SKKN Công tác giáo dục phòng chống và ngăn chặn tệ nạn ma tuý cho học sinh phổ thông

doc 16 trang vanhoa 6630
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Công tác giáo dục phòng chống và ngăn chặn tệ nạn ma tuý cho học sinh phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_cong_tac_giao_duc_phong_chong_va_ngan_chan_te_nan_ma_tu.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Công tác giáo dục phòng chống và ngăn chặn tệ nạn ma tuý cho học sinh phổ thông

  1. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đọc lập – Tự do – Hạnh phúc o0o ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2011 – 2012 I. SƠ YẾU LÝ LỊCH - Họ và tên: Bùi Thị Lưu - Ngày tháng năm sinh: 20 – 3 – 1962 - Năm vào ngành : 1984 - Chức vụ : Giáo viên - Đơn vị công tác : THPT Ba Vì – Hà Nội - Trình độ chuyên môn : ĐHSP - Hệ đào tạo : Chính quy. - Bộ môn giảng dạy : Sinh học - Trình độ ngoại ngữ 1 T¸c gi¶: Bïi ThÞ L­u
  2. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI. Tên đề tài : Công tác giáo dục phòng chống và ngăn chặn tệ nạn ma tuý cho học sinh phổ thông . Lý do chọn đề tài : Những năm gần đây ma tuý đã xâm nhập nhanh chóng vào các trường học trong cả nước và đang là tiếng chuông cảnh báo cho toàn xã hội và mọi gia đình. Tệ nạn ma tuý đang ngày càng tăng lên ở lứa tuổi học đường, do đó toàn xã hội đặc biệt là các phụ huynh học sinh có con em đang ở tuổi vị thành niên là học sinh phổ thông – rất lo lắng và kinh hoàng với tệ nạn này. Tệ nạn ma tuý đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vị thành niên đặc biệt là vấn đề học tập, sức khoẻ ,nó gây trở ngại lớn trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực quý giá của đất nước trong hiện tại và trong tương lai. Do đó công tác giáo dục, tư vấn cho vị thành niên là học sinh phổ thông có kiến thức, có hiểu biết để phòng tránh tệ nạn ma tuý là việc làm rất cần thiết và vô cùng cấp bách. Công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý cho học sinh phổ thông vị thành niên có thể tiến hành bằng nhiều hình thức : giáo dục qua các môn học của nhà trường như qua môn giáo dục công dân, môn sinh học, Là một giáo viên giảng dạy bộ môn sinh học tôi có nhiều thuận lợi để thực hiện công tác này qua nội dung giảng dạy ở các bài chính khoá. Và một hoạt động rất tích cực nữa là triển khai qua các hoạt động ngoại khoá nhằm làm cho tất cả giáo viên và học sinh thấy được tác hại nhiều mặt của ma tuý để tránh xa. - Giáo dục phòng chống tệ nạn ma tuý cho học sinh phổ thông cần đạt các mục tiêu là : + Về tri thức : học sinh hiểu được tác hại của tệ nạn ma tuý với bản thân, với gia đình và cộng đồng, kể cả tác hại về nguy cơ lan truyền HIV/AIDS, hiểu 2 T¸c gi¶: Bïi ThÞ L­u
  3. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm được, những nguyên nhân dẫn đến tệ nạn nghiện hút ma tuý, những biện pháp cụ thể về phòng chống tệ nạn ma túy hiện nay. + Về thái độ : các em phải chấp hành tốt các chủ trương, biện pháp của nhà nước trong việc phòng chống tệ nạn ma tuý, phải sống lành mạnh. Không hút, không tiêm chích chất ma tuý, không hút thuốc lá, và phải tự biết kiềm chế không để bị lôi cuốn vào tệ nạn này. Tích cực tham gia phòng chống tệ nạn ma tuý như tuyên truyền, vận động mọi người tự giác thực hiện. - Phạm vi thực hiện đề tài là trên đối tượng học sinh phổ thông miền núi. Thời gian thực hiện đề tài trong 1 năm học. 3 T¸c gi¶: Bïi ThÞ L­u
  4. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. Trước khi bước vào thực hiện đề tài tôi tiến hành khảo sát thực tế, đó là vào đầu năm học điều tra trên đối tượng là học sinh khối 10 bao gồm các lớp 10A3, 10A4, 10A9. Thì tình trạng thực tế là : 80% - 90% các em chưa hiểu biết gì về ma tuý. Vì qua các cuộc điều tra ngắn gọn kiểu trắc nghiệm khách quan: ma tuý là gì, có những loại nào, nghiện ma tuý có những tác hại gì, ma tuý có liên quan đến HIV/AIDS không các em trả lời 1 cách chung chung, mơ hồ, thái độ, ý thức chưa rõ ràng đối với việc tìm hiểu về ma tuý, hiện tượng học sinh hút thuốc lá, uống rượu còn nhiều. - Đặc điểm HS của trường : đa số là HS dân tộc ( Mường,Dao) sống ở nông thôn : bản chất là các em ngoan ngoãn, thật thà và đôn hậu, đời sống của địa phương, gia đình nói chung, còn rất khó khăn nên việc thu thập thông tin, kiến thức về các vấn đề xã hội nhất là về tác hại của tệ nạn ma tuý còn rất hạn chế, các em chỉ được học qua 1 số bài ở chính khoá với thời gian rất ít, đồng thời tài liệu để đọc để tìm hiểu còn rất hạn chế, do đó nhiều em chưa hiểu biết, chưa quan tâm về vấn đề này. - Đứng trước tình hình nghiện hút ma tuý trong trường học của nước ta hiện nay là : số người nghiện hút trong cả nước khoảng 183.000 người, thì số nghiện hút ở lứa tuổi trẻ tăng nhanh( dưới 30 tuổi chiếm tới 70%). Trong đó có cả lứa tuổi vị thành niên là học sinh phổ thông. Trong khi đó các đối tượng chuyên buôn bán, tiêu thụ ma túy đã lợi dụng sự ngây thơ, chất phác và sự thiếu hiểu biết của các em học sinh miền núi, chúng dùng mọi thủ đoạn để kích thích, lôi cuốn, dụ dỗ các em học sinh, đặc biệt là những em học sinh nam thích đua đòi, ăn chơi, lười học, hay trốn học. - Điều tra ở lớp 10A3,10A4, 10A9 câu hỏi như sau: Các em suy nghĩ gì về tác hại của hút thuốc lá, uống rượu và sử dụng ma túy? 4 T¸c gi¶: Bïi ThÞ L­u
  5. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 100% các em nữ trả lời uống rượu, hút thuốc lá là rất có hại cho sức khỏe, còn các em nam 80% các em trả lời : hút thuốc lá, uống rượu là cũng có hại cho sức khỏe nhưng hiện tại thì chưa thấy tác hại gì, có lẽ về sau này mới gây tác hại còn ma túy thì không biết. Trong số đó 20% số nam còn lại thì cho rằng không hút thuốc là, uống rượu thì đâu phải là người lớn đâu là đàn ông, về ma túy thì chưa biết . - Kết hợp với quá trình theo dõi, tìm hiểu thống kê thi tôi thấy các em học sinh của trường chưa thật sự hiểu biết và có kiến thức về tệ nạn ma túy, chưa biết được những chất nào được gọi chung là ma túy. Đặc biệt những tác hại vô cùng nguy hiểm của ma túy gây ra thì các em còn mơ hồ hoài nghi, rất khó khăn bối rối, thiếu tự tin khi đưa ra câu trả lời. - Tệ nạn hút thuốc lá, uống rượu ở các học sinh nam xảy ra còn nhiều(nhất là học sinh khối 12). Có một số trường hợp trốn học nhiều buổi. Sau đó bỏ học, thì nghi đó là các đối tượng dính vào nghiện hút. * Qua thực tế trên tôi thấy: Cần phải khẩn trương và cấp bách cho các em hiểu biết về tệ nạn ma túy, tác hại của ma túy, các nhóm chất ma túy. Để các em có thể chủ động tránh xa ma túy, tích cực tham gia bài trừ tện nạn ma túy ngay ở lớp mình, trường mình, gia đình và địa phương. Để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ tương lai của chính bản thân mình, và cộng đồng. * Những biện pháp thực hiện. Để tháo gỡ những khó khăn và đạt được các mục tiêu như tôi đã trình bày ở phần trên. Ngoài ra các bài giảng chính khóa của bộ môn sinh học tôi đã triển khai hình thức hoạt động ngoại khóa về công tác phòng tránh tệ nạn ma túy. Qua các buổi ngoại khóa của trường và Đoàn trường trong năm học. Đây là biện pháp chính tôi lựa chọn để tiến hành phương pháp thuyết trình qua các buổi ngoại khóa, thảo luận nhóm, tổ theo từng chủ đề nhỏ qua các buổi sinh 5 T¸c gi¶: Bïi ThÞ L­u
  6. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm hoạt đoàn, kèm theo viết tiểu luận, hình thức đóng vai trong các đợt thi đua, đánh giá kết quả các câu hỏi dạng trắc nghiệm - Bằng phương pháp thuyết trình. Tôi thấy đây là một phương pháp thực hiện tốt và là phương pháp phổ biến thường được vận dụng trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp này cung cấp được nhiều thông tin cho học sinh trên số lượng lớn học sinh và nhanh chóng kịp thời nhất. Trong quá trình sử dụng cách thuyết trình thì tôi có phối kết hợp với các phương pháp khác như đưa ra câu hỏi phù hợp với chủ đề ngay sau khi trình bày để học sinh có thể trả lời được ngay để các em tham gia tích cực vào việc lĩnh hội kiến thức, ghi nhớ vấn đề. Hoặc khuyến khích học sinh đưa ra câu hỏi thắc mắc và trả lời ngay cho các em. Trong khi thuyết trình luôn có kèm theo đồ dùng trực quan như tranh ảnh . để việc giảng giải thêm rõ rằng sinh động và lôi cuốn hơn. VD: Đặc biệt cho học sinh hiểu ma túy là gì? Được phân loại như thế nào ? Đặc biệt ma túy là gì? Nghiện ma túy có tác hại như thế nào? Ma túy có lien quan đến sức khỏe của con người và đến HIV/AIDS ra sao .thì trước hết phải giảng giải cho học sinh: Ma túy là bất kì chất nào khi đưa vào cơ thể có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý của cơ thể. Như vậy ma túy không chỉ là những chất bị cấm như : Thuốc phiện, heroin, coocain, . hoặc chỉ được sử dụng hạn chế theo sự hướng dẫn của thầy thuốc để chữa bệnh như: Moocphin, Seeluxen, Đôlagan mà cả những chất như: Rượu, thuốc lá, cà phê Sau phần này có thể nhấn mạnh cho các em rằng: Hút thuốc lá, uống rượu cũng là một hình thức sử dụng ma túy và cũng là một tện nạn cần phải tránh xa, và bài trừ, vì những chất này cũng gây nghiện và ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt đến hệ thần kinh và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh ung thư vòm họng, ung thư phổi, viêm gan, sơ gan Vậy thì, ma túy được phân chia thành những nhóm chất nào? Liên hợp Quốc đã phân chia ma túy thành 5 nhóm chất như sau: 6 T¸c gi¶: Bïi ThÞ L­u
  7. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm 1. Nhóm ma túy là các chất từ cây thuốc phiện 2. Nhóm ma túy là các chất từ cây cần sa 3. Nhóm ma túy là các chất kích thích 4. Nhóm ma túy là các chất ức chế 5. Nhóm ma túy là các chất gây ảo giác Đặc biệt từ cây thuốc phiện có thể chiết xuất ra chất Moocphin có tác dụng làm giảm đau, nếu sử dụng quá liều sẽ gây tình trạng nhiễm độc cấp tính rất nguy nhiểm (dẫn đến cái chết) hoặc nhiễm độc mãn tính (nghiện). Từ Moocphin có thể tinh chế ra chất Heroin (bạch phiến) đây là loại ma túy rất độc hại nguy hiểm cho con người và hiện nay heroin là một trong các chất ma túy rất phổ biến trên thế giới. Từ các chất ma túy có nhiều nguồn gốc khác nhau, các nhóm phân loại khác nhau, hiện nay các nhóm tội phạm đã tổng hợp ra nhiều loại ma túy theo nhiều hình thức khác nhau(như tiêm chích, hít, uống ) được vận chuyển dưới nhiều hình thức khác nhau. Đây là một vấn đề đại nạn và rất nan giải, một cuộc chiến đấu khó khăn và rất gian khổ đặt ra cho toàn xã hội và trên toàn cầu. Như vậy, các em đã phân biệt được các loại ma túy để có ý thức cảnh giác cao độ và sẵn sàng bài trừ ma túy. Chủ đề tiếp theo đó là: Đặc điểm của ma túy là gì? Nghiện ma túy có những tác hại như thế nào và nó có lien quan như thế nào đến sức khỏe con người và đến HIV/AIDS. Trả lời thật rõ ràng cụ thể cho các em rõ: Đặc điểm của ma túy là gây nghiện cho người sử dụng và có biểu hiện sự ham muốn không thể tự kiềm chế được và phải sử dụng nó với bất kì hình thức nào. Có sự lệ thuộc về tinh thần và vật chất, nếu đã nghiện mà ngừng sử dụng sẽ bị hội chứng cai thuốc làm cho cơ thể 7 T¸c gi¶: Bïi ThÞ L­u
  8. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm có những phản ưng sinh lý rất bất lợi và thậm chí đe dọa đến tính mạng của con người. Phần này tôi sẽ đưa ra câu hỏi để học sinh trả lời để biết về thái độ của các em như thế nào. Với câu hỏi là: Vậy có nên thử dù chỉ là một lần với ma túy hay không ? học sinh sẽ trả lời là không vì dù chỉ là một lần song ma túy là chất kích thích và gây nghiện rất nhanh chóng. Vậy nghiện ma túy có những tác hại như thế nào? Trả lời: Đối với bản than người bị nghiện sẽ bị rối loạn sinh lý như rối loạn tiêu hóa, nôn, mửa, chán ăn, tiêu chảy, táo bón và đau bụng. Rối loạn tuần hoàn như loạn nhịp tim, loạn huyết áp, rối loạn hô hấp, rối loạn thần kinh như chậm chạp, thẫn thờ Thể lực suy kiệt, gầy gò, sút cân, còn bị tai biến do tiêm chích như viêm loét tĩnh mạch, nhiễm trùng máu Là nguyên nhân chủ yếu lây truyền các bệnh như viêm gan, HIV/AIDS Các bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến tâm lý như giảm sút nhân cách, suy thoái đạo đức. Đối với gia đình và cộng đông làm kiệt quệ kinh tế, tan nát gia đình Tệ nạn ma túy là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội như buôn lậu, cờ bạc, mại dâm, HIV/AIDS Trật tự an toàn xã hội bị đe dọa dẫn đến hành vi phạm tội hình sự. Để các em thấy rõ sự tệ hại của người nghiện ma túy thì trong phần này tôi sử dụng kết hợp vừa trình bày giảng giải vừa cho học sinh quan sát tranh ảnh chụp các trường hợp người bị nghiện và các loại bệnh tật của con nghiện. Đưa ra một vài dẫn chứng cụ thể các trường hợp hoặc các gia đình có người mắc nghiện ở địa phương để vấn đề có tính thuyết phục sâu sắc hơn. Và tiếp tục thông báo cho các em biết về ma túy lien quan đến HIV/AIDS một đại dịch trên toàn cầu và là một hiệm họa của dân tộc Việt Nam: Việc tiêm chích ma túy là một trong những con đường lây nhiễm HIV. Phần lớn(khoảng 70%) những người bị nhiễm HIV/AIDS là do tiêm chích ma túy (đã dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm HIV) 8 T¸c gi¶: Bïi ThÞ L­u
  9. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Các nguyên nhân dẫn đến nạn nghiện ma túy: Về nguyên nhân chủ quan là do các vị thành niên, hiếu kì, đua đòi, tò mò thích tìm cảm giác mới lạ, bị bạn bè lôi kéo bắt chước. Sau đó quen dần sinh nghiện, hoặc do kém văn hóa, thiếu thông tin, ít hiểu biết về tác hại của ma túy . Một nguyên nhân khách quan nữa đó là do gia đình không quan tâm hoặc nuông chiều, nhà trường, đoàn thể không có định hướng giáo dục cụ thể sát sao, do cộng đồng chưa coi trọng công tác phòng chống ma túy chưa nghiêm minh trừng trị những ổ tiêm chích, nghiện hút hoặc do sự mở cửa giao lưu kinh tế thị trường - Hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến tệ nạn nghiện ma túy như trên do đó trong quá trình giáo dục tôi thấy cần kết hợp nhiều biện pháp một cách đồng bộ đó là về phía nhà trường qua các bộ môn, qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt đoàn cần phải cung cấp cho các em học sinh biết các kiến thức hiểu biết về các loại ma túy , tác hại của ma túy . Kết hợp với công tác Đoàn kịp thời uốn nắn, phê bình kiểm điểm những đối tượng chậm tiến, có những biểu hiện nếp sống chưa lành mạnh còn buông thả theo hướng nghiện ngập thuốc là, rượu Công tác kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh cũng rất cần thiết và quan trọng nên phải tiến hành làm tốt công tác này để sự giáo dục theo dõi, kèm cặp, nuôi dưỡng các em ở mọi lúc , mọi nơi và liên tục, chặt chẽ. Sau đó cung cấp cho các em đầy đủ các kiến thức như mục tiêu đề ra, để các em ghi nhớ và khắc sâu các kiến thức đã lĩnh hội và trao đổi ,tuyên truyền thêm sự hiểu biết của minh cho mọi thành viên khác. Tôi tiến hành soạn ra các câu hỏi một cách có chọn lọc, với nội dụng cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu nhất là cho các em tiến hành thảo luận theo nhóm( mỗi nhóm là một lớp) vào các buổi sinh hoạt, một trong những lý do chính để sử dụng phương pháp này nhằm khuyến khích các em trao đổi một cách thoải mái, mạnh dạn, và biết cách làm việc hợp tác với người khác, giúp tất cả mọi thành viên tham gia tích cực vào 9 T¸c gi¶: Bïi ThÞ L­u
  10. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm quá trình học tập, lắng nghe và ghi lại những ý kiến và quan điểm khác nhau của mọi người, chia sẻ kinh nghiệm và quan điểm, đưa ra ý kiến để giải quyết một vấn đề chung : Ví dụ : Với câu hỏi là : Ma túy là gì ? Tệ nạn ma túy gây những tác hại hậu quả như thế nào? Em đã làm gì để phòng chống tệ nạn và hiểm họa ma túy ở trường học, ở địa phương và trong cộng đồng? Khi các em đã hiểu được tác hại của ma túy và tệ nạn ma túy rồi thì cũng nên cung cấp cho các em hiểu biết về những điều tóm tắt trong bộ luật hình sự của nước ta về ma túy để răn đe các em không vi phạm, thông qua đó các em viết bản cam kết . Bộ luật hình sự của nước ta đối với ma túy trong điều 96a đã ghi như sau: Người nào sản xuất, tàng trữ, mua bán vận chuyển trái phép chất ma túy bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm phạm tội mua chuộc. Một số trường hợp khác thì bị phạt tù từ 5 – 15 năm : Có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội phạm pháp có số lượng lớn, hoặc giá trị lớn thu lợi bất chính. Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng bị phạt tù từ 15 – 20 năm và chung thân hoặc tử hình . - Trong những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo đã có những biện pháp giáo dục phòng chống ma túy xâm hại vào trường học, ngành giáo dục và đào tạo là một trong 17 thành viên tham gia chương trình về phòng chống và kiểm soát ma túy của nhà nước do đó công tác giáo dục phòng tránh thảm họa về việc nghiện hút trong các trường học rất có hiệu quả. Thực hiện tốt chủ trương chính sách đó, trong công tác giáo dục phòng tránh, ngăn chặn tệ nạn ma túy cho vị thành niên và học sinh miền núi. Tôi đã góp phần tâm huyết của mình, tuy còn nhỏ bé nhưng cũng thu được kết quả rất thiết thực trong chương trình đẩy lùi và ngăn chặn tệ nạn ma túy ở trường THPT miền núi. 10 T¸c gi¶: Bïi ThÞ L­u
  11. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN Để đánh giá được hiệu quả của công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy ở trường THPT miền núi mà tôi đã tiến hành thực hiện trong năm học vừa qua thì kết quả này phải thể hiện rõ ràng ở bốn mặt đó là : Về kiến thức, thái độ và hình thức như cho học sinh viết tiểu luận, hình thức sử dụng một hệ thống câu hỏi để kiểm tra hoặc câu hỏi trắc nghiệm . Một hình thức được thể hiện hơn cả là: Sử dụng hệ thông câu hỏi để kiểm tra kiến thức của học sinh, hình thức này rất thuận lợi cho việc đánh giá. Cụ thể sau khi kiểm tra phân loại việc đánh giá bài kiểm tra ở các lớp 10A3, 10A4, 10A9 thì được kết quả sau: 70% đạt điểm tốt, 25% đạt điểm khá, 5% đạt điểm trung bình. \ Như vậy qua cách kiểm tra này có thể nói rằng các em đã được trang bị tương đối đầy đủ về kiến thức có hiểu biết rõ ràng về ma túy, tệ nạn ma tuý đặc biệt là các hậu quả nặng nề của tệ nạn này. Từ việc có kiến thức, có hiểu biết sẽ giúp cho các em có động cơ có hành động thực tế trong quá trình học tập của mình đó là có lối sống lành mạnh không hút thuốc lá, không uống rượu và đặc biệt sãn sàng tích cực tham gia vào phong trào tuyên truyền vận động mọi người không sử dụng, không buôn bán, tàng trữ , vận chuyển ma túy. Đó chính là việc kết hợp học đi đôi với hành. Sự đánh giá kết quả không chỉ dừng lại trên giấy tờ, mà qua thực tế thì kiến thức đó đã được các em thể hiện ở trong hành động và việc làm thực tiễn đó là ở trường hiện tượng học sinh nam hút thuốc lá , uống rượu giảm hẳn. Đặc biệt các em học sinh khối 10 thì không có học sinh nào nghiện hút thuốc lá. Đa số các em được đánh giá là có lối sống lành mạnh luôn sẵn sàng tích cực tham gia bài trừ tệ nạn ma túy ở trường, không có đối tượng học sinh nào nghiện hút ma túy. Kết hợp với kết quả đánh giá và nhận xét của giáo viên chủ nhiệm các lớp, 11 T¸c gi¶: Bïi ThÞ L­u
  12. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm của đại diện các phụ huynh học sinh và đại diện các học sinh thì tôi thấy rằng công tác giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy ở trường THPT miền núi mà tôi đã làm rất cần thiết và thiết thực đó là mong mỏi của tất cả các em học sinh cũng như giáo viên công nhân của phụ huynh học sinh vì qua đó đã giúp cho môi trường sống học tập rèn luyện của trường ngày càng tốt đẹp vè kết quả rèn luyện học tập ngày càng cao hơn. 12 T¸c gi¶: Bïi ThÞ L­u
  13. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm V. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ SAU QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI. Sau qua trình thực hiện đề tài những kết quả thu được còn rất nhỏ bé với cuộc chiến chống lại tệ nạn ma túy đang xảy ra. Những bước đầu tiên là một thành công to lớn so với mục tiêu đã đề ra. Để công tác này ngày càng phát huy hiểu quả hơn thì mỗi giáo viên chúng ta phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh học tập và noi theo. Do vậy việc giáo dục phòng chống ma túy trong trường học mỗi giáo viên cũng sẽ là mỗi thành viên có tác dụng lớn trong việc giáo dục, giúp đỡ các em học sinh thấy được các tác hại và sự nguy hiểm của việc nghiện hút ma túy, và tìm cách phòng tránh có hiệu quả cao nhất. Công tác này không phải chỉ là thực hiện trong thời gian ngắn, một sáng một chiều mà phải kiên trì thường xuyên liên tục trong sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội và có sự thống nhất về chủ trương có trách nhiệm rõ ràng, có kế hoạch cụ thể, có đánh giá rút kinh nghiệm, tuyên dương khen thưởng kịp thời. Sự thành công của đề tài là nhờ sự đóng góp to lớn của sức mạnh tổng hợp giữa ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức công đoàn nhà trường tổ chức Đoàn thanh niên, của các đồng nghiệp và tất cả các em học sinh với sự nhiệt tình nỗ lực và cố gắng của bản thân. Tôi tin tưởng rằng sự giúp đỡ và liên kết chặt chẽ và có hiệu quả sẽ đem lại thành công rực rỡ trong hoạt động giáo dục phòng chống tệ nạn ma túy cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh phổ thông miền núi nói riêng. Để góp phần vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước ở thế kỷ 21 . Trong quá trình thực hiện đề tài và trình bày đề tài cũng như những kết quả đã thu được trong quá trình thực hiện đề tài chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót và 13 T¸c gi¶: Bïi ThÞ L­u
  14. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm chưa đáp ứng được một số tiêu chuẩn đề ra. Tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp phê bình của các bạn đồng nghiệp để kiến thức, phương pháp, quá trình giáo dục phòng chống ma túy trong đề tài của tôi được bổ sung và hoàn thiện hơn . Xin chân thành cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Tác giả Bùi Thị Lưu 14 T¸c gi¶: Bïi ThÞ L­u
  15. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm MỤC LỤC STT NỘI DUNG TRANG 1 I. SƠ YẾU LÍ LỊCH 1 2 II. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 2 3 III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 4 4 IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 11 5 V. NHỮNG KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ NGHỊ SAU QUÁ 13 TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 15 T¸c gi¶: Bïi ThÞ L­u
  16. S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ Ngày tháng .năm 2012 Chủ tịch hội đồng Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH Ngày tháng .năm 2012 Chủ tịch hội đồng 16 T¸c gi¶: Bïi ThÞ L­u