Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT

docx 127 trang Giang Anh 27/09/2024 750
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_van_dung_phuong_phap_tranh_luan_trong.docx
  • pdfNguyễn Thị Tâm_Phan Đăng Lưu_ Ngữ Văn.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học đọc hiểu văn bản hướng tới phát triển tư duy phản biện cho học sinh THPT

  1. Nhà văn: Trước năm 1975, tác phẩm của tôi thiên về cảm hứng lãng mạn. Sau năm 1975, tôi chuyển hướng sang cảm hứng thế sự và đời tư. Dù viết theo cảm hứng sáng tác nào, tác phẩm của tôi cũng hướng tới “đi tìm hạt ngọc còn ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Nhân vật Nguyệt trong truyện ngắn Mảnh trăng cuối rừng là hiện thân đẹp đẽ của quan niệm sáng tác nói trên. Trong tác phẩm, Nguyệt hiện lên trong một vẻ đẹp lí tưởng, hoàn hảo. Người đàn bà trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa có ngoại hình thô kệch, xấu xí nhưng lại hội tụ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là người đàn bà thương con; giàu đức hi sinh, giàu lòng vị tha; thấu hiểu lẽ đời. Phóng viên: Thưa nhà văn, ông có suy nghĩ như thế nào về số mệnh của con người trong văn học? Nhà văn: Tôi không thể nào tưởng tượng nổi một nhà văn mà lại không mang nặng trong mình tình yêu cuộc sống và nhất là tình yêu thương con người. Tình yêu này của người nghệ sĩ vừa là một niềm hân hoan say mê, vừa là một nỗi đau đớn khắc khoải, một mối quan hoài thường trực về số phận, hạnh phúc của những người chung quanh mình. Cầm giữ cái tình yêu lớn ấy trong mình, nhà văn mới có khả năng cảm thông sâu sắc với những nỗi đau khổ, bất hạnh của người đời, giúp họ vượt qua những khủng hoảng tinh thần và đứng vững được trước cuộc sống. Phóng viên: Theo ông, người nghệ sĩ cần thực hiện sứ mệnh gì khi cầm bút? Nhà văn: Tôi luôn đòi hỏi rất cao về trách nhiệm của những người cầm bút. Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: Để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường, những con người cả tâm hồn và thể xác bị hắt hủi và đoạ đầy đến ê chề, hoàn toàn mất hết lòng tin vào con người và cuộc đời, để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực. Đích đến cuối cùng của tác giả và tác phẩm luôn là con người, đặc biệt là những mảnh đời cơ cực đau khổ. Văn học và cuộc sống là những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người.
  2. Phụ lục VII: ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN THỰC NGHIỆM ĐỀ BÀI: Trong Nét độc đáo của phong cách Nguyễn Minh Châu, Ngọc Huy viết: “Viết về những người phụ nữ, những người đàn bà lam lũ khổ cực cả đời, Nguyễn Minh Châu không chỉ kiếm tìm, tôn vinh vẻ đẹp, phẩm chất người phụ nữ mà nhà văn còn lí giải cội nguồn vẻ đẹp ấy chính là lòng nhân hậu, đức hạnh, phẩm tiết bám sâu trong tâm hồn, tâm linh con người. Tuy vậy, để hiểu được con người thật khó, đối với phụ nữ càng khó hơn, đặc biệt đối với những người có hoàn cảnh phức tạp, không cho phép ta nhìn nhận hời hợt bên ngoài”. Bằng việc phân tích nhân vật người đàn bà trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, anh (chị) hãy chứng minh nhận định trên. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM 1. Về kiến thức - Có kiến thức về Nguyễn Minh Châu và văn học thời kì đổi mới (0,5 đ) - Có kiến thức vững vàng, sâu sắc về tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (3,0 đ) - Có kiến thức về lịch sử, xã hội, văn hoá (0,5 đ) 2.Kĩ năng - Xác định đúng vấn đề nghị luận: Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu thời kì đổi mới. Đặc biệt là nhân vật người đàn bà hàng chài, tiêu biểu cho nhận định của Ngọc Huy. (1,0 đ) - Bài làm đủ 3 phần: Mở bài giới thiệu được vấn đề nghị luận; Thân bài được triển khai thành nhiều luận điểm làm sáng tỏ luận đề; Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. (1,0 đ) - Biết cách tổ chức bài thành các luận điểm phù hợp: các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận, biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng. (1,0 đ) - Đề xuất các đánh giá hợp lí trên cơ sở vận dụng kiến thức văn học, tiếng Việt, làm văn và kinh nghiệm sống của cá nhân. (1,5 đ) 3.Về thái độ
  3. - Hào hứng, nghiêm túc trong khi phản biện (thể hiện trong cách diễn đạt, trình bày, sự sáng tạo) 1,0đ - Cầu thị, khiêm tốn, có văn hoá trước ý kiến của người khác (thể hiện trong cách đánh giá các ý kiến) 0,5đ Lưu ý: HS có thể triển khai theo các cách khác nhau; bày tỏ ý kiến riêng, miễn là lập luận phải có tính thuyết phục. Sau đây là một hướng triển khai: Ý ĐÁP ÁN 1 Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm 2 Giải thích: - Vẻ đẹp hình tượng người đàn bà hàng chài. - Tử tưởng của nhà văn: Không thể nhìn con người một cách hời hợt bên ngoài, đằng sau cái lam lũ khổ cực của cuộc sống là một tâm hồn, một phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng. 3 Phân tích, chứng minh - Cuộc đời,số phận của người đàn bà hàng chài + Là một người lao động vất vả, lam lũ ở làng vạn chài. + Là một người phụ nữ đau khổ, nạn nhân đáng thương của sự lạc hậu, đói nghèo( đông con, đói nghèo, thường xuyên bị chồng đánh đập ) - Phẩm chất, Tính cách + Nhẫn nhục, chịu đựng: Thường xuyên bị chồng đánh đập một cách tàn nhẫn, nhưng người đàn bà không hề khóc than, không van xin cũng không chống trả. Thậm chí, người đàn bà còn chị xin chồng lên bờ đánh để những đứa con không phải chứng kiến cảnh đó. + Giàu tình yêu thương Sự cam chịu, nhẫn nhịn của người đàn bà có cội rễ từ tình yêu thương con vô bờ bến. Thương con, chị không muốn con khổ cực nên nhẫn nhục chịu đựng để vun vén cho mái ấm gia đình + Vị tha, bao dung, giàu đức hi sinh : Người đàn bà không nghĩ đến bản thân, không quan tâm đến nỗi vất vả, khổ cực cũng như nỗi đau bị đánh đập hằng ngày. Cái chị đau đáu chính là con cái
  4. được ăn no, có một gia đình đầy đủ (đàn bà trên thuyền chúng tôi phải sống cho con, không thể sống cho mình như trên đất được). Bị người chồng đánh đập mà vẫn không hề căm giận, oán trách hay muốn trả mối hận. Thậm chí còn tự nguyện chấp nhận bị hành hạ để chia sẻ với nỗi khổ của chồng. Chị nhận mọi lỗi lầm về mình, luôn sống vì chồng, vì con. + Nâng niu, chắt chiu hạnh phúc gia đình : Trong cuộc sống vất vả, cùng cực, người đàn bà vẫn biết chắt chiu những nguồn hạnh phúc ít ỏi trong cuộc sống (ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ Vui nhất là lúc ngồi nhìn con tôi chúng nó được no ) + Là một người sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Khi chánh án Đẩu khuyên người đàn bà bỏ chồng, chị đã thể hiện sự sâu sắc của một người đã nếm trải những khó khăn, vất vả của cuộc đời, thấu suốt những uẩn khúc của những con người (Là bởi vì các chú không phải là đàn bà, chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được.) * Nghệ thuật xây dựng nhân vật. + Ngôn ngữ gần gũi, đời thường . + Sáng tạo tình huống truyện độc đáo. + Mở rộng điểm nhìn trần thuật. + Thủ pháp đối lập (giữa ngoại hình và nội tâm, giữa một số phận bất hạnh và tấm lòng nhân hậu, bao dung ) 4 Đánh giá - Khẳng định ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn. - Qua hình ảnh người đàn bà, tác giả bộc lộ niềm thương cảm, thấu hiểu, chia sẻ trước số phận của kiếp người đói nghèo, bế tắc bị cầm tù trong những nỗi đau thể xác và tinh thần; phát hiện những vẻ đẹp đời thường mà nhân văn trong mỗi con người. - Đồng thời, thể hiện cách nhìn mới mẻ về cuộc sống : cuộc sống không đơn giản, xuôi chiều mà luôn có những mặt đối lập, những nghịch lí. Vì vậy, khi nhìn nhận cuộc sống phải có cái nhìn đa chiều, đa diện để khám phá đầy đủ giá trị cuộc sống. - Góp phần khẳng định vai trò, vị trí của tác giả: Nguyễn Minh Châu là người tiên phong tinh anh và tài năng trong công cuộc đổi mới văn học.
  5. - Khơi gợi sự đồng cảm, thấu hiểu, chia sẻ từ người đọc. Thang điểm Điểm 9 - 10: Có kiến thức chắc chắn, sâu sắc về tác giả, tác phẩm, các luận điểm rõ ràng, giàu sức thuyết phục, cách diễn đạt trong sáng, mạch lạc, sáng tạo, có nhiệt huyết trong khi nghị luận. Điểm 7- 8: Có kiến thức khá sâu sắc về tác giả, tác phẩm, trình bày luận điểm rõ ràng, tương đối hợp lý, cách diễn đạt trong sáng, mạch lạc, ít sai các loại lỗi . Điểm 5 - 6: Hiểu tác phẩm nhưng chưa sâu sắc, các luận điểm chưa rõ ràng, các lập luận thiếu tính thuyết phục, diễn dạt còn nhiều hạn chế. Điểm 3 - 4: Kể lể về tác phẩm, không biết cách tổ chức bài viết thành các luận điểm, lập luận thiếu căn cứ, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Điểm dưới 3: Không hiểu đề, viết không có định hướng, sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
  6. Phụ lục VIII: MỘT SỐ BÀI VIẾT CỦA HỌC SINH
  7. ’° ’e C ç” ‹C