Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_phat_trien_von_tu_cho_tre_24_36_thang.doc
Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Phát triển vốn từ cho trẻ 24-36 tháng
- 2.4. Biện pháp 4: Dạy trẻ nói ở mọi lúc mọi nơi. Hưởng ứng cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; dạy trẻ theo hướng lấy trẻ làm trung tâm”. Trong lớp, tôi luôn xây dựng mối quan hệ giữa trẻ với cô giáo từ đó tạo được niềm tin ở trẻ, trẻ yêu quý cô, thích nghe cô nói, nghe cô kể chuyên và mong muốn được đến lớp để từ đó cô giáo thực hiện công tác giảng dạy được tốt hơn. Để giúp cháu nói được tốt hơn tôi còn dùng các hình thức trò chuyện với trẻ trong tất cả các hoạt động từ khi đón trẻ cho đến lúc trả trẻ. Cô có thể trò chuyện với trẻ những diễn biến, những hoạt động của trẻ trong gia đình lúc trẻ ở nhà với bố mẹ ví dụ : Ở nhà con được bố mẹ cho ăn những món ăn gì? Cho đi chơi ở đâu? Ai là người tắm, giặt quần áo cho em ? Qua đó cháu sẽ biểu lộ được những trải nghiệm, những suy nghĩ của mình bằng ngôn ngữ đơn giản nói được câu nhiều từ hơn. Hình ảnh cô giáo trò chuyện với trẻ Trong giờ ăn trẻ tiếp nhận được số lượng những từ ngữ mới góp phần làm giàu vốn từ cho trẻ. VD: Cô giới thiệu món ăn; Hỏi trẻ cái bát, cái thìa dùng để làm gì, hôm nay con ăn cơm với gì hoặc tay phải con cầm gì, tay trái làm gì; cô mời cả lớp ăn cơm, trẻ mời lại
- Trong giờ ngủ cô hát những bài hát, bài thơ gần gũi với giờ ngủ của trẻ như “Giờ đi ngủ” để trẻ hiểu những quy tắc trong giờ ngủ. Giờ vệ sinh cô vừa thực hiện vừa trò chuyện với trẻ. VD: Vì sao phải rửa tay (rửa mặt), tác dụng của việc rửa tay, rửa tay vào những lúc nào? Giờ đón trẻ cô dặn dò trẻ đi học đúng giờ; Hỏi trẻ ở nhà con phải như thế nào? Trò chuyện việc công việc giúp bố mẹ ở nhà của trẻ. Như vậy trẻ sẽ hình thành khái niệm đơn giản về ý thức, hành động đúng để từ đó trẻ sẽ nói được những câu từ diễn đạt được suy nghĩ, hiểu biết của trẻ trong sinh hoạt hằng ngày. 2.5. Biện pháp 5: Cải tiến phương pháp giảng dạy, áp dụng phương pháp lấy trẻ làm trung tâm: Trước tiên tôi chuẩn bị soạn giáo án chi tiết, nghiên cứu kỹ bài dạy, nắm chắc nội dung yêu cầu. Chuẩn bị kỹ đồ dùng trực quan: Tranh mẫu, vật mẫu, hình ảnh đẹp, sinh động, hấp dẫn có đảm bảo tính sư phạm và phù hợp với nội dung bài dạy. Khi thực hiện tổ chức các hoạt động tôi thường xuyên thay đổi cách giới thiệu bài: Bằng trực tiếp hoặc gián tiếp. Thông qua các hình thức tập thể, tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát huy được khả năng phát triển vốn từ của mình. Muốn tạo được cảm xúc để gây được hứng thú và tập trung sự chú ý của trẻ, tôi cần chú ý đến các thủ thuật gây hứng thú với cách vào bài bằng vật thật, câu đố, bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, các trò chơi dân gian, luôn tạo được tình huống bất ngờ kết hợp với với việc sử dụng đồ dùng trực quan sao cho đúng lúc, đúng chỗ, khoa học, hợp lý phù hợp với từng đề tài. Tổ chức giờ học nhẹ nhàng, thoải mái không mang tính gò ép, từ đó trẻ hào hứng, thích thú, qua đó trẻ mạnh dạn giao tiếp, chia sẻ với cô và bạn. Trẻ được nói theo ý hiểu, theo những gì mà trẻ được trải nghiệm trong giờ học cũng như các tình huống mà trẻ gặp hàng ngày. Tạo các tình huống giúp trẻ được học thông qua chơi; thông qua các trò chơi để lĩnh hội kiến thức giúp trẻ trải nghiệm thực tế thông qua đồ dùng đồ chơi, vật thật, môi trường ngoài trời, lớp học
- Trẻ dán các bộ phận còn thiếu cho con lật đật Hình ảnh các bé chơi với đồ chơi ở các góc 3.6. Biện pháp 6: Làm đồ dùng đồ chơi phục vụ tiết học Để giờ học đạt được hiệu quả cao tôi luôn cố gắng làm những đồ dùng đồ
- chơi sinh động, thu hút trẻ nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và mức độ an toàn trong khi sử dụng. Tôi tận dụng những thùng cattong, giấy bìa, chai lọ, vải vụn, vỏ sữa học đường để làm đồ dùng trực quan sử dụng trong giảng dạy Hình ảnh những con rối được làm từ vải vụn, bìa, chai lọ phế thải VD: Tôi dùng 1 thùng cattong xung quanh chiếc hộp này tôi dùng bút màu vẽ về những đối tượng mà trẻ học như: Quả cam, con voi, con rùa Để trẻ nhận biết tập nói về các đối tượng trên và kết hợp phát triển vận động thể lực bằng cách phía trên chiếc hộp tôi khoét một hình tròn, phía dưới góc của hộp tôi khoét 1 hình vuông cho trẻ chơi trò chơi “Thi nhặt bóng”, từ đó trẻ có thể nhận biết được hình tròn ở trên là để bỏ bóng, hình vuông dưới là để nhặt bóng. Với hoạt động này tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia, vừa cung cấp đầy đủ vốn từ lại vừa phát triển vận động cho trẻ. Ngoài ra tôi còn làm một số đồ dùng trực quan để sử dụng trong tiết dạy như chai, lọ, vải vụn, vỏ sữa để làm búp bê, hoa, các loại quả, mô hình ngôi nhà các con vật ngộ nghĩnh như lợn, trâu, cá, thỏ
- Hình ảnh đồ chơi tự làm 2.7. Biện pháp 7: Cô giáo sử dụng một số trò chơi trong hoạt động Nhận biết tập nói để làm tăng vốn từ cho trẻ. Những tiết học với đồ chơi có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển trò chơi và lời nói. Trong thời gian học sẽ tạo ra được những hoạt động cùng nhau và sự đồng cảm những gì diễn ra giữa trẻ. Hình ảnh tiết học nhận biết màu sắc qua đồ chơi
- Trò chơi 1: Hái hoa - Mục đích: Giúp trẻ phân biệt các loại hoa phát triển vốn từ, luyện phát âm cho trẻ qua tên gọi các loại hoa. - Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, dùng tình huống trò chơi để trẻ phát âm các từ: Hoa hồng, hoa cúc. + Chuẩn bị: 2 chậu (lọ) hoa. Hoặc lẵng hoa hồng, hoa cúc Tranh lô tô về một số loài hoa. + Cách chơi: Lần 1 trẻ lên chọn hoa theo ý thích và nói tên hoa trẻ đã chọn; Lần 2 trẻ phải hái hoa theo yêu cầu của cô và nói tên hoa theo yêu cầu. Chơi cùng lô tô: Cô miêu tả bồn hoa, trẻ suy nghĩ và chọn tranh lô tô đúng loại hoa cô miêu tả và nói tên hoa. Trò chơi 2: Trồng cây hái quả. - Mục đích: Luyện trí nhớ và khả năng phát triển vốn từ cho trẻ - Nội dung: cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, bằng tình huống chơi nhớ được các màu xanh, đỏ, vàng và gọi tên các loại quả, các màu đó. - Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Các cây nhựa có quả gần gũi với trẻ: na, chuối, cam, cà chua Tranh chụp một số loại quả. + Cách chơi: Lần 1: Cô cho trẻ ngồi vòng cung và hướng dẫn cách chơi: Yêu cầu trẻ vào vườn quả và hái quả theo yêu cầu của cô. Cô yêu cầu trẻ nói tên quả và nói màu sắc của quả Lần 2: Cô mô tả quả (1 loại quả hoặc 2 loại quả) Yêu cầu trẻ hái quả theo sự mô tả, mô phỏng của cô. Trẻ nói tên quả và màu sắc. Ví dụ: Hãy hái cho cô quả tròn, vỏ sần, ăn chua, có hạt? Trẻ hái quả cam và nói quả cam Cô hỏi: Quả cam này màu gì? Trẻ nói : Quả cam màu xanh
- Trò chơi 3: Bắt chước tiếng kêu. - Mục đích: Luyện cho trẻ phát âm những từ khó “tu tu”, pim pim pim, tuýt tuýt. - Nội dung: Dùng tình huống trò chơi để dạy trẻ phát triển vốn từ, bắt chước tiếng kêu của còi của loại phương tiện giao thông: Tàu hỏa, xe đạp, ô tô, phà - Cách tiến hành: + Chuẩn bị: Ô tô, tàu hỏa, xe máy (đồ chơi) Tranh: Ô tô, tàu hỏa, xe máy. + Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi hình vòng cung rồi giới thiệu luật chơi. Hôm nay cô giáo đến tặng chúng mình một hộp quà to, chúng mình cùng đoán và nói xem đó là quà gì nhé! Yêu cầu khi cô giơ lên các con phải nói ngay tên gọi Cô giơ ô tô ->Trẻ nói ô tô Cô nói: “ Ô tô chạy -> trẻ nói: Pim pim” Trẻ thực hiện tương tự với các phương tiện giao thông khác (Tàu hỏa, xe máy ) Động viên khuyến khích trẻ chơi. Khi trẻ đã biết chơi, cô có các bức tranh, tàu hỏa, ô tô, xe máy cho trẻ lên lấy tranh và bắt chước tiếng kêu theo yêu cầu của cô. Ví dụ: lấy cho cô tranh xe máy và làm tiếng còi xe máy kêu. III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Qua thực hiện việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ ở lớp nhóm trong quá trình tôi áp dụng sáng kiến trong suốt những năm học qua. Tôi đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân, chất lượng các cháu ở lớp tôi phụ trách được nâng lên theo từng năm học, cháu đến lớp ngày càng nhiều, cháu luôn gần gũi với cô, mạnh dạn, hồn nhiên: - Phát âm rõ ràng mạch lạc - Nói không đúng và phát âm không hết câu. - Hứng thú tham gia hoạt động cùng cô và bạn. - Biết thể hiện vốn từ
- - Vốn từ của trẻ phong phú hơn và dần dần hoàn thiện theo độ tuổi. Qua học tập bồi dưỡng kinh nghiệm cho bản thân tôi cố gắng phấn đấu năng cao năng lực chuyên môn phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tạo được niềm tin từ các bậc phụ huynh. Để có được kết quả trên đó chính là nhờ sự giúp đỡ từ phía nhà trường, sự giúp đỡ của chị em đồng nghiệp và sự cố gắng của bản thân trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Tôi xin cam đoan nội dung sáng kiến là những kinh nghiệm đã áp dụng thực tiễn hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mà tôi đã thực hiện ở nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi. Tôi cam đoan không sao chép vi phạm bản quyền. CƠ QUAN ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Nguyệt
- PHÒNG GD&ĐT (Xác nhận, đánh giá, xếp loại)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN NGHĨA HƯNG TRƯỜNG MẦM NON NGHĨA MINH BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ Một số kinh nghiệm nhằm phát triển vốn từ cho trẻ 24 – 36 tháng” Tác giả: Nguyễn Thị Nguyệt Trình độ chuyên môn: Trung cấp sư phạm mầm non Chức vụ: Giáo viên dạy nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi Nơi công tác: Trường Mầm Non Nghĩa Minh
- Nghĩa Minh, ngày tháng 6 năm 2020