SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường Mầm non

docx 19 trang binhlieuqn2 08/03/2022 10783
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_giup_tre_5_6_tuoi_nhan_biet_va_phong_t.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường Mầm non

  1. - Nếu là con con sẽ làm gì? - Vì sao con làm như vậy? H1.Bài tập nguy hiểm Qua việc lựa chọn nội dung giáo dục và các bài tập thực hành tôi thấy được hiệu quả rõ rệt. Trẻ lớp tôi rất thích được chơi qua các bài thực hành ở các giờ hoạt động chiều. Qua đó trẻ sẽ được giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tranh nguy cơ không an toàn một cách liền mạch, cụ thể từng nội dung giáo dục sẽ nâng cao mức độ lên dần nhưng vẫn phù hợp với trẻ một cách hợp lí nhất. Biện pháp 2:Sưu tầm và áp dụng trò chơi, bài thơ, câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy hiểm. Từ thực tiễn tôi nhận thấy nếu dạy trẻ nhận biết và phòng tránh về các nguy cơ không an toàn chỉ bằng “thực hành miệng” thì nhiều khi trẻ sẽ không hình dung ra được. Và tôi nhận thấy các trò chơi, câu chuyện đem lại hiệu quả rất tốt trong việc giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết một cách dễ dàng nhất, dễ hiểu nhất, giáo viên sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi truyền đạt kiến thức. Từ đó tôi đã sưu tầm các trò chơi, bài thơ, câu chuyện có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy hiểm để tổ chức giáo dục kỹ năng cho trẻ.Tôi tổ chức các trò chơi, bài thơ, câu chuyện này trong phần trò chơi ôn luyện các giờ học khám phá, giờ hoạt động chiều để góp phần giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất. Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện. Nội dung các câu chuyện thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. Chính vì vậy tôi đã sáng tác một số câu chuyện lồng vào đó các tình huống để giáo dục trẻ. Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện. Ví dụ: Tháng 9: Qua bài thơ: “Bé ơi” của nhà thơ Phong Thu Bé này, bé ơi! Đừng cho chân chạy Đừng chơi đất cát Buổi sáng ngủ dậy Hãy vào bóng mát Rửa mặt đánh răng Khi trời nắng to Sắp đến bữa ăn Sau lúc ăn no Rửa tay đã nhé Bé ơi, bé này Tôi sẽ giáo dục trẻ một số cách tự bảo vệ mình như rửa tay trước khi ăn, không chêu đùa trong và sau khi ăn, biết đi vào trong nhà khi trời mưa và tránh xa đất cát. Tháng 10: Với đề tài gia đình: Qua trò chơi: “Tôi hỏi bạn trả lời” là trò chơi mà trẻ lớp tôi rất hứng thú. Cách chơi: Cô sẽ đưa ra 1 số tình huống và hỏi trẻ ví dụ: - Khi gặp ấm nước đang sôi con sẽ làm gì? - Khi gắp bếp ga đang đun con sẽ làm gì? 7 / 18
  2. - Khi gặp ổ điện trên sàn nhà con sẽ làm gì? - Khi con vào nhà bạn chơi con thấy dao, kéo ở sàn nhà thì con sẽ làm gì? H.2:Trẻ chơi trò chơi “ Tôi hỏi bạn trả lời” Khi đó trẻ sẽ lựa chọn quyền trả lời bằng cách lắc xắc xô và trả lời, sau mỗi câu trả lời đúng trẻ sẽ được 1 hình tô màu nhỏ. Nếu như các con biết cách xử lý với những nguy hiểm trên thì trẻ sẽ có thêm được những kinh nghiệm, giảm được nhiều nguy cơ gây mất an toàn trong đời sống hằng ngày của trẻ. Tháng 11: Với đề tài giao thông: Tôi đưa ra câu truyện “Qua đường”.Tôi đưa ra câu truyện và giáo dục trẻ không tham gia giao thông khi không có người lớn đi cùng. Đồng thời đưa ra hệ thống câu hỏi giúp trẻ nhận biết những nguy hiểm khi tham gia giao thông. - Khi tham gia giao thông các con phải làm gì? - Ngồi trên xe các con phải ngồi như thế nào? - Khi các con đi bộ các con phải đi bên nào? - Đèn nào các con được đi còn đèn nào phải dừng lại? Qua câu truyện trẻ thấy được những nguy hiểm xung quanh mình trẻ cần phải phòng tránh như không qua đường một mình, phải chú ý đèn giao thông Trẻ rất hứng thú khi tham gia vào giờ học, trẻ sẽ có thêm kinh nghiệm khi tham gia giao thông an toàn. Tháng 12: Với đề tài “Động vật sống khắp nơi”. Tôi giáo dục trẻ biết làm gì và không nên làm gì với con vật đó, đồng thời chỉ ra từng hành động cụ thể. Cần cảnh báo cho trẻ biết những hành động như: Giật đuôi, đánh mạnh, siết chặt Sẽ khiến con vật bộc phát tính hung dữ và quay sang cắn người. Bên cạnh đó tôi cũng giáo dục trẻ như: Không được lại gần các con vật lúc đang ăn, ngủ hoặc đang gầm gừ, cắn nhau với con vật khác như vậy rất nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn tôi kết hợp cho trẻ chơi trò chơi khoanh tròn những con vật hung dữ (hiền lành). Qua đó để trẻ biết và phòng tránh những nguy hiểm từ những con vật hung dữ đến những con côn trùng như con ong, con sâu để trẻ không tiếp xúc với chúng. H.3: Bé khoanh những con vật hiền lành Trong giờ hoạt động âm nhạc tôi đưa một số bài hát có hiệu quả giáo dục cao, đó là những bài hát chứa đựng tình huống không an toàn để giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ như bài hát “con mèo ra bờ sông” của nhạc sĩ Hoàng Hà. Một con mèo ra bờ sông Meo Mèo này chớ xuống sông Một con mèo ra bờ ao Meo Mèo này chớ xuống ao 8 / 18
  3. Em cũng không chơi gần sông Em cũng không chơi gần ao kẻo ngã nhào. Tôi không chỉ dạy trẻ thuộc bài hát, giảng nội dung cho trẻ nghe mà tôi còn giúp trẻ hiểu được rằng không nên chơi ở gần bờ sông, bờ ao. Bởi vì đó là những nơi rất nguy hiểm mà khi trẻ ngã xuống có thể bị đuối nước nếu như không được cứu kịp thời. Với những bài thơ, ca dao, tục ngữ, các trò chơi, câu chuyện, bài hát có nội dung giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày tôi sưu tầm, sáng tác đã giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, dễ nhớ, nhanh thuộc và khắc sâu được kiến thức về nhận biết và phòng tránh nguy hiểm. Trẻ biết được việc gì nên và việc gì trẻ không nên làm đồng thời nếu không may gặp nguy hiểm trẻ sẽ nhớ lại cách được sử lí trong những bài thơ, câu truyện, bài học trẻ đã học, đã chơi. Biện pháp 3: Tạo tình huống cho trẻ trải nghiệm để đưa ra giải pháp khắc phục khi gặp nguy hiểm Việc tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm thực tế giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Thay vì “ Con không được làm thế này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào? Từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng biết bảo vệ mình trong cuộc sống. Việc xây dựng các tình huống cho trẻ trải nghiệm giúp giáo viên có cơ hội quan sát cách xử lý của trẻ và đánh giá mức độ nhận thức của trẻ đến đâu để có biện pháp tác động kịp thời. Mặt khác còn giúp cho giáo viên có thêm biện pháp mới trong việc giáo dục trẻ. Để thực hiện được biện pháp này tôi đã thực hiện theo các bước như sau: - Bước 1: Đưa ra các nội dung giáo dục trẻ để lấy làm tiêu chí xây dựng các tình huống. - Bước 2: Căn cứ vào các kĩ năng của trẻ tại lớp để xây dựng tình huống phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo . - Bước 3: Đưa ra các cách giải quyết để hỗ trợ giáo viên khi tổ chức và thực hiện cho trẻ trải nghiệm các tình huống. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, xây dựng một số tình huống để đưa vào khảo sát trên trẻ Ví dụ: Tình huống “khi trẻ bị lạc”: tôi kể câu chuyện: chuyện của bé Lan. 9 / 18
  4. “Hôm nay Lan được mẹ cho đi chợ mua sắm để chuẩn bị đón tết, ở chợ có bao nhiêu là các gian hàng nào là bánh kẹo, quần áo, thực phẩm và đặc biệt là gian hàng đồ chơi nhiều màu sắc. Lan thích lắm, Lan ngắm hết đồ chơi này đến đồ chơi khác, nhấc lên, đặt xuống, chạy sang bên nọ, bên kia. Thế rồi ôi mẹ đâu rồi? hu hu ” Sau đó tôi cùng trẻ trò chuyện, đàm thoại về nội dung câu chuyên: - Bé Lan bị làm sao? - Tại sao bé Lan bị lạc? - Các con đã bị lạc mẹ bao giờ chưa? - Nếu bị lạc con sẽ làm thế nào? Bằng các hình thức như đóng kịch, xem phim, tranh ảnh, video, đọc thơ, kể chuyện ta đưa trẻ vào các tình huống có vấn đề, lồng ghép vào những câu chuyện để trẻ dễ hình dung ra hoặc đưa ra tình huống giả định hỏi và hướng trẻ cách giải quyết, từ đó cô và trẻ cùng nhau thảo luận, suy đoán và tìm ra các dấu hiệu để nhận biết được các nguy cơ không an toàn sẽ và sắp xảy ra. Với hình thức này, trẻ được trải nghiệm và hình thành nên vốn kinh nghiệm sống, từ đó trẻ có tri thức về các nguy cơ không an toàn trong cuộc sống và có được những xử lý tốt nhất. Nhưng để trẻ có thể đưa ra những cách giải quyết phù hợp thì trước tiên chúng ta cần dạy trẻ có những đức tính sau: Dạy trẻ biết bình Tĩnh: Với những mối nguy hiểm trên tôi đã đưa ra những tình huống nhỏ để cả lớp cùng bàn bạc thảo luận và đưa ra giải pháp. Nhưng giải pháp đầu tiên mà tôi đã thống nhất với trẻ đó là phải bình tĩnh để xem xét mức độ nguy hiểm, nếu đơn giản thì tự trẻ có thể giải quyết được, còn nặng nề hơn thì trẻ sẽ nhờ sự giúp đỡ của người lớn. Ví dụ : Tôi lại kể tiếp cho trẻ nghe câu chuyện của bé Lan: “Bé Lan không thấy mẹ đâu cả, bé sợ quá khóc òa lên, bé chạy ngang chạy dọc khắp nơi để tìm mẹ, vừa chạy vừa khóc gọi mẹ, luống cuống thế nào bé vấp phải rổ hoa quả của bác bán hàng, thế là ngã nhào ra đất”. Bé Lan bị lạc mẹ Bằng các câu hỏi giả định, tôi hướng trẻ tìm cách giải quyết: - Nếu bé Lan cứ khóc như vậy có tìm được mẹ không? - Nếu Lan cứ chạy thì có tìm thấy mẹ không? - Nếu là con, con sẽ làm như thế nào? Trong bất kỳ tình huống nào, đầu tiên cần dạy trẻ phải bình tĩnh, không được khóc lóc. Bởi vì khi khóc sẽ không nhớ được các thông tin của gia đình mình, cũng không được chạy lung tung mà nên đứng yên tại chỗ để chờ vì bố mẹ sẽ quay lại đây để tìm. 10 / 18
  5. Dạy trẻ những thông tin cần nhớ: Những thông tin cần nhớ như: địa chỉ gia đình, địa chỉ trường học hoặc các cơ sở công cộng gần nhà, số điện thoại gia đình, bố, mẹ, ông, bà số điện thoại công an, cứu hỏa, cấp cứu Trẻ 4-5 tuổi đã có khả năng ghi nhớ các con số và kí hiệu đơn giản, chúng ta có thể vẽ các hình đơn giản để kí hiệu cho trẻ dễ hiểu: như là hình que diêm là cứu hỏa, hình ngôi nhà là địa chỉ nhà, hình dấu cộng là cấp cứu. Biết cách gọi điện cho cha mẹ khi có việc khẩn cấp hãy luôn nhắc trẻ đem theo bên mình một mảnh giấy ghi tên, số điện thoại của gia đình và của một người thân khác có thể liên lạc trong trường hợp khẩn cấp. Nhắc trẻ nhớ rằng tờ giấy này phải cất kỹ và chỉ đưa cho người có trách nhiệm, có thể giúp đỡ mình. Ở lớp, tôi cho trẻ tự làm một bảng thông tin cá nhân của riêng mình. Trẻ cắt dán, vẽ các hình ảnh làm biểu tượng theo trí tưởng tượng của trẻ, sau đó trẻ viết các số điện thoại hoặc các thông tin lên bảng và lưu trong góc học tập của trẻ. Với đặc điểm trẻ rất nhanh nhớ nhưng lại mau quên, thỉnh thoảng tôi lại cho trẻ lấy ra để bổ sung thêm thông tin mới và đọc lại thông tin dưới hình thức giới thiệu về bản thân, trẻ rất hào hứng tham gia. Ví dụ: Trẻ học rất nhanh thông qua hình thức sao chép, qua đó trẻ nhớ rất lâu. Tôi đã rèn trẻ học thuộc tên trường, tên lớp, số nhà, địa chỉ và số điện thoại của bố mẹ trẻ trong trường hợp trẻ gặp nguy hiểm như bị lạc hay bị thương tích có thể liên hệ được với gia đình nhanh nhất. Đồng thời tôi cũng nghiêm khắc giáo dục trẻ để tránh việc chêu đùa, nghịch ngợm dạy trẻ nên gọi trong những trường hợp nào. H.4 Trẻ ghi thông tin Dạy trẻ cách nhờ giúp đỡ: Một đứa trẻ trong gia đình được nuông chiều, bất kỳ một nhu cầu bé tí nào cũng được người lớn đáp ứng không cần phải bày tỏ ý muốn, và cũng thường thấy rằng, các bà mẹ, ông bố, nhất là ông bà nội, ngoại chỉ cần nghe nửa câu nói của trẻ là rối rít hỏi chúng muốn gì, lập tức phục vụ ngay cho trẻ. Từ những chuyện nhỏ không đáng chú ý này lại ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của trẻ sau này. Dần dần trẻ không có kĩ năng nhờ giúp đỡ mà chỉ thụ động đứng chờ người khác đến giúp đỡ mình. Đây là một kĩ năng nếu đặt trong tình huống đơn giản thì chỉ là “chuyện nhỏ” nhưng khi gặp tình huống nguy hiểm thì kĩ năng này lại cực kỳ quan trong Ví dụ: Khi gặp tình huống nguy hiểm, trẻ phải có kĩ năng nhờ giúp đỡ để bảo vệ chính bản thân mình. Chẳng hạn khi bé bị lạc, bé sẽ nhờ ai giúp đỡ và nhờ như thế nào? Để dạy trẻ kĩ năng này, tôi tổ chức một hoạt động theo nhóm. Mỗi nhóm một địa điểm bị lạc đường: 11 / 18
  6. - Nhóm 1: bị lạc trong siêu thị. - Nhóm 2: bị lạc ngoài đường. - Nhóm 3: bị lạc trong công viên. Mỗi nhóm có các lô tô có hình ảnh nên và không nên làm khi bị lạc đường; một bảng gài với hai phần là mặt cười để gắn hình ảnh nên và mặt mếu gắn hình ảnh không nên. Hình ảnh lô tô đó là cô thu ngân, chú bảo vệ, cô lao công, chú công an, người lớn, bạn nhỏ khóc, chạy lung tung, bạn nhỏ đi theo người lạ Với thời gian là một bản nhạc, các nhóm sẽ thảo luận để tìm lô tô gắn vào bảng gài cho đúng. Sau hai lần chơi, trẻ lớp tôi đã có kĩ năng tìm hình ảnh lô tô rất tốt. Nhóm nào có tình huống bị lạc đường ở đâu thì tìm đúng người có ở đó để nhờ sự giúp đỡ: Các cháu tìm hình ảnh nhờ cô thu ngân, chú bảo vệ ở trong siêu thị, chú công an, cô lao công ở ngoài đường, bác bảo vệ ở trong công viên gắn vào bên mặt cười, còn lại hình ảnh bạn nhỏ khóc, chạy lung tung, đi theo người lạ gắn bên mặt mếu. Như vậy là khi tôi tổ chức cho trẻ trải nghiệm tình huống như vậy, trẻ sẽ học được cách nhờ ai giúp đỡ mình trong tình huống lạc ở chỗ nào. Sau khi tìm được người giúp đỡ yêu cầu trẻ là phải nói rõ ràng, ngắn gọn và dễ hiểu Trong mọi hoạt động , nếu quan sát kỹ chúng ta thấy có vô vàn những tình huống xảy ra. Điều quan trọng là tìm ra những biện pháp kịp thời xử lý tình huống, điều chỉnh hành vi cho trẻ, giúp trẻ có thói quen, biết được cái nào nên làm và cái nào không nên làm. Lâu dần những hành vi, thói quen ấy sẽ được tích lũy và trở thành kỹ năng sống đối với trẻ. Qua những tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm để trẻ tự đưa ra giải pháp khắc phục sẽ giúp trẻ bình tĩnh sử lí những vấn đề mà không may trẻ gặp phải. Biện pháp 4: Phối hợp với đồng nghiệp và phụ huynh để giúp trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn Tôi nhận thấy việc phối kết hợp với đồng nghiệp và phụ huynh trong việc giáo dục trẻ kỹ năng sống là rất quan trọng. Hàng ngày khi tổ chức các hoạt động các cô cần phát hiện và loại bỏ các vật có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Để làm tốt công tác này tôi đã xây dựng kết hoạch và thu được những kết quả khả quan như sau. Tôi xây dựng các bảng biểu, sưu tầm các tranh ảnh về các đồ vật không an toàn, các địa điểm có nguy cơ không an toàn, các hoạt động có nguy cơ không an toàn, trưng bày ở góc tuyên truyền của trường. Hàng ngày trước khi đón trẻ và trước khi ra về tôi cùng các giáo viên dọn dẹp lớp sạch sẽ, kiểm tra và loại bỏ các nguy cơ có thể gây mất an toàn cho trẻ. Hàng tuần vào chiều thứ sáu tôi cùng tất cả cán bộ giáo viên đều tham gia tổng vệ sinh trong và ngoài phòng 12 / 18
  7. học, phòng làm việc, sân trường, vườn trường, loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ khi trẻ học tập và vui chơi trong trường. Tôi đã mạnh dạn đề xuất với tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường tổ chức buổi thảo luận, tập huấn về phương pháp giáo dục trẻ kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ mất an toàn cho trẻ và cách xử trí ban đầu một số tai nạn thương tích thường gặp cho trẻ trong trường mầm non và được ban hiệu đồng tình ủng hộ. Việc giáo dục trẻ không chỉ là việc riêng của nhà trường mà còn là sự phối hợp của gia đình với toàn xã hội. Để trẻ có kĩ năng phòng tránh tốt và không bị mai một. Tôi đã thực kết hợp với phụ huynh rèn trẻ dưới hai hình thức trực tiếp và gián tiếp. Để trẻ có môi trường hoạt động an toàn thân thiện tôi có huy động phụ huynh đóng góp hỗ trợ lớp nguyên vật liệu, kinh phí để đầu tư mua những đồ dùng đồ chơi cho trẻ đảm bảo độ an toàn cho trẻ khi trẻ hoạt động vui chơi. Tôi trao đổi trực tiếp với phụ huynh những nội dung cần rèn trẻ trong ngày trong tháng qua các giờ đón trả trẻ để phụ huynh nắm được và cùng cô phòng tránh nguy hiểm cho trẻ. Bằng cách đó giáo viên và phụ huynh luôn có được thông tin hai chiều của trẻ ở nhà cũng như ở trường. Qua đó phụ huynh thấy yên tâm hơn khi gửi con ở lớp và phụ huynh đã nhận thức được rõ hơn tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ .Trong buổi họp cha mẹ học sinh hay những buổi đòn trả trẻ, cô và phụ huynh cần trao đổi, chia sẻ thẳng thắn cách giáo dục con. H.5: Giáo viên trao đổi với phụ huynh Qua những kinh nghiệm mà tôi trao đổi và sự phối kết hợp thực hiện cho trẻ trải nghiệm của phụ huynh khi thực hiện ở nhà tôi đã nhận được sự phản hồi rất khả quan. Các con đã bước đầu nhận biết và phòng tránh được một số nguy cơ không an toàn có thể xảy ra trong gia đình: không lại gần bếp lửa, phích nước nóng, ổ cắm điện, không vào nhà vệ sinh một mình, không đi ra ngoài chơi khi không có bố mẹ đi cùng .Trẻ có một số kĩ năng ban đầu về cách xử lý một số tình huống đơn giản. Không những thế phụ huynh còn cảm thấy tin tưởng giáo viên yên tâm hơn khi mỗi ngày đưa con đến lớp. Đó cũng là cơ sở tạo niềm tin vững trắc của phụ huynh với giáo viên trong việc chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển nhân cách một cách hoàn thiện nhất. 13 / 18
  8. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Qua gần một năm nghiên cứu,áp dụng “Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non.”, bản thân tôi đã thu được một số kết quả đáng khích lệ như sau: * Đối với giáo viên: - Giáo viên có kinh nghiệm trong việc lựa chọn nội dung phương pháp hình thức tổ chức để dạy các kỹ năng sống phù hợp với nhận thức lứa tuổi của trẻ. - Tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, linh hoạt sáng tạo để đạt được kết quả cao nhất. - Tạo mọi điều kiện tốt nhất, gần gũi với trẻ cô luôn là người bạn để lắng nghe trẻ nói. - Cô giáo cần trao đổi với phụ huynh để phát triển các kỹ năng sống cho trẻ. * Đối với trẻ: - Trẻ nhận thức nhanh có kĩ năng nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hắng ngày từ đó, trẻ mạnh dạn, tự tin hơn khi đối diện với mọi tình huống trong cuộc sống. - Tư duy của trẻ phát triển, trẻ biết suy nghĩ tìm cách giải quyết các vấn đề một cách chủ động, qua đó giúp trẻ phát triển các kỹ năng phán đoán suy luân có tính logic. Biểu 2: Kết quả đạt được cuối năm (Tổng số 47 trẻ). STT Nội dung khảo sát Kết quả Đạt CĐ Nhận biết ra các địa điểm, đồ vật, con 1 47 = 100 % 0 vật ngây nguy hiểm. 2 Biết tránh xa các mối nguy hiểm. 46 = 97% 1=3% Có khả năng đưa ra cách giải quyết khi 3 46 = 97% 1 = 3% gặp nguy hiểm Bình tĩnh tìm kiếm sự giúp đỡ của người 4 47= 100% 0 lớn. Biểu 3: Bảng đối chứng trước và sau thực hiện đề tài Đầu năm Cuối năm Nội dung Đạt CĐ Đạt CĐ Nhận biết ra các địa điểm, đồ 47 = 100 22 = 46% 25 = 54% 0 vật, con vật ngây nguy hiểm. % Biết tránh xa các mối nguy 23 = 49% 24 = 51% 46 = 97% 1=3% hiểm. Có khả năng đưa ra cách giải 1 = 22 = 46% 25 = 54% 46 = 97% quyết khi gặp nguy hiểm 3% Bình tĩnh tìm kiếm sự giúp đỡ 47= 26 = 55% 21 = 45% 0 của người lớn. 100% 14 / 18
  9. Từ khảo sát nhận thấy kết quả các nội dung giáo dục trẻ kỹ năng sống nhận thấy mức độ nhận thức của trẻ về các kỹ năng thay đổi rõ rệt: - Số trẻ nhận biết ra các địa điểm, đồ vật, con vật ngây nguy hiểm đã đạt 100% tăng 54%. - Số trẻ biết tránh xa các mối nguy hiểm đã đạt 97% tăng 48%. - Số trẻ có khả năng đưa ra cách giải quyết khi gặp nguy hiểm đã đạt 97% tăng 51%. - Trẻ biết bình tĩnh tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn đã đạt 100% tăng 74%. - Trẻ nhận ra các kí hiệu thông thường như cấm sờ ổ điện, cấm lửa và các kí hiệu đèn khi tham gia giao thông đã đạt 100% tăng 78%. - Trẻ biết ăn cơm, kẹo, các loại quả có hạt không cười, đùa đã đạt 94% tăng 71%. - Trẻ biết gọi người giúp đỡ khi gặp khó khăn như bị ngã, bị chảy máu, bị lạc đã đạt 100% tăng 74%. - Trẻ biết không đi, chạy nhảy vào chỗ có nước trơn. Biết tránh các nơi nguy hiểm (ao, hồ ).đã đạt 100% tăng 78%. * Đối với phụ huynh: Các bậc cha mẹ đã có thói quen lắng nghe trẻ nói, hiểu về những gì trẻ đang suy nghĩ và mong muốn. Bố mẹ đã biết thể hiện sự quan tâm đúng mực, phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, thường xuyên trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức trực tiếp hoặc thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp. - Mối quan hệ giữa cha mẹ và các con tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng trẻ. Nhiều cha mẹ đã cho con tham gia các lớp năng khiếu phù hợp với khả năng của trẻ và nhiều bậc phụ huynh đã thể hiện sự hài lòng về cách dạy của các cô và nhận thức của con mình. - Phụ huynh có sự tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, tổ thái độ thân thiện với cô luôn ủng hộ những kế hoạch hoạt động của lớp của trường 2. Kiến nghị: * Đối với phòng giáo dục: - Tổ chức các sân chơi nhằm tạo điều kiện cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, trải nghiệm một cách hiệu quả. - Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, xây dựng những hoạt động rèn luyện kĩ năng cho trẻ để giáo viên học tập và nâng cao trình độ chuyên môm cũng như những kĩ năng cần thiết để dạy trẻ. - Bổ sung thêm các tài liệu cần thiết liên quan đến việc phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ. 15 / 18
  10. * Đối với trường: - Tổ chức tập huấn cho giáo viên nâng cao kỹ năng xử lý các tình huống tai nạn thương tích. - Tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động với thiên nhiên, với môi trường xung quanh nhiều hơn để trẻ có cơ hội khám phá và phát triển.Từ đó, tạo ra khả năng nhận thức tốt hơn, trẻ có nhiều ý tưởng hơn để ứng dụng vào bài học. * Đối với phụ huynh: - Quan tâm hơn nữa đến việc học tập của con em mình trong đó có vấn đề làm thế nào để kích thích, phát triển tư duy tốt nhất cho trẻ. - Lựa chọn phương pháp dạy học tốt nhất, sưu tầm nội dung giáo dục trong trường mầm non để cùng giáo viên giáo dục trẻ được tốt nhất. Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc áp dụng sáng kiến: Một số biện pháp giúp trẻ 5-6 tuổi nhận biết và phòng tránh nguy hiểm thường gặp hằng ngày ở trường mầm non.” Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp và các chị em đồng nghiệp để việc ứng dụng sáng kiến vào giảng dạy đạt kết quả cao. Tôi xin chân thành cảm ơn! 16 / 18
  11. IV. PHỤ LỤC Hình ảnh minh họa H.1. Bài tập nguy hiểm H.2.Trẻ chơi trò chơi “ Tôi hỏi bạn trả lời” H.3.Bé khoanh những con vật hiền lành 17 / 18
  12. H.4.Trẻ ghi thông tin gia đình mình H.5. Giáo viên trao đổi với phụ huynh 18 / 18