SKKN Biện pháp nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 5–6 tuổi E trường Mầm non Hoài Thượng
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Biện pháp nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 5–6 tuổi E trường Mầm non Hoài Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_bien_phap_nang_cao_ky_nang_nhan_biet_va_phong_tranh_ngu.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Biện pháp nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 5–6 tuổi E trường Mầm non Hoài Thượng
- 8 * Tình huống 3: Bé làm gì khi bị xâm hại? Thực tế cho thấy, vấn nạn xâm hại trẻ em trên thế giới trong đó có Việt Nam đang trong giai đoạn báo động và tiềm ẩn gia tăng. Tình trạng xâm hại trẻ em không chỉ xảy ra ở thành phố, mà còn xảy ra ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Đặc biệt, vấn nạn này xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, trong đó có mầm non. Những câu chuyện đau lòng như hồi chuông báo động cho các bậc làm cha, làm mẹ. Chính vì vậy, câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để giúp các em có được có kĩ năng nhận biết và xử lí các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ này? Trong các tiết học kĩ năng sống, bản thân tôi đã thường xuyên giáo dục giới tính cho trẻ; hướng dẫn trẻ nhận biết các vùng riêng tư; nhận biết dấu hiệu và cách ứng phó khi bản thân trẻ hoặc người khác bị xâm hại. Thông qua quy tắc “Năm ngón tay”, trẻ có thể dễ dàng nhận biết và tránh xa những đối tượng nguy hiểm để bảo vệ chính bản thân mình. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở lý thuyết, thì trẻ sẽ nhanh chóng quên đi kiến thức cơ bản. Chính vì vậy, ở ngoài giờ học tôi thường xuyên cho trẻ xem những tình huống về xâm hại trẻ em trên mạng internet để trẻ đưa ra cách xử lý cho từng tình huống đó. Hình ảnh: Cho trẻ xem video về xâm hại trẻ em Ví dụ: Bạn Mai đang chơi thì có chú hàng xóm tặng cho Mai một chiếc bút, Mai rất thích nhưng chú hàng xóm lại rủ Mai vào nhà của chú chơi. Trong tình huống này, bạn Mai sẽ xử lí như thế nào?
- 9 Thông qua tình huống đó, trẻ lớp tôi đã nhận biết được một số dấu hiệu xâm hại, phân loại được các đối tượng có khả năng mang đến nguy cơ không an toàn cho trẻ và người khác. Từ đó, trẻ suy nghĩ và đưa ra cách xử lí thông minh nhất cho từng tình huống cụ thể. Ngoài ra, tôi còn cho trẻ tiếp cận các tình huống có nguy cơ không an toàn cho trẻ như: Hãy uống thuốc đúng cách, không sử dụng vật dụng sắc nhọn; không đi, chạy nhảy vào chỗ có nước trơn. Biết tránh các nơi nguy hiểm (ao, hồ, giếng nước, hố vôi ) Đây chính là một biện pháp mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất vì qua biện pháp này đã phát huy được tính tích cực của trẻ. Từ đó trẻ có cơ hội được thực hành, được trải nghiệm được đóng vai như người bị hại và qua đó trẻ biết giải quyết tình huống trực tiếp còn giáo viên sẽ quan sát các hành động của trẻ chân thực nhất để từ đó có hướng điều chỉnh giáo dục kịp thời với từng cá nhân trẻ. Biện pháp 4: Phối kết hợp với cha mẹ trẻ để giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn. Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ. Chính vì vậy, việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Tôi đã phối hợp với phụ huynh bằng cách trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua các giờ đón trả trẻ. Bằng cách đó giáo viên và phụ huynh luôn có được thông tin hai chiều của trẻ ở nhà cũng như ở trường. Việc dạy trẻ nhận biết và phòng tránh nguy hiểm cũng được củng cố và mở rộng hơn. Qua đó phụ huynh đã nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ kỹ năng sống cho trẻ. Từ đó, phụ huynh luôn phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục trẻ, đặc biệt là giáo dục kĩ năng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn có thể xảy ra với trẻ.
- 10 Hình ảnh: Trao đổi với phụ huynh Ngoài việc trao đổi trực tiếp với phu huynh, tôi còn tuyên truyền gián tiếp thông qua góc tuyên truyền, zalo nhóm lớp, sổ theo dõi trẻ để phụ huynh nắm bắt và cùng giúp con nhận biết, phòng tránh các nguy cơ không an toàn cho trẻ ở nhà cũng như bên ngoài cộng đồng như: đuối nước, điện giật, bỏng, tai nạn giao thông, bắt cóc hay xâm hại tình dục trẻ em. Đặc biệt tuyên truyền về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non, tại gia đình và ngoài cộng đồng. Qua việc phối kết hợp với phụ huynh, trẻ lớp tôi đã nhận thức rõ hơn về các nguy cơ không an toàn khi ở trường cũng như ở nhà và ở ngoài xã hội. Từ đó trẻ có kĩ năng phòng tránh và xử lí những nguy cơ không an toàn ở bất cứ nơi đâu. 3. Kết quả( áp dụng thực tiễn) a. Kết quả đạt được: Trong khoảng thời gian thực nghiệm các biện pháp kể trên, đến thời điểm hiện tại, lớp tôi đã thu về được kết quả như sau: * Đối với trẻ: Bằng các biện pháp khác nhau trẻ được thực hành, trải nghiệm, trẻ được tự xử lý các tình huống xảy ra tôi thấy trẻ lớp tôi đã nhận biết được một số nguy cơ không an toàn; biết cách tự chơi an toàn, không đi theo người lạ, tránh xa các
- 11 vật dụng và khu vực nguy hiểm, biết tự bảo vệ bản thân và đưa ra cách xử lí khi đối mặt với các nguy cơ không an toàn. Ví dụ cụ thể: Đa số trẻ trong lớp không nghịch ngợm trèo leo lên bàn ghế, cầu thang, lan can; không tự ý đi theo người lạ, không nhận bánh kẹo từ người lạ, nhận biết các dấu hiệu xâm hại tình dục và đưa ra cách xử lí kịp thời; không đến gần hay chạm tay vào ổ điện, nguồn điện; không đi, chạy nhảy vào chỗ có nước trơn; biết tránh các nơi nguy hiểm (ao, hồ, giếng nước, hố vôi ); không tự ý uống thuốc hay tự ý sử dụng dao kéo Hình ảnh: Trẻ không nghịch ngợm * Đối với giáo viên: Giáo viên mạnh dạn hơn, tự tin hơn, phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ để cùng có những biện pháp phù hợp giáo dục nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ tốt nhất. Tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, linh hoạt trong các hình thức tổ chức đạt hiệu quả cao.
- 12 Hình ảnh: Giáo viên mạnh dạn, tự tin * Đối với phụ huynh học sinh: Các bậc cha mẹ đã dành nhiều thời gian quan tâm tới con, có thói quen lắng nghe trẻ nói, hiểu về những gì trẻ đang suy nghĩ và mong muốn, bố mẹ đã biết thể hiện sự quan tâm đúng mực. Liên kết, phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, thường xuyên trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức trực tiếp hoặc thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp. Hình ảnh: Bố mẹ hiểu con
- 13 b. Điều chỉnh, bổ sung sau thực nghiệm. Qua thực nghiệm các biện pháp kể trên, tôi nhận thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt trong việc nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm đã đem lại hiệu quả khá cao. Chính vì thế tôi xin được tiếp tục nâng cao biện pháp: “Tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm” phối hợp cùng các biện pháp kể trên để nâng cao kĩ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ đạt mục tiêu đã đề ra. 4. Kết luận Giáo viên là người định hướng giúp trẻ, còn bản thân trẻ phải là người chủ động trong các định hướng đó. Giáo viên luôn tôn trọng các quyết định của trẻ. Trẻ lớp tôi đã bước đầu nhận biết và phòng tránh được một số nguy cơ không an toàn có thể xảy ra trong gia đình, bên ngoài và trong trường mầm non như: không lại gần bếp lửa, phích nước nóng, ổ cắm điện, ao, hồ, hố vôi; không vào nhà vệ sinh một mình, không đi vào chỗ có nước trơn, không đi ra ngoài chơi khi không có bố mẹ đi cùng, không tự ý uống thuốc hay sử dụng vật dụng săc nhọn, không tự ý đi theo hay nhận đồ từ người lạ, nhận biết dấu hiệu bị xâm hại. Qua đó, trẻ có một số kĩ năng ban đầu về cách xử lý một số tình huống đơn giản. Phụ huynh đã nhận thấy sự cần thiết của việc phòng tránh một số nguy cơ không an toàn cho con trẻ và đã có những kiến thức ban đầu để phối hợp với giáo viên giáo dục, đánh giá trẻ một cách hợp lý nhất. 5. Một số ý kiến đề xuất. a. Đối với tổ chuyên môn: Tăng cường cho giáo viên được học hỏi kinh nghiệm qua các tiết dạy từ đồng nghiệp. b. Đối với lãnh đạo nhà trường: Cung cấp đầy đủ hơn nữa các tài liệu cho hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. c. Đối với Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo: Tổ chức các buổi kiến tập tập huấn chuyên đề, về cách phòng tránh tai nạn thương tích và một số nguy cơ không an toàn cho trẻ để giáo viên nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn.
- 14 PHẦN III. MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ TRẺ SAU THỰC NGHIỆM KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM Chưa áp Sau khi Tỷ lệ TS dụng áp dụng STT NỘI DUNG GIÁO DỤC tăng TRẺ SL Tỷ SL Tỷ ( %) trẻ lệ trẻ lệ đạt (%) đạt (%) Trẻ biết nói không khi có người lạ đến đón, cho quà 1 27 15 55.6 25 92.6 37 bánh hay động chạm vào vùng riêng tư. Không đến gần các đồ dùng có nguy cơ gây bỏng: 2 phích nước, bếp đang 27 16 59.3 26 96.3 37 đun không chạm tay vào các ổ điện, nguồn điện. Không leo trèo bàn, ghế, 3 27 12 44.4 24 88.9 44.5 lan can, cầu thang. Không đi, chạy nhảy vào chỗ có nước trơn. Biết 4 tránh các nơi nguy hiểm 27 14 51.9 26 96.3 44.4 (ao, hồ, giếng nước, hố vôi ) Không tự ý sử dụng thuốc, 5 27 17 63.0 26 96.3 33.3 vật dụng sắc nhọn.
- 15 PHẦN IV. CAM KẾT Trên đây là báo cáo về “Biện pháp nâng cao kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ 5 – 6 tuổi E trường mầm non Hoài Thượng”. Tôi xin cam kết không sao chép, vi phạm bản quyền; các biện pháp đã triển khai thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của trẻ là trung thực. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hoài Thượng, Ngày 10 tháng 02 năm 2023 GIÁO VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên) Ngô Thị Nhi