SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_cong_tac_boi_duong_chuyen_mon.docx
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu học
- 9/15 kì; phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong kế hoạch của nhà trường thì yêu cầu các tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch hoạt động của năm học, của từng tháng, từng tuần. Nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn phải có đủ các nội dung như: + Đánh giá kết quả công tác tuần trước. + Triển khai công tác tuần tới. + Thảo luận, thống nhất chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đưa ra bài khó dạy, hướng dẫn cách giải quyết, hướng dẫn sử dụng công nghệ thôn tin + Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy định của nhà trường. Trong mỗi năm học nhà trường thường tổ chức nhiều đợt bồi dưỡng chuyên môn như: đầu năm học, các tháng trong năm học. Ở mỗi đợt bồi dưỡng, ban giám hiệu lập kế hoạch cụ thể, dựa trên những vướng mắc, khó khăn mà giáo viên gặp phải khi giảng dạy, khi tổ chức các hoạt dộng giáo dục khác. Ban giám hiệu phải dự các buổi sinh hoạt chuyên môn để nắm bắt được khó khăn vướng mắc của tổ khối từ đó có biện pháp chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời. 2. 2.3. Bồi dưỡng đội ngũ thông qua tổ chức chuyên đề: Đây là hình thức bồi dưỡng có tính tập trung, qua tổ chức chuyên đề thống nhất định hướng chỉ đạo phương pháp dạy học từng môn, phân môn các khối lớp. Việc tổ chức chuyên đề có hai hình thức: + Dự chuyên đề do cấp trên tổ chức phân công người có năng lực phù hợp với nội dung của chuyên đề thực hiện . Sau đó về trường yêu cầu người đi dự về tổ chức thành chuyên đề của trường để toàn thể cán bộ, giáo viên được học hỏi. + Tổ chức chuyên đề tại trường thông qua sinh hoạt chuyên đề tháng, năm, hội giảng. Hình thức này giúp cho giáo viên học tập được kinh nghiệm của nhau phát hiện những giờ dạy tốt. Từ đó có hướng động viên kịp thời, tạo điều kiện, nền móng làm nòng cốt vững chắc trong lĩnh vực chuyên môn. Trong các buổi bồi dưỡng tập trung tổ chức cho giáo viên xem các tiết dạy minh họa trên băng đĩa, tiết dạy giỏi của giáo viên trường bạn, qua đó rút kinh nghiệm thấy được những điều hay, những hạn chế trong tiết dạy, thấy được những vấn đề nào có thể áp dụng được tại đơn vị, có thể lựa chọn phương pháp khác cho phù hợp hơn đem lại hiệu quả cao.
- 10/15 Ngay từ đầu năm, mỗi khối lên kế hoạch thực hiện ít nhất 5 chuyên đề/ năm. Các chuyên đề này là các bài khó dạy, đặc trưng cho từng phân môn, chú ý đến áp dụng CNTT và dạy phân hóa đối tượng học sinh. 2. 2.4 . Bồi dưỡng thiết kế bài dạy: Muốn tiết dạy thành công trước hết phải có công tác chuẩn bị, chuẩn bị đầu tiên của giáo viên là lập kế hoạch bài dạy. Lập kế hoạch bài dạy trên cơ sở định hướng chỉ đạo bán sát vào những quy định của cấp học. Xác định nội dung, phương pháp giảng dạy đối với giáo viên, yêu cầu cần học đối với từng đối tượng học sinh, kể cả học sinh cá biệt, học sinh khuyết tật hòa nhập. Mỗi tháng ban giám hiệu cùng với các đồng chí cốt cán kiểm tra ít nhất 1 lần, có kiểm tra trực tiếp như vậy mới góp ý được những vấn đề còn hạn chế cho từng giáo viên. 2.2.5. Bồi dưỡng giáo viên thông qua hoạt động tăng cường kiểm tra dự giờ thăm lớp Ngoài việc các đồng chí trong BGH, tổ khối trưởng, ban thanh tra nhân dân tăng cường, thăm lớp dự giáo viên , tôi còn yêu cầu mỗi đồng chí giáo viên phải dự đủ số tiết của từng tháng trong năm theo quy định mỗi giaoc viên phải dự 21 tiết/ năm riêng tổ khối trưởng dự ít nhất 28 tiết/ năm. Sau mỗi tiết dự giờ phải có trao đổi, phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm về giờ dạy theo chuẩn đánh giá giờ dạy. Thường xuyên BGH kiểm tra sổ dự giờ của giáo viên nhằm mục dích đánh giá được nhiệm vụ thực hiện công tác thăm lớp, dự giờ từ đó đề ra các biện pháp chỉ đạo sát thực, hiệu quả cao. Ban giám hiệu kiểm tra, thăm lớp dự giờ vào tất cả các thời điểm trong buồi học: trong giờ truy bài, đầu giờ vào lớp của tiết 3 (sau khi ra chơi vào). Việc tăng cường dự giờ theo 2 hình thức đột xuất, báo trước giúp người cán bộ quản lí nắm bắt tình hình dạy của cô cũng như học của trò. Đặc biệt sau mỗi chuyên đề chúng tôi lại đi dự giờ, thăm lớp để kiểm tra việc nắm bắt của giáo viên về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, cách xử lí tình huống sư phạm, việc dạy phân hóa đối tượng cũng như việc sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào. Thông qua việc dự giờ phát hiện những giáo viên có năng lực để bồi dưỡng thành những giáo viên giỏi, giáo viên cốt cán của nhà trường, đồng thời cũng kịp thời giúp đỡ các đồng chí giáo viên còn hạn chế về chuyên môn Qua dự giờ góp ý cho đồng nghiệp người cán bộ quản lí sẽ trưởng thành, học hỏi được rất nhiều về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời sẽ rút ra bài học kinh nghiệm trong quản lí, chỉ đạo.
- 11/15 2.2.6. Bồi dưỡng cho giáo viên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học: Chất lượng giờ dạy có thành công không là nhờ vào việc áp dụng công nghệ thông tin trong giờ học đạt 50% kết quả giờ dạy. Hiện tại trường tôi 100% lớp học có máy chiếu, có mạng mạng Wifi . Chính vì vậy BGH yêu cầu 100% các tiết môn Tiếng việt và Toán, Tiếng Anh dạy bằng bài giảng điện tử, các môn còn lại yêu cầu 80% trở lên số tiết dạy bằng bài giảng điện tử và được thể hiện ngay trong việc đăng ký trên lịch báo giảng cá nhân của mỗi giáo viên. Trước tiên giúp giáo viên biết khai thác các tài liệu trên Internet, trên các trang web như bach kim.vn, violet, giaovien.net và nhiều trang khác để tham khảo các bài của các đồng nghiệp khác đã soạn. Tạo cho mình một kho tài liệu các nội dung, kiến thức, hình ảnh liên quan đến nội dung kiến thức bộ môn của mình để khi cần ta đỡ mất thời gian tìm khiếm. Khuyến khích giáo viên tham gia vào nhóm group trên Zalo, Facebook, để học hỏi lẫn nhau cách ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Đặc biệt trong mùa dịch COVID19 trường tôi đã tiến hành tổ chức nhiều chuyên đề giúp giáo viên biết ứng dụng CNTT vào việc dạy học trực tuyến. Ngoài việc cử giáo viên tin học và những đồng chí có kiến thức về CNTT chịu trách nhiệm về nội dung tập huấn cho giáo viên mà nhà trường còn mời chuyên gia của các phần mền có nội dung hỗ trợ công tác giáo dục như: Office 365; Olm,vn; VNPT tập huấn cho giáo viên. 2.3. Bồi dưỡng thông qua việc tăng cường thanh kiểm tra giáo viên và quản lí chặt chẽ các đợt kiểm tra định kì 2.3.1.Tăng cường công tác kiểm tra của Ban giám hiệu và của tổ chuyên môn. Kiểm tra là một trong bốn nội dung, chức năng của người cán bộ quản lý trong công việc quản lý nhà trường. Kiểm tra là vũ khí, là động lực cho sự phát triển. Trong nhà trường, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra chính là nhắc nhở mọi người làm việc đúng, đồng thời phát hiện kịp thời những mặt tốt để phát huy và tìm ra những mặt còn hạn chế cần khắc phục. Chúng tôi xác định nội dung kiểm tra là việc thực hiện các quy định về chuyên môn như: kế hoạch giảng dạy, thiết kế bài dạy, thực hiện chương trình, việc chấm, chữa bài, nhận xét cho học sinh, việc dự giờ thăm lớp, tự học, công tác chủ nhiệm và một số công tác khác. Để việc kiểm tra có tác dụng thiết thực, đúng mục đích, đầu năm học chúng tôi đưa ra các kế hoạch để mọi người thảo luận, thống nhất rồi mới thực hiện. Khi thực hiện kế hoạch kiểm tra, Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn
- 12/15 cùng đi dự giờ. Ngoài kiểm tra theo lịch chúng tôi chú trọng việc kiểm tra đột xuất và việc thực hiện quy chế chuyên môn, 100% giáo viên được dự giờ đột xuất ít nhất 1 lần trong một học kỳ. Xây dựng kế hoach Thanh tra chuyên môn giáo viên từ đầu năm học và thực hiện xuyên suốt các tháng trong năm, chỉ báo trước giáo viên được kiêm tra trước 02 ngày nhằm mục đích kiểm tra thực chất những việc đã và đang làm được hàng ngày của giáo viên mà không mang tính hình thức. Sử dụng kết quả kiểm tra để nhắc nhở, rút kinh nghiêm những giáo viên chưa thực chưa tốt hoặc có thiếu sót trong quá trình công tác, đồng thời tuyên dương, khích lệ những cá nhân làm tốt từ đó nhân rộng điển hình. 2.3.2. Quản lý tốt các đợt kiểm tra định kì Quản lí chặt chẽ các đợt kiểm tra định kì chính là góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục ” đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thực sự. Chúng tôi cho việc coi chéo và chấm tập trung các bài kiểm tra định kỳ đảm bảo tính khách quan , minh bạch, đúng quy chế. Đối với lần kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II thực hiện theo đúng quy định của Thông tư 30 và Thông tư 22. Việc chấm chéo bài kiểm tra định kỳ được chúng tôi rất quan tâm yêu cầu chấm tập trung tại trường, BGH phân công người thanh tra bài theo từng khối lớp ít nhất phải thanh tra được 20% tổng số bài nếu thấy không có vấn đề gì mới cho trả bài về các lớp, yêu cầu giáo viên chủ nhiệm lớp kiểm tra lại lần 2 thấy không có hiện tượng gì khi đó mới trả bài học sinh lấy điểm vào sổ. Sau mỗi lần. Chúng tôi rút kinh nghiệm tới từng đồng chí một, có làm như vậy mới giúp mỗi giáo viên có kỹ năng chấm bài hơn và đúng theo quy chế chuyên môn. 2.4. Tham mưu với hiệu trưởng linh hoạt trong các hình thức thi đua và khen thưởng Chúng tôi phân ra hai hình thức khen thưởng đó là: khen thưởng theo chuyên đề hay theo đợt tổng kết, sơ kết một nội dung nào đó mà đã thực hiện; hoặc khen thưởng đột xuất khí có thành tích cần biểu dương, khuyến khích kịp thời. Ngoài ra chúng tôi còn tham mưu với chính quyền địa phương khi nhà trường tham gia vào các cuộc thi do cấp trên tổ chức mà đạt kết quả cao đề nghị ra quyết định khen thưởng đột xuất cho những giáo viên đạt thành tích cao. Ví dụ: Trong cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố có giáo viên dự thi đạt giải Nhất Thành phố chúng tôi tham mưu với Ủy ban nhân dân xã ra quyết định khen thưởng đột xuất đồng chí giáo viên đó luôn sau khi công bố kết quả dự thi. Có như vậy mới khích lệ và khơi dạy được tài năng của mỗi thành viên trong nhà trường .
- 13/15 Ban giám hiệu xây dựng tiêu chí thi đua khen thưởng (qui ra điểm) từ đầu năm để các tổ khối họp cùng thống nhất đưa vào nghị quyết Hội nghị CB - GV- NV đầu năm làm điều kiện bình xét thi đua mỗi đợt. Tuy nhiên trong bối cảnh cơ chế thị trường hiện nay, cũng cần chú ý đến việc thi đua khen thưởng làm sao vừa phải khuyến khích động viên vừa phải đảm bảo uy tín sư phạm của giáo viên và tập thể nhà trường. Tạo cho giáo viên một tinh thần đoàn kết, tích cực thi đua thực sự chứ không phải “ganh đua”. 2. 5. Tăng cường cơ sở vật chất góp phần bồi dưỡng đội ngũ Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết để góp phần nâng cao hiệu quả của mọi hoạt động. Trường tôi là một trong những trường xa trung tâm huyện nhưng lại rơi vào cảnh đất trật người đông, đông học sinh, lớp học thì ít trung bình 43 em/lớp, thiếu nhiều phòng chức năng. Trước tình hình thực tế như vậy ban giám hiệu trường tôi nhất là đồng chí Hiệu trưởng đã từng bước tháo gỡ những khó khăn đó bằng cách mời phụ huynh vào cuộc, đề xuất với các cấp quan tâm tới cơ sở vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học của cô trò trong nhà trường. Nhờ vậy mà cả 26/26 phòng học có máy chiếu, 17/26 phòng học có điều hòa nhiệt độ (cuối năm học 2018 - 2019 chưa có phòng nào lắp điều hòa). Trong lớp học chúng tôi quan tâm chỉ đạo trang trí đồng bộ tất cả các lớp thể hiện sự gần gũi, thân thiện, thoáng mát, mang tính giáo dục cao. Trong khuôn viên nhà trường, không có diện tích nào là hoang hóa, không có mảng tường nào trống trơn, từ khu vệ sinh cho tới các hành lang đi lại trong trường đâu đâu cũng được trang trí các cảnh vật, hình ảnh rất gần gũi với học sinh; đâu đâu cũng có khẩu hiệu hành động viết chữ song ngữ: Tiếng Việt – Tiếng Anh. Hiện nay, nhà trường chúng tôi được đoàn kiểm tra đánh giá sơ bộ các tiêu chí cần đạt về cơ sở vật chất của nhà trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 đảm bảo đủ tiêu chuẩn, toàn đoàn đánh giá cao: “Trật nhưng thân thiện”. Với khung cảnh trường lớp thân thiện như vậy là động lực thúc đẩy chất lượng dạy và học của cô trò ngày càng đi lên.
- 14/15 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết quả thực hiện Trong hai năm học vừa qua nhờ tổ chức và chỉ đạo tốt hoạt động của các BGH, của tổ (khối) chuyên môn mà chúng tôi đã đạt được một số kết quả nổi bật như: Chất lượng đại trà được tăng lên cụ thể số lượng HS khen thưởng tăng 8% so với cùng kỳ năm trước, số học sinh lưu ban giảm về số lượng chỉ còn khối 1, 2 có học sinh rèn luyện trong hè. Học sinh tham gia các kỳ cuộc thi do cấp trên phát động đều đạt được các giải cao như : giải Nhì, giải Ba. Kết quả thi giáo viên dạy giỏi cũng được nâng lên: cấp Thành phố có 01 giải Nhì; cấp huyện: 01 giải Nhất, 02 Nhì, 01 Ba và được Phòng giáo dục tặng giấy khen trường đã Có nhiều thành tích tốt trong phong trào dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Phòng giáo dục tin tưởng giao cho thực hiện 03 chuyên đề cấp huyện, được tiếp đón một số trường trong huyện về giao lưu, tham quan các mô hình sáng tạo, sáng kiến của nhà trường. Các thành tích của tập thể nhà trường đạt được đáng trân trọng: Liên Đội nhận bằng khen của Hội đồng Đội Trung ương; Công đoàn Vững mạnh xuất sắc cấp huyện, trường nhận danh hiệu Tập thể Lao động Tiên tiến Xuất sắc, đăng ký danh hiệu thi đua: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm học 2019 - 2020. Nhà trường chuẩn bị đón đoàn về kiểm tra đánh giá Kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3, trường chuẩn Quốc gia mức độ 2. 2. Bài học kinh nghiệm Để hoạt động bồi dưỡng giáo viên đạt hiệu quả cao trước hết bản thân nhà quản lý phải nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng giáo viên, từ đó nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên về sự bồi dưỡng và tự bồi dưỡng. Ban giám hiệu tạo điều kiện tốt nhất để nhiều giáo viên tham gia học các lớp trên chuẩn, các lớp về lý luận chính trị, tin học. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cụ thể, chi tiết. Xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của nhà trường thật chi tiết ngay từ đầu năm học thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường trong Hội Cán bộ viên chức để đưa vào Nghị quyết của năm học. Xây dựng mối đoàn kết nhất trí cao từ ban giám hiệu đến giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Thực hiện công khai, dân chủ, không thành kiến trong
- 15/15 việc đánh giá xếp loại giáo viên, khen chê đúng người, đúng việc để kịp thời động viên giúp đỡ họ nỗ lực phấn đấu đạt kết quả cao hơn. Cải tiến các hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn, tổ chức dự giờ thăm lớp, sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Chỉ đạo nhất quán, tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện quy chế chuyên môn: Soạn - giảng - chấm - chữa và các hoạt động ngoại khoá khác, đặc biệt người quản lý phải thường xuyên dự giờ giáo viên để kịp thời góp ý rút kinh nghiệm. Để đạt được mục tiêu giáo dục nói chung, giáo dục Tiểu học nói riêng; đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình sách giáo khoa mới việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là rất quan trọng phải được quan tâm hàng đầu bởi chất lượng đội ngũ quyết định sự tồn tại và uy tín của một nhà trường. Với nhận thức như vậy, bản thân người quản lý đã luôn chỉ đạo sát sao, quyết liệt, thường xuyên để khắc phục yếu kém những năm trước, xây dựng đội ngũ giáo viên đạt tới "chuẩn", “trên chuẩn” với nghĩa đích thực của nó. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện bản thân tôi cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng chí hiệu trưởng cũng như đội ngũ giáo viên trẻ năng động, đoàn kết, sáng tạo nên tôi đã hoàn thành tốt công việc của mình. Nhà trường đã từng bước tạo được uy tín cao đối với ngành cũng như sự tin cậy từ phía phụ huynh học sinh. Trên đây là“Một số biện pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường Tiểu học”, tôi rút ra trong quá trình quản lí và kết quả đã đạt được trong công tác bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý, các bạn đồng nghiệp góp ý thêm để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn, góp phần hoàn thành tốt công tác chỉ đạo về chuyên môn ở trường tôi nói riêng và đội ngũ giáo viên tiểu học nói chung đạt kết quả cao góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 và các năm học tiếp theo. Tôi xin chân thành cảm ơn.
- 16/15 DỰ GIỜ ĐỘT XUẤT Môn: Toán - lớp 4 Bài: Dãy số tự nhiên - Tuần 3 Sau tiết dự giờ chúng tôi đã rút kinh nghiệm, đánh giá tiết dạy và chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm như sau: * Ưu điểm: - Cung cấp đủ kến thức cơ bản, tác phong sư phạm mẫu mực - Dạy đúng phương pháp dạy học bộ môn, hình thức dạy học phù hợp. - Học sinh hiểu bài, biết vận dụng kiến thức vào thực hành. * Một số điểm cần bổ sung, rút kinh nghiệm: - Cần chú ý nội dung ghi bảng: Chỉ ghi nội dung trọng tâm. - Khắc sâu hơn nữa về đặc điểm của dãy số tự nhiên bằng cách đưa ra một bài tập trắc nghiệm sau khi học xong phần lí thuyết. Trong các dãy số sau, dãy số nào là dãy số tự nhiên: a. 1,2,3,4,5,6,7,8,9 b. 0,1,2,3,4,5,6. c. 0,5,10,15,20,25,30, d. 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 . - Sau khi học sinh tìm ra dãy số d là dãy số tự nhiên giáo viên yêu cầu học sinh giải thích tại sao. Giải thích tại sao phấn a,b,c không phải là dãy số tự nhiên? Khi học sinh giải thích được điều này thì học sinh sẽ nắm chắc hơn đặc điểm của dãy số tự nhiên. (Số 0 là số bé nhất và không có số lớn nhất, hai số liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị). - Ở mỗi bài cần khai thác kĩ hơn để học sinh hiểu sâu hơn về kiến thức. VD: Sau bài 1, bài 2 giáo viên nên chỉ vào 2 phần có liên quan với nhau ở 2 bài để dạy phân hóa đối tượng như sau: - Ở bài 1: số tự nhiên liền sau của 100 là 101. Ở bài 2 số tự nhiên liền trước của 100 là 99. Vậy số tự nhiên liền trước của 100 và số tự nhiên liền sau của 100 hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? ( 2 đơn vị) - Nếu cô có một số tự nhiên a thì số tự nhiên liền trước của a và số tự nhiên liền sau của a hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? (2 đơn vị) - khái quát hóa kiến thức.
- 17/15 Bài 3: Giáo viên nên hỏi thêm những dãy số này có phải là dãy số tự nhiên không? Vì sao? Học sinh chắc chắn sẽ giải thích được và một lần nữa các em sẽ hiểu rõ hơn đặc điểm của dãy số tự nhiên.
- 18/15 DỰ GIỜ ĐỘT XUẤT Môn: Toán - lớp 4 Bài: Chia cho số có 3 chữ số - Tuần 16 Sau tiết dự giờ chúng tôi đã rút kinh nghiệm, đánh giá tiết dạy và chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm như sau: Ưu điểm : Bài dạy đã đạt được mục tiêu: Học sinh biết chia cho số có bốn chữ số cho số có số có ba chữ số (chia hết và chia có dư). Sử dụng phương tiện hiện đại hiệu quả vào trò chơi cuối giờ có tác dụng củng cố lại cách thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có ba chữ số, chỉ dựa vào số dư (số dư lớn hơn số chia) học sinh khẳng định ngay kết quả của phép chia sai. Nội dung kiến thức và hệ thống bài tập thực hiện theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng. Giáo viên đã sử dụng đúng phương pháp dạy học đặc trưng của môn toán, trình bày bảng khoa học. Giáo viên đã dạy phân hóa đối tượng học sinh. Giáo viên khá linh hoạt xử lí các tình huống sư phạm, từ phần kiểm tra bài cũ (chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số) giáo viên đã đưa ra tình huống nếu thêm 1 chữ số vào số chia để dẫn dắt đến bài mới. Khắc sâu được cách thực hiện phép chia và học sinh nhẩm thương khá tốt. Biết kiểm tra lại từng lượt chia (số dư của mỗi lượt chia luôn nhỏ hơn số chia, mỗi lượt chia sẽ ghi được 1 chữ số vào thương - có 2 lượt chia thì thương sẽ có 2 chữ số). Đưa tinh thần Thông tư 30 và Thông tư 22 vào bài dạy nhịp nhàng và hiệu quả, ghi lời nhận xét trong vở HS khi chiếu chữa bài, học sinh tham gia đánh giá nhận xét nhau và giao lưu tự tin, mạnh dạn. Chẳng hạn: 1994: 162 ở lượt chia thứ nhất lấy 199: 162 ta nhẩm 1: 1=1. Lượt chia thứ nhất được 1, dư là 32 ( vì 32 < 162). Sáng tạo của cô giáo ở cách hướng dẫn học sinh thêm cách nhẩm thương ở lượt chia thứ 2 ta lấy 324: 162, ta thấy 32 gấp 16 hai lần nên ở lượt chia thứ 2 ta nhẩm được kết quả là 2. (Nếu làm được nhiều lần như vậy học sinh sẽ có kĩ năng nhẩm để tìm được kết quả nhanh nhất trong thời gian ngắn nhất. Ví dụ như: 34: 17= 2; 36: 18 = 2; 38: 19 = 2; )
- 19/15 Hay phép chia: 2120: 424 lượt chia thứ nhất ta phải lấy cả 4 chữ số để chia vì ở lượt chia đầu tiên 212 264m). GV khẳng định lại và định hướng: Đúng là cửa hàng thứ hai sẽ bán hết sớm hơn nhưng bán hết sớm hơn bao nhiêu ngày các con sẽ định hướng cách giải.