SKKN Một số biện pháp để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ nghệ thông qua dạy học văn học dân gian (Ngữ văn 10)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ nghệ thông qua dạy học văn học dân gian (Ngữ văn 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_de_giu_gin_phat_huy_dan_ca_vi_giam_xu.docx
- NGUYỄN THỊ HƯƠNG VĂN- Môn Văn- THPT Nam Yên Thành.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ nghệ thông qua dạy học văn học dân gian (Ngữ văn 10)
- PHẦN C. KẾT LUẬN I. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 1. Tính mới của đề tài Đề tài đã đưa ra được những biện pháp thiết thực, phù hợp, mới mẻ và sáng tạo thông qua dạy học văn học dân gian Ngữ Văn 10 để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ. Giáo viên và học sinh đều hứng khởi với phương pháp mới, tạo cơ hội để học sinh hình thành, phát triển các năng lực và phẩm chất cần thiết. Các biện pháp đều hướng tới sự liên kết chặt chẽ giữa văn học dân gian và dân ca ví, giặm xứ Nghệ, mặt khác đảm bảo được sự phù hợp, hiệu quả trong việc dạy văn học dân gian, dạy văn học dân gian trong không gian văn hóa xứ Nghệ. Những bài dân ca, kịch bản ca kịch ví, giặm đều được sáng tác, lấy cảm hứng từ các bài ca dao, từ tác phẩm tự sự dân gian trong chương trình Ngữ Văn 10; học sinh không chỉ được cung cấp, hướng dẫn tìm hiểu văn học dân gian, dân ca ví, giặm mà còn tự biểu diễn, trở thành những nghệ nhân trẻ tuổi hát dân ca ví, giặm. Từ đó, học sinh hiểu biết sâu sắc về dân ca ví, giặm, tự viết lời, tự hát được các làn điệu dân ca ví, giặm xứ Nghệ và có ý thức giữ gìn, phát huy di sản của dân tộc. Với những biện pháp được đưa ra trong đề tài, dân ca ví, giặm đã được lồng ghép đưa vào dạy học chính thức trong nhà trường phổ thông; làm cơ sở, nguồn tài liệu phong phú để thực hiện chương trình dạy Văn học địa phương gắn với di sản. 2. Tính khoa học Đề tài “Một số biện pháp để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ thông qua dạy học văn học dân gian Ngữ Văn 10” đảm bảo tính chính xác, khoa học. Các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối tượng, cấu trúc logic, hợp lí, chặt chẽ, đúng qui định. Nội dung của đề tài được trình bày, lí giải vấn đề một cách mạch lạc. Các luận cứ khoa học có cơ sở vững chắc, khách quan, các số liệu được thống kê chính xác, trình bày có hệ thống. Phương pháp xử lí, khai thác tài liệu được tiến hành đúng qui chuẩn của một công trình khoa học. Đề tài được lập luận chặt chẽ, có tính thuyết phục cao. 3. Tính hiệu quả Đề tài được trình bày rõ ràng, dễ áp dụng. Tôi đã thể nghiệm những phương pháp dạy học này và có kết quả cao, đem lại những tín hiệu tích cực cho cả giáo viên và học sinh. Về phía giáo viên: Tạo hứng thú, say mê với giảng dạy Ngữ Văn, có ý thức học hỏi, đổi mới phương pháp, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công nghệ, tin học; tăng thêm sự hiểu biết về dân ca ví, giặm xứ Nghệ, phát huy được năng khiếu âm nhạc Về phía học sinh: Phát huy được kĩ năng, năng khiếu của học sinh ở nhiều lĩnh vực: âm nhạc, mĩ thuật, văn học , tạo được sự gắn kết giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và nghệ nhân hát dân ca ví, giặm của địa phương. Từ đó, học sinh có ý thức tìm hiểu, có những hành động thiết thực để giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ - di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. 46
- II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1. Với các cấp quản lí giáo dục Việc giáo dục học sinh giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ thông qua dạy học văn học dân gian Ngữ Văn 10 đã đem lại hiệu quả, đảm bảo được mục tiêu kép: học văn học dân gian và học các làn điệu dân ca ví, giặm xứ Nghệ Tuy nhiên, để thực hiện phổ biến trên diện rộng, lâu dài cần sự quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, các thiết bị phục vụ dạy và học của nhà trường; nhà trường có chương trình kết nối với các nghệ nhân hát dân ca ví, giặm của địa phương để giáo viên, học sinh được học về ví, giặm. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, cần có những văn bản chỉ đạo, những đợt tập huấn về dạy học gắn với di sản địa phương, đặc biệt dân ca ví, giặm xứ Nghệ. Đối với chính quyền địa phương, cần đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến về dân ca ví, giặm xứ Nghệ; đầu tư, khuyến khích các câu lạc bộ hát dân ca ví, giặm của các nghệ nhân 2. Với giáo viên Giáo viên phải tìm hiểu kĩ về văn học dân gian, dân ca ví, giặm xứ Nghệ; nhận biết và hát được các làn điệu dân ca ví, giặm xứ Nghệ; kết nối với các nghệ nhân, các câu lạc bộ dân ca ví, giặm của địa phương; phải tạo được các hoạt động dạy học phù hợp, cụ thể, hấp dẫn, hiệu quả để lồng ghép dân ca ví, giặm vào chương trình dạy học Ngữ Văn. Giáo viên cần có sự kết hợp giữa các hình thức trải nghiệm ngoài lớp học và tiết học ở lớp, đa dạng, đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh. Giáo viên cũng cần có năng lực số để áp dụng thành công các phương pháp giáo dục hiện đại, kĩ thuật dạy học tích cực, từ đó hình thành và phát triển năng lực cho học sinh một cách toàn diện hơn. 3. Với học sinh Học sinh có thái độ nghiêm túc, tích cực tham gia các hoạt động dạy học do giáo viên hướng dẫn, chủ động tìm hiểu, hợp tác nhóm để hình thành năng lực, phát huy các kĩ năng, năng khiếu của bản thân. Học sinh cũng cần nhận thức được vai trò của văn học dân gian đối với nền văn học dân tộc, mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn hóa dân gian; ý nghĩa to lớn về mặt tinh thần, về văn hóa, du lịch của dân ca ví, giặm để có những hành động thiết thực góp phần giữ gìn, phát huy di sản. Trên đây là nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm được bản thân đúc rút trong quá trình dạy học. Những biện pháp được trình bày trong đề tài là sự nghiên cứu tìm tòi, đã được vận dụng vào thực tiễn dạy học mang lại hiệu quả cao, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn theo hướng phát triển năng lực học sinh; góp phần giáo dục học sinh giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ. Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện đề tài không tránh khỏi những hạn chế, kính mong Hội đồng khoa học các cấp và các đồng nghiệp góp ý, bổ sung để tôi tiếp tục hoàn thiện, phát triển đề tài. Trân trọng cảm ơn. 47
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngữ Văn 10, Tập một, NXB Giáo dục, 2009 2. Nguyễn Khắc Đàm - Nguyễn Trọng Hoàn, Giới thiệu giáo án Ngữ Văn 10 (Chương trình chuẩn), Tập một, NXB Hà Nội, 2006. 3. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Thiết kế bài học Ngữ văn 10, NXB Giáo dục, 2006. 4. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ Văn Lớp 10, NXB Đại học Sư Phạm, 2010. 5. Phan Trọng Luận (Chủ biên), Ngữ văn 10, Sách giáo viên, Tập một, NXB Giáo dục, 2009. 6. Bùi Mạnh Hùng ( Tổng chủ biên ), Phan Huy Dũng ( Chủ biên ), Chuyên đề học tập Ngữ Văn 10, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022 7. Thơ ca dân gian Yên Thành, NXB Hội Nhà văn 2015 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo dục công dân 7, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021 9. 20211129083338561.htm 10. nganh-tuyen-giao/thong-tin-tu-lieu/nghi-quyet-trung-uong-5-khoa-viii-van-hoa-la- nen-tang-tinh-than-cua-xa-hoi-vua-la-muc-tieu-vua-la-dong-luc-thuc-day-su-phat- trien-kinh-te-xa-hoi-556904.html 11. 12. 141053.vov 48
- PHỤ LỤC Phiếu khảo sát 01: Về mức độ hứng thú học văn học dân gian của học sinh THPT ( tại đơn vị tôi công tác, khảo sát 326 học sinh ) Thời điểm khảo Mức độ sát Rất thích học Bình thường Không thích học Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài (Ở mức độ nào thì đánh X vào ô đó, khảo sát 2 đợt: trước và sau khi thực hiện đề tài vào dạy học) Phiếu khảo sát 02: Về hiểu biết dân ca ví, giặm xứ Nghệ của học sinh THPT ( tại đơn vị tôi công tác, khảo sát 326 học sinh ) Thời điểm khảo sát Khảo sát về hiểu biết dân ca ví, giặm xứ Nghệ của học sinh THPT Hiểu biết dân ca ví, giăm Không hiểu biết dân ca xứ Nghệ ví, giặm xứ Nghệ Trước khi thực hiện đề tài Sau khi thực hiện đề tài (Ở mức độ nào thì đánh X vào ô đó, khảo sát 2 đợt: trước và sau khi thực hiện đề tài vào dạy học) Phiếu khảo sát 03: Khảo sát giáo viên THPT về việc vận dụng dân ca ví, giặm xứ Nghệ vào dạy học văn học dân gian và sự hài lòng với phương pháp đang sử dụng. Nội dung khảo sát Hiệu quả giáo dục Giáo viên Có sự Chưa vận Hài lòng Chưa hài TT Năm học trường vận dụng dụng dân với lòng với THPT dân ca ví, ca ví, giặm phương phương giặm pháp sử pháp sử dụng dụng 1 2020-2021 2 2020-2021 49
- Giáo viên điền tên trường vào ô trống ( ); GV đồng ý với mục nào đánh X vào ô đó. Phiếu khảo sát 04: Phiếu khảo sát ý kiến của giáo viên sau bài dạy Họ và tên giáo viên: Trường Khó thực Tiếp tục Tiếp Dễ thực Không hiện và thực tục sử hiện và tiếp tục Nội dung đánh giá hiệu quả hiện và dụng có hiệu sử không nhân và có quả dụng cao rộng cải tiến Thầy/cô có nhận xét gì sau khi dự giờ và thực hành giảng dạy theo những biện pháp mà đề tài đưa ra? Phiếu đánh giá cá nhân trong dạy học dự án Họ tên người đánh giá: Nhóm Lớp Người được đánh giá . Thang điểm: 2,0 = Tốt hơn các thành viên khác trong nhóm 1,5 = Khá 1,0 = Trung bình 0,5 = Yếu so với các thành viên khác trong nhóm 0 = Không giúp ích gì cho nhóm Điểm tối đa cho mỗi tiêu chí: 2,0 điểm. Tổng điểm tối đa: 10 điểm Đóng góp Tinh thần Nhiệt tình Đưa ra ý trong việc Thành hợp tác, Hiệu quả Tổng trách kiến có hoàn viên tôn trọng, công việc điểm nhiệm giá trị thành sản lắng nghe phẩm Lê Ngọc Ánh 50
- Phiếu đánh giá kết quả dự án nhóm học sinh Họ tên người đánh giá Nhóm Lớp . Tên dự án Giáo viên hướng dẫn dự án Tiêu chí Kết quả Mục đánh giá Điểm tối Chi tiết đa Sự tham gia của các thành viên 0,5 Quá trình hoạt động Sự lắng nghe, phản hồi, hợp tác 0,5 nhóm giữa các thành viên (Điểm tối đa 2,0 điểm) Sự sắp xếp thời gian 0,5 Giải quyết xung đột trong nhóm 0,5 Quá trình thực hiện sản Chiến thuật thu thập thông tin 0,5 phẩm nhóm Xử lí thông tin 0,5 (Điểm tối đa 1,5 điểm) Tổng hợp kết quả (xây dựng sản 0,5 phẩm) Đánh giá phần tự giới Ý tưởng, nội dung: 0,5 thiệu về nhóm (Điểm Thể hiện 0,5 tối đa 1,0 điểm) Đánh giá sản phẩm học Nội dung 2,0 tập nhóm (4,0) Hình thức 1,0 Cách trình bày sản phẩm 1,0 Sổ theo dõi dự án Tổ chức dữ liệu 0,5 Nội dung 0,5 Hình thức 0,5 Tổng 10 51
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHỤP TỪ SẢN PHẨM DẠY HỌC DỰ ÁN CỦA HỌC SINH * Một số hình ảnh chụp từ sản phẩm dạy học dự án của học sinh: Thuyết trình về văn học dân gian Việt Nam 52
- *Một số hình ảnh chụp từ sản phẩm dạy học dự án của học sinh: Thuyết trình về dân ca ví, giặm xứ Nghệ 55
- * Một số hình ảnh chụp từ phóng sự: Giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ tại trường THPT Nam Yên Thành 56
- Hình ảnh phỏng vấn Ban giám hiệu, nghệ nhân hát dân ca ví giặm, học sinh trong phóng sự: Giữ gìn, phát huy dân ca ví, giặm xứ Nghệ tại trường THPT Nam Yên Thành 57