Sáng kiến kinh nghiệm Triển khai bồi dưỡng giáo dục lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

pptx 72 trang Giang Anh 21/03/2024 710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Triển khai bồi dưỡng giáo dục lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxsang_kien_kinh_nghiem_trien_khai_boi_duong_giao_duc_lich_su.pptx

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Triển khai bồi dưỡng giáo dục lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học

  1. Năng lực nhận thức Lịch sử TÁI HIỆN LỊCH SỬ (tri giác tài liệu, sự kiện, hình dung, tưởng tượng, nhớ) - Nêu tên, kể về các nhân vật lịch sử quan trọng - Trình bày, mô tả các sự kiện, hiện tượng lịch sử quan trọng đã diễn ra TƯ DUY LỊCH SỬ - Nhận xét, giải thích được kết quả của sự kiện, hiện tượng lịch sử ở mức độ đơn giản
  2. Năng lực tìm tòi, khám phá lịch sử - tìm hiểu lịch sử PHÁT HIỆN VẤN ĐỀ LỊCH SỬ Nêu thắc mắc, câu hỏi đơn giản về sự kiện, nhân vật lịch sử THU THẬP THÔNG TIN ĐỂ GIẢI QUYẾT - Quan sát, tra cứu tài liệu học tập (SGK, đoạn tư liệu), đọc kí hiệu bản đồ ở mức độ đơn giản. - Ghi lại những dữ liệu thu thập được ở mức độ đơn giản NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM Nêu được ý kiến phân tích, so sánh đánh giá đơn giản về sự kiện, hiện tượng lịch sử
  3. Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC HÀNH BỘ MÔN - Biết sử dụng đồ dùng trực quan ở mức độ đơn giản (tô màu bản đồ, lập bảng so sánh, điền vào ô trống trong sơ đồ) VẬN DỤNG KIẾN THỨC CŨ HIỂU KIẾN THỨC MỚI - Tái hiện kiến thức cũ - So sánh với kiến thức mới - Rút kết luận (ở mức đơn giản) VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG VÀO THỰC TẾ CUỘC SỐNG - Rút kinh nghiệm, bài học của sự kiện, hiện tượng lịch sử ở mức đơn giản - Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về sự kiện lịch sử TRÌNH BÀY QUAN ĐIỂM CỦA BẢN THÂN VỀ VẤN ĐỀ LỊCH SỬ -Nêu được ý kiến cá nhân khi đánh giá một sự kiện, hiện tượng lịch sử ở mức độ đơn giản
  4. Vì sao phải dạy học lịch sử ở trường tiểu học theo hướng phát triển năng lực học sinh? - Thực hiện nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và mục tiêu đào tạo con người VN. -Thực hiện mục tiêu môn học: Môn Lịch sử ở trưởng tiểu học với việc giáo dục thế hệ trẻ.
  5. DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Vai trò: - Là biện pháp thực hiện nguyên lí giáo dục của Đảng - Thực hiện mục tiêu giáo dục - Góp phần thực hiện đổi mới giáo dục, đổi mới PPDH Ý nghĩa: - Giúp học sinh lĩnh hội kiến thức cơ bản; nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức - Rèn cho học sinh kĩ năng học tập bộ môn - Khơi dậy những xúc cảm lịch sử; học sinh hứng thú, hăng hái tham gia học tập
  6. Phần III Phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực  Về nguyên tắc: Dạy học lịch sử theo định hướng tiếp cận năng lực được thực hiện trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của khoa học lịch sử: thông qua các nguồn sử liệu khác nhau để tái hiện lịch sử, phục dựng một cách khoa học, khách quan, quá trình hình thành, phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp của các sự kiện, quá trình lịch sử. 28
  7.  Không đặt trọng tâm vào việc truyền đạt kiến thức một chiều mà chú trọng việc hướng dẫn học sinh khai thác các nguồn sử liệu để tìm hiểu Lịch sử.  Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản Lịch sử thông qua các kênh hình, kênh chữ, hiện vật để tái hiện quá khứ, nhận thức Lịch sử, đưa ra nhận xét, đánh giá và vận dụng thực tiễn, phát triển năng lực tự học lịch sử suốt đời. 29
  8. Phương pháp đóng vai Ví dụ: - Bài: Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long - Bài: Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định. - Bài: Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước - Bài: Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên
  9. Phương pháp kể chuyện - Khái niệm, tác dụng. - Các hình thức kể chuyện + GV kể (bằng lời, bằng tranh) + HS kể (Đọc SGK, sưu tầm) + KC kết hợp với các phương tiện nghe, nhìn VD: - Bài Nước Văn Lang, Âu Lạc → kể chuyện: Chiếc nỏ thần, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ kết hợp với giới thiệu các hiện vật Lịch sử : trống đồng, mũi tên đồng → HS suy luận, tìm hiểu và thấy có sự liên quan, chồng lấp giữa truyền thuyết với hiện thực LS. - Bài Ngô quyền và chiến thắng Bạch đằng năm 938 (Minh họa) - Bài Cuộc Kháng chiến chống quân Mông – Nguyên → kể chuyện: Trần quốc Toản - Bài Đường Trường Sơn → Kể về anh Nguyễn Viết Sinh 6 năm gùi hàng. - Bài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không → Kể về Em bé Hà Nội
  10. Sử dụng kênh hình như một nguồn tri thức - HS tự phát hiện ra kiến thức thông qua quan sát và sự hướng dẫn của GV → Do được định hướng nên HS quan sát tích cực hơn, vừa quan sát vừa động não suy nghĩ. - Quan sát kết hợp với hỏi – đáp. - VD: Chiến thắng Chi Lăng, video, phim
  11. Đổi mới phương pháp dạy học cần chú ý gì?  PPDH Lịch sử và Địa lí tiếp cận năng lực là trọng tâm của chương trình → chú trọng tổ chức các hoạt động DH để HS tự tìm hiểu, khám phá; rèn HS biết cách sử dụng SGK, tài liệu học tập.  Đa dạng hóa các hình thức tổ chức học tập  Chú trọng lối kể chuyện, dẫn chuyện.  Có thể tổ chức DH ở ngoài lớp
  12. Vận dụng PPDH theo hướng phát triển năng lực ở tiểu học bằng cách nào? DH thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết (DH định hướng hành động (*) Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học (*) Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác SGK và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới . Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ DH
  13. Một số yêu cầu đối với giáo viên khi dạy học theo hướng phát triển năng lực Nhận thức rõ vai trò của môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông Nhận thức đúng và thể hiện rõ vai trò tổ chức, hướng dẫn, điều khiển của giáo viên đối với hoạt động nhận thức lịch sử của học sinh Nắm vững và khai thác triệt để kiến thức cơ bản trong chương trình, SGK hiện hành để hình thành, phát triển năng lực học sinh trong DH Nắm vững những tiêu chí về kĩ năng trong chương trình hiện hành, kết hợp với các năng lực môn học trong chương trình mới Thực hiện hiệu quả tích hợp liên môn (Lịch sử – Địa lí) và tích hợp đa môn trong DH lịch sử
  14. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC LỊCH SỬ - Hình thức tổ chức dạy học trên lớp (hoạt động Các HTTCDH chủ yếu ở trường giáo dục trên lớp). PT -Hình thức tổ chức dạy học ngoài lớp. HOẠT ĐỘNG NỘI KHÓA Các HTTCDH - Bài học Lịch sử trên lớp. Lịch sử - Bài học Lịch sử tại địa bàn, thực địa. ở trường PT - Tham quan. - Tự học. HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA Các dạng tổ - Hoạt động toàn lớp. chức hoạt động - Hoạt động tổ, nhóm. học tập - Hoạt động cá nhân.
  15. CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC LỊCH SỬ NGOÀI LỚP HỌC ▪ Dạy học lịch sử tại viện bảo tàng. ▪ Dạy học lịch sử tại thực địa. ▪ Các hoạt động ngoại khóa - Sử ca học đường, sân khấu hóa, các câu chuyện lịch sử. - Kể chuyện lịch sử (có sắm vai). - Giới thiệu sách Lịch sử.
  16. Thực hiện các hình thức tổ chức theo hướng phát triển năng lực học sinh bằng cách nào? THIẾT KẾ VÀ TIẾN HÀNH BÀI HỌC LỊCH SỬ TRÊN LỚP THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH - Quan niệm về bài học lịch sử (vị trí, nhiệm vụ, yêu cầu, mục tiêu, cấu trúc bài học). - Thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh. - Tiến hành bài học lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh.
  17. THIẾT KÊ BÀI HỌC LỊCH SỬ THEO HƯỚNG PTNLHS Hình thức bản thiết kế Bản chất Quy trình - Mục tiêu bài học -Xây dựng kế -Xác định loại - Việc chuẩn bị của GV hoạch HĐ của bài, vị trí của bài. và học sinh (Đồ dùng -Xác định mục DH) GV với kế hoạch - Tiến trình tổ chức các HĐ của học sinh. tiêu bài học. HĐ trong đó chú ý - Yêu cầu của bản - Xây dựng đề HĐDH: Khởi động; kế hoạch. cương và lập kế hình thành kiến thức hoạch bài học. mới (khám phá), luyện tập/củng cố; mở rộng
  18. Tích hợp trong dạy học Lịch sử. ➢ Lịch sử là môn học mang tính tích hợp cao do đối tượng nghiên cứu liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa ở các thời đại khác nhau. ➢ Môn Lịch sử có điều kiện thuận lợi kết hợp giáo dục học sinh kiến thức liên môn về KHXH, KHTN, môi trường, phát triển bền vững, bình đẳng giới 40
  19. ➢ Tích hợp trong dạy học Lịch sử được thể hiện: tích hợp nội môn (Lịch sử Việt Nam, khu vực, thế giới), tích hợp liên môn (Lịch sử và Địa lý, Lịch sử và Tiếng Việt), tích hợp đa môn (Lịch sử và các môn học khác). ➢ Chương trình xác định những nội dung dạy học có chủ đề tích hợp phù hợp liên quan đến những vấn đề của thực tiễn, của địa phương để bài học Lịch sử gắn với thực tế.
  20. Sự tích hợp Lịch sử và Địa lí thể hiện như thế nào?  Kiến thức Lịch sử - Địa lí tích hợp trong từng chủ đề về địa phương, vùng miền, đất nước và thế giới. Một số nội dung sẽ chủ yếu là kiến thức lịch sử hoặc địa lí.  Ví dụ: chủ đề đồng bằng Bắc bộ được thiết kế thành 5 nội dung, trong đó 1 nội dung Địa lí, 1 nội dung Lịch sử; các nội dung khác tích hợp Lịch sử - Địa lí.
  21.  Chuyển đổi theo hướng chú trọng năng lực vận dụng kiến thức trong những tình huống ứng dụng, không lấy việc kiểm tra tái hiện kiến thức Lịch sử làm trung tâm của việc đánh giá.  Mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả học tập là đối chiếu, so sánh năng lực học sinh đạt được với mức độ yêu cầu cần đạt về kiến thức và năng lực môn học lịch sử.  Đánh giá tích cực! 43
  22. Vì sao phải đổi mới đánh giá? - Đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học: - Chuyển từ dạy học theo cách truyền thụ một chiều → sang học tập tích cực chủ động, gắn học tập với thực tiễn - Chuyển từ Chương trình định hướng nội dung → sang Chương trình định hướng năng lực + Định hướng nội dung: Tiêu chí đánh giá chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ, tái hiện kiến thức (Chương trình 2000). + Định hướng đầu ra: mục tiêu GD toàn diện, vận dụng thực tiễn. CT 2018 tập trung các năng lực: Nhận thức khoa học Lịch sử; Tìm hiểu Lịch sử; vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn → Đánh giá kết quả học tập của học sinh: Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn.
  23. Đánh giá theo năng lực như thế nào?  Việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học là chính mà chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống khác nhau.  Đánh giá năng lực là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng. Để giải quyết vấn đề, học sinh phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, cùng với kinh nghiệm bản thân từ sự trải nghiệm ngoài nhà trường Kiến thức, kĩ năng là cơ sở để hình thành, rèn luyện năng lực.
  24. SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC VỚI ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. Tiêu chí Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kĩ năng Mục đích - ĐG khả năng học sinh - Xác định việc đạt kiến thức, chủ yếu vận dụng kiến thức, kĩ kĩ năng theo mục tiêu của nhất năng đã học vào giải chương trình. quyết vấn đề thực tiễn. - Đánh giá, xếp hạng. - Vì sự tiến bộ của học sinh. Ngữ cảnh Gắn ngữ cảnh học tập và Gắn với nội dung học tập đánh giá thực tiễn cuộc sống của (kiến thức, kĩ năng, thái độ) học sinh. được học trong nhà trường.
  25. Tiêu chí Đánh giá năng lực Đánh giá kiến thức, kĩ năng Nội dung ĐG Kiến thức, kĩ năng, thái độ ở Những kiến thức, kĩ năng, thái nhiều môn học, nhiều hoạt động độ ở một môn học. giáo dục, trải nghiệm của học sinh (tập trung vào năng lực thực hiện). Thời điểm Mọi thời điểm của quá trình dạy Thường diễn ra ở những thời đánh giá học, chú trọng đánh giá trong khi điểm nhất định trong quá trình học. dạy học. Công cụ Nhiệm vụ, bài tập tình huống, bối Diễn ra ở thời điểm nhất định đánh giá cảnh thực. trong quá trình dạy học, đặc biệt là trước và sau khi dạy. Kết quả đánh Năng lực phụ thuộc vào độ khó Năng lực phụ thuộc vào số giá của nhiệm vụ/bài tập. lượng đơn vị kiến thức, kĩ năng đạt được
  26. Định hướng kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực (1) Đánh giá phải hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của HS thông qua mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và các biểu hiện phẩm chất và năng lực của HS dựa trên mục tiêu giáo dục; coi trọng đánh giá để giúp đỡ HS về phương pháp học tập. (2) Chú trọng đánh giá thường xuyên, kết hợp đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS, đánh giá của CMHS và cộng đồng.
  27. Định hướng kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực (3) Đa dạng hóa hình thức, công cụ đánh giá: các hoạt động trên lớp; hồ sơ học tập, phiếu học tập; bài thuyết trình (viết, trình chiếu, video clip, ) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. (4) Coi trọng đánh giá sự tiến bộ của mỗi HS, không so sánh HS với nhau; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy năng khiếu cá nhân; đảm bảo đánh giá kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho HS, GV và CMHS.
  28. Đánh giá theo hướng phát triển năng lực trong dạy học lịch sử ở tiểu học bằng cách nào? Thay đổi dần cách thức kiểm tra theo hướng “đóng” (chỉ quan tâm đến kiến thức trong SGK, đòi hỏi học sinh nắm vững kiến thức sách vở) sang cách thức ra đề kiểm tra đánh giá theo hướng “mở” (chú ý nhiều hơn đến kiểm tra đánh giá phẩm chất, năng lực của học sinh). (2 phương diện: thông hiểu và phát triển năng lực, phẩm chất) Thông hiểu:  Mức độ biết: Kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức cơ bản về lịch sử trong chương trình, SGK nhưng tránh kiểm tra ghi nhớ máy móc quá nhiều sự kiện, ngày tháng, con số  Mức độ hiểu: Kiểm tra hiểu biết lịch sử của học sinh. Ở mức độ này đòi hỏi học sinh phải hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng, trên cơ sở đó biết khái quát, liên hệ các sự kiện (thay cho học thuộc lòng).
  29. ▪ Việc kiểm tra năng lực, phẩm chất của học sinh (theo hướng mở, tích hợp, liên môn, gắn với các vấn đề thực tiễn). Yêu cầu học sinh đánh giá nhận xét, bày tỏ những chính kiến, quan điểm, thái độ về các vấn đề lịch sử, biết liên hệ với thực tiễn và vận dụng những kiến thức lịch sử giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thực tiễn, biết rút ra những bài học kinh nghiệm.
  30. Câu hỏi “mở” có nhiều loại khác nhau: - Phát biểu về nhân vật/sự kiện Lịch sử mà học sinh yêu thích, ấn tượng. - Có thể đưa ra một sự kiện hiện tượng Lịch sử, sau đó yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá, bày tỏ quan điểm, rút ra bài học kinh nghiệm trong thực tiễn. - Các câu hỏi yêu cầu học sinh phải căn cứ vào kiến thức tổng hợp để trả lời (ví dụ xây dựng các bảng niên biểu, thống kê; hoặc sử dụng tư liệu kết hợp biểu đồ để trình bày sự kiện ) - Đề xuất các giải pháp giải quyết vấn đề thực tiễn.
  31. Thiết kế bài dạy Kế hoạch bài dạy hiện tại Kế hoạch bài dạy theo hướng phát triển năng lực học sinh TÊN BÀI TÊN BÀI I. Mục tiêu: I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có thể: Học xong bài này, HS có thể: Về kiến thức: Về kiến thức: Về kĩ năng: Về kĩ năng: Phát triển các kĩ năng: Về thái độ: . Định hướng thái độ: Định hướng năng lực: II. Thiết bị và đồ dùng dạy học: a) Giáo viên: II. Thiết bị và đồ dùng dạy học: b ) Học sinh: a) Giáo viên: b ) Học sinh: III. Các hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức lớp học. III. Các hoạt động dạy học. (Gợi ý tổ chức ) 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Ổn định tổ chức lớp học. 3. Tổ chức các hoạt động dạy học. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Tổ chức các hoạt động dạy học. (Mỗi hoạt động nêu mục tiêu cụ thể)
  32. Thiết kế giáo án
  33. Hình thức bản thiết kế - Mục tiêu bài học - Việc chuẩn bị của GV và học sinh (Đồ dùng DH) - Tiến trình tổ chức các hoạt động trong đó chú ý hoạt động dạy học: - Khởi động; - hình thành kiến thức mới (khám phá), - luyện tập/củng cố; mở rộng.
  34. Các nhóm thực hành Quý thầy cô dựa trên 1 giáo án Lịch sử có sẵn, hãy thảo luận: điều chỉnh bổ sung để được một giáo án thể hiện định hướng phát triển năng lực học sinh. (Thời gian: 20 phút)
  35. KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN: LỊCH SỬ LỚP 4 BÀI 14: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
  36. I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS có thể: Về kiến thức: - Biết được dưới thời Trần, quân Mông – Nguyên ba lần sang xâm lược nước ta. - Nêu được ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của quân dân nhà Trần. - Hiểu rõ kế đánh giặc của vua tôi nhà Trần. - Kể được tấm gương yêu nước của Trần Quốc Toản.
  37. Về kĩ năng: Phát triển các kĩ năng: - Kĩ năng sử dụng lược đồ, bản đồ và sử dụng SGK trong học tập. - Kĩ năng mô tả, kể chuyện và trình bày các sự kiện lịch sử. - Kĩ năng làm việc hợp tác.
  38. Định hướng thái độ: - Tự hào về truyền thống chống ngoại xâm của cha ông. - Có cảm xúc sâu sắc về nhân vật lịch sử (cảm xúc về thái độ của Trần Thủ Độ,Trần Quốc Toản, )
  39. Định hướng năng lực: - Hình thành và phát triển năng lực tư duy lịch sử (nhận xét thái độ của một số nhân vật lịch sử) - năng lực tìm tòi khám phá (Tại sao nhà Trần lại tổ chức nhân dân ba lần đánh thắng quân xâm lược Mông – Nguyên? )
  40. II. Thiết bị và đồ dùng dạy học: a) Giáo viên: - Lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258) chống Mông Cổ xâm lược (phóng to) - Hình ảnh về cuộc kháng chiến. - Những mẫu truyện về người thiếu niên Trần Quốc Toản. - Phiếu học tập. - Máy chiếu. b) Học sinh: - Sưu tầm tranh ảnh hoặc các câu chuyện về cuộc kháng chiến chống quân Mông –Nguyên và các nhân vật Trần Quốc Toản, .
  41. III. Gợi ý tổ chức các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ: Gv có thể sử dụng câu hỏi ở cuối bài 19 để kiểm tra. 3. Tổ chức các hoạt động dạy học. 3.1. Hoạt động khởi động - Cách 1: Giáo viên chiếu trên màn hình tranh vẽ hình ảnh Trần Quốc Toản bóp nát quả cam và hình Thoát Hoan chui vào ống đồng chạy trốn, sau đó đưa ra câu hỏi để học sinh phát hiện ra nhân vật lịch sử rồi dẫn vào bài.
  42. - Cách 2: Giáo viên đọc các câu thơ sau của Phan Kế Bính và đố để HS nhận biết đó là nhân vật lịch sử nào rồi dẫn vào bài. Giỏi thay! Trần Quốc Toản Tuổi trẻ dư can đảm Dốc bụng báo hoàng ân Cả gan bình quốc nạn Cờ bay giặc hãi hùng Giáo trơ quân tan rã Lừng lẫy tiếng anh hùng Giỏi thay! Trần Quốc Toản. (Theo Danh tướng Việt Nam, tập 1. NXB Giáo dục)
  43. 3.2. Hoạt động khám phá, hình thành kiến thức 1. Ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của vua tôi nhà Trần. Mục tiêu: - Hiểu được âm mưu của quân Mông – Nguyên muốn thôn tính nước ta. - Biết ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của vua nhà Trần và nhân vật Trần Quốc Tuấn. - Tự hào về truyền thống của thiếu niên, nhi đồng. - Phát triển kĩ năng kể chuyện.
  44. 1. Ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của vua tôi nhà Trần. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm – Tìm hiểu ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của vua tôi nhà Trần. Hoạt động 2: Kể chuyện tấm gương yêu nước “Trần Quốc Toản”
  45. 2. Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông Mục tiêu: - Biết kể đánh giặc của vua tôi nhà Trần. - Hiểu được chiến thắng của quân dân nhà Trần là do tinh thần đoàn kết, quyết tâm tiêu diệt giặc và kế sách đánh hay. - Tự hào về truyền thống của cha ông trong công cuộc bảo vệ đất nước. - Phát triển năng lực tư duy lịch sử (biết đưa ra nhận xét về đánh giặc của vua tôi nhà Trần)
  46. 2. Ba lần kháng chiến chống quân Nguyên – Mông Hoạt động 3: Mô tả cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên Hoạt động 4: Tìm hiểu kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến.
  47. 3.3. Hoạt động củng cố, luyện tập: Trò chơi: “Đánh hay hòa” Mục đích: - Khắc sâu quyết tâm đánh giặc giữ nước của quân dân dưới thời Trần. - Củng cố nội dung bài học. - Tạo không khí thoải mái trong học tập.
  48. 3.4. Hoạt động vận dụng, mở rộng: Hãy kể, vẽ hoặc viết 3 - 5 dòng về một nhân vật dưới thời Trần mà em ấn tượng nhất.
  49. Ý kiến chỉ đạo của Sở Giáo dục Mỗi tháng, giáo viên khối 4, 5 thiết kế 02 giáo án Lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh.
  50. KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ NHIỀU SỨC KHOẺ, THÀNH CÔNG