Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm Lớp 4

doc 18 trang Hoàng Trang 13/05/2023 6655
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_trong_cong_tac_chu_nh.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp trong công tác chủ nhiệm Lớp 4

  1. Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4 Vì vậy trong lớp học tôi chủ nhiệm, các em đều xưng hô rất thân tình làm cho lớp học luôn có cảm giác đầm ấm. Đó cũng là cách để giáo dục kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng xử có văn hóa cho học sinh 2.3- Sắp xếp chỗ ngồi học sinh Việc sắp xếp chỗ ngồi của học sinh cũng vô cùng quan trọng, giáo viên - Sắp xếp chỗ ngồi học sinh hợp lí sao cho học sinh khá giỏi và mạnh dạn hơn có thể kèm cặp học sinh yếu hơn và nhút nhát hơn để các em có cơ hội cùng tiến bộ. - Các em có cơ thể thấp bé, hoặc tiếp thu bài chậm hơn, học sinh cá biệt, nghịch ngộ, thường không tập trung vào bài học, hay làm việc riêng tôi xếp lên ngồi những bàn trước để các em dễ dàng tiếp thu bài học và các em ít có cơ hội làm việc riêng . - Tôi cũng thường xuyên cho học sinh luân phiên thay đổi chổ ngồi sau mỗi tháng để tạo cho các em phấn khởi, tự tin vì có chỗ ngồi mới, được ngồi học, thảo luận và hợp tác với những bạn mới. Đó cũng là tạo điều kiện cho các em giữ gìn đôi mắt của mình, các em không phải nhìn về một phía quá lâu. * Bên cạnh đó, tôi cũng hay trò chuyện với một số em có tính rụt rè, nhút nhát và khuyến khích động viên các em tham gia vào các hoạt động của lớp, của trường. Trong những buổi học, tôi thường xuyên gọi các em tham gia xây dựng bài hay nhờ các em giúp đỡ một số công việc nhỏ như sắp xếp lại đồ dùng trong tủ, sửa lại khăn trải bàn . Bằng viêc làm ấy, tôi đã làm cho các em gần gũi mình hơn và các em cũng không còn cảm thấy e ngại khi tiếp xúc với cô giáo nữa. Như vậy , bằng những việc làm này, tôi đã tạo cho lớp học mình một bầu không khí học tập thân thiện. Ở đó, các em được đón nhận những tình cảm của bạn bè, cô giáo; được trải nghiệm vào những tình huống khác nhau trong học tập giúp các em chủ động và tự tin hơn trong cuộc sống. Giải pháp 3: Thực hiện có hiệu quả tiết Giáo dục tập thể * Trong giờ sinh hoạt Chủ nhiệm, tôi cho học sinh tự nhận xét ưu, khuyết điểm bằng nhiều hình thức khác nhau như: HĐTQ nhận xét, cá nhân tự nhận xét. Bên cạnh đó, tôi cũng tạo điều kiện cho học sinh bày tỏ những suy nghĩ của mình qua một tuần học Qua đó, nắm được tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh mà có những biện pháp giáo dục phù hợp. * Đa dạng hóa về nội dung và hình thức tổ chức: - Yêu cầu tất cả học sinh tham gia dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, cố vấn của cô giáo. - Tạo môi trường chung để học sinh cùng trải nghiệm, tôi khuyến khích động viên các em tăng cường giao lưu với nhau. Tạo bầu không khí học tập, tin tưởng, thân thiện, cởi mở, sẵn sàng lắng nghe ý kiến của nhau. - Luôn hướng cho các em tham gia vào tiết SHTT từ những vai trò và nhiệm vụ khác nhau. - Tăng cường nội dung sinh hoạt có liên quan đến công việc chung của lớp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của các em. Cũng trong tiết SHTT, tôi đưa ra những yêu cầu, nội dung về rèn luyện đạo đức, học tập rồi tổ chức cho học sinh thảo luận lập kế hoạch hành động cụ thể. Giáo viên nhận Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2 8
  2. Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4 xét và chọn những hành động thiết thực để các em thực hiện. Sau mỗi tuần, hoặc thời gian quy định, giáo viên cho học sinh tự nhận định, đánh giá lại những việc đã làm được và chưa làm được so với kế hoạch. Từ đó rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. Ngoài ra trong tiết SHTT tôi còn lồng vào hoạt động thiết thực mà các em rất thích, đó là tổ chức sinh nhật cho các em có cùng tháng sinh vào một ngày. Ví dụ 1: Hoạt động tập thể I.Mục tiêu : - HS nắm được ưu khuyết điểm trong tuần 12 - Có kế hoạch cho tuần 13 - Rèn kỹ năng nói, lắng nghe, nhận xét, chia sẽ ý kiến. - Có ý thức xây dựng nề nếp lớp II: Chuẩn bị: - Phương hướng tuần 13 - Nội dung sinh nhật III Các HĐ dạy và học T.G HĐ GIÁO VIÊN HĐ HỌC SINH 2’ 1 Ổn định : - Ban văn nghệ điều hành lớp hát một bài 10’ 2:Nhận xét : Hoạt động tuần qua -CTHĐTQ nhận xét -Báo cáo tình hình chung của lóp trong tuần qua - Các trưởng ban báo cáo hoạt động của các nhóm và các cá nhân - Các tổ trưởng và cá nhân khác bổ sung ý kiến -Tuyên dương, khen thưởng cá nhân, tổ có thành tích xuất sắc hoặc có tiến bộ GV nhận xét chung 10’ 3 Kế hoạch tuần:13 - Truy bài đầu giờ - Giúp các bạn còn chậm tiến. -Lắng nghe bổ sung ý kiến -Chăm sóc bồn hoa cây cảnh và góc thiên nhiên của lớp - Học bài và làm bài tốt trước khi đến lớp -Xây dựng nền nếp lớp học thân thiện, học sinh tích cực Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2 9
  3. Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4 -Tham gia các hoạt động tập thể. - Chơi các trò chơi dân gian như nhảy sạp, rồng rắn lên mây, ô ăn quan -Trực nhật :Tổ 1 16’ 4 Tổ chức sinh nhật cho học sinh có ngày sinh nhật trong tháng 11 - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh - học sinh trang trí không gian sinh nhật cho các bạn - CTHĐTQ tuyên bố lí do - Trưởng ban quyền lợi học sinh điều 1’ hành buổi sinh nhật - HS tham gia hát, chúc mừng, tặng - Các cá nhân nói lời chúc mừng, hát chúc quà mừng sinh nhật - Các bạn tặng quà chúc mừng sinh nhật Giáo viên tặng quà, phát biểu, chúc mừng - Cả lớp liên hoan mừng sinh nhật bạn. C. Dặn dò - GV nhận xét, tuyên dương Ngoài ra, trong tôi còn tổ chức cho các em đọc sách báo ở thư viện xanh của trường, tổ chức và hướng dẫn cho các em chơi các trò chơi dân gian, tổ chức sinh nhật cho các em ngay tại lớp, giáo viên và học sinh cùng hát, chúc mừng sinh nhật, tặng quà và liên hoan tại lớp, hướng dẫn học sinh thực hiện có hiệu quả hộp thư vui, chăm sóc bồn hoa cây cảnh của lớp được phân công. Nhằm tạo cho các em tâm thế thoải mái, thực sự mỗi ngày đến trường là một ngày vui, các em mạnh dạn, tự hào và cũng cảm thấy hạnh phúc bên tập thể lớp, qua đó giáo dục kỹ năng sống cho các em. Ví dụ 2: Hoạt động tập thể I.Mục tiêu : - HS nắm được ưu khuyết diểm trong tuần 15 - Có kế hoạch cho tuần 16 - Rèn kỹ năng đọc, nhận xét, thảo luận, chia sẻ. - Có ý thức xây dựng nề nếp lớp II: Chuẩn bị: Phương hướng tuần 16 III Các HĐ dạy và học tg HĐ GIÁO VIÊN HĐ HỌC SINH Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2 10
  4. Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4 4’ 1 khởi động : -Ban văn nghệ điều hành lớp chơi 1 trò chơi 10’ 2:Nhận xét : Hoạt động tuần qua -CTHĐTQ nhận xét -Báo cáo tình hình chung của lóp trong tuần qua - Các Trưởng ban báo cáo -Các thành viên khác bổ sung -Tuyên dương cá nhân tổ có thành tích xuất sắc hoặc có tiến bộ GV nhận xét chung 7’ 3 Kế hoạch tuần:16 - Truy bài đầu giờ - Giúp các bạn còn chậm -Lắng nghe ý kiến bổ sung -Chăm sóc bồn hoa cây cảnh. - Học bài và làm bài tốt trước khi đến lớp -Xây dưng nền nếp lớp học thân thiện -Tham gia các hoạt động tập thể: múa hát sân trường, thể dục đầu giờ, chơi các trò chơi dân gian. -Trực nhật :Tổ 3 15’ 4 Tổ chức đọc sách ở thư viện xanh -Giáo viên chia HS làm 6 nhóm - Phân công nhóm trưởng. - Giao nhiệm vụ cho từng nhóm - GV hướng dẫn HS ra ở thư viện xanh, ngồi theo nhóm. -Yêu cầu nhóm trưởng quản lí các nhóm. - Trưởng ban thư viện phát sách, truyện cho các bạn đọc -Yêu cầu HS nghiêm túc đọc sách,không ồn ào làm ảnh hưởng đến các nhóm khác. - HS tham gia đọc sách. - Học sinh thảo luận, chia sẻ về nội C. Dặn dò dung, ý nghĩa của truyện vừa đọc 1’ - GV nhận xét, tuyên dương Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2 11
  5. Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4 Giờ đọc sách của học sinh lớp 4A tại thư viện xanh của trường Giải pháp 4: Xây dựng môi trường học tập thân thiện Môi trường học tập thân thiện là tạo môi trường học tập an toàn, gần gủi với học sinh, làm cho học sinh thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” 4.1 Tạo cảnh quan lớp xanh-sạch-đẹp: Lớp học thân thiện là lớp học luôn luôn sạch sẽ,ngăn nắp, có cây xanh và trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao. Do vậy, tôi hướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau: - Luôn luôn nhắc nhở học sinh giữ gìn tài sản chung của trường, lớp từ chỗ ngồi, cửa sổ lớp học, - Luôn nhắc nhở học sinh nhẹ nhàng bằng cách dán dòng chữ ở phần thân của sọt rác “ cho tôi xin rác”, “ tắt quạt, tắt điện bạn nhé” .từ những việc làm nhẹ nhàng đó các em có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp, biết tiết kiệm điện. - Lớp học luôn có đủ ánh sáng, quạt mát, có lọ hoa, góc thiên nhiên. Tôi yêu cầu các em thường xuyên chăm sóc, tưới nước cho cây thường xuyên vào cuối mỗi buổi học để các em thân thiện, gần gủi hơn với thiên nhiên. - Góc học tập của lớp: lưu các bài văn hay, chữ viết đẹp, những bài toán hay, những sản phẩm đẹp của các em Nhằm kích thích các em tích cực học tập đạt kết quả cao, giúp các em cố gắng viết chữ đẹp hơn, làm văn hay hơn, yêu thích các môn học hơn. - Góc truyền thống - Diễn Yên mến yêu: các em sưu tầm tranh ảnh, những tác phẩm về các danh nhân, về cảnh đẹp, di tích lịch sử giúp các em hiểu thêm về con người, về quê hương mình. - Nhịp cầu bè bạn: Tôi hướng dẫn các em cách viết thư, viết tin nhắn gửi vào hộp thư cho bạn dưới nhiều nội dung và hình thức khác nhau. Các em biết chúc mừng bạn khi được nhiều lời khen, biết động viên bạn khi bạn buồn, vui cùng bạn khi sinh nhật tới. Từ đó mối quan hệ bạn bè của các em ngày càng gần gủi hơn. Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2 12
  6. Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4 4.2 Xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiện Để học sinh có mối quan hệ thân thiện với bạn bè trong lớp nhiệm vụ của giáo viên là vô cùng quan trọng.Tôi đã thường hướng dẫn học sinh như sau: - Sử dụng lời nói với bạn thể hiện tôn trọng, tế nhị, lịch sự trong giao tiếp. - Trong từng tiết dạy, tôi cố gắng uốn nắn, sữa chữa lời nói cho học sinh Ví dụ: Trong tiết kể chuyện, khi trao đổi nội dung với vạn kể, tôi thường hướng dẫn các em sử dụng các từ xưng hô bằng bạn, bằng mình.” Xin mời bạn”, “Bạn hãy cho mình biết”, “cảm ơn bạn”, Hay trong tiết Sinh hoạt tập thể, tôi hướng các em nhận xét bạn bằng từ ngữ tế nhị, lịch sự Ví dụ: “Bạn chưa mang khăn quàng, bạn cố gắng mang thường xuyên để lớp không bị trừ điểm” - Sử dụng thường xuyên, hàng ngày “đôi bạn cùng tiến”, “nhóm ngẫu nhiên”, “nhóm năng khiếu”, “nhóm cùng sở thích” Thông qua các đội, nhóm, các em có trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Từ đó, các em trở nên thân thiết, gắn bó với nhau hơn, hạn chế được sự gây gỗ, cãi nhau trong lớp. - Khuyến khích các em tự viết ra những điều mình chưa đồng ý về việc làm, các ứng xử của HĐTQ hoặc của bạn nào đó chứ không nói xấu bạn, không xa lánh bạn. - Khi có chuyện xích mích giữa học sinh, tôi kịp thời can thiệp, không để mâu thuẫn kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến tình bạn. Tôi gặp gỡ, trao đổi riêng với từng học sinh để có cách giải quyết hợp lí. 4.3 Xây dựng mối quan hệ thầy- trò Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học được coi là người mẹ thứ 2 của các em, là người bạn thân tình để các em có thể gửi gắm những tâm sự, những tình cảm, những suy nghĩ của bản thân. - Tôi thường thực hiện các buổi trao đổi về tình bạn, về học tập, về các phong trào thể dục thể thao, các trò chơi dân gian, lồng ghép các tiết sinh hoạt,HĐNGLL, nhằm khuyến khích các em tham gia nhiệt tình, các em gần gủi nhau hơn, gần gủi với cô giáo hơn. Khi giao tiếp với các em, tôi động viên các em nói chuyện cởi mở, tự nhiên, chân thành. với cách làm này, tự nhiên tôi sẽ giảm được lời nói, các em sẽ làm việc được nhiều hơn. - Khi lên lớp, tôi luôn chú ý đến tác phong, lời nói, cử chỉ, điệu bộ, cách cầm sách, chữ viết, tất cả đều phải mẫu mực để học sinh noi theo. Vì nếu tôi chỉ cần cẩu thả, làm qua loa một việc nhỏ nào đó thì các em sẽ thực hiện theo tôi ngay. - Khi học sinh làm bài chưa đúng, tôi yêu cầu các em làm lại chứ không chê bai, nặng lời trách móc các em ngay. Tôi giúp đỡ, hướng dẫn cho em làm bài ngay tại lớp để em làm tôt hơn. - Khi có học sinh mắc sai lầm, tôi luôn bình tĩnh, tôn trọng học sinh, tìm hiểu thấu đáo mọi chuyện để đưa ra các biện pháp giúp đỡ các em sữa chữa. Tránh những lời nói, cử chỉ xúc phạm làm ảnh hưởng đến tâm lí của các em. Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2 13
  7. Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4 - Tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời. Cố gắng tìm ra những ưu điểm dù là nhỏ nhất của các em để khen ngợi, động viên. Nhưng bên cạnh đó tôi cũng chỉ ra những thiếu sót mà em cần khắc phục để ngày càng hoàn thiện hơn. Với những việc làm như vậy, tôi nhận thấy tình cảm của cô trò ngày càng thân thiết hơn, các em tự tin hơn, mạnh dạn hơn khi giao tiếp với cô giáo. Các em dễ dàng bày tỏ với cô giáo những tâm tư, nguyện vọng của mình. 4.4 Tổ chức sinh hoạt tập thể và vui chơi trong buổi học chính khóa Giữa 2 tiết học căng thẳng, tôi thường tổ chức cho các em múa hát tập thể, biểu diễn văn nghệ, hát dân ca, diễn hài, sinh hoạt nhóm - Vào những tiết kỷ thuật hoặc 15 phút đầu giờ tôi thường hướng dẫn các em làm bình hoa, cắt gấp hoa để trang trí góc học tập, ghi những bài học cần nhớ, sưu tầm tranh ảnh có liên quan đến các kiến thức được học. Qua đó các em được học hỏi những điều hay từ bạn mình - Tôi tập trung cả lớp lại và hướng dẫn các em chăm sóc góc thiên nhiên của lớp. Các em cùng làm, cùng giúp đỡ nhau làm việc để tạo nên một môi trường lớp học thân thiện, và thực sự xem lớp học là tổ ấm của các em. - Trong các tiết Khoa học, Đạo đức, tôi tổ chức cho các em thảo luận nhóm hay chơi các trò chơi như: làm phóng viên; sắm vai xử lí các tình huống phòng tránh bị xâm hại, từ chối các chất gây nghiện, và đóng vai xử lí các tình huống trong môn Đạo đức. Thông qua các hoạt động này, các em còn được hình thành và rèn luyện nhiều kĩ năng sống cần thiết. Căn cứ vào thông tin đã tìm hiểu đầu năm, tôi nắm được khả năng của từng em nên tôi phân công vai diễn, múa hát hoặc giao việc phù hợp với từng em, khuyến khích động viên các em tự tin bộc lộ năng khiếu của mình. Nhờ vậy, các tiết học chính khóa trở nên sôi nổi, các em rất hào hứng tham gia. Thông qua các hoạt động vui chơi, các em được trải nghiệm như trong cuộc sống thực, điều đó sẽ giúp các em lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, nhưng lại hiệu quả. 4.5 Kết hợp với đội Tổ chức các họat động sinh hoạt tập thể và vui chơi thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp - Tổ chức cho học sinh ôn luyện kiến thức bằng các trò chơi như: Thi kể chuyện dưới cờ theo tấm gương đạo đức của Bác Rung chuông vàng, Hái hoa dân chủ, Thi tìm hiểu về An toàn giao thông, hội giao lưu em yêu tiếng việt, Hướng dẫn các em kĩ năng tham gia giao thông an toàn. - Tổ chức các em thi tìm hiểu về an toàn giao thông Nội dung thi được soạn bằng chương trình powerPoint nên gây được sự thích thú, hào hứng cho học sinh mỗi lần tham gia. Bên cạnh được tìm hiểu về kiến thức liên quan đến nội dung các cuộc thi các em còn có cơ hội thể hiện năng khiếu bằng các màn chào hỏi và phần thi năng khiếu - Tổ chức các buổi họp lớp, làm đồ dùng học tập và làm báo tường,thi văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo việt nam 20/11 bằng các tiết mục múa hát phù hợp, hấp dẫn. Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2 14 Hội thi An toàn giao thông
  8. Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4 - Vẽ tranh chào mừng các ngày lễ lớn Ngoài ra, các em còn được tập những bài hát múa tập thể về thầy cô, bạn bè, mái trường, chú bộ đội, biển đảo quê hương nhằm bồi dưỡng cho các em tình yêu thương và tự hào về con người và quê hương mình Học sinh lớp 4A biểu diễn văn nghệ, chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể và các trò chơi cho cả lớp nên các em trở nên rất tự tin, rất năng động sáng tạo. Và điều quan trọng là tôi đã thực sự xây dựng được một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. Sĩ số của lớp tôi luôn đảm bảo, chất lượng học tập của học sinh ngày càng nâng cao. Giải pháp 5: Kết hợp gia đình, nhà trường, xã hội Việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho trẻ là một quá trình lâu dài và liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan đến nhiều mối quan hệ phức tạp. Vì thế luôn luôn đòi hỏi phải có sự phối hợp giáo dục giữa các tổ chức và toàn thể xã hội. Đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa GVCN và phụ huynh học sinh. - Thường xuyên liên lạc với phụ huynh bằng nhiều hình thức khác nhau như: gặp trực tiếp, trao đổi qua điện thoại, qua sổ liên lạc để kịp thời nắm bắt tình hình học sinh, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi thông tư 30/2014/TT- BGDĐT quy định về đánh giá học sinh tiểu học đang được triển khai mạnh mẽ, việc đánh giá thường xuyên học sinh càng cần có sự phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm. - Vận động các bậc phụ huynh tham gia vào các buổi họp phụ huynh của trường , lớp đầy đủ để hiểu được kế hoạch hoạt động của nhà trường cũng như kịp thời nắm bắt kết quả học tập, giáo dục của con em mình ở trường mà có sự kết hợp giáo dục. Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2 15 Học sinh đi dự đại hội cháu ngoan Bác Hồ, báo cáo thành tích với Bác
  9. Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4 - Trong những cuộc họp phụ huynh, tôi luôn luôn chuẩn bị nội dung cuộc họp thật chu đáo. Vì đến họp, ai cũng muốn biết chi tiết về con mình nên giáo viên phải nắm chắc đặc điểm của từng em để báo cáo một cách đầy đủ và chính xác khi phụ huynh yêu cầu. - - Song đối với những học sinh học kém, chưa ngoan, còn lười học thì tôi sẽ gặp riêng phụ huynh của những em đó để trao đổi. Trong những cuộc họp phụ huynh, tôi luôn kết hợp với phụ huynh để tìm ra những biện pháp giáo dục học sinh và xây dựng tập thể lớp vững mạnh. - Hàng năm, vào những dịp đầu năm học, chúng tôi thường tổ chức tuyên truyền vận động phụ huynh và các tổ chức doanh nghiệp, đoàn thể tham gia vào việc xây dựng cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Có thể nói phong trào này đã được các bậc phụ huynh, các nhà hảo tâm, các tổ chức doanh nghiệp hưởng ứng nhiệt tình vì thế cơ sở vật chất nhà trường đã không ngừng được cải thiện và nâng cao. - Kết hợp với phụ huynh bồi dưỡng cho các em phương pháp tự học: Hướng dẫn các em xây dựng một thời gian biểu ở nhà. Với những học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm mỗi em đều có một cuốn sổ, mỗi ngày tôi thường hướng dẫn các em ghi chép những gì cần thiết một cách khoa học, cả những kiến thức trong học tập lẫn những kiến thức cần thiết cho cuộc sống. PHẦN III. KẾT LUẬN I. Kết quả đạt được: Bằng việc vận dụng các giải pháp trên vào quá trình giáo dục cho học sinh lớp mình, tôi nhận thấy các em có những dấu hiệu tiến bộ đáng mừng, cụ thể tôi đã khảo sát học sinh với các nội dung sau: Sĩ Năng lực Phẩm chất Hoạt động học tập số Đạt Chưa Đạt yêu Chưa Điểm Điểm Điểm Dưới yêu đạt yêu cầu đạt yêu 9-10 7-8 5-6 5 33 cầu cầu cầu HS 33 em 0 em 33 em 0 em 20 em 12 em 1 em 0 em Trong các buổi học, các em hăng hái xây dựng bài, biết hợp tác, thân thiện, đoàn kết, tương thân tương ái với nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập mà cô giáo giao, mạnh dạn đóng vai xử lí tình huống, diễn kịch tạo cho lớp học có một bầu không khí học tập sôi nổi, vui vẻ, thoải mái. - Năm học 2014-1015, lớp tôi đạt giải nhì về bồn hoa đẹp do Đoàn Đội chấm; giải nhất Hội thi An toàn giao thông cấp trường; giải nhì hội thi An toàn giao thông cấp cụm. Giải nhì cấp cụm trong hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” Có 25 em đạt học sinh giỏi giải toán và tiếng anh qua mạng cấp trường, có 17 em đạt học sinh giỏi cấp huyện. - Trong cuộc thi Rung chuông vàng do Đội tổ chức, lớp tôi có em Phan Thị Thùy Dung dành giải nhất và 10 em được cấp bằng chuyên hiệu Đội viên giỏi - Năm học 2015-2016, lớp đạt giải nhất trong buổi giao lưu văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2 16
  10. Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4 - đạt giải nhì trong buổi giao lưu em yêu tiếng việt cấp trường. - Có 35 lượt học sinh tham gia thi giải toán và tiếng anh qua mạng cấp trường đạt kết quả cao. - Hội thi Hội đồng tự quản giỏi do đội tổ chức đạt giải nhất toàn trường. - Có 1 học sinh đạt giải nhất hội thi phụ trách sao tài năng cấp cụm. - Ngoài ra việc trang trí lớp học, chăm sóc bồn hoa cây cảnh do đội tổ chức cũng được đánh giá rất cao. II. Bài học kinh nghiệm: - Trước học sinh giáo viên luôn phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo nhất là từ tư duy đến hành động, từ cách ứng xử văn hóa, những chuẩn mực trong lời nói và việc làm. Đây là cách giáo dục dùng nhân cách tác động đến nhân cách. Để là người giáo viên mẫu mực cho học sinh noi theo. Phải có lí tưởng nghề nghiệp, đúng đắn, phải thực sự am hiểu, nắm bắt sâu sát, chủ trương đường lối của cấp trên trong thời kì đổi mới. - chú trọng xây dựng và bồi dưỡng Hội đồng tự quản của lớp , huấn luyện để các em trở thành những “ người lãnh đạo nhỏ” tài ba. - Giáo viên phải đẩy mạnh hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh gắn với thực tiễn - Luôn biết khích lệ, biểu dương các em kịp thời. Hãy khen những ưu điểm của các em dù là nhỏ nhất để các em thấy được giá trị của mình được nâng lên, có niềm tin và hứng thú trong học tập. - Người giáo viên nắm và am hiểu sự phát triển tâm lí của học sinh Tiểu học để có biện pháp giáo duc không phải là khuôn mẫu. - Thường xuyên liên lạc với phụ huynh để có biện pháp phối hợp giáo dục kịp thời. Động viên phụ huynh quan tâm giáo dục các em ở nhà để có sự nhịp nhàng trong giáo dục học sinh giữa gia đình và nhà trường. - Phải luôn luôn tạo được môi trường giáo dục tốt để lôi cuốn các em tham gia tích cực vào các hoạt động của lớp và trường. không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn, đây chính là yếu tố quyết định sự thành công của công tác chủ nhiệm. Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã áp dụng trong quá trình làm công tác chủ nhiệm của mình. Tuy chưa thật hoàn mỹ nhưng bước dầu đã có nhiều khởi sắc. Rất mong đồng nghiệp đọc và bổ sung góp ý để nó được hoàn thiện hơn.Tôi xin trân trọng cảm ơn! Diễn Yên, tháng 1 năm 2015 Người thực hiện GV: Nguyễn Thị Hoài Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2 17
  11. Một số kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp 4 Nguyễn Thị Hoài – giáo viên Trường Tiểu học Diễn Yên 2 18