SKKN Áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học dự án tích hợp liên môn bài: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

doc 28 trang thulinhhd34 5420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học dự án tích hợp liên môn bài: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ap_dung_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_trong_day_hoc_du_a.doc
  • docBIA NGOÀI.doc
  • docxMỤC LỤC.docx
  • docPhieu dang ky SKKN.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Áp dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học dự án tích hợp liên môn bài: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia

  1. củng cố tổ chức cơ sở đảng, hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh. Các cơ quan chức năng từ trung ương tới địa phương làm tốt chức năng của mình phục vụ kịp thời, đầy đủ, có hiệu quả cho bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia. Hai là, phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng tiềm lực bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia Muốn có tiềm lực bảo vệ an ninh biên giới quốc gia phải huy động, phát huy được nguồn sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị cùng tham gia. Đặc biệt, coi trọng xây dựng tiềm lực kinh tế, củng cố, nâng cao đời sống nhân dân nơi biên giới. Đặt phát triển kinh tế- xã hội biên giới trong tổng thể chiến lược phát triển chung của đất nước. Xây dựng biên giới hiện đại, phồn vinh, bền vững. Chú trọng củng cố các điều kiện vật chất với củng cố đời sống tinh thần, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức, ý thức trách nhiệm, tinh thần làm chủ biên giới quốc gia của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, tạo điều kiện để đồng bào yên tâm sinh sống lâu dài vùng biên giới, làm cho biên giới ngày càng đổi mới và phát triển. Ba là, đẩy mạnh xây dựng thế trận toàn dân bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia Tiếp tục đổi mới, bổ sung, điều chỉnh thế trận bố trí các lực lượng tác chiến kết hợp giữa Bộ đội Biên phòng, lực lượng chủ lực với địa phương; tại chỗ với cơ động; trên không với trên bộ, trên biển và đất liền, biển đảo Từ đó có thế trận phòng thủ, tấn công chặt chẽ, hợp lý, hiệu quả không bị động, bất ngờ. Từng địa phương, cơ sở có biện pháp tích cực để huy động sức mạnh tổng hợp tại chỗ để có thể tự chủ, tự giải quyết mọi tình huống khi xảy ra trên địa bàn. Việc bố trí dân cư, điều chuyển dân cư biên giới khi cần phải chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng, tạo mọi điều kiện để nhân dân sớm ổn định, yên tâm phấn khởi sinh sống lâu dài. Đồng thời, có biện pháp chống di dân tự do gây mất ổn định biên giới. Bốn là, chăm lo xây dựng lực lượng chuyên trách (Bộ đội Biên phòng) bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia 13
  2. Chú ý xây dựng lực lượng vững mạnh về chính trị tư tưởng: giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng; xây dựng phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống cho cán bộ, chiến sỹ; xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân. Xây dựng về tổ chức Bộ đội Biên phòng: xây dựng theo nguyên tắc tập trung, thống nhất từ trung ương đến cơ sở; ổn định lâu dài chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng, có quy hoạch, kế hoạch xây dựng lực lượng dài hạn, ngắn hạn. Hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, chỉ huy đối với Bộ đội Biên phòng và công tác biên phòng; xây dựng hoàn thiện quy chế phối hợp hiệp đồng với các lực lượng , nâng cao chất lượng tổng hợp, tăng cường sức chiến đấu và trình độ sẵn sàng chiến đấu của Bộ đội Biên phòng. Điều đó đặt ra phải đổi mới công tác tổ chức bộ máy, nguồn lực con người, hiện đại hóa các điều kiện phương tiện, chăm lo sức khỏe bộ đội nâng cao năng lực chiến đấu cho cán bộ, chiến sỹ. Tập trung nghiên cứu khoa học, làm rõ những vấn đề cơ bản, cốt yếu liên quan đến bảo vệ an ninh biên giới quốc gia hiện nay. * Các trang mạng: bienphongvietnam.vn; tapchicongsan.org.vn 7.1.6. Hoạt động dạy học. Tiết 13. Bài 3. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia: Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia. Trách nhiệm của công dân. 1. Bước 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về dạy học dự án - Hoạt động 1: GV cho học sinh xem một số hình ảnh dạy học dự án - Hoạt động 2: GV nêu khái niệm cho học sinh hiểu về dạy học dự án - Hoạt động 3: GV giới thiệu các bước dạy học dự án, những công việc học sinh cần làm. 2. Bước 2: Xây dựng kế hoạch dự án học tập: * Dự kiến những vấn đề triển khai dự án: - Phác thảo đề cương: Giáo viên cùng học sinh thảo luận về các vấn đề cần giải quyết của tiểu chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu: 14
  3. Tiểu chủ đề 1: Tìm hiểu về Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia. +Nội dung, biện pháp xây dựng đường biên giới quốc gia +Biện pháp quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia +Những khó khăn của việc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia Tiểu chủ đề 2: Tìm hiểu: Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia trên đất liền Việt Nam +Nội dung, biện pháp xây dựng đường biên giới quốc gia trên đất liền +Biện pháp quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia trên đất liền +Những khó khăn của việc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền. Tiểu chủ đề 3: Tìm hiểu: Nội dung, biện pháp xây dựng đường biên giới quốc gia trên biển. + Nội dung, biện pháp xây dựng đường biên giới quốc gia trên biển + Biện pháp quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển + Những khó khăn của việc bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển. Tiểu chủ đề 3: Trách nhiệm công dân trong bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. + Chính sách của Đảng và Nhà nước về trách nhiệm của công dân trong bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. + Trách nhiệm của bản thân trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia - Thời gian và địa điểm: + Thời gian triển khai: Dự kiến 1 tuần. + Địa điểm: Thư viện, phòng học bộ môn. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách khai thác các nguồn tài liệu, cách ghi chép và trích dẫn tài liệu tham khảo, sử dụng các nguồn tài liệu. Với tài liệu sách báo cần ghi rõ: Tên, tác giả, nơi xuất bản và năm xuất bản của tài liệu; tài liệu khai thác trên internet cần ghi rõ ngày của bài báo; tư liệu thông qua thực tế sử dụng máy ảnh, máy ghi âm để lưu lại ( thông qua tìm hiểu bảo tàng, các công trình kiến trúc, làn điệu dân ca ) 15
  4. Học sinh bên cạnh những vấn đề cả lớp cùng tìm hiểu chung, các nhóm được phân công từ trước cần tìm thêm những thông tin (Chú ý sắp xếp học sinh có cùng sở thích tìm hiểu chung một chủ đề): Tên Nhiệm vụ Phương tiện Thời Sản phẩm dự nhóm gian kiến hoàn thành Tìm hiểu: Nội dung, biện Thực tế, sách vở, Tư liệu hình Nhóm 1 pháp xây dựng và quản lí, internet, máy ảnh, 4 ngày ảnh, phim, bảo vệ biên giới quốc gia. máy ghi âm băng ghi âm Tìm hiểu: Nội dung, biện Thực tế, sách vở, Tư liệu hình pháp xây dựng và quản lí, internet, máy ảnh, ảnh, phim, Nhóm 2 4 ngày bảo vệ biên giới quốc gia máy ghi âm băng ghi âm trên đất liền Việt Nam Nội dung, biện pháp xây Thực tế, sách vở, Tư liệu hình Nhóm 3 dựng đường biên giới internet, máy ảnh, 4 ngày ảnh, phim, quốc gia trên biển. máy ghi âm băng ghi âm Trách nhiệm công dân Thực tế, sách vở, Tư liệu hình Nhóm 4 trong bảo vệ chủ quyền internet, máy ảnh, 4 ngày ảnh, phim, biên giới quốc gia. máy ghi âm băng ghi âm Bước 3: Thực hiện dự án(Thực hiện thời gian ngoài giờ lên lớp) GV cho học sinh đi tham gia hoạt động ngoại khóa theo chủ đề tháng 12. “Tổ quốc trong tim tôi” - Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đã phân công. - Thu thập tài liệu: Dựa vào kiến thức đã học trong chương trình môn GDQP - AN và vận dụng liên môn (Địa lí, lịch sử, giáo dục công dân), các thành viên trong nhóm theo sự phân công sử dụng các phương tiện (phiếu điều tra, phỏng vấn, internet, tư liệu, máy ảnh, ghi âm ) để tìm hiểu một số vấn đề bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. 16
  5. - Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình xử lỉ thông tin, các nhóm sẽ lần lượt trả lời các câu hỏi để làm rõ nội dung, biện pháp quản lí, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia và trách nhiệm công dân. + Giáo viên hướng dẫn phương pháp xử lí kết quả điều tra từ các thành viên trong nhóm. + Tiến hành thống kê phân loại các nội dung quan sát điều tra + Phân tích tổng hợp thành những thông tin có giá trị, độ tin cậy chính xác cao, có ý nghĩa. - Viết báo cáo của nhóm bằng văn bản và chuẩn bị bài trình bày trước lớp, báo cáo các nhóm dựa trên cấu trúc đề cương đã thảo luận, bổ sung lược đồ, bảng biểu, tranh ảnh Các nhóm được giáo viên phân công tự chọn thành viên giới thiệu sản phẩm của nhóm mình Bước 4: Trong giờ học chính khóa: Học sinh học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. * Hoạt động 1. Giới thiệu bài học - Học sinh học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Các nhóm báo cáo kết quả những nội dung thu thập được. - Nhìn lại quá trình thực hiện dự án. GV dẫn dắt: Hướng dẫn học sinh đi vào chủ đề bài học từ những hình ảnh thực tế mà các em vừa được học tập trong buổi ngoại khóa. Từ những hình ảnh ghi được đó, GV cho học sinh lựa chọn chủ đề bài học * Hoạt động 2. Phân công nhóm và hoạt động theo nhóm về các chủ đề lựa chọn Bước 1. Cho học sinh lựa chọn phương án thực hiện bài thực hành: xây dựng phóng sự ảnh hoặc tập san về bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Bước 2. Phân nhóm học sinh và cho các nhóm thảo luận, thống nhất chọn các chủ đề phù hợp Nhóm 1. Nội dung, biện pháp quản lí, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia (cơ sở lí thuyết ) 17
  6. Nhóm 2. Nội dung, biện pháp quản lí, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên đất liền. Nhóm 3. Nội dung, biện pháp quản lí, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia trên biển Nhóm 4. Trách nhiệm của công dân. Bước 3. Học sinh chụp ảnh về các chủ đề của nhóm được giao. Bước 4. Học sinh sắp xếp các ảnh theo thứ tự và làm thuyết minh bằng phóng sự ảnh Bước 5. Học sinh trình bày kết quả trước lớp Bước 6. Nhận xét của các bạn, của các nhóm khác. Bước 7. Nhận xét của giáo viên Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS sưu tầm tài liệu về chủ quyền biên giới quốc gia . Địa chỉ khai thác kiến thức: + Bài 2 (lớp 12): Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ - SGK Địa lí 12 + Bài 42 (lớp 12): Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo – SGK Địa lí 12 + Bài 17 (lớp 10): Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến Việt Nam – SGK Lịch sử 10 + Bài 25 (lớp 10): Tình hình chính trị văn hóa dưới triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX – SGK Lịch sử 10 + Tác phẩm “ Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi) + Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” (Hồ Chí Minh) + Bài 14 (lớp 10): Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc – SGK GDCD 10 + Bài 14 (lớp 11): Chính sách quốc phòng và an ninh - SGK GDCD 11 + Bài 15 (lớp 11): Chính sách đối ngoại - SGK GDCD 11 + Bài 6 – Lớp 11. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia – SGK GDQP – AN 11 18
  7. + Bài 9 – Lớp 12. Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc – SGK GDQP – AN 12 7.1.7. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp cùng với giới thiệu bài mới. 3. Tổ chức hoạt động dạy học - Giáo viên tổ chức một buổi hoạt động ngoại khóa liên quan đến chủ đề để HS có thể tìm hiểu nội dung liên quan bài học. - Học sinh: Trên cơ sở kết quả ghi chép được qua buổi ngoại khóa và tìm hiểu trên mạng thông tin, học sinh tổng hợp kiến thức và chuẩn bị cho bài học. - Giáo viên: Nhận xét đồng thời kết hợp với giới thiệu bài mới 3.1. Hoạt động 1. Nội dung, biện pháp xây dựng và quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia. Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh. Tiến Hoạt động Hỗ trợ của giáo viên Kết quả/ Sản phẩm dự kiến trình của học sinh dạy học Đề Tiếp nhận vấn Từ các tài liệu tham xuất đề khảo ở nhà, hãy cho biết vấn các nội dung và biện đề pháp xây dựng, quản lí và bảo vệ biên giới quốc gia. Giải - Các nhóm -Yêu cầu đại diện của 1. Xây dựng và từng bước quyết trao đổi thảo nhóm có bài làm tốt nhất hoàn thiện hệ thống pháp vấn luận lên trình bày luật về biên giới quốc gia. đề - Đại diện - Yêu cầu các nhóm - Quản lí, bảo vệ đường biên 19
  8. nhóm có bài nhận xét, bổ sung (kĩ giới quốc gia, hệ thống dấu làm tốt nhất thuật “3 lần 3”) hiệu mốc quốc giới; đấu lên trình bày + Đưa ra 3 nhận xét ưu tranh ngăn chặn các hành vi -Các nhóm điểm xâm phạm lãnh thổ, biên nhận xét, bổ + Ba nhận xét về nhược giới, vượt biên, vượt biển và sung điểm các vi phạm khác xảy ra ở -Ghi chép, sửa + Ba giải pháp khắc khu vực biên giới chữa vào vở phục - Xây dựng khu vực biên giới ghi. -Nhận xét tinh thần và vững mạnh toàn diện về các kết quả làm việc của các mặt: chính trị; kinh tế - xã nhóm. hội; quốc phòng – an ninh. -Chuẩn xác lại kiến thức - Xây dựng nền biên phòng toàn dân và thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh để quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia. - Vận động quần chúng nhân dân ở khu vực biên giới tham gia tự quản đường biên, mốc quốc giới; bảo vệ an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, biển, đảo của Tổ quốc. 3.2. Hoạt động 2. Liên hệ cụ thể về nội dung, biện pháp xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển. Phương tiện: máy tính, tư liệu tham khảo Phương pháp dạy học: thảo luận nhóm (Kĩ thuật thu – nhận thông tin phản hồi) Tiến Hoạt động Hỗ trợ của giáo viên Kết quả/ Sản phẩm dự kiến trình của học sinh dạy 20
  9. học Đề Tiếp nhận vấn Từ các tài liệu tham xuất đề khảo ở nhà, hãy cho biết vấn các nội dung và biện đề pháp xây dựng, quản lí và bảo vệ biên giới quốc gia trên đất liền. Giải - Các nhóm -Yêu cầu đại diện của 2. Biện pháp quản lí, bảo vệ quyết trao đổi thảo nhóm có bài làm tốt biên giới quốc gia trên đất vấn luận nhất lên trình bày liền và hải đảo đề - Đại diện - Yêu cầu các nhóm - Đường biên giới quốc gia nhóm có bài nhận xét, bổ sung (kĩ trên đất liền nước ta giáp với làm tốt nhất thuật “3 lần 3”) 3 nước: lên trình bày Vận dụng kiến thức liên + Phía Bắc giáp Trung Quốc -Các nhóm môn Địa lí, Lịch sử và với đường biên giới dài nhận xét, bổ Văn học để nêu một số 1400km + Phía Tây giáp Lào, sung biện pháp quản lí, bảo đường biên giới dài 2100 km -Ghi chép, vệ biên giới trên đất + Phía Tây Nam giáp sửa chữa vào liền. Campuchia dài 1100 km. vở ghi. -Biện pháp bảo vệ biên giới -Nhận xét tinh thần và trên đất liền kết quả làm việc của các + Hoàn thiện hệ thống pháp lí nhóm. phân định cắm mốc biên giới -Chuẩn xác lại kiến thức với các nước + Phát triển kinh tế - xã hội cho nhân dân vùng biên giới hình thành các khu kinh tế cửa khẩu. + Đoàn kết, tăng cường hợp 21
  10. tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển 3.3. Hoạt động 3. Trách nhiệm của công dân Phương pháp: Dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm Phương tiện: máy chiếu, tranh ảnh. Tiến Hoạt động Hỗ trợ của giáo viên Kết quả/ Sản phẩm dự kiến trình của học sinh dạy học Đề Tiếp nhận vấn Từ các tài liệu tham xuất đề khảo ở nhà, hãy cho biết vấn trách nhiệm của công đề dân trong xây dựng, quản lí và bảo vệ biên giới quốc gia. Giải - Các nhóm -Yêu cầu đại diện của 3. Trách nhiệm công dân quyết trao đổi thảo nhóm có bài làm tốt - Hiến pháp nước CHXHCN vấn luận nhất lên trình bày Việt Nam năm 1992 quy đề - Đại diện - Yêu cầu các nhóm định: “Bảo vệ tổ quốc Việt nhóm có bài nhận xét, bổ sung (kĩ Nam XHCN, giữ vững an làm tốt nhất thuật “3 lần 3”) ninh quốc gia là sự nghiệp lên trình bày + Đưa ra 3 nhận xét ưu của toàn dân, công dân -Các nhóm điểm phải làm đầy đủ nhiệm vụ nhận xét, bổ + Ba nhận xét về nhược quốc phòng an ninh do pháp sung điểm luật quy định”. -Ghi chép, + Ba giải pháp khắc - Điều 10 luật biên giới Việt sửa chữa vào phục Nam xác định: “Xây dựng, 22
  11. vở ghi. -Nhận xét tinh thần và quản lí, bảo vệ biên giới quốc kết quả làm việc của các gia, khu vực biên giới là sự nhóm. nghiệp của toàn dân do nhà -Chuẩn xác lại kiến thức nước thống nhất quản lí”. - Học sinh phải ra sức học tập, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc. Trên cơ sở đó, xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ tổ quốc. Tích cực tham gia các phong trào của đoàn thanh niên, phong trào thanh niên tình nguyện hướng về vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. 4.Củng cố bài học: Giáo viên nhận xét tinh thần làm việc và kết quả của các nhóm. 5. Hướng dẫn học tập ở nhà Các nhóm hoàn thiện bản báo cáo dựa trên kết quả làm việc và đóng góp của các nhóm khác và tổng kết của giáo viên. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến - Áp dụng trong các tiết dạy giáo dục an ninh quốc phòng bài 3 bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia lớp 11. Kết quả học sinh hứng thú với môn học và khả năng vận dụng kiến thức liên môn giải quyết tình huống thực tiễn rất cao. - Sáng kiến có thể áp dụng trong quá trình dạy tích hợp liên môn Quốc phòng an ninh khối trung học phổ thông trong cả nước. 23
  12. 8. Những thông tin cần được bảo mật: không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Thuận lợi: Nội dung chủ đề rất thiết thực, gắn với đời sống thực tiễn - Khó khăn: Giáo viên phải tổng hợp, sắp xếp nhiều kiến thức từ các môn học khác nhau một cách logic phù hợp với chủ đề 10. Đánh giá lợi ích thu được (kết quả thực hiện) 10.1.GV kiểm tra học sinh bằng kết quả quá trình thực hiện dự án PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ ÁN CỦA NHÓM HỌC SINH Họ tên người đánh giá ( GV): Đặng Thị Ái Thủy Nhóm: Lớp .Trường Tên dự án: Thực hành tìm hiểu một số vấn đề môi trường ở địa phương. Tên tiểu dự án của nhóm: . Mục đánh Tiêu chí Kết quả giá Chi tiết Điểm tối đa Quá trình Sự nhiệt tình của các 1 làm việc của thành viên nhóm Sự hợp tác các thành 1 viên Đầu tư thời gian 1 Trình bày Nội dung 4 sản phẩm Hình thức 2 Kỹ năng thuyết trình 1 Tổng 10 PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁ NHÂN HỌC SINH TRONG NHÓM ( Dành cho nhóm trưởng đánh giá thành viên của mình) Tốt: 3 Trung bình: 2 Chưa tốt: 1 24
  13. Stt Thành viên Nhiệt Đóng góp Sáng tạo Tổng tình, ý kiến, trong trách thảo luận công nhiệm việc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐIỂM TB HS = Điểm nhóm x 2+ Điểm cá nhân/3 10.2. Mô tả các sản phẩm của học sinh. Sản phẩm của học sinh là các bài viết, hình ảnh các em đã tiến hành tìm hiểu thông qua phóng sự ảnh Sản phẩm của học sinh là bài viết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết tình huống thực tiễn về chủ quyền vùng biển Việt Nam. 10.3. Kết quả học tập của học sinh được thể hiện qua bản báo cáo của các nhóm trưởng tổng kết 1. Kết quả thu được như sau: Lớp Số Loại giỏi Loại Khá Loại TB Loại yếu 25
  14. học (9- 10 điểm (7-8 điểm) (5 – 6 điểm) ( 3-4 điểm) sinh ) Thực 23 HS 18 HS 4 HS 0 HS 45 nghiệm(11A7) (51%) (40%) (9%) 0% Đối chứng 16 HS 14 HS 0 HS (0%) 45 15 HS (33%) (11 A8) (35,5%) (31,5%) 2. BẢNG THỂ HIỆN MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN Tiêu chí Số Tỉ lệ ( %) lượng Kiến thức các môn học GDQP – AN 32 100 học được qua dự án Địa lý 32 100 Lịch sử 32 100 GDCD 30 93,4 Môn khác 5 15,6 Mức độ hứng thú với Có 29 90,6 dạy học dự án Không 3 9,4 Kỹ năng thu thập thông tin 32 100 Các kỹ năng được phát Kỹ năng xử lý thông tin 32 100 triển hơn Kỹ năng làm việc nhóm 32 100 Kỹ năng giao tiếp 28 87,5 Kỹ năng thuyết trình 15 46,8 Kỹ năng sử dụng CNTT 20 62,5 Những tình cảm được Tình yêu quê hương đất 32 100 bồi đắp nước Niềm tự hào về dân tộc 30 93,4 Quyết tâm bảo vệ chủ quyền 32 100 dân tộc Tình cảm khác 5 15,6 26
  15. Qua kết quả thực nghiệm và quan sát trong giờ học tôi nhận thấy : -Ở lớp thực nghiệm 11A7, khi giáo viên vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn kết hợp với phuơng pháp dạy học theo dự án đã tạo nên sự hứng thú cho học sinh khi học địa lí. Các em có ý thức chuẩn bị bài ở nhà, sưu tầm các tư liệu có liên quan và chủ động, tích cực tham gia hoạt động tìm hiểu kiến thức, lớp học sôi nổi. - Ở lớp đối chứng (11A8) Giáo viên dạy theo kiểu thông báo kiến thức, không vận dụng nguyên tắc liên môn, với các câu hỏi mang tính truyền thống học sinh ghi chép 1 cách thụ động vẻ mặt thờ ơ không biểu lộ cảm xúc, không khí lớp học tẻ nhạt .Vì vậy kết quả thấp hẳn so với lớp thực nghiệm 11. Danh sách cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Đặng Thị Ái Thủy THPT Đồng Đậu Dạy học tích hợp chủ đề Bảo vệ chủ quyền biên giới môn GDQP - AN lớp 11 THPT Yên Lạc, ngày 05 tháng 12 năm 2019 Yên Lạc, ngày 05 tháng 12 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị/ Tác giả sáng kiến Chính quyền địa phương (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) Đặng Thị Ái Thủy 27
  16. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ sách giáo khoa các môn liên quan (Sách giáo khoa, sách giáo viên ) - Sách giáo khoa GDQP – AN 11 - Sách giáo khoa, Địa Lý 12 - Sách giáo khoa Lịch Sử 12 - Sách giáo khoa GDCD 11 2. Website: truonghocketnoi.edu.vn 3. Trang web: www.moste.gov.vn. 4. Nguyễn Văn Cường– ĐH Poxdam (2004), Lí luận dạy học hiện đại. 5. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên. 6. Một số tài liệu khác. 28