Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Hoàng Lâu
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Hoàng Lâu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Lớp 4 trường Tiểu học Hoàng Lâu
- tiêu); Yêu cầu xếp hàng ra vào lớp thẳng hàng, ngay ngắn, không xô đẩy nhau trong hàng (rèn cho học sinh kỹ năng kiềm chế bản thân, kỹ năng vận động, gây ảnh hưởng); Yêu cầu học sinh đến lớp phải có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập (rèn cho học sinh kỹ năng tự kiểm tra, xây dựng kế hoạch). Tôi thường xuyên trao đổi về kết quả rèn luyện của học sinh với cha mẹ học sinh. Phối kết hợp với gia đình học sinh, Hội cha mẹ học sinh: liên lạc trao đổi thông tin về sự tiến bộ của học sinh, có thể được tư vấn thêm về cách rèn luyện, giáo dục trẻ, tạo sự thống nhất giữa gia đình - nhà trường trong cách giáo dục trẻ. Mặc dù tôi không phụ trách việc bán trú, không trực tiếp quản việc ăn ngủ của học sinh nhưng tôi vẫn thường xuyên phối hợp với giáo viên phụ trách bán trú của lớp để rèn luyện một số kĩ năng cho học sinh như: Ăn, ngủ đúng giờ giấc; Vệ sinh lớp học sạch sẽ sau khi ăn; Gấp chăn, xếp gối gọn gàng sau khi ngủ dậy; Chấp hành những quy định trong khi ăn và khi ngủ; 6.1.2.5. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh rất cần sự chung tay, chung sức của tất cả gia đình phụ huynh, nhà trường và các tổ chức xã hội. - Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo giáo viên luôn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho học sinh được thực hành, trải nghiệm kỹ năng sống trong quá trình học tập. Thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giáo dục giá trị sống, giáo dục kỹ năng sống trong các môn học và các hoạt động giáo dục. - Giáo viên chủ nhiệm luôn quan tâm gần gũi đối với các em học sinh là người cha, người mẹ thứ hai của các em để hiểu được tâm tư nguyện vọng của các em, phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, làm cho họ nhận thức được tầm quan trọng và cùng với nhà trường giáo dục và rèn luyện cho con em về kỹ năng sống. - Nhà trường phối kết hợp các tổ chức, đoàn thể để thực hiện rèn kỹ năng sống cho học sinh. Công đoàn tham gia trong tổ tư vấn của nhà trường giúp trẻ biết tháo gỡ vướng mắc, xử lý một số tình huống mà trẻ khó tự mình giải quyết đúng đắn. Đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi lành mạnh, bổ ích để trẻ được thực hành rèn kỹ năng sống. Các giáo viên thường xuyên lồng ghép rèn kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ học. Các đoàn thể của xã, thôn cũng phải tìm hiểu và tham gia tư vấn cho các gia đình về kiến thức pháp luật, kiến thức khoa học, kinh nghiệm thực tế “nuôi con khoẻ, dạy con ngoan”, tạo cho trẻ một môi trường lành mạnh, an toàn; cách dạy cho trẻ một số kiến thức để trẻ biết tự bảo vệ mình (Ví dụ: cách từ chối, tránh xa các tệ nạn xã hội, ) - Đối với tổ chức Đội: Gắn việc rèn luyện kỹ năng sống với những nội dung cụ thể của Phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực như: trang trí phòng học, chăm sóc cây xanh, Tổ chức các hội thi văn nghệ nhân các ngày lễ lớn trong năm như: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Thành lập Đoàn 26/3, 11
- 6.1.2.6. Thực hiện dạy tích hợp các nội dung kĩ năng sống trong khi dạy các môn học (Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, ) Để có hiệu quả cao, tôi thực hiện tốt các biện pháp sau đây: - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính độc lập, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn, có tài liệu bổ trợ phong phú, sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng trong dạy học, luôn tạo cho các em tính chủ động, tích cực, hứng thú trong học tập; phát huy tính sáng tạo, tạo được bầu không khí cởi mở thân thiện của lớp. Trong giờ học, tôi tạo cơ hội cho các em được nói, được trình bày trước nhóm bạn, trước tập thể, nhất là các em còn hay rụt rè, khả năng giao tiếp kém qua đó góp phần tích lũy kỹ năng sống cho các em. - Nghiên cứu kĩ và áp dụng những kĩ thuật dạy học tích cực một cách phù hợp để đạt hiệu quả cao. Các kĩ thuật tôi thường áp dụng như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật sơ đồ tư duy, - Thông qua môn Đạo đức, kiến thức được hình thành trên cơ sở từ việc quan sát tranh, từ một truyện kể, một việc làm, một hành vi, chuẩn mực nào đó, sau đó rút ra bài học. Từ bài học đó các em liên hệ thực tế xung quanh, bản thân, gia đình và xã hội và môi trường tự nhiên. Chỉ khác hơn là giáo viên cố gắng trong phạm vi có thể khi soạn và giảng từng phần của bài học phải tạo một điểm nhấn cụ thể, rõ ràng, nhằm khắc sâu những kĩ năng sống đã có sẵn trong từng bài học và những kĩ năng sống chúng ta lồng ghép trong quá trình soạn – giảng. 6.1.2.7. Tổ chức các buổi trải nhiệm sáng tạo, hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Nhà trường tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần. Theo đó mục tiêu buổi chào cờ không chỉ là đánh giá xếp loại nền nếp, học tập, các hoạt động giáo dục trong tuần qua của giáo viên trực, triển khai kế hoạch tuần tới của Ban giám hiệu nhà trường đã thay đổi hình thức buổi lễ chào cờ một cách sáng tạo, rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. Chẳng hạn như để các em được thay mặt lớp trực đánh giá, nhận xét thêm phần giao lưu với toàn trường qua các tiết mục văn nghệ, kể chuyện, câu đố, trò chơi do chính các em đứng ra tổ chức dưới sự giúp đỡ và hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. Nhà trường đã tổ chức các hoạt động như diễn đàn “Văn hóa ứng xử trong học đường”, “Phòng, chống bạo lực học đường”, “Một số kỹ năng cần thiết” Vào kỳ nghỉ hè, nhà trường và tổ chức Đội kết hợp với địa phương tổ chức các em sinh hoạt hè, tổ chức hoạt động cung cấp kiến thức và kỹ năng giữ môi trường xanh – sạch – đẹp, thân thiện với thiên nhiên, với môi trường xung quanh, quét dọn đường làng ngõ xóm, các khu di tích để tử đó các em hình thành được thói quen biết bảo vệ môi trường sống của trái đất của con người. Qua đó, học sinh không chỉ có kiến thức văn hóa từ sách vở mà còn có kỹ năng sống, thiết thực phục vụ trong cuộc sống hàng ngày. - Tổ chức cho học sinh các hoạt động lao động vừa sức với học sinh: vệ sinh sân trường, lớp học, trồng chăm sóc cây trên sân trường, bồn hoa, vườn trường; học sinh 12
- được rèn một số kỹ năng như: cầm chổi quét, hót rác, tưới cây, tỉa lá, ; thông qua đó học sinh biết sử dụng có hiệu quả đồ dùng lao động. - Tổ chức tốt hoạt động ngoại khóa ở phạm vi khối lớp của mình. Mỗi năm học sẽ có một số chủ đề rèn luyện kỹ năng sống được triển khai. Trong đó nhà trường cần phát huy vai trò của tổ chức Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Sao nhi đồng theo các chủ điểm hàng tháng. Tổ chức các trò chơi dân gian, hát dân ca và các loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian vào trường học, qua đó mà rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. - Trong số các hoạt động thực tiễn, không thể không đề cập đến các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Qua những hoạt động này, các kĩ năng dần được hình thành một cách tự nhiên. Mỗi tháng giáo viên cùng với nhà trường tổ chức hoạt động cho các em theo chủ đề. - Ở lớp 4, các em được tham gia cuộc thi vẽ tranh theo chủ đề “Nét đẹp quê em”. Qua đây giáo dục các em thêm yêu quê hương đất nước. - Các chủ đề khác như: Tôi rất tuyệt (khám phá khả năng của bản thân); Em thực hiện thời gian biểu; Ngôi trường mến yêu của em; Tìm hiểu món ăn truyền thống của Việt Nam và các nước; Giúp mẹ việc nhà; Tiết kiệm chi tiêu; 6.1.2.8. Trang trí “Lớp học thân thiện” Trong những năm qua Bộ GD&ĐT đã phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” rộng khắp trên cả nước. Ở trong môi trường đó các em được học tập và sinh hoạt trong một bầu không khí thân thiện, gần gũi như gia đình, điều đó góp phần giúp các em hứng thú trong học tập và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục. Nơi đó trường học, lớp học được các em coi như ngôi nhà chung, ngôi nhà thứ hai của mình và các em thấy được mỗi ngày đến trường, đến lớp là một ngày vui, bản thân các em thêm yêu trường, yêu lớp, gắn bó với ngôi nhà chung đó. Lớp học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của học sinh, tăng cường giáo dục các kĩ năng sống cho các em. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, học sinh hứng thú học tập, biết rèn luyện kĩ năng và phương pháp học tập, trong đó đặc biệt là phát huy khả năng tự tìm hiểu, khám phá, tư duy sáng tạo Chính vì vậy để giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh thành công tôi luôn quan tâm đến việc trang trí “Lớp học thân thiện”. Đưa cây xanh vào lớp học. Theo tôi, lớp học thân thiện phải có cây xanh, bởi lẻ một lớp học xanh mát, ngập tràn sắc màu thiên nhiên, sẽ giúp các em có một tâm trạng vui tươi nhẹ nhàng với mỗi ngày đến lớp. Nhìn ở phương diện khoa học: cây cỏ lá hoa được ví như lá phổi thanh lọc những khí chất độc hại cho cơ thể. Ở góc độ đời sống tinh thần, màu xanh thiên nhiên có tác dụng giúp tâm hồn thư giản, sảng khoái. Qua đó giáo dục các em tinh thần bảo vệ môi trường sống quanh mình. 6.1.2.9. Tổ chức tiết sinh hoạt lớp hiệu quả. 13
- Trước kia các tiết sinh hoạt lớp của giáo viên chúng ta rất nhàm chán, chúng ta thường biến tiết sinh hoạt lớp thành một màn tra tấn, mà ở đó giáo viên chúng ta vì áp lực thi đua mà biến tiết sinh hoạt lớp thành một buổi luận tội học sinh, từ đó đưa ra các hình phạt để học sinh không tái phạm, theo tôi đó là một sai lầm. Hãy biến tiết sinh hoạt lớp thành một diễn đàn mà ở đó là nơi chia sẻ những yêu thương, những buồn vui, và hỗ trợ nhau giải quyết những khó khăn của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải biết lắng nghe những phản biện của học sinh, phải để cho các em quyền dân chủ, được nói lên tiếng nói của mình, không áp đặt các khuôn mẫu của mình rồi bắt học sinh làm theo vì như vậy sẽ làm cho các em mất dần khả năng sáng tạo, thiếu tự tin trong công việc sau này. Công bằng với mọi học sinh trong lớp, thực tế tâm lý một số giáo viên thường cảm tính vì những lý do nào đó mà ta ưu ái một số học sinh nào đó mà vô tình làm tổn thương các em học sinh khác trong lớp, điều đó vô tình đã hằn sâu vào trong kí ức các em sự thiếu công bằng trong xã hội, sự thiếu tự tin, mặc cảm dẫn đến các em thường tự ti và sống khép kín, điều đó có tác hại lớn về hình thành nhân cách của các em sau này. * Tóm lại: Giáo dục kỹ năng sống là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở giúp học sinh có thái độ, kiến thức, kỹ năng, giá trị cá nhân thích hợp với thực tế xã hội. Mục tiêu cơ bản của giáo dục kỹ năng sống là làm thay đổi hành vi của học sinh, chuyển từ thói quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cực thành những hành vi mang tính xây dựng tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và góp phần phát triển xã hội bền vững. Giáo dục kỹ năng sống còn mang ý nghĩa tạo nền tảng tinh thần để học sinh đối mặt với các vấn đề từ hoàn cảnh, môi trường sống cũng như phương pháp hiệu quả để giải quyết các vấn đề đó. Khi tham gia vào bất kì hoạt động nghề nghiệp nào phục vụ cho cuộc sống đều đòi hỏi các em phải thoả mãn những kỹ năng tương ứng. Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là giúp các em rèn luyện kỹ năng ứng xử thân thiện trong mọi tình huống; có thói quen và kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng hoạt động xã hội; Giáo dục cho học sinh thói quen rèn luyện sức khoẻ, ý thức bảo vệ bản thân, phòng ngừa tai nạn giao thông, đuối nước và các tệ nạn xã hội. Đối với học sinh tiểu học việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này. Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa, hát, đi, đứng, chạy, nhảy kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị thái độ và kỹ năng phù hợp, trên cơ sở đó hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, loại 14
- bỏ những hành vi thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày. Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức. Để việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả, cần phải thay đổi tư duy, tiếp đó là tiến hành nhiều giải pháp đồng bộ. Giáo dục kỹ năng sống, theo cách hiểu hiện này là giáo dục những cách ứng phó với những thử thách như: Tai nạn, điện giật, bị ngộ độc, động vật cắn, bị xâm hại tình dục, phòng chống các tệ nạn xã hội đây mới chỉ là mục đích trước mắt. Mục đích quan trọng nhất, lâu dài đó là hình thành nhân cách cho học sinh, trong đó quan trọng nhất là giáo dục tình thân ái và các ứng xử văn hoá. 6.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến bước đầu được áp dụng ở 4A trường Tiểu học Hoàng Lâu mà tôi đang trực tiếp giảng dạy và đã thu được kết quả rất tốt: Theo đó, bằng trách nhiệm, bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình, tôi cần từng bước một giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua từng bài dạy, thông qua các hoạt động ở trường, ở lớp. Qua giáo dục hàng ngày trên lớp hoặc thông qua các tiết dạy tôi thấy các em đã biết và làm quen được một số kỹ năng làm việc theo nhóm: biết cách phân công công việc, lắng nghe ý kiến người khác, tranh luận, biết chấp nhận đúng sai, thống nhất ý kiến, thực hiện đúng ý kiến đã thống nhất. Các em biết làm việc trong tập thể. Ở môn thủ công, các em biết làm một số việc như: bọc vở, gấp cắt dán một số con vật, đồ chơi, cắt và trang trí các chữ đơn giản, đan một số đồ chơi đơn giản. Ngoài ra, các em còn biết thêm một số việc khác nữa như: nấu cơm, rửa chén bát, li cốc, luộc rau, quét nhà, quét lớp, chăm sóc cây và biết tránh những việc làm xấu như nói không với thuốc lá, ma túy, rượu dứt khoát với những lời dụ dỗ, lôi kéo vào những thói hư tật xấu. Ở môn đạo đức, qua các bài học tôi đã lồng ghép thêm giáo dục các em biết chào hỏi lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị em, thầy cô giáo, biết chia sẻ yêu thương, giúp đỡ hàng xóm láng giềng, giúp đỡ người già, em nhỏ, bạn bè, và những người có công lao to lớn, huy sinh gian khổ bảo vệ quê hương đất nước như các anh hùng thương binh - liệt sĩ, những người lao động nghèo khổ. Các em còn biết tôn trọng khách nước ngoài, tôn trọng thư từ và tài sản của người khác, các em biết cần tôn trọng đám tang vì như thế là thể hiện nếp sống văn hoá. Hầu hết các em đã biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước, biết chăm sóc cây trồng và vật nuôi. Đặc biệt hơn là các em còn biết tự giác làm lấy các công việc của mình mà không ỷ lại vào người khác. Bằng những hành vi, thái độ, việc làm nho nhỏ hằng ngày, biết xác định các giá trị hành vi đạo đức. Ở môn tự nhiên xã hội, các em đã biết yêu thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên, động vật, thực vật để từ đó các em biết giá trị của sống quan trọng 15
- như thế nào để từ đó các em cảm nhận được bảo vệ môi trường là hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con người. Trong sinh hoạt hằng ngày các em biết sử dụng đúng các quy tắc: ứng xử giao tiếp với mọi người, biết thông cảm chia sẻ với mọi niềm vui, nỗi buồn với mọi người xung quanh. Luôn luôn là một người mẫu mực, trung thực là niềm tự hào của cha mẹ. Đối với trường: Tạo được uy tín cao hơn đối với lãnh đạo địa phương cũng như đối với Cha mẹ học sinh, với các trường bạn trong huyện. Phát huy được chủ trương xã hội hóa giáo dục: Các đoàn thể, cha mẹ học sinh đã hỗ trợ tích cực cùng chăm lo sự nghiệp giáo dục. Với kết quả như vậy, sáng kiến này có thể triển khai rộng rãi tới tất cả các trường Tiểu học trong toàn huyện. 7. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Để có thể áp dụng tốt sáng kiến này cần các điều kiện sau: + Cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động ngoại khoá. + Sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà trường, sự động viên giúp đỡ của các giáo viên trong tổ và sự phối hợp chặt chẽ của gia đình học sinh. 9. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu 9.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tôi như sau: Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của các bạn đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đã áp dụng sáng kiến vào học sinh khối 4 cụ thể là lớp 4A và đạt được kết quả trong việc dạy các kĩ năng sống cơ bản thể hiện ở các kết quả sau: Kết quả cho thấy học sinh ngoan hơn, tự giác hơn, chủ động, mạnh dạn hơn tự tin, ứng xử khá phù hợp trong mọi tình huống. * Khảo sát lớp 4A, 4B năm học 2018-2019: + Nội dung khảo sát: Kĩ năng mạnh dạn tự tin Khảo sát qua quan sát các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam: Mạnh dạn Nhút nhát Tổng số Ghi chú Lớp tự tin dụt dè HS TS % TS % 4B 31 11 35,4 20 64,6 Chưa áp dụng SKKN 4A 35 32 91,4 3 8,6 Đã áp dụng SKKN Qua so sánh một kĩ năng sống của học sinh 2 lớp cho thấy các biện pháp nêu trên được áp dụng ở lớp 4A đã mang lại hiệu quả rõ rệt, số học sinh có kĩ năng mạnh 16
- dạn tự tin nhiều hơn hẳn so với lớp 4B chưa áp dụng biện pháp trên. + Nội dung khảo sát: Kĩ năng hợp tác qua việc thảo luận nhóm. Khảo sát qua quan sát học sinh thực hành thảo luận nhóm trong một số tiết Đạo đức. Thực hành thảo luận nhóm Chưa biết cách lắng Biết cách lắng nghe, Lớp TSHS nghe, chưa biết hợp hợp tác Ghi chú tác TS % TS % 4B 31 17 54,8 14 45,2 Chưa áp dụng SKKN 4A 35 30 85,7 5 14,3 Đã áp dụng SKKN Qua so sánh kĩ năng hợp tác của học sinh 2 lớp cho thấy các biện pháp nêu trên được áp dụng ở lớp 4A đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Số học sinh có kĩ năng hợp tác ở lớp 4A nhiều hơn so với lớp 4B. + Khảo sát kĩ năng tự phục vụ: Khảo sát qua quan sát học sinh trong các hoạt động hằng ngày và hoạt động trong giờ ở bán trú: Kĩ năng kĩ năng tự phục vụ Biết cách ứng xử phù Chưa biết cách Lớp TSHS hợp ứng xử phù hợp Ghi chú TS % TS % 4B 31 14 45,1 17 54,9 Chưa áp dụng SKKN 4A 35 32 91,4 3 8,6 Đã áp dụng SKKN Số lượng HS biết tự làm các công việc phục vụ bản thân ở lớp 4A nhiều hơn hẳn ở lớp 4B. 9.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chuyên môn 4+5, cha mẹ học sinh: Tổ chuyên môn 4+5 của chúng tôi gồm có 11 đồng chí, trong đó có 8 đồng chí là giáo viên văn hoá trực tiếp làm công tác chủ nhiệm, 3 đồng chí dạy các môn Tiếng Anh, Âm nhạc và Mĩ thuật (trong đó có 1 đồng chí dạy Mĩ thuật, đồng thời phụ trách công tác bán trú của lớp tôi). Trong buổi sinh hoạt chuyên môn tuần 24 vừa rồi, tôi tiến hành lấy ý kiến đánh giá của các đồng chí giáo viên trong tổ về kết quả quá trình rèn luyện của học sinh lớp tôi. Các đồng chí giáo viên lớp khác trong tổ đều cho rằng học sinh lớp tôi có sự tiến bộ rõ rệt về các mặt so với đầu năm. 17
- Cụ thể: Các em đều ngoan ngoãn hơn, biết chào hỏi lễ phép khi gặp thầy cô, biết tự giác vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ, sắp xếp đồ dùng gọn gàng ngăn nắp hơn. Mọi nề nếp được nhà trường quy định các em đều thực hiện tốt. Còn các đồng chí giáo viên chuyên ngành trực tiếp giảng dạy ở lớp tôi đều nhận xét các em tự giác hơn trong công việc, chăm học hơn. Đặc biệt là các em đều tự tin hơn, biết giúp đỡ nhau nhiều hơn. Khi được hỏi, cha mẹ các em đều cho rằng con mình biết nghe lời hơn, biết lắng nghe, chia sẻ nhiều hơn; tích cực làm việc nhà giúp cha mẹ hơn . Tôi nghĩ để đạt được những kết quả đáng mừng như vậy không chỉ nhờ vào nỗ lực của bản thân mà còn nhờ vào sự giúp đỡ rất lớn của ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể trong nhà trường, cha mẹ học sinh 10. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu TT Tên cá nhân Địa chỉ Phạm vi áp dụng 1 Lê Thị Hà Trường Tiểu học Hoàng Lâu Học sinh lớp 4A Hoàng Lâu, ngày 04 tháng 3 năm 2019 Hoàng Lâu, ngày 05 tháng 3 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Cù Thị Hạnh Lê Thị Hà 18
- TT NỘI DUNG TRANG 1 Lời giới thiệu 1 2 Tên sáng kiến 2 3 Tác giả sáng kiến - Chủ đầu tư sáng kiến 2 4 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 3 5 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 3 6 Mô tả bản chất sáng kiến 3 7 Những thông tin cần bảo mật 16 8 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 16 9 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được 16 do áp dụng sáng kiến Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng 10 thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu 18 19