Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng, quản lý nền nếp dạy học ở trường THPT

pdf 16 trang binhlieuqn2 8083
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng, quản lý nền nếp dạy học ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_quan_ly_nen.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng, quản lý nền nếp dạy học ở trường THPT

  1. Tham mưu tích cực với đảng uỷ, UBND Thị Xã, các Xã, Phường, trước hết để tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong xã hội về vị trí vai trò của giáo dục đào tạo. Sự nhận thức đó xuống tới các dòng họ, mỗi gia đình, mỗi người dân của địa phương để họ tự giác tự nguyện chăm lo việc học tập của con em mình. 3.3. Xây dựng quy chế dân chủ cơ sở: Tiếp tục phát huy tinh thần dân chủ trong tập thể trên cơ sở các điều lệ và qui định của ngành. Hàng năm, phải xây dựng qui chế dân chủ trong đơn vị và phải được thông qua tại các kỳ hội nghị CNVC. Tập trung tốt nhất vào các vấn đề về công khai chương trình, kế hoạch và các nội dung có liên quan đến cán bộ, giáo viên và học sinh; Thực hiện công khai về cơ sở vật chất, tài chính, về tuyển sinh, kết quả học tập và thi. Thông tin kịp thời những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành đối với người học và cán bộ, viên chức và phụ huynh học sinh; Tiếp tục xây dựng và phát huy việc sử dụng sổ liên lạc điện tử và vấn đề công khai các thông tin trên trang web của trường. 3.4. Chú trọng trong công tác chỉ đạo chuyên môn: Trong công tác chuyên môn, chỉ đạo mỗi cán bộ, giáo viên thực hiện đầy đủ chỉ đạo của ngành về việc đổi mới phương pháp giảng dạy, tất cả đều đăng ký thực hiện một nội dung đổi mới trong công tác quản lý, giảng dạy; nhằm đạt hiệu quả cao trong giảng dạy, giáo viên phải thực hiện đầy đủ các tiết thực hành theo đúng phân phối chương trình; bên cạnh đó để góp phần tăng cường đổi mới phương pháp dạy hoc, trường bố trí 36 phòng có ti vi màn hình rộng để giáo viên dạy các tiết có ứng dụng công nghệ thông tin, chỉ đạo sử dụng và bảo quản có hiệu quả phòng thực hành Tin học, các phòng học bộ môn, tạo không khí sinh động trong giờ học, ít gây nhàm chán cho học sinh, để nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh, tỉ lệ học khá, giỏi tăng dần, học sinh yếu, kém giảm dần, tỉ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp trung học phổ thông, đỗ vào các trường Cao đẳng, Đại học hằng năm duy trì ổn định ở mức cao so với các trường trong tỉnh. Để công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả trường chỉ đạo các tổ xây dựng kế hoạch bồi dưỡng từ lớp 10, chọn những học sinh giỏi bộ môn bồi dưỡng dần đến lúc Sở giáo dục tổ chức thi. Nhờ đó trong những năm qua số lượng học sinh đạt giải học sinh giỏi vòng tỉnh được duy trì. Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, tiết dạy tốt chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, 26/3 Bên cạnh đó, trường quan tâm công tác thanh, kiểm tra chuyên môn, đầu năm học xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ, dựa vào đó các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, dự giờ; hàng tháng đều có báo cáo thực hiện, qua đó chấn chỉnh nền nếp giảng dạy của giáo viên kịp thời, cũng như làm cơ sở để xét khen thưởng, đánh giá giáo viên cuối năm. Để động viên các nhân tố tích cực, hàng năm trường tiến hành quy hoạch dự nguồn cán bộ quản lý, học sau đại học để tạo điều kiện cho giáo viên phấn đấu bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Kết quả nền nếp dạy học của trường dần đi vào ổn định, chất lượng đội ngũ được nâng cao lên trong những năm qua. 3.5. Xây dựng nền nếp đối với học sinh: a. Chú trọng công tác giáo dục đạo đức: Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học sinh có những 9
  2. hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của cá nhân với chính mình. Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng. Chủ Tịch Hồ Chí Minh có nói: “ dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng ” Tổ chức cho học sinh thường xuyên vệ sinh trường lớp, đồng thời giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống trong nhà trường và bên ngoài xã hội, giữ gìn vệ sinh cá nhân và thể hiện các hành vi lễ phép với người lớn tuổi, thầy cô, văn minh lịch sự nơi công cộng. Tổ chức tuyên truyền phòng chống ma túy, HIV/AIDS, KHHGĐ dưới nhiều hình thức phong phú, tham gia hội thi tìm hiểu về HIV/AIDS, hội thi tìm hiểu về an toàn giao thông do Thị Đoàn Tân Châu tổ chức. Tham gia cuộc thi vẽ tranh, chụp ảnh, viết bài về hiện trạng môi trường ở địa phương. Tham gia hội thi tìm hiểu lịch sử cội nguồn dân tộc do Ban Tuyên Giáo tổ chức hàng năm. Giáo dục học sinh ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ, thông qua việc mời Đội cảnh sát giao thông huyện giáo dục về an toàn giao thông hàng năm vào tháng an toàn giao thông. Tìm hiểu những khó khăn về tâm lí mà học sinh gặp phải: Có thể qua nhiều kênh khác nhau như: quan sát trực tiếp học sinh, tìm hiểu qua các học sinh cùng lớp, tìm hiểu thông qua gia đình học sinh Tuy nhiên, cách tìm hiểu cần hết sức tế nhị, khéo léo như thông qua giáo viên bộ môn dạy lớp, ban cán sự lớp, bạn bè cùng lớp tránh gây mặc cảm cho học sinh. Tìm hiểu biện pháp hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn về tâm lí: phối hợp với gia đình, nhà trường, PHHS và cộng đồng xã hội để làm tùy theo từng trường hợp. Trong một số trường hợp, vì mặc cảm mà học sinh có thể có những phản ứng ngược lại, không hợp tác thì giáo viên cần khéo léo phân tích, thuyết phục để các em hiểu mục đích và quan trọng hơn là các em thấy được sự chân thành của giáo viên, các em thấy tin tưởng và được chia sẻ. Sự cởi mở của các em học sinh sẽ giúp quá trình hỗ trợ của giáo viên dễ dàng thành công hơn nhiều. Làm công tác tư tưởng đối với những học sinh khác trong lớp: đôi khi khó khăn về tâm lí của một học sinh đó lại là những vấn đề rất nhạy cảm đối với các em khác. Chính điều này gây nên mặc cảm đối với học sinh gặp khó khăn. Vì vậy, bên cạnh việc hỗ trợ học sinh gặp khó khăn, giáo viên cần có những tác động tâm lí tới các em học sinh khác, để các em hiều và cùng chia sẻ, thậm chí cùng hỗ trợ đối với học sinh gặp khó khăn. Việc này cũng là sự hỗ trợ tâm lí chung cho các tập thể lớp, giúp các em có sự chia sẻ, tạo sự gắn kết tập thể các em. b. Xây dựng nền nếp học tập của học sinh: Đầu năm học nhà trường xây dựng và triển khai nội quy học sinh cho tất cả học sinh toàn trường, cho học sinh thực hiện bản cảm kết thực hiện hiện tốt những nội quy, quy định của ngành và của trường. Tổ chức phụ đạo học sinh yếu trái buổi. Chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm phân công những học sinh khá, giỏi giúp đỡ những học sinh yếu, kém bổ sung kiến thức đã hỏng ở các lớp dưới nhằm giúp các em học sinh tiến bộ trong học tập. Riêng đối với GVBM thường xuyên cung cấp những bài tập phù hợp học sinh yếu, nhằm khuyến khích các em học tập. Đối với học sinh khá giỏi, trường tổ chức bồi dưỡng để tạo điều kiện cho học sinh có đủ kiến thức tuyển sinh vào các trường Cao đẳng, Đại học; tất cả học sinh đều được tự nguyện đăng ký học thêm tại trường, đồng thời trường xét miễn giảm đối với tất cả học 10
  3. sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhằm tạo điều kiện cho mọi học sinh đều được có cơ hội luyện tập thêm ở các môn học. Thành lập tổ tư vấn, mục đích tư vấn giúp đỡ các em về mặt tâm lý khi gặp khó khăn trong cuộc sống cũng như trong học tập để các em có đủ niềm tin và nghị lực để vượt qua, góp phần vận động học sinh có nguy cơ bỏ học kịp thời, bên cạnh đó tư vấn học sinh chọn nghề phù hợp trong công tác tuyển sinh. Tổ chức báo cáo các chuyên đề đã được tập huấn, trãi nghiệm như : Giáo dục kỉ luật tích cực ; GVCN với công tác tư vấn tâm lí học sinh THPT, do Bộ GD-ĐT tổ chức. Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có thói quen đến thư viện tham khảo, tra cứu tài liệu học tập, trường bố trí phòng đọc mạng để giúp cho học sinh cập nhật thông tin, sưu tầm tài liệu học tập, truy cập các kiến thức mới liên quan đến thực tiễn đời sống xã hội c. Công tác sinh hoạt ngoại khóa Tổ chức khám sức khỏe cho học sinh lớp 10 vào đầu mỗi năm học, vận động những học sinh tham gia Bảo hiểm y tế, còn những trường hợp quá khó khăn trường vận động mạnh thường quân mua tặng Bảo hiểm y tế cho các em, nhờ đó trong những năm qua nhà trường đều tham gia BHYT học sinh đạt và vượt chỉ tiêu đề ra được BHXH Thị Xã và Tỉnh khen thưởng. Hàng năm trường đều tổ chức Hội khỏe Phù Đổng các môn Thể dục thể thao, viết tập san chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, các phong trào kỷ niệm ngày thành lập Đoàn 26/3, tổ chức hoạt động tháng bộ môn ở các buổi sinh hoạt dưới cờ, thành lập và đưa vào hoạt động câu lạc bộ Tiếng Anh, Văn học, tổ chức các buổi ngoại khóa trong nhà trường nhằm mục đích tạo sân chơi trí tuệ, lành mạnh cho học sinh. 3.6. Đẩy mạnh hoạt động của tổ chủ nhiệm: Giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất to lớn trong công tác giáo dục nền nếp cho học sinh, vì giáo viên chủ nhiệm là người quản lý toàn diện học sinh của lớp được phụ trách, là cầu nối giữa Ban giám hiệu với các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể lớp, là người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, đồng thời là người đứng ra phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường. Thực hiện tốt quy tắc ứng xử: - Với học sinh: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học. - Với phụ huynh học sinh: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi. Xuất phát từ thực trạng công tác chủ nhiệm của trường, việc đưa ra các biện pháp giúp giáo viên chủ nhiệm định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay. Nhà trường theo dõi sĩ số học sinh hàng ngày theo báo cáo của tổ văn phòng, giáo viên chủ nhiệm thường xuyên theo dõi học sinh vắng trong ngày, trường hợp học sinh vắng không phép giáo viên chủ nhiệm phải liên hệ ngay với gia đình học sinh để biết lý do, nếu học sinh có biểu hiện bỏ học, giáo viên chủ nhiệm phối hợp ban đại diện học 11
  4. sinh của lớp để kịp thời phối hợp vận động, gặp gỡ gia đình học sinh trao đổi tạo điều kiện để học sinh có niềm tin và gia đình cùng giúp đỡ để học sinh không bỏ học. Giáo viên chủ nhiệm phải có nhiệm vụ điều tra cơ bản toàn bộ học sinh nắm vững hoàn cảnh các em, phản ánh với Ban giám hiệu, các đoàn thể như Công đoàn, Đoàn thanh niên để có biện pháp phối hợp quản lý tốt sỉ số học sinh. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch chủ nhiệm, cải tiến nội dung sinh hoạt lớp. Trong sinh hoạt phải chú ý biểu dương gương tốt, những học sinh tiến bộ, quan tâm đến học sinh yếu kém, để phối hợp với giáo viên bộ môn, phân công học sinh giỏi, học sinh khá giúp đỡ để các em phấn đấu vươn lên. Mỗi tuần tổ chức họp tổ chủ nhiệm một lần, thông qua họp lãnh đạo nhà trường đánh giá những mặt ưu, tồn tại trong quản lý giáo dục học sinh; đồng thời nghe phản ánh của chủ nhiệm về tình hình học tập của học sinh ở các lớp, nếu có khó khăn ban giám hiệu kết hợp với giáo viên chủ nhiệm tìm biện pháp khắc phục, nhằm duy trì nền nếp học tập của lớp, góp phần duy trì nền nếp dạy học của nhà trường. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thường xuyên giữ mối quan hệ với những phụ huynh có học sinh yếu, kém để có sự phối hợp tốt trong công tác giáo dục học tập ở trường cũng như ở nhà; phối hợp với Phụ huynh học sinh trong việc giáo dục đạo đức học sinh, đặc biệt là những học sinh có biểu hiện không tốt về đạo đức như thường xuyên vi phạm nội quy, tụ tập hàng quán bên ngoài, chơi game , ). Thực hiện tốt quy tắc ứng xử: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học. Tổ chức thi bình bầu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường theo hướng dẫn của ngành. 3.7. Thực hiện việc thi đua, khen thưởng: Nhà trường đã làm tốt công tác thi đua khen thưởng. Động viên, khuyến khích khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể tiêu biểu trong việc thực hiện nền nếp dạy học, những giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp trường, giáo viên có học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi (thi định kỳ, thi học sinh giỏi cấp Tỉnh), trong việc đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng, bảo quản tốt đồ dùng dạy học, tự làm đồ dùng dạy học, các phong trào khác trong nhà trường, công tác này thường được gắn liền với sơ kết, tổng kết, qua các đợt phát động thi đua đảm bảo khen đúng người, đúng việc; nhằm tạo động cơ phấn đấu trong mỗi cán bộ giáo viên, tạo không khí thi đua lành mạnh, tích cực. V. Hiệu quả đạt được: Các biện pháp đã làm nhằm duy trì ổn định nền nếp dạy học đã thực hiện giúp bản thân, tập thể trường có được kinh nghiệm trong việc quản lý nhà trường; đó là tập thể nhà trường phải được quán triệt các văn bản chỉ đạo một cách sâu sắc, nội bộ phải đoàn kết một lòng cùng chăm lo chất lượng dạy học, giáo dục đạo đức học sinh, quan tâm học sinh yếu, kém, học sinh có hoàn cảnh khó khăn; trong quá trình chỉ đạo thực hiện các biện pháp phải được cụ thể đến từng tổ chức, từng cán bộ, giáo viên; có sự liên kết giữa các biện pháp với nhau, hỗ trợ cho nhau thì hiệu quả mới thành công được. Về phía học sinh có chiều hướng phát triển tốt về mặt tình cảm đạo đức, các em rèn luyện được kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức đúng sai, tự hiểu và vận dụng được một số kiến thức pháp luật trong cuộc sống hàng ngày, không có học sinh vi phạm nghiêm trọng về đạo đức . Đa số học sinh có đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô, 12
  5. nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt và sống đẹp. Về phía giáo viên luôn trao dồi đạo đức Cách mạng, đạo đức nhà giáo, tự học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Với những giải pháp đã thực hiện trong thời gian qua, nền nếp dạy học của trường đã ổn định dần, trường có kết quả khả quan, cụ thể: đã thực sự hạn chế được tình trạng học sinh bỏ học, chất lượng học sinh ngày càng tăng cao theo từng năm học, tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học, cao đẳng trong những năm qua được duy trì ổn định ở mức khá cao, hiệu quả đào tạo tăng lên rõ nét. Cụ thể như sau: 1. Chất lượng giáo dục học sinh đạt kết quả khá cao và duy trì ổn định: Năm học 2016-2017: Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu-kém Hạnh kiểm 99,04 0,66 0,29 0,00 Học lực 40,12 54,35 5,53 0,00 Năm học 2017-2018: Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu-kém Hạnh kiểm 98,04 1,32 0,28 0,00 Học lực 39,6 52,4 8,0 0,00 Năm học 2018-2019: Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu-kém Hạnh kiểm 98,84 1,16 0,00 0,00 Học lực 38,23 54,69 7,07 0,00 2. Học sinh vi phạm nội quy nhà trường giảm nhiều so với 2 năm học chưa áp dụng sáng kiến ( như nền nếp học tập, gây gỗ ) đưa ra Hội đồng kỷ luật: Số HS khiển trách trước HDDKL nhà Số HS Cảnh cáo trước toàn Năm học trường trường 2016 2017 0 0 2017-2018 0 0 2018-2019 0 0 3. Sơ lược thành tích của đơn vị Kết quả đạt được Nội dung thực hiện 2016-2017 2017-2018 2018-2019 Tổng Số Học Sinh 1356 1437 1479 Tỉ Lệ HS bỏ học (%) 0.00 0.00 0.00 Tỉ lệ HS lưu ban (%) 0 0 0 Tỉ lệ HS lên lớp (%) 100 100 100 13
  6. Hạnh kiểm tốt (%) 99,04 98.04 98.84 HSG cấp Tỉnh 14 15 14 Kết quả tốt nghiệp 100 100 100 THPT (%) SKKN Trường 89 60 67 SKKN cấp Sở 5 16 15 GV dạy giỏi cơ sở, 50 51 55 CSTĐ cơ sở 13 13 14 GV dạy giỏi, CSTĐ Tỉnh 01 01 01 Xếp lọai Công Đòan VM VM VM Xếp lọai Đảng Bộ TSVM HTXS HTXS Khen thưởng của đơn Không ( do có GV vi Không ( do có GV vi phạm TTLĐXS vị phạm KHHGĐ) KHHGĐ) VI. Mức độ ảnh hưởng: Một số giải pháp xây dựng nền nếp dạy- học ở trường THPT Tân Châu có hiệu quả trong điều kiện: Trường có một số học sinh chưa ý thức được việc học tập để nâng cao trình độ dân trí, là động lực phát triển kinh tế gia đình, góp phần vào sự phát triển chung của xã hội, nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, kinh tế xã hội còn thấp, môi trường giáo dục, hàng quán tràn lan tạo điều kiện cho học sinh tụ tập không lành mạnh, sự phát triển của mạng thông tin có mặt trái tiêu cực, học sinh chưa nhận thức được cái nào tốt, cái nào xấu, nên dễ chịu ảnh hưởng của các thông tin xấu, nhưng đa số học sinh có đạo đức tốt, biết vâng lời thầy cô. Sự quan tâm của các cấp Đảng, chính quyền, các đoàn thể địa phương, sự hợp tác của đa số cha mẹ học sinh với nhà trường trong giáo dục học sinh. Đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn khá vững vàng, có nhiều kiến thức hiện đại, có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, nhiệt tình trong công tác, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và quản lý học sinh, có lòng yêu nghề. Cơ sở vật chất phải được đầu tư xây dựng khang trang, cảnh quan sư phạm xanh- sạch- đẹp để thu hút học sinh đến trường. Các biện pháp tổ chức dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao qua từng năm học. Thời gian thực hiện: Năm học: 2016-2017 đến các năm học tiếp theo. VII. Kết luận: Trong việc xây dựng nền nếp dạy học, Hiệu trưởng cần phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc về chức năng, nhiệm vụ, tầm quan trọng của việc xây dựng nền nếp dạy học; phải là tấm gương sáng, mẫu mực về việc thực hiện mọi nội quy, quy chế, nội dung nền nếp dạy học cho tập thể sư phạm noi theo; phải xây dựng kế hoạch chỉ đạo xây dựng nền nếp dạy học, biến kế hoạch của Hiệu trưởng thành kế hoạch cụ thể của từng tập thể, cá nhân trong nhà trường; là một người có năng lực thật sự trong công tác chuyên môn và quản lý, có tư duy khoa học để chỉ đạo tập thể nhà trường thực hiện tốt kỷ cương, nền nếp, tạo điều kiện để mọi người làm việc có hiệu quả, có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Đối với công tác chỉ đạo các mặt hoạt động trong nhà trường, phải quan tâm xây dựng bầu không khí dân chủ, thân thiện để tạo sự đồng thuận trong đội ngũ; đồng thời phải biết kích thích lòng tự trọng nghề nghiệp, lòng yêu nghề đối với giáo viên, để tất cả phải toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giáo dục của đơn vị, từ đó góp phần xây dựng nền nếp dạy- học. 14
  7. Trong giáo dục học sinh Hiệu trưởng phải có “Tâm ” của người thầy, người quản lý để tạo điều kiện cho mọi học sinh được học tập tốt nhất, tạo sân chơi kích thích học sinh đến trường không chỉ để học mà còn để vui chơi, rèn luyện nhân cách con người, rèn luyện các kỷ năng sống để học sinh có thể hòa nhập với mọi môi trường sống trong xã hội. Trong công tác tham mưu xã hội hóa giáo dục, Hiệu trưởng phải giữ mối quan hệ tốt với các tổ chức xã hội bên ngoài nhà trường, với các cấp ủy ở địa phương, với các mạnh thường quân và phụ huynh học sinh để huy động được nguồn lực hỗ trợ cho các hoạt động trong trường, từ đó góp phần duy trì ổn định nền nếp dạy- học Trong thời gian tới tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh của trường cần tiếp tục cố gắng phấn đấu để thực hiện tốt hơn các giải pháp đã làm, duy trì ổn định nền nếp dạy học, để giữ vững và củng cố vững chắc các tiêu chí đã đạt được của trường chuẩn quốc gia, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” của Nghị quyết 29- NQ/TW khóa XI của Đảng đã đề ra cho ngành giáo dục. Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến Người viết sáng kiến Nguyễn Thành An 15
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. 2. Các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo Dục và Đào Tạo An Giang. 3. Báo cáo tổng kết các năm học 2014-2015; 2015-2016; 2016-2017; 2017-2018; 2018-2019 của trường THPT Tân Châu. 16