Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi giúp học sinh tiểu học học tốt Tiếng Anh

doc 16 trang vanhoa 7301
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi giúp học sinh tiểu học học tốt Tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_tro_choi_giup_hoc_sinh_tieu_hoc.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số trò chơi giúp học sinh tiểu học học tốt Tiếng Anh

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC HỌC TỐT TIẾNG ANH Lệ Thuỷ, tháng 5 năm 2018 `
  2. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC HỌC TỐT TIẾNG ANH Họ và tên: Đoàn Thị Tuyết Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Thủy Lệ Thuỷ, tháng 5 năm 2018 `
  3. A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại hiện nay, tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chung cho toàn thế giới, được xem là ngôn ngữ quốc tế và được sử dụng rộng rãi ở rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Nó có tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ đổi mới của đất nước, trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá. Nó dần trở thành ngôn ngữ phổ biến trong nhiều lĩnh vực, trong đời sống xã hội như thương mại, giáo dục, giao tiếp và một số lĩnh vực khác. Tiếng Anh cũng được giảng dạy rộng rãi trong nhà trường, khắp mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt trong những năm gần đây, tiếng Anh được đưa vào học ở chương trình của cấp tiểu học và là một trong 3 môn học chính bao gồm Toán, tiếng Việt, tiếng Anh. Tuy là một môn học mới và lạ dễ thu hút sự chú ý của học sinh tiểu học với hình ảnh minh họa sinh động và vốn từ ngữ gần gũi với lứa tuổi học sinh, tiếng Anh vẫn là một môn học về ngôn ngữ nên không tránh khỏi việc gây nhàm chán cho học sinh khi phải lặp lại từ vựng và những mẫu câu cho thuần thục. Bên cạnh đó, tiếng Anh là một môn học khó, đòi hỏi học sinh phải có niềm đam mê và sự hứng thú thì mới có thể học tốt. Do vậy việc dạy và học tiếng Anh như thế nào để đạt được hiệu quả còn là một vấn đề đáng được quan tâm. Tôi nhận thấy rằng đổi mới trong phương pháp dạy học với việc tạo ra các trò chơi trong học tiếng Anh đã mang lại bầu không khí học tập hứng thú cho học sinh. Học ngoại ngữ đòi hỏi phải có tính hứng thú, các trò chơi ngôn ngữ giúp ta thực hiện điều này. Người dạy và người học ngoại ngữ không nên nghĩ rằng chơi các trò chơi ngôn ngữ là phí phạm thời gian học tập. Ngay cả với tiếng mẹ đẻ cũng sẽ đạt được những tiến bộ rất nhiều thông qua việc sử dụng các trò chơi ngôn ngữ. Các trò chơi ngôn ngữ giúp thay đổi không khí trong tiết học và làm cho các bài học bớt căng thẳng và dễ hiểu hơn, đôi khi giúp người học dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc. Tạo hứng thú học tập môn tiếng Anh cho học sinh, một môn học được coi là mới mẻ và khó khăn thì việc đưa ra trò chơi giao tiếp để vận dụng các từ tiếng Anh đã học vào trong trò chơi, nhằm mục đích để các em không chán nản môn học quá mới mẻ, có cảm giác học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi `
  4. trong giờ học không những giúp các em lĩnh hội được kiến thức, từ ngữ mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức hơn nữa. Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác và tích cực. Giúp học sinh rèn luyện, củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi. Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội hoạt động đa dạng hơn. Vì những lí do nêu trên, tôi xin chia sẻ những trò chơi ngôn ngữ mà mình đã áp dụng trong quá trình giảng dạy qua sáng kiến kinh nghiệm sau đây: “Một số trò chơi giúp học sinh tiểu học học tốt môn tiếng Anh”. Tôi nghĩ rằng đây là những trò chơi rất dễ áp dụng vì tính đơn giản của chúng nhưng mang lại hiệu quả cao trong các tiết học. 2. Điểm mới của đề tài Có rất nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề vận dụng trò chơi vào dạy học môn Tiếng Anh . Tuy nhiên sử dụng các giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế dạy học Tiếng Anh tại trường bản thân đang công tác thì đây là vấn đề lần đầu tiên tôi nghiên cứu. Với mục đích nhằm cải tiến các hình thức dạy học một cách hiệu quả nhất nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Anh văn. 3. Phạm vi áp dụng Sáng kiến này xuất phát từ việc học sinh chưa say mê, chưa hứng thú trong giờ học tiếng Anh. Bởi do tiếng Anh là một ngôn ngữ nước ngoài, không phải tiếng mẹ đẻ. Hơn thế, qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm cho thấy học sinh thường hay có cử chỉ sợ sệt và hành động chán học tiếng Anh. Vì vậy, tôi vận dụng một số trò chơi giúp học sinh học tốt môn tiếng Anh tại trường mà bản thân tôi đang công tác. `
  5. B. PHẦN NỘI DUNG. 1. Thực trạng: Trong quá trình giảng dạy, và thông qua khảo sát , tôi thấy đa phần học sinh chưa có hứng thú học môn tiếng Anh. Vì đặc thù của môn học ngoài việc học ở trường ra về nhà các em phải tự học mà không có sự giúp đỡ của bố mẹ. Nhiều em không quan tâm đến việc học tiếng Anh, kết quả học tập chưa cao. Vả lại, đây là môn học khó, các em chưa thật sự say mê. Các em cảm thấy rất nhàm chán khi học môn này. Trước khi đưa các trò chơi vào chương trình dạy thực nghiệm tôi tiến hành khảo sát chất lượng ban đầu của học sinh làm căn cứ đối chứng. Đây là kết quả khảo sát trước khi tôi áp dụng sáng kiến này : Lớp Tổng Điểm Điểm Điểm Điểm Thái độ số 9 -10 7- 8 5 - 6 < 5 HS SL % SL % S % S % Thích Không Lưỡng L L thích lự 5A 32 7 21,9 11 34,4 1 34,4 3 9,3 19 8 5 1 59,4% 25% 15,6% 5B 33 6 18,2 15 45,5 8 24,2 4 12,1 16 9 8 48.5% 27,3% 24,2% 5C 33 10 30,3 11 33,3 9 27,3 3 9,1 18 8 7 54,6% 24,2% 21,2% 5D 22 5 22,7 10 45,5 5 22,7 2 9,1 12 7 3 54,5% 31,9% 13,6% Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng học sinh chưa thích học chiếm tỷ lệ khá cao. Đặc biệt trong tiết học các em chưa chú ý tham gia xây dựng bài. Một số em nắm kiến thức còn mơ hồ và chưa học thuộc mẫu câu và từ mới sau mỗi cấu trúc bài. `
  6. 1.1. Thuận lợi. 1.1.1. Về phía giáo viên. Giáo viên Tiếng Anh còn rất trẻ, có điều kiện thuận lợi để dạy học. Giáo viên luôn đi đầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc trang bị cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, thường xuyên tổ chức tập huấn về đổi mới trong dạy học môn Tiếng Anh. 1.1.2. Về phía học sinh. Nhiều em năng động, mạnh dạn muốn được học hỏi, được mở rộng, đào sâu kiến thức trong bài học. Hứng thú và tích cực khi tham gia các trò chơi. Các em sẵn sàng bộc lộ bản năng tự nhiên, tinh thần hăng hái của mình trong quá trình học tập. 1.2. Khó khăn 1.2.1. Về phía giáo viên Giáo viên trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Khả năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học chưa thực sự linh hoạt. 1.2.2. Về phía học sinh. Khả năng độc lập trong học tập chưa tốt, nhiều em còn rụt rè, không tự tin và sợ mắc lỗi khi nói. Học sinh ít có cơ hội để luyện tập. Hơn nữa lại thiếu kiên trì trong rèn luyện và phát triển kỹ năng ngôn ngữ nên kết quả học tập còn bị hạn chế, dễ nản chí và bỏ cuộc. Một số học sinh chưa ý thức tốt xem nhẹ các hoạt động học tập nên không tích cực tham gia. `
  7. 1.3 Nguyên nhân Nhiều học sinh học thấy Tiếng Anh là môn học khó, học không vào nên có tâm lý sợ học môn Tiếng Anh, chỉ học đối phó ở trên lớp, về nhà không chịu học. Môn Tiếng Anh đòi hỏi người học phải chịu khó, đầu tư nhiều thời gian, phải có phương pháp. Thế nhưng học sinh hầu như chỉ tập trung vào học 1 số môn như Toán và Tiếng Việt , ít chú ý trau dồi môn Tiếng Anh . Một số giáo viên còn ít chịu khó đầu tư vào các tiết dạy, ít quan tâm tìm tòi những phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh nên chất lượng và hiệu quả dạy học của bộ môn chưa thực sự như mong muốn. Nhiều hoạt động dạy học tích cực chỉ mới được sử dụng có tính hình thức chưa được đầu tư, chuẩn bị đúng mức và triển khai đúng quy trình nên chưa đạt hiệu quả cao. Các đối tượng học sinh yếu chưa được quan tâm đúng mức để tạo điều kiện cho các em vươn lên. Tổ chuyên môn chưa tạo được 1 môi trường học ngoại ngữ, chưa tạo được 1 sân chơi để thu hút, lôi cuốn các em thích học bộ môn tiếng Anh và hiểu được tầm quan trọng của bộ môn tiếng Anh. Trước những thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân trên, là một giáo viên tiếng Anh, tôi rất băn khoăn về thực trạng việc học tiếng Anh của học sinh. Do đó, tôi quyết tâm khắc phục, tìm tòi các giải pháp dạy học phù hợp nhất để lôi cuốn học sinh ngày càng hứng thú với môn học này, để kết quả dạy học ngày một nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. 2. Các giải pháp: 2.1.Giải pháp 1. Các nguyên tắc khi thiết kế và tổ chức trò chơi 2.1.1. Thiết kế trò chơi trong giờ học tiếng Anh: Tổ chức trò chơi học tập để dạy và học tốt môn tiếng Anh nói chung và môn tiếng Anh ở bậc tiểu học nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể để đưa ra các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi đạt hiệu quả cao thì mỗi giáo viên tiếng Anh phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau: + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục. + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học. + Trò chơi phải phù hợp với tâm lý, trình độ học sinh, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và điều kiện cở sở vật chất của trường. + Hình thức trò chơi phải phong phú, đa dạng và được chuẩn bị chu đáo, kỹ càng. `
  8. + Trò chơi phải gây được hứng thú và niềm say mê học tập đối với học sinh. 2.1.2. Cấu trúc của trò chơi học tập: + Tên trò chơi. + Mục đích của trò chơi. Nêu rõ mục đích nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. +Chuẩn bị: Mô tả đồ dùng trò chơi dược sử dụng trong trò chơi học tập. + Cách chơi: Nên nêu luật chơi, chỉ rõ quy tắc của hành động chơi được quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi. + Số lượng người chơi: Cần chỉ rõ số lượng người tham gia trong mỗi trò chơi theo nhóm hoặc tập thể. 2.1.3. Cách tổ chức trò chơi: - Thời gian tiến hành trò chơi: Thường từ 5 - 7 phút. - Cách thức chơi: Đầu tiên là giới thiệu trò chơi: Nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi bằng vừa mô tả vừa thực hành và nêu rõ luật chơi. - Chơi thử nhằm hướng dẫn và nhấn mạnh luật chơi. - Tiến hành chơi: Học sinh tham gia chơi và giáo viên làm trọng tài. - Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những kiến thức được học tập qua trò chơi và những sai lầm cần phải tránh. - Kết thúc trò chơi: Thưởng phạt phân minh, đúng luật chơi sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản mà vui như vỗ tay, nhảy lò cò, hát một bài, hay chào các bạn thắng cuộc 2.2. Giải pháp 2: Vận dụng một số trò chơi được áp dụng trong dạy học tiếng Anh. Sau đây, tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy học cho học sinh tiểu học. 2.2.1.Trò chơi 1: Whisper (thì thầm) - Mục đích: Giúp học sinh luyện nói rất tốt. `
  9. - Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất cứ đồ dùng nào. - Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị một số câu cần kiểm tra; chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm gồm 5 em xếp thành một hàng dọc. Giáo viên gọi 2 em đứng đầu mỗi nhóm lên trên bảng và nói thì thầm một câu nào đó vào tai 2 bạn. Sau khi nghe rõ câu nói của giáo viên, 2 học sinh này chạy về nhóm của mình và thì thầm vào tai bạn thứ hai, bạn này sau khi nghe được câu nói của bạn thứ nhất thì lại thì thầm với bạn thứ 3. Và cứ như vậy cho đến bạn cuối hàng. Bạn cuối hàng có nhiệm vụ đọc to câu mà mình đã nghe được từ các bạn trong đội của mình. Nhóm nào đọc trước và đúng thì ghi được 1 điểm. Nhóm nào đọc trước nhưng đọc sai thì quyền trả lời dành cho đội còn lại. Trò chơi lại tiếp tục với những câu khác cho đến khi hết số câu mà giáo viên cần kiểm tra hoặc hết thời gian mà giáo viên quy định thì trò chơi dừng lại. Giáo viên tổng kết điểm và thông báo nhóm thắng cuộc. 2.2.2.Trò chơi 2: Simon says - Mục đích: Giúp học sinh thể hiện tính nhanh nhẹn và ôn tập từ vựng về khẩu lệnh rất tốt. Ví dụ: stand up, sit down, and open your book, close . (Unit 6, tiếng Anh 3) - Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất cứ đồ dùng nào. - Cách chơi: Giáo viên đứng trước lớp và đóng vai Simon. Giáo viên nói “Simon says” cùng với tên của bất kỳ một hành động nào đó thì học sinh phải diễn tả hành động theo yêu cầu của “Simon”. Ngược lại, nếu giáo viên không nói Simon says mà chỉ nêu tên các hoạt động thì học sinh không nên làm theo. Học sinh nào làm theo thì học sinh đó phạm luật và sẽ bị phạt. 2.2.3.Trò chơi 3: Word of Mouth (truyền miệng) - Mục đích: giúp học sinh ôn từ vựng hoặc mẫu câu. - Chuẩn bị: handouts - Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm đứng thành hàng và nói thầm với học sinh đứng đầu tiên tên một từ vựng hoặc một câu nhất định, học sinh đó sẽ phải nói thầm cho bạn kế tiếp và tiếp tục cho đến khi em học sinh cuối cùng trong `
  10. hàng đọc to từ vừa được truyền. Nếu em học sinh đó nói được từ đã thì thầm chính xác thì cả đội sẽ dành được 1 điểm. Kết thúc trò chơi đội nào nhiều điểm hơn thì đội đó sẽ dành chiến thắng. 2.2.4.Trò chơi 4: Electrify (truyền điện) - Mục đích: Giúp các em kiểm tra vốn từ của mình và thay đổi không khí trong học tập. - Chuẩn bị: Không cần cầu kỳ, không cần chuẩn bị đồ dùng nào cả. - Cách chơi: Cả lớp ngồi tại chỗ, giáo viên nêu luật chơi và gọi bắt đầu từ một em A xung phong đứng lên nói to một động từ bằng tiếng Anh, và chỉ nhanh vào một bạn khác bất kỳ để “Truyền điện” lúc này em B phải nói tiếp 1 động từ, nếu nói đúng thì lại chỉ nhanh vào bạn C bất kỳ để truyền điện tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai thì phải nhảy lò cò vòng quanh lớp. - Kết thúc trò chơi: Khen và thưởng một tràng pháo tay chúc mừng cho những bạn nói đúng và nhanh. 2.2.5. Trò chơi 5: Lucky number (Con số may mắn) - Mục đích: Tạo không khí hào hứng sôi nổi, tập trung cao độ trong giờ học. - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi, câu trả lời bám sát nội dung bài học. - Cách chơi: Giáo viên kẻ một bảng gồm 9 ô vuông và ghi vào đó 9 số tự nhiên bất kỳ, trong đó tương ứng với những số đó là 6 câu hỏi mà học sinh phải trả lời, còn 3 câu là 3 con số may mắn gọi là Lucky number. Mỗi con số may mắn là mỗi điểm 10 và không có câu hỏi. Giáo viên chia lớp thành 2 đội và đặt tên, mỗi đội cử ra một bạn nhóm trưởng để “oẳn tù tì” xem ai được quyền chọn trước và trong nhóm thảo luận xem quyết định chọn chọn số nào, nếu chọn trúng câu có câu hỏi thì giáo viên đọc câu hỏi và cả nhóm thảo luận tìm ra câu trả lời, trả lời đúng thì đạt 10 điểm; nếu sai đội kia được quyền trả lời. Lượt 2 đến đội kia chọn ô, nếu chọn vào ô may mắn thì không phải trả lời câu hỏi; được vỗ tay chúc mừng và đạt số điểm may mắn là 10 điểm. - Kết thúc trò chơi: Cộng điểm đội nào nhiều điểm thì đội đó là người chiến thắng. `
  11. 2.2.6. Trò chơi 6: The ball game (trò chơi bóng) - Mục đích: Giúp các em luyện tập hỏi và trả lời mẫu câu trong bài mới và tạo không khí vui nhộn trong tiết học. - Chuẩn bị: Bóng xanh, bóng đỏ, đài cassette, đĩa. - Cách chơi: Giáo viên cho học sinh nghe bài hát. Lần lượt học sinh chuyền bóng cho bạn bên cạnh. Giáo viên ấn nhạc dừng bất cứ chỗ nào. Nếu học sinh đang cầm bóng đỏ trên tay sẽ phải đặt câu hỏi, ngược lại nếu học sinh cầm bóng xanh sẽ trả lời câu hỏi dựa trên gợi ý mà giáo viên đưa ra. Ví dụ: Giáo viên đưa ra các gợi ý: Học sinh đặt câu hỏi và trả lời You / in the future / doctor What would you like to be in the future ? I’d like to be a doctor. You / doctor / because/ patients. Why would you like to be a doctor? Because I’d like to look after patients. (Unit 15 lesson 2: 1, 2, 3 tiếng Anh 5 - let’s talk.) 2.2.7.Trò chơi 7: : Hangman - Mục đích: Tạo không khí sôi nổi hào hứng và say mê học tập giúp học sinh ôn tập và kiểm tra lại vốn từ của mình. - Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất cứ đồ dùng nào. `
  12. - Cách chơi: Giáo viên gợi ý số chữ của từ cần đoán bằng số gạch ngang trên bảng Ví dụ: BIRTHDAY (có 8 chữ cái thì tương ứng với 8 gạch ngang). Yêu cầu học sinh lần lượt đoán từng chữ cái có trong từ đó. Nếu học sinh đoán sai, giáo viên gạch 1 gạch (theo thứ tự trên hình vẽ). Học sinh đoán sai 8 lần thì thua cuộc, giáo viên giải đáp từ. Giáo viên có thể chia lớp thành 2 đội và giáo viên chuẩn bị 2 nhóm từ khác nhau cho 2 đội, đội nào có nhiều đáp án hơn thì đội đó sẽ chiến thắng. - Kết thúc trò chơi: Tặng một tràng pháo tay chúc mừng đội thắng cuộc. 2.2.8. Trò chơi 8: Crossword (vượt chướng ngại vật) - Mục đích: Giúp học sinh áp dụng kiến thức đã học, thể hiện được những thử thách, tìm ra được chướng ngại vật. - Chuẩn bị: Power point, questions, pictures. - Cách chơi: Giáo viên chuẩn bị trước ô chữ. Chia lớp làm 2 đội. Lần lượt các đội chọn ô chữ, giáo viên đọc gợi ý hoặc dùng tranh ảnh. Đúng 1 từ hàng ngang được 10 điểm, hết 1 lượt lựa chọn, các đội có quyền đưa ra tín hiệu xin đoán từ hàng dọc. Nếu đúng được 10 điểm, sai bị loại khỏi trò chơi. - Kết thúc trò chơi: Cộng điểm đội nào nhiều điểm thì đội đó là người chiến thắng Ví dụ: Trò chơi ô chữ này có từ chìa khoá là “WEATHER”. W I N D Y F O R E C A S T F A L L S T O R M Y H O T W E T S P R I N G (Unit 18 lesson 2: Part 1, 2, 3 tiếng Anh 5) 2.2.9.Trò chơi 9 Remember and write (nhớ và viết) - Mục đích: Giúp các em thể hiện kỹ năng nhớ và luyện tập kỹ năng viết rất tốt. `
  13. - Chuẩn bị: Bảng nhóm, bút lông, power point. - Cách chơi: Lớp có bao nhiêu nhóm thì chia lớp bấy nhiêu nhóm, mỗi nhóm viết tên nhóm vào bảng nhóm. Giáo viên chiếu các từ trên màn hình. Mỗi nhóm nhìn nhanh, cố gắng nhớ sau đó viết lại vào bảng nhóm. Khi kết thúc, dán kết quả lên bảng đen. Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra xem các nhóm có bao nhiêu từ đúng và thông báo nhóm thắng cuộc. - Kết thúc trò chơi: Khen, vỗ tay và trao quà cho nhóm thắng cuộc. Ví dụ: Art IT Music Maths Vietnamese Science Subject English (Unit 6 lesson 1: Part 1, 2, 3 tiếng Anh 5 – Warm up) 2.2.10.Trò chơi 10: Find someone who (tìm một ai đó) - Mục đích: Giúp học sinh luyện tập mẫu câu. - Chuẩn bị: Bảng, phấn - Cách chơi: Giáo viên kẻ biểu bảng, học sinh kẻ vào vở. Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi dạng Yes/ No questions cho những từ đã có trong biểu bảng. Ví dụ: can you swim? Giáo viên làm mẫu với 1 học sinh. Hỏi 1 câu hỏi bất kỳ trong bảng. Nếu học sinh trả lời yes thì ghi tên học sinh đó vào cột “name”. Lưu ý học sinh rằng các em phải điền vào cột ‘name’ các tên khác nhau. Yêu cầu học sinh đi quanh lớp và hỏi các bạn mình. Học sinh nào điền đủ tên vào biểu bảng trước là người chiến thắng. - Kết thúc trò chơi: Khen ngợi những học sinh hoàn thành biểu bảng nhanh và chính xác. Ví dụ: Activity Name Swim Play the guitar Cook Trang Play volleyball `
  14. 3. Kết quả đạt được. Sau một thời gian dạy thực nghiệm “sử dụng các trò chơi trong dạy học tiếng Anh”, tôi thấy chất lượng và hiệu quả của giờ dạy môn tiếng Anh của mình tăng lên rõ rệt. Số lượng học sinh thích môn học này cũng tăng lên đáng kể. Học sinh được chuyển sang thực hành rất sinh động, giờ học sôi nổi, không khí học tập không còn buồn tẻ như trước kia. Học sinh hào hứng trong học tập và kiến thức được khắc sâu hơn. Kết quả khảo sát sau khi áp dụng lồng ghép các trò chơi vào tiết dạy môn tiếng Anh: Lớp Tổng Điểm Điểm Điểm Điểm Thái độ số 9 -10 7- 8 5 - 6 < 5 HS S % SL % SL % SL % Thích Không Lưỡng L thích lự 5A 32 9 28,1 15 46,9 6 18,8 2 6,2 26 4 2 81,3% 12,5% 6,2% 5B 33 8 24,2 17 51,5 6 18,2 2 6,1 27 3 3 81,8% 9,1% 9,1% 5C 33 15 45,5 10 30,3 7 21,2 1 3,0 29 3 1 87,9% 9,1% 3,0% 5D 22 7 31,8 8 36,4 6 27,3 1 4,5 19 2 1 86,4% 9,1% 4,5% Sau khi vận dụng một số trò chơi đã nêu trên vào tiết học, cuối tiết học tôi thấy rằng không những học sinh nắm được kiến thức bài học mà còn nhớ rất lâu kiến thức của bài học đó. Các em rèn được khả năng nhanh nhẹn, khéo léo và tạo cho các em mạnh dạn, tự tin hơn trước tập thể. Các em học rất hào hứng, chờ đợi những tiết học sau. Các em trở nên yêu thích, ham mê bộ môn tiếng Anh hơn. `
  15. C. PHẦN KẾT LUẬN. 1. Phần kết luận 1.1. Ý nghĩa của sáng kiến: Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tượng, tò mò, ham hiểu biết ở học sinh. Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ tạo các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn, có cơ hội tự khẳng định mình và đánh giá nhau trong học tập. Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học Tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 - 2 - 3 trò chơi trong khoảng thời gian từ 5 - 7 phút là cùng. Do vậy, người giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh. Khi tổ chức trò chơi học tập môn tiếng Anh nói chung và môn tiếng Anh ở bậc tiểu học nói riêng, chúng ta cần phải dựa vào nội dung bài học, vào điều kiện cơ sở vật chất của trường, lớp và thời gian trong từng tiết học mà lựa chọn hoặc thiết kế trò chơi phù hợp. Và điều quan trọng là để tổ chức được một số trò chơi mang lại hiệu quả cao đòi hỏi mỗi người giáo viên phải có kế hoạch, chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi trò chơi. 1.2. Kết luận. Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học . Nó còn kích thích được trí tượng, tò mò, ham hiểu biết ở học sinh. Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ tạo các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn . Có cơ hội tự khẳng định mình và đánh giá nhau trong học tập . 1.3. Kiến nghị, đề xuất: * Đối với nhà trường: Trang bị thêm một số TBDH cho môn Anh văn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học như con rối , tài liệu tiếng anh bổ trợ cho học sinh và giáo viên. `
  16. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa về các phương pháp giúp học sinh học tốt tiếng anh, tổ chức các trò chơi Tiếng Anh, mở câu lạc bộ Tiếng Anh giúp học sinh có 1 môi trường học tập ngoại ngữ tốt hơn. Từ đó các em học sinh cảm thấy yêu thích bộ môn này hơn. *Đối với Phòng GD-ĐT. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng đề nâng cao năng lực giảng dạy môn Anh văn. Trên đây là một vài kinh nghiệm mà tôi đã đúc rút được trong quá trình dạy học môn tiếng Anh, trên thực tế đã đạt được những thành công nhất định. Tôi mạnh dạn nêu ra để hội đồng khoa học xem xét, bổ sung, góp ý kiến để sáng kiến đạt hiệu quả cao hơn, để tôi có thêm những kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn tiếng Anh cho học sinh. Đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi nên không tránh khỏi những hạn chế. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học các cấp để đề tài được đưa vào thực hiện có hiệu quả cao./. Xin chân thành cảm ơn! `