Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học

docx 34 trang Đinh Thương 15/01/2025 30
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_tre_3_4_tuoi_hoc.docx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học

  1. 23 Hình ảnh trẻ chơi bán hàng ở chợ quê Hình ảnh trẻ tham quan gian hàng ngoài trời Trong khi quan sát và thảo luận ở các gian hàng trẻ có thể đến “Thư viện xanh” nơi có rất nhiều sách, truyện, những con vật ngộ nghĩnh ở đó trẻ tự thoả mãn ý thích của bản thân như đọc truyện, xem tranh, vẽ tranh, liên hệ từ những câu chuyện ra các hình ảnh con vật ngộ nghĩnh, giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về các nhân vật từ đó góp phần củng cố kiến thức về thế giới xung quanh trẻ. Trẻ dạo chơi ngoài trời và đọc truyện ở góc thư viện Trong tiết học trò chuyện khám phá 1 số luật lệ an toàn giao thông tôi cho trẻ được tìm hiểu về luật lệ an toàn giao thông qua hình ảnh trên ti vi sau đó tôi cho trẻ được thực hành trải nghiệm ở sân chơi giao thông, trẻ được đóng vai các chú cảnh sát giao thông làm hướng dẫn ở ngã tư đường phố, số trẻ còn lại thực hiện kỹ năng tham gia giao thông của người tham gia giao thông.
  2. 24 Qua góc chơi ở sân chơi giao thông trẻ nhận thấy khi đi đến ngã tư đường phố người tham gia giao thông phải tuân thủ theo sự điều khiển của chú cảnh sát đứng trên bục chỉ đường hoặc theo tín hiệu đèn xanh đèn đỏ. Đèn đỏ thì dừng lại đèn vàng thì chuẩn bị, đèn xanh được phép đi. Hình ảnh trẻ thực hành luật lệ giao thông Hình ảnh trẻ tham gia giao thông Giải pháp 7: Thông qua các ngày lễ hội. Cho trẻ tìm hiểu về ngày tết trung thu trẻ được biết vì sao có ngày tết trung thu? Ngày tết trung thu dành cho ai? Trong ngày tết trung thu các con được làm gì?
  3. 25 Trẻ biết được tự mang quà, bánh, trái cây đến được tự tay rửa các loại quả được cắm hoa và phân công nhau trang trí, bày mâm ngũ quả, làm đèn lồng, được múa hát, phá cỗ trung thu, được nghe cô kể chuyện về “Chú Cuội cung trăng” Hình ảnh trẻ bày mâm ngũ quả Hình ảnh trẻ múa hát Giải pháp 8: Thông qua các trò chơi dân gian Trò chơi: Cắp cua bỏ giỏ Như chúng ta đã biết, hoạt động khám phá là hoạt động vô cùng quan trọng, trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ phải được thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá. Xuất phát từ vai trò quan trọng của khám phá khoa học đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ của hoạt động này, việc tổ chức cho trẻ chơi và khám phá cái hay cái sáng tạo của
  4. 26 các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Chính vì vậy, chơi luôn giữ một vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ mầm non. Trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng có vai trò quan trọng đối với việc phát triển nhận thức cho trẻ mầm non, vì vậy giáo viên cần áp dụng các trò chơi dân gian có hiệu quả nhất trong các hoạt động của trẻ. Trò chơi “Cắp cua bỏ giỏ” vừa rèn luyện kỹ năng khéo léo của đôi bàn tay, vừa giúp cho cơ nhỏ phát triển . Hình ảnh trẻ chơi trò chơi “Cắp cua bỏ giỏ” Trò chơi: Ô ăn quan Ô ăn quan thú vị, dễ chơi đã từng là trò chơi hàng ngày của trẻ em Việt Nam. Chỉ với một khoảng sân nho nhỏ và những viên sỏi, gạch, đá là các em nhỏ đã có thể vui chơi. Có thể thấy dấu ấn của Ô ăn quan trong đời sống và văn học, nghệ thuật: Là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc với trẻ em Việt Nam xưa. - Là một nét đẹp trong văn hoá dân gian của đất nước ta. - Ô ăn quan còn đi vào trong văn học, nghệ thuật giúp trẻ khám phá được nét đẹp và nguồn gốc của trò chơi.
  5. 27 Hình ảnh trẻ chi trò chơi “Ô ăn quan” III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI. 1. Hiệu quả về kinh tế - Qua thực tế bản thân tôi nhận thấy kinh nghiệm trên đã giúp cho việc tổ chức hoạt động khám phá khoa học hiệu quả hơn; trẻ trở nên mạnh dạn, tự tin, năng động, sáng tạo và khả năng tìm tòi khám phá đạt kết quả tốt. Khi áp dụng các biện pháp trong sáng kiến của tôi, tôi nhận thấy các giờ học đã có những giá trị đích thực, biến những giờ tìm hiểu khám phá gò ép thành 1 tiết hoạt động thoải mái, tự tin, sôi nổi không phải là những câu hỏi đáp mà trẻ tham gia thảo luận tìm ra cái đúng nhất của tiết hoạt động. Các hoạt động trên lớp từ khi áp dụng kinh nghiệm trên đã cuốn sự gần gũi giữa cô và trẻ trở thành người bạn thân thiết dẫn đến tiết học thoải mái nhẹ nhàng mà hiệu quả lại cao. Không những thế trong các hoạt động tôi còn phối kết hợp được với phụ huynh chia sẻ những kinh nghiệm với phụ huynh giúp phụ huynh chăm sóc và giáo dục con khi ở nhà Chính vì lẽ đó lớp tôi phụ trách luôn được sự động viên của phụ huynh sẵn sàng ủng hộ và phối kết hợp với cô giáo cùng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các tiết học và tạo môi trường học tập xanh – sạch – đẹp – an toàn. Phụ huynh lớp tôi sẵn sàng ủng hộ đồ dùng, các nguyên vật liệu, đóng góp ngày công để làm 1 số đồ dùng dụng cụ những hình ảnh thực tế để trẻ được khám phá một cách tốt nhất tạo cho trẻ có những trải nghiệm hay đa dạng để hoạt động khám
  6. 28 phá không còn là tiết hoạt động trong tưởng tượng của trẻ. Ước tính giá trị thành tiền lên tới 40 – 50 triệu động. 2. Hiệu quả về mặt xã hội. a. Giá trì làm lợi cho môi trường: Góp phần vào nhiệm vụ chăm sóc giáo dục, nuôi dưỡng trẻ một cách toàn diện, giúp cải tạo được môi trường xung quanh, được ban giám hiệu đánh giá cao. Hoạt động khám phá giúp cho trẻ có cái nhìn thân thiện gần gũi với thế giới thiên nhiên và yêu thiên nhiên yêu cuộc sống, yêu con người. b. Giá trị làm lợi cho an toàn lao động: Bản thân được sự tín nhiệm của phụ huynh, được phụ huynh tin tưởng và đã nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động khám phá khoa học nó đem lại cho chúng ta về “đức - trí - thể - mĩ” tin tưởng vào đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường. c. Giá trị làm lợi khác: Giúp các con có vốn kiến thức, kỹ năng, kỹ sảo rất tốt đó là sự mạnh dạn, tự tin, tác phong nhanh nhẹn, đĩnh đạc nhận thức tốt về thế giới xung quanh, biết được thêm nhiều kiến thức bổ ích về thế giới xung quanh trẻ, nhất là sự biết ơn của phụ huynh học sinh đó là nguồn động viên tinh thần giúp tôi có động lực để cố gắng hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Từ khám phá khoa học tích cực đã lan toả ra các hoạt động khác giúp trẻ luôn say mê sáng tạo hơn. Kết quả đạt được khi sử dụng các biện pháp trên như sau: Tốt Khá Trung bình Tiêu chí Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng lượng lượng trẻ trẻ trẻ Trẻ hứng thú tham gia 28/33 85% 4/33 12% 2/33 6% tìm tòi khám phá Khả năng nhận thức 26/33 79% 6/33 18% 1/33 3%
  7. 29 Kỹ năng hoạt động, quan sát, tìm ra đặc điểm và trả 27/33 82% 4/33 12 % 2/33 6% lời các câu hỏi Khả năng phát hiện cái mới và có thái độ phù hợp 27/33 82% 4/33 12% 2/33 6% với hành động * Kết luận chung: Sau khi thực hiện “Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học” tôi đã rút ra được một số bài học sau. - Trẻ giao tiếp mạnh dạn hơn, biết thể hiện tình cảm giao lưu giữa bạn bè giữa trẻ với cô, thích tham gia hoạt động cùng bạn và biết được nhiệm vụ của mình và bạn trong khi chơi, trong khi học. Đồng thời trẻ có thái độ tự giác, hứng thú tham gia vào các hoạt động. - Cần huy động sức mạnh tổng hợp từ phụ huynh: Khi trẻ ở nhà tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh trẻ, các đồ dùng tại nhà. + Phối kết hợp với phụ huynh học sinh đóng góp nguyên vật liệu, làm đồ dùng đồ chơi, tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với vật thật để giúp trẻ học tốt hoạt động khám phá khoa học hơn nữa. - Giáo viên: Luôn lấy trẻ làm trung tâm để giáo dục và chăm sóc trẻ, cho trẻ một giờ học thoải mái, giúp trẻ thoải mái tự tin để đạt hiểu quả cao trong tiết học. + Cho trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều hơn nữa ở mọi lúc mọi nơi, trong cuộc sống hàng ngày. + Giáo viên tích cực trau dồi kinh nghiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sáng tạo, có ý thức vươn lên, tham gia các hội thi, toạ đàm, lớp học bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ để chủ động hơn trong hoạt động khám phá khoa học cho trẻ. + Lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng, biết phát huy những ưu điểm sửa chữa khuyết điểm của bản thân, tự rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động để có
  8. 30 phương hướng cho hoạt động khám phá nói chung và các hoạt động khác nói riêng được nâng cao hơn. Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi đã rất cố gắng xong về mặt nội dung cũng như hình thức trình bày không tránh khỏi những hạn chế rất mong nhận được sự đóng góp xây dựng của hội đồng khoa học các cấp để sáng kiến của tôi hoàn thiện hơn. * Khả năng áp dụng và nhân rộng: - Tiếp tục thực hiện áp dụng những biện pháp trên, phát huy những thành tích đã đạt được vào trong hoạt động thực tiễn. - Sáng kiến trên tôi đã nhân rộng áp dụng cho tổ, khối 3 tuổi và sẽ tiếp tục nhân rộng cho toàn trường và sang các trường bạn. V. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam kết sáng kiến trên là kinh nghiệm được đúc rút qua quá trình công tác của tôi, không sao chép của ai, nếu vi phạm bản quyền tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Vũ Thị Hà
  9. 31 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Trường Mầm non xã Nghĩa Minh xác nhận sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ 3 – 4 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học” của đồng chí Vũ Thị Hà – Giáo viên trường mầm non xã Nghĩa Minh có phạm vi ảnh hưởng, hiệu quả áp dụng tại trường Mầm non xã Nghĩa Minh năm học 2021 – 2022. Nghĩa Minh, ngày 29 tháng 4 năm 2022 HIỆU TRƯỞNG Trịnh Thị Minh Ngọc
  10. 32 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) . . .