo đức cho học sinh giáo viên cần phải có những biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng cá biệt để giúp các em hoàn thiện nhân cách của mình. 1. Lập danh sách và những biểu hiện của học sinh chưa ngoan Lập danh sách của các học sinh vi phạm nội quy tường lớp và những biểu hiện vi phạm như lười học bài cũ, không ghi bài, không chú ý trong bài học;bỏ tập thể dục giữa giờ, bỏ sinh hoạt tập thể, nói tục;thầy cô nhắc nhở có biểu hiện chống chế, nói dối bố mẹ,ăn cắp vặt;nói leo, nói tự do trong giờ học, bỏ giờ, nghĩ học vô lý do, phá phách tài sản của nhà trường 2
  3. 2. Nắm chắc nguyên nhân, đặc điểm tâm lý, sinh lý, khả năng của từng học sinh để từ đó phân loại đối tượng: Tiếp cận với lớp chủ nhiệm nghĩa là chúng ta phải tiếp xúc gần gũi trò chuyện tìm hiểu về hoàn cảnh, đặc điểm tâm sinh lí, tính tình sở thích của các em. Vì vậy trước tiên khi phụ trách một lớp tôi đã tìm hiểu học sinh thông qua bản sơ yếu lí lịch, sau đó tìm hiểu thông qua nhiều kênh khác nhau như từ bạn bè, người quen, chính quyền địa phương, đến thăm gia đình một số học sinh, giáo viên chủ nhiệm cũ.Tôi cung cấp số điện thoại của bản thân, của nhà trường đến từng em và liên hệ với gia đình học sinh qua điện thoại, sổ liên lạc. Lên kế hoạch giáo dục tùy theo từng đối tượng học sinh chưa ngoan, 3. Xây dựng tập thể học sinh tốt : Trong các lực lượng giáo dục phải chú ý đến sức mạnh đồng bộ của tập thể. Chỉ có tập thể học sinh tốt mới có dư luận lành mạnh, có tác dụng hướng dẫn kiểm tra tri thức đạo đức, niềm tin đạo đức cho mỗi học sinh. Kiểm tra đánh giá và cũng cố những thói quen đạo đức của các em. Không khí đạo đức của tập thể học sinh lành mạnh sẽ trở thành môi trường nảy sinh, điều kiện tồn tại và củng cố những hành vi đạo đức của mỗi học sinh 4. Phẩm chất của giáo viên: Đối với học sinh, bản thân các em là ngọn đuốc và người thầy chính là người thắp sáng cho những ngọn đuốc đó bùng cháy. Nói như vậy có nghĩa là sự lớn lên về tình cảm của học sinh một phần tuỳ thuộc sâu sắc vào tấm lòng, tâm hồn và lẽ sống của thầy Giáo viên phải để lại ấn tượng tốt đệp cho học sinh , tạo bầu không khí thoải mái, học sinh mong muốn được tiếp xúc tâm sự, giãi bày những băn khoăn của mình; học sinh có niềm tin vững chắc vào lời dạy bảo của thầy cô và cảm nhận thấy sự tiến bộ trong học tập, trong quan hệ với mọi người sau mỗi lần tiếp xúc với thầy cô. 5. Sức mạnh của tập thể thầy, cô giáo, gia đình, địa phương, hội phụ huynh học sinh Giáo viên chủ nhiệm nếu chỉ qua một số lớp trên lớp không thể nắm bắt hết tình hình một cách chính xác. Vì vậy phải có sự phối hợp đồng bộ với các lực lượng khác. Bản thân tôi thường xuyên trao đổi với các thầy cô giáo bộ môn để nắm tình hình của các em, có ý kiến đề nghị các thầy cô cùng phối hợp. Thường xuyên đấu mối với địa phương, gia đình để nắm tình hình các em ngoài giờ học ở trường. Kết hợp bàn bạc để tìm cách quản lý chặt chẽ việc học cũng như giúp các em tìm thấy niềm vui trong học tập. 6. Xây dựng quy định thi đua riêng của lớp căn cứ vào nội quy, quy định của trường, của đoàn đội. 3
  4. Lập bảng theo dõi học tập và nề nếp để tiện việc xếp điểm thi đua.Cuối cùng tổng cộng để xếp thi đua ở giờ sinh hoạt lớp , tuyên dương gương tốt ghi tên bảng danh dự, phê bình học sinh chưa ngoan Kết hợp giáo viên tổng phụ trách đội cùng giáo dục các em, tổ chức các buổi ngoại khoá, nêu gương tốt của các đội viên ngay trong trường và ngoài trường để các em cùng học tập phấn đấu. 7. Giáo dục đúng, thích hợp từng học sinh cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo thành công đối với học sinh cá biệt trong tình hình mới hiện nay Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt cụ thể: tìm hiểu , an ủi , động viên . Không nên tách học sinh chưa ngoan ra khỏi tập thể. Đây là vấn đề hết sức tế nhị đòi hỏi giáo viên phải khéo léo để các em đỡ có mặc cảm bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên trong những trường hợp đặc biệt, để giáo dục đạo đức cho học sinh khi cần thiết chúng ta vẫn có thể dùng phương pháp trách phạt. Trách phạt là phương pháp tác động đến nhân cách học sinh biểu hiện thái độ không tán thành của thấy cô giáo, buộc học sinh từ bỏ hành vi có hại cho bản thân, cho lớp , trường và điều chỉnh sự ứng xử cho đúng mực. Tuỳ theo hành vi và việc làm sai trái mà ta có hình thức trách phạt khác nhau: nhận xét của giáo viên, phê bình trước tổ, trước lớp, phê vào sổ liên lạc .Sau khi trách phạt giáo viên và tập thể lớp phải theo dõi giúp đỡ học sinh sửa chữa khuyết điểm. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: Sáng kiến áp dụng thành công trên lớp chủ nhiệm, học sinh khối 2 và sẽ triển khai áp dụng cho các khối khác. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến thu được do áp dụng giải pháp: Từ những việc làm trên qua một thời gian thực hiện tôi thấy các em đã có tiến bộ rõ rệt. đã có ý thức trong học tập không còn bỏ học vô lý do, không vi phạm nội quy của trường, lớp . Trong lớp các em đoàn kết, lễ phép với mọi người và đến cuối học kì I khi xếp loại hạnh kiểm lớp tôi không còn học sinh nào xếp hạnh kiểm chưa thực hiện đầy đủ năm nhiệm vụ của học sinh tiểu học. Đến nay lớp do tôi chủ nhiệm là một trong những lớp có nề nếp tương đối tốt. Chất lượng học tập của lớp dần được nâng lên. Từ đó, học sinh chưa ngoan cũng thấy rõ sự tiến bộ của mình góp phần vào sự tến bộ chung của cả lớp. Các em đang rất phấn khởi thi đua học tốt để hướng tới kỳ thi cuối năm. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Không Vĩnh Bình, ngày 01 tháng 02 năm 2019 4