SKKN Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_thoi_quen_hanh_vi_van_minh_ch.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 5 - 6 tuổi trong trường mầm non
- ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC THÓI QUEN HÀNH VI VĂN MINH CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường của một bộ phận học sinh đang bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng bạo lực học đường, những vụ án nghiêm trọng, những hành vi gian lận ở nhiều góc độ xảy ra ngày càng phổ biến. Đây là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức con người. Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày nay. Sự xuống cấp của đạo đức có nhiều nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về nhiều ngành, nhưng trước hết trách nhiệm đó là của nhà trường - nơi giáo dục đạo đức, hành vi văn minh cho trẻ từ khi đến trường mầm non đến lúc bước chân vào đời. Ngay từ lứa tuổi mầm non, đặc biệt ở tuổi mẫu giáo, trẻ đã hình thành nền móng đầu tiên của nhân cách con người; sự phát triển đạo đức sau này của trẻ đều ghi rõ dấu ấn của thời thơ ấu. Các hành vi văn minh của trẻ được người lớn hướng dẫn và kiểm soát, dần dần trở thành khuôn phép, chuẩn mực bên trong giúp trẻ có thái độ và việc làm phù hợp với lứa tuổi. Đối với các cháu ở lứa tuổi mẫu giáo cần phải hình thành cho trẻ một số thói quen hành vi văn minh như: mạnh dạn trong giao tiếp; biết chào hỏi, cảm ơn - xin lỗi; rèn luyện tính tự lập, tự phục vụ, lao động, trực nhật; biết yêu thương, giúp đỡ ông - bà, bố - mẹ, cô giáo và mọi người xung quanh; có được một số thói quen hành vi văn minh trong vệ sinh, ăn uống, học tập, vui chơi Nội dung giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ thì rất phong phú, đa dạng. Nhưng trong thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng các hoạt động ở trường mầm non được lặp đi lặp lại hàng ngày, đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên giúp trẻ hình thành những thói quen hành vi văn minh 1
- Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc xử lý các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi. Đạo đức quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội nói chung; là những nguyên tắc phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với xã hội, phù hợp yêu cầu của mỗi chế độ chính trị và kinh tế xã hội nhất định. Nhà trường là cơ sở giáo dục có định hướng của xã hội với thế hệ trẻ. Bên cạnh gia đình, nhà trường là một tác nhân giáo dục tích cực giúp trẻ trưởng thành, cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng, sự phát triển toàn diện về nhân cách. Việc giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, quan tâm tới nhu cầu và hứng thú của trẻ, hướng dẫn dạy dỗ phù hợp với khoa học giáo dục, dựa trên sự phát triển của từng trẻ sẽ đem lại những kết quả giáo dục tích cực. Với tầm quan trọng trên cũng như qua quá trình thực hiện bản thân tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ và tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 5 - 6 tuổi" làm sáng kiến kinh nghiệm cho bản thân. Với hy vọng những việc làm của chúng tôi sẽ góp phần vào sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. 2. Phạm vi áp dụng của đề tài ; Đề tài “ Một số biện pháp giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ 5-6 tuổi” được áp dụng rộng rãi trong trường mầm non II. NỘI DUNG 1.Thực trạng Trường mầm non nơi tôi giảng dạy là một trường vùng giữa của huyện Lệ Thủy, dân số đông, phụ huynh chủ yếu làm nghề nông nghiệp. Các cơ quan, điểm công cộng đóng trên địa bàn nhiều, nên các thói quen hành vi văn hóa của trẻ bị tác động bên ngoài rất lớn. Trong những năm qua bản thân tôi được Phòng giáo dục, nhà trường tập huấn về cách lồng ghép chuyên đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, xây dựng các tiết dạy mẫu, cung cấp tranh ảnh, băng đĩa cho giáo viên nghiên cứu song thói quen hành vi văn minh của trẻ vẫn còn nhiều hạn chế. 2
- Năm học 2014-2015 nhà trường phân tôi dạy lớp mẫu giáo lớn 5 tuổi với số lượng 32 cháu, trong quá trình thực hiện bản thân tôi gặp phải một số thận lợi và khó khăn sau: 1.1 Thuận lợi. Nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng giáo viên xây dựng lồng ghép nội dung giáo dục hành vi văn minh cho trẻ đến tận cán bộ giáo viên. Lớp đủ đồ dùng đồ chơi trang thiết bị tối thiểu theo thông tư 02/2010/TTBGD ĐT ngày 11/2/2010 của Bộ Giáo dục và đào tạo để thực hiện chương trình giáo dục Mầm non. Giáo viên có trình độ Đại học được tập huấn về nội dung lồng ghép giáo dục hành vi văn minh cho trẻ. Đa số trẻ qua lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ. Tỷ lệ trẻ đi học thường xuyên thuận tiện cho việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ. Nhận thức của phụ huynh ngày càng cao, luôn quan tâm đến con cái. 1.2. Khó khăn. Giáo viên chưa có sự đầu tư trong các hoạt động lồng ghép giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ. Phần lớn các kĩ năng tự phục vụ cho bản thân như cách dọn đồ chơi, cỡi giày dép, quần áo, xưng hô với bạn, với người lớn còn nhiều hạn chế. Trong giao tiếp thiếu tự tin, nói rụt rè, nói trống không, chưa biết nói lời cảm ơn, xin lỗi. Một số phụ huynh quá nuông chiều con cái, một số chưa quan tâm đến các thói quen hành vi văn minh cho trẻ. 2.3. Điều tra thực tiễn: Vào đầu năm học sau khi quan sát qua các hoạt động của trẻ và thông qua các hệ thống câu hỏi thông thường. Chúng tôi thấy các thói quen hành vi văn minh của trẻ đạt được như sau: - 40% Trẻ tự tin mạnh dạn, có tính tự lập. - 70% Trẻ có thói quen chào hỏi, lễ phép, biết nói lời cảm ơn - xin lỗi. 3
- - 50% Trẻ có ý thức trong việc thu dọn đồ dùng, đồ chơi sau khi tham gia các hoạt động, biết giúp đỡ cô giáo và các bạn những công việc phù hợp. - 60% trẻ có thói quen văn minh trong ăn uống. => Xuất phát từ tình hình thực tế của lớp, bản thân tôi đã thực hiện một số biện pháp sau nhằm giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ: 2. Biện pháp 2.1. Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ thông qua hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng. Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là làng xóm và xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rỏ ràng nhưng thông qua hành vi bắt chước hành động của người lớn, trẻ em bắt đầu thu nhận tất cả các tương tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách của mình. Đo đó trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ giáo viên cần: * Thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hằng ngày: Chế độ sinh hoạt có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với trẻ mầm non. Nó là phương tiện giáo dục nói chung và là phương tiện giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ nói riêng. Chế độ sinh hoạt tạo cho trẻ có một thói quen thực hiện giờ nào việc nấy và giúp trẻ dễ dàng chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác. Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi cô giáo phải thực hiện nghiêm túc các hoạt động theo chế độ sinh hoạt. Ví dụ: Sau khi trẻ tham gia hoạt động góc xong, trẻ biết cất dọn đồ chơi vào nơi quy định, sau đó ra xếp hàng rửa tay – lau mặt, chuẩn bị vào giờ ăn. Hoặc sau khi ngủ dậy trẻ biết vệ sinh cá nhân, rửa mặt sạch sẽ tỉnh táo để ăn quà xế Tuy nhiên, chúng ta không nên cứng nhắc, gò bó đối với trẻ mà phải tạo điều kiện cho trẻ luyện tập thoải mái, nhẹ nhàng, thực hành thông qua các nội 4
- dung trong ngày từ đó giúp trẻ chủ động tích cực khi thực hiện các hoạt động. Tạo cho trẻ có thói quen hành vi văn minh một cách tự nhiên. * Giáo dục hành vi văn minh thông qua công tác vệ sinh trẻ: Bản thân tôi luôn chú ý rèn luyện cho trẻ qua các thời điểm vệ sinh trong ngày (các thao tác rửa tay - lau mặt trước và sau khi ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi chơi bẩn; sau khi ngủ dậy. Ý thức tiết kiệm nước, không xô đẩy, chen lấn bạn). Ví dụ: Trước giờ ăn tôi thường nói “Đã đến giờ vệ sinh, cô cháu mình cùng rửa tay, lau mặt nhé” trẻ chủ động đứng thành 3 tổ 3 hàng dọc ngay ngắn và đọc bài thơ "Lời cô dặn". Đọc bài thơ xong từng tổ lần lượt vào rửa tay, trẻ biết rửa tay bằng xà phòng đúng quy trình, trẻ thực hiện trật tự không đùa nghịch, không xô đẩy lẫn nhau. Tiếp đến trẻ chọn khăn đúng ký hiệu của mình và thực hiện đúng quy trình lau mặt. Lau mặt xong trẻ biết lấy ghế ngồi vào tổ, đúng chỗ của mình. Tổ trực nhật giúp cô dọn dẹp đồ dùng, dụng cụ sau khi vệ sinh vào nơi quy định. * Thông qua giờ ăn trưa: Việc ăn uống không những đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể mà còn có khía cạnh về đạo đức, thẩm mỹ, hành vi văn minh trên bàn ăn thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh và người phục vụ. Trong những giờ ăn trưa, tôi giáo dục cho trẻ có những thói quen hành vi văn minh trong ăn uống (trước khi ăn phải mời cô, mời bạn, 01 tay giữ bát, 01 tay cầm thìa xúc cơm, biết ăn từ tốn, nhai kỹ, ăn hết bát thứ nhất lên xin bát thứ hai, biết ăn hết suất, hiểu được tác dụng của các món ăn ). + Ví dụ: Đến giờ ăn tôi chuẩn bị mỗi bàn 2 cái dĩa, môt dĩa đựng cơm rơi, một dĩa đựng khăn ẩm lau tay. Trẻ biết khi cơm rơi nhặt bỏ ở dĩa và lau tay vào khăn. Khi cô giáo chia cơm và thức ăn, tổ trực nhật lên bưng cơm cho các bạn, trước khi ăn trẻ biết mời cô, mời các bạn cùng ăn cơm “Chúng cháu mời cô ăn cơm! Mời các bạn ăn cơm!". Trong khi ăn tập cho trẻ có thói quen hành vi văn minh không được nói chuyện, không cười đùa, ăn chậm, nhai kỷ, nếu có hắt hơi hoặc ho thì dùng tay che miệng lại và quay người sang phía sau. Khi lên xin bát thứ 2 trẻ biết đứng thành hàng dọc trật tự ai lên trước đứng trước, ai lên sau đứng sau. Khi xin cơm trẻ biết đưa bát cho cô bằng 2 tay và nói lời cảm ơn sau khi nhận cơm. Mặt khác trong giờ ăn, tôi phân công chỗ ngồi cho trẻ phù hợp, với 1 bàn có 5
- 6 bạn. Ví dụ hôm nay trong bàn có bạn vắng trẻ biết hỏi cô, hỏi bạn vì sao bạn vắng. Đó cũng chính là sự quan tâm lẫn nhau giữa các trẻ trong lớp. *Thông qua giờ ngũ: Trong giờ ngủ tôi thường tập cho trẻ có thói quen đi ngủ phải nằm đúng chỗ của mình, ngủ đúng giờ, tạo cho trẻ thói quen đã nằm là ngủ ngay, không được nói chuyện riêng, nằm đúng tư thế (có thể thay đổi tư thế ngửa, nghiêng). Khi ngủ không được kéo chăn trùm kín đầu, không được nằm sấp, úp mặt vào gối, không được nằm cả người lên gối. Khi có nhu cầu đi vệ sinh phải xin cô và đi nhẹ nhàng không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Với cách hướng dẫn cụ thể, tận tình và được thực hiện có nề nếp thường xuyên như vậy đã giúp cho trẻ có được thói quen tốt khi ngủ. Hầu hết trẻ ngủ đẩy giấc, đúng giờ. Thông qua giờ ngủ, chúng tôi còn tập luyện và hình thành cho trẻ kỹ năng tự phục vụ (trực nhật theo tổ), trẻ chưa có thể nhắc sạp nhưng đã biết giúp cô trải chiếu, sắp xếp gối và lấy chăn cho bạn. Sau khi ngủ dậy biết giúp cô thu dọn đồ dùng. Cô giáo nhắc nhỡ trẻ về nhà phải tự thu xếp đồ dùng trước và sau khi ngủ để được bố mẹ khen ngợi. 2.2 . Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục. * Thông qua các hoạt động khám phá tự nhiên và xã hội: Giáo dục thói quen hành vi văn minh thông qua các hoạt động học có nhiều ưu thế nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá, tôn trọng tập thể, chờ đến lượt, giữ gìn trật tự trong giờ học.Thông qua các hoạt động khám phá tự nhiên và xã hội. Ngoài việc cung cấp kiến thức - kỹ năng cho trẻ phù hợp với yêu cầu bài dạy, tôi đã dành thời gian để trẻ tự liên hệ và nói lên cảm xúc của mình. + Ví dụ: Cho trẻ làm quen với “Bác nông dân”, trẻ biết được công việc vất vả của bác để làm ra sản phẩm giúp mọi người có được cái ăn, từ đó trẻ có ý thức hơn trong việc ăn hết suất, không lãng phí các thực phẩm, kính trọng và yêu quý bác nông dân. * Thông qua các hoạt động phát triển ngôn ngữ (thơ và chuyện). 6
- Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ thông qua các bài thơ ca: Thơ ca là tinh hoa của ngôn ngữ, là kết tinh vẽ đẹp của tiếng mẹ đẻ, là sản phẩm, trí tuệ và tình cảm của nhiều thế hệ nối tiếp nhau. Biết bao điều của cuộc sống được diễn đạt một cách uyển chuyển, giàu nhạc điệu vần điệu với những hình tượng lung linh trong những bài ca dao, những vần thơ hay làm nảy sinh ở con người những tình cảm đẹp đẽ, những ước mơ trong sáng. Thông qua các bài thơ, câu chuyện. Cô giáo còn giúp trẻ hiểu được nội dung của tác phẩm văn học, mỗi câu chuyện, bài thơ đều có nội dung giáo dục khác nhau. Cũng chính qua các nhân vật trong bài thơ và câu chuyện đã giúp trẻ có được tấm lòng nhân ái, ý thức giúp đỡ mọi người xung quanh, yêu thương em nhỏ, lễ phép và vâng lời người lớn. + Ví dụ: Qua câu chuyện “Ba cô gái” trẻ phần nào ý thức được khi bố mẹ bị ốm trẻ phải biết hỏi han, động viên, rót nước, lấy khăn Chúng tôi đã biết khai thác trẻ bằng cách dành thời gian để trẻ nói về những công việc đã làm. Qua nhân vật “chị cả, chị hai” cô giáo hỏi trẻ có khi nào con làm những việc làm mẹ buồn chưa? để trẻ tự nói lên sự thật về bản thân. Chính sự nói thật đó đã giúp trẻ mạnh dạn tự đánh giá về mình, về bạn, tập cho trẻ tính trung thực. Tôi đã chú ý động viên, khích lệ, gợi mở giúp trẻ tự tin giải bày cảm xúc. * Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ thông qua hoạt động âm nhạc: Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật gắn bó hết sức mật thiết với cuộc sống của mỗi người kể từ khi lọt lòng mẹ đến khi từ giã cỏi đời. Theo quan sát của nhiều người thì hầu như đứa trẻ nào củng ưa thích âm nhạc. Quả thật âm nhạc như một món ăn tinh thần đối với trẻ em. Những giai điệu trầm bổng những tiết tấu nhịp nhàng đưa trẻ em vào thế giới cái đẹp. Đối với giáo dục mầm non, những khúc ca nhỏ nhắn, gọn gàng nhưng lại có tác động mạnh mẽ đến tâm hồn trẻ thơ, như bài: “Mẹ yêu không nào” của nhạc sĩ Lê Xuân Thọ. Lời ca mọc mạc, giản dị dễ thương, mà cũng dễ nhớ, đó là lời nhắc nhỡ của người lớn bằng giai điệu âu yếm, nhẹ nhàng đối với một em bé nhỏ. Khi trẻ hát thuộc bài hát giáo viên đưa ra một số câu hỏi như: Bài hát nói về ai? Khi đi thì như thế nào? Khi về như thế nào? Hoặc bài: Con chim vành khuyên của nhạc sĩ Hoàng vân, bài hát có tính giáo dục hành vi văn minh trong giao tiếp rất gần gũi với trẻ như gọi dạ, bảo vâng. Chim gặp bác chào mào chào Bác, chim gặp cô sơn ca chào 7
- cô Thông qua bài hát trẻ có thể tiếp nhận những cái hay cái đẹp một cách dễ dàng. Đây chính là phương tiện kỳ diệu, rất thích hợp với việc giáo dục đạo đức - thẫm mĩ là thành phần cơ bản hình thành nên hệ thống hành vi văn minh của trẻ nhỏ. Bên cạnh các hoạt động học, giáo viên đã chú ý lồng ghép giáo dục và hình thành các hành vi văn minh cho trẻ thông qua các hoạt động khác như: hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều. * Thông qua hoạt động vui chơi: Đối với trẻ nhỏ nhất là trẻ mẫu giáo, trò chơi thường gây hứng thú và say mê nhất, vì trò chơi tác động mạnh mẽ đến đời sống tình cảm của các cháu. Cũng như nghệ thật, chơi là người bạn đồng hành của tuổi thơ, chơi là cuộc sống của trẻ, không chơi trẻ không thể phát triển được. Hầu hết các trò chơi đều có tác động đến trẻ nhiều mặt ( Thể chất, trí tuệ, đạo đức , thẫm mỹ). Nhưng trong việc giáo dục đạo đức, hình thành hành vi văn hóa cho trẻ thì loại trò chơi đóng vai theo chủ đề là trò chơi có hiệu quả nhất. Bỡi vì trò chơi đóng vai theo chủ đề là hoạt động có chủ đạo đối với trẻ mẫu giáo. Thông qua các trò chơi đóng vai theo chủ đề như: bán hàng, cô giáo, khám bệnh, nấu ăn trẻ được thỏa sức sắm vai, được làm người lớn và thể hiện vai chơi của mình qua giao tiếp, cử chỉ, thái độ với mọi người xung quanh. Đúng là một xã hội thu nhỏ đối với các cháu. Cũng có thể là trẻ học được từ bố mẹ, qua xem ti vi, phim ảnh, qua cuộc sống xung quanh, nhưng vai trò của cô giáo vẫn là quan trọng nhất. Chúng tôi quan sát và hướng dẫn kịp thời khi trẻ lúng túng, cung cấp thêm nội dung và các kỹ năng chơi cho trẻ. + Ví dụ: Qua trò chơi “khám bệnh”. Bác sĩ biết thăm hỏi bệnh nhân ân cần, xưng hô, cô, chú, bác, cháu đau chỗ ở nào? Bác đã ăn những thứ gì? Đi ngoài nắng bác có đội mũ không? Biết khuyên bảo bệnh nhân uống thuốc đầy đủ. Ăn nhiều hoa quả. Nghỉ ngơi ở nhà; sau khi uống hết thuốc phải đến kiểm tra lại cô Y tá phát thuốc biết dặn bệnh nhân uống ngày mấy lần, bệnh nhân nhận thuốc bằng hai tay và nói lời cảm ơn đối với cô y tá, bác sĩ. Qua trò chơi “bán hàng” Người bán hàng phải biết chào, mời, hỏi khách: Cô, chú mua gì ạ? Người mua: Bao nhiêu tiền một cân cá vậy cô? Người bán 8
- hàng phải nói được giá tiền, sau khi nhận tiền phải biết cảm ơn, thừa tiền phải gửi lại Chính qua các hoạt động như vậy đã giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và có được những quy tắc ứng xử phù hợp. Trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong giao tiếp với bạn bè và người lớn xung quanh. 2.3 Giáo dục thói quen hành vi văn minh thông qua các hoạt động tập thể, các ngày lễ hội, lao động, trực nhật. * Vào các ngày lễ hội: Thông qua chủ đề hàng tuần của chương trình học đã phản ánh những sự kiện xung quanh bé như: 20/11 là ngày lễ của các cô giáo, 22/12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Tết Nguyên đán, 8/3 là ngày hội của các bà, các mẹ và các bạn gái Từ ý nghĩa của những ngày lễ lớn đó, chúng tôi đã tổ chức trò chuyện, cho trẻ xem hình ảnh, biểu diễn văn nghệ phù hợp với chủ đề, nhằm giúp trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về ý nghĩa của các ngày lễ lớn, từ đó có ý thức thái độ phù hợp. Ví dụ: trẻ biết lập thành tích để chúc mừng bà, mẹ nhân ngày mồng 8/3; chúc mừng cô giáo nhân ngày 20/11. Mặt khác các ngày lễ hội ở trường mầm non như: ngày hội đến trường của bé, tết Trung thu, tết Thiếu nhi 1/6 Việc tổ chức các ngày lễ hội ở trường mầm non có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Thông qua lễ hội giúp cho trẻ xâm nhập vào cuộc sống xã hội trong những thời điểm có ý nghĩa quan trọng, để giáo dục truyền thống và mang lại niềm vui, niềm tự hào cho trẻ, làm giàu cho tâm hồn trẻ thơ những tình cảm đẹp đẽ, không khí vui vẽ tưng bừng của ngày hội, ngày lễ làm thay đổi không khí của những ngày học tập, tạo cho trẻ cảm xúc mới mẽ, thêm yêu gắn bó với trường, với lớp, với cô giáo, với bạn bè của mình. Tất cả những cảm xúc, sự hào hứng đã được các bé thể hiện bằng các tiết mục văn nghệ đặc sắc. Bé vui sướng phấn khởi khi được biểu diễn cho ông, bà, bố, mẹ cùng xem. + Ví dụ: Sắp đến ngày khai giảng năm học mới, được nhà trường phân công cho lớp tập các tiết mục văn nghệ, tất cả trẻ đều rất phấn khởi tập luyện 9
- cùng cô giáo và háo hức chờ đón ngày đứng trên sân khấu để biểu diển, được cô giáo trang điểm, được mặc áo quần đẹp, được nhận quà Tất cả những cái đó tạo cho trẻ có thêm động lực muốn đến lớp, đến trường, khả năng biểu diễn, tự tin * Trong lao động - trực nhật: Đối với trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi), trong trường các cháu đã là đàn anh, đàn chị. Trẻ đã biết nhận thức và thể hiện cái tôi của mình. Thông qua các hoạt động trực nhật và lao động tại lớp, tại sân trường. Trước khi thực hiện chúng tôi phân chia trẻ theo từng nhóm, phân công nhóm trưởng, nhóm phó và giao nhiệm vụ cho trẻ. Ví dụ: nhóm 1 do bạn Vũ làm nhóm trưởng, bạn Nhi làm nhóm phó, các bạn sẽ dọn dẹp, sắp xếp và lau chùi ở góc xây dựng; tương tự các nhóm khác cũng vậy. Trong khi trẻ thực hiện cô giáo là người bao quát, nhắc nhỡ, giúp đỡ và động viên tinh thần làm việc của các bé. Từ ý thức thi đua với nhau giữa các nhóm và thi đua giữa các bạn trong cùng một nhóm, trẻ có thể tự đánh giá khả năng hoàn thành nhiệm vụ của bản thân và của bạn bè từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên để có kết quả tốt như bạn. 2.4 Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh - cộng đồng xã hội trong việc giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ. Công tác phối hợp với phụ huynh về thực hiện nhiệm vụ chăm sóc - giáo dục trẻ là việc làm thường xuyên, thiết thực. Thực tế cho thấy giáo viên nào làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh thì chất lượng của trẻ trong lớp đạt kết quả cao. Việc giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ lại càng phải cần công tác phối hợp. Qua các thời điểm đón, trả trẻ, các cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm, cuối năm hoặc những buổi truyền thông tôi luôn phổ biến và tuyên truyền cách nuôi dạy con theo khoa học và việc giúp trẻ duy trì các thói quen hành vi văn minh ở lớp lúc về nhà. Ví dụ: Phụ huynh giành thời gian chăm sóc con cái như nhắc nhỡ trẻ vệ sinh thân thể (rửa tay - lau mặt - đánh răng) vào các thời điểm cần thiết để hình thành ở trẻ thói quen; trước và sau các bữa ăn, giấc ngủ phụ huynh cần động viên trẻ tự phục vụ và có thể giúp mẹ những việc làm phù hợp nhằm hình thành 10
- cho trẻ biết chia sẽ công việc với người lớn. Phụ huynh phải luôn mẫu mực trong giao tiếp ở nhà để trẻ noi theo. Đồng thời chú ý sửa sai kịp thời cho trẻ những thiếu sót trong chào - hỏi, cảm ơn - xin lỗi, trong giao tiếp với bạn bố và mọi người xung quanh. Tôi luôn trao đổi với phụ huynh qua các giờ đón, trả trẻ như: thông báo cho gia đình biết tình hình của trẻ ở lớp và qua gia đình có thể nắm được các hành vi của trẻ ở nhà. Ví dụ: Phụ huynh bạn Hải Anh trao đổi với cô giáo là cháu đi học về không chịu thưa ông, bà, ba, mẹ hoặc phụ huynh cháu Ly Na trao đổi với cô giáo về nhà bố, mẹ cho gì cũng không nói lời cảm ơn. Một số phụ huynh phấn khởi trao đổi với cô giáo về sự tiến bộ của trẻ (biết rửa tay trước khi ăn, khi tay bẩn; ngủ dậy biết thu dọn chăn, gối gọn gàng; trước khi ăn biết mời ông bà, bố mẹ, biết chơi với em để mẹ nấu ăn; ai cho quà biết lấy bằng 2 tay và cảm ơn; khi ông bà, bố mẹ ốm biết hỏi han và động viên) Qua ý kiến trao đổi của phụ huynh, tôi sẽ có biện pháp để giáo dục trẻ. Những trẻ có hành vi chưa đúng, chúng tôi không chỉ trích hoặc phê bình mà thông qua các hoạt động học, trò chơi để giúp trẻ thực hiện tốt hơn. Còn những trẻ có hành vi tốt, chúng tôi khen ngợi giữa lớp để các bạn cùng học tập. 2.5. Làm gương và khích lệ. Trẻ mầm non rất hay bắt chước người lớn. chính vì vậy giáo viên và cha mẹ luôn giữ chuẩn mực trong giao tiếp. Trong khi trò chuyện với đồng nghiệp phải thận trọng, không được nói tục, nói to. Xưng hô nhẹ nhàng có văn hóa, không được cải nhau trước mặt trẻ. Luôn chú ý trò chuyện ứng xử với trẻ, không to tiếng quát nạt; xưng hô nhẹ nhàng khiêm tốn, lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh học sinh; khi ai hỏi phải chú ý lắng nghe, trả lời rỏ ràng, đủ ý để làm gương cho trẻ noi theo. Khi trẻ chưa ngoan cần nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng, không nói nặng lời trẻ sẽ sợ hải. Tuy nhiên cần có thái độ dứt khoát khi trẻ tỏ ra không lễ phép. Chẳng hạn khi trẻ đến lớp không chào cô, không chào các bạn, cô nên nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng. “ Con chào cô và các bạn đi”. 11
- Trong việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ người lớn, cô giáo cần biết khen chê trẻ đúng lúc và đúng mức. Khi trẻ thể hiện được một hành vi văn hóa đẹp cần phải khên ngay bằng những lời biểu dương, hay món quà nhỏ mang ý nghĩa tinh thần, nhằm khuyến khích và củng cố những hành vi văn hóa đó. Ngược lại khi trẻ tỏ ra những cái chưa tốt trong hành vi, người lớn cần có thái độ chê trách, không đồng tình, làm cho trẻ biết như vậy là hư, không ai yêu. Tùy theo từng đối tượng trẻ để giáo viên có biện pháp giáo dục phù hợp. Ví dụ: Những trẻ nhút nhát hoặc cá biệt, đến lớp không chào cô giáo, cô phải nhẹ nhàng trao đổi với trẻ, nhắc nhỡ trẻ chào cô chào bạn. Khi trẻ lễ phép ngoan ngoãn, vâng lời thì cô nên tuyên dương trẻ trước tập thể lớp, như vậy tạo động lực cho trẻ ngoan ngoãn hơn. Chúng tôi luôn tổ chức vào các buổi cuối giờ, cuối ngày cho trẻ nhận xét lẫn nhau giữa các bạn trong lớp, bạn nào ngoan, bạn nào không ngoan lý do vì sao ngoan, vì sao không ngoan. Ngoài ra tôi luôn thay đổi các hình thức để trẻ nhận xét đúng sai như đưa ra một số câu hỏi? Khi có người lớn đến nhà mình chơi các con phải làm gi?. Hoặc khi đi học về trong nhà có khách các con có chào khách không? Từ đó giúp trẻ hình thành kỹ năng trong giao tiếp. 3. Kết quả đạt được: 3.1 Đối với giáo viên. - Biết cách xây dựng lồng ghép nội dung giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ. - Linh hoạt trong việc lồng ghép nội dung giáo dục phù hợp với từng đối tượng trẻ. - Bản thân tôi có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong việc giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ. Được nhà trường và phụ huynh tín nhiệm cao. 3.2 Đối với trẻ. - 90% Trẻ tự tin mạnh dạn, có tính tự lập. - 100% Trẻ có thói quen chào hỏi, lễ phép, biết nói lời cảm ơn - xin lỗi. 12
- - 95% Trẻ có ý thức trong việc thu dọn đồ dùng, đồ chơi sau khi tham gia các hoạt động, biết giúp đỡ cô giáo và các bạn những công việc phù hợp. - 100% trẻ có thói quen văn minh trong ăn uống. 3.3. Đối với phụ huynh. Phụ huynh nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ. - Các bậc phụ huynh có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc phối hợp với nhà trường, cô giáo về các hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ nói chung và giáo dục hành vi văn minh cho trẻ nói riêng. III. KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của đề tài sáng kiến. Việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ nên bắt đầu từ khi trẻ còn nhỏ, ngay từ tuổi mầm non. Giáo dục hành vi văn minh cho trẻ giúp trẻ tự lập, tự tin, tích cực, sáng tạo trong cuộc sống. có lối sống đẹp, biết cư xữ đúng mức với mọi người xung qunh, quan tâm đến vệ sinh cá nhân và nơi công cộng, yêu cái đẹp, khát khao vươn tới cái đẹp chân chính, ghét cái xấu xa trong quan hệ gữi người với người, thể hiện sự hiểu biết, sự phong phú của tâm hồn Có thể khẳng định rằng lứa tuổi mẫu giáo là thời kỳ phát triển đặc biệt, tất cả những gì trẻ đạt được đều là cơ sỡ cho sự phát triển nhân cách sau này. Những hành vi văn hóa được hình thành ở tuổi này chính là nền tảng cho cả hệ thống hành vi của con người khi trưởng thành mà vai trò giáo dục của người lớn là không thể thiếu được. Để trẻ có được một số hành vi văn minh trong cuộc sống, giáo viên cần tạo cơ hội để trẻ được tương tác với bạn bè, người lớn được trải nghiệm, thực hành và luyện tập thường xuyên ở trường cũng như gia đình thông qua các hoạt động phong phú và đa dạng như học tập, vui chơi, lao động, sáng tạo nghệ thuật. Từ thực tế cho thấy để trẻ có được thói quen hành vi văn minh tốt, giáo viên cần nhận thức đúng tầm quan trọng của việc giáo dục hành vi văn minh cho trẻ, phải là người gương mẫu trong mọi phương diện để trẻ noi theo. Phải biết lựa chọn lòng ghép các nội dung giáo dục hành vi văn minh cho trẻ thông qua hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng một cách phù hợp. 13
- Thông qua các hoạt động giáo dục trong các lĩnh vực như: Lĩnh vực ngôn ngữ, lĩnh vực thẫm mỹ, lĩnh vực phát triển nhận thức một cách linh hoạt, nhẹ nhàng với những nội dung gần gữi trẻ. Giáo dục thói quen hành vi văn minh thông qua các hoạt động tập thể, các ngày lễ hội, lao động, trực nhật Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh - cộng đồng xã hội trong việc giáo dục thói quen hành vi văn minh cho trẻ. Trên đây là một số kinh nghiệm đã triển khai trực hiện ở lớp tôi tuy không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong Hội đồng khoa học các cấp và chị em đồng nghiệp tham gia góp ý cho đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn để góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. 14
- Liên Thủy, ngày 25 tháng 5 năm 2015 Người viết sáng kiến kinh nghiệm Lê Thi Hóa XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG 15