SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam (Lớp 10 THPT) theo hướng phát triển năng lực người học

docx 63 trang Giang Anh 26/09/2024 980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam (Lớp 10 THPT) theo hướng phát triển năng lực người học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_doc_hieu_tho.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại Việt Nam (Lớp 10 THPT) theo hướng phát triển năng lực người học

  1. Nhiều em tự tin thể hiện suy nghĩ của mình trước tập thể lớp, đưa ra những kiến giải riêng của mình khi có những câu hỏi phản biện được đặt ra từ các bạn trong lớp. Giờ học vì thế mà trở nên sôi nổi, hấp dẫn và lôi cuốn hơn. Tinh thần chủ động, tích cực và sáng tạo của các em khi tham gia hoạt động học được phát huy tối đa cả trong giờ học trực tiếp ở lớp lẫn khi tự học ở nhà. Kết quả học tập của các em đối với các tác phẩm thơ trung đại được cải thiện rõ rệt. Với tính khả thi và hiệu quả như vậy, đề tài đã thực sự ý nghĩa thiết thực. 3.4. Tính ứng dụng thực tiễn Đề tài đã được áp dụng khi dạy học đọc hiểu thơ trung đại lớp 10 ở trường THPT Nam Đàn 1. Và có khả năng ứng dụng cho việc dạy học đọc hiểu các tác phẩm thơ trung đại lớp 11 và các tác phẩm văn học trung đại khác ngoài SGK. Đề tài sáng kiến này cũng có khả năng áp dụng trong phạm vi rộng hơn cho các trường THPT trong huyện và trong tỉnh với đối tượng HS lớp 10. 3.5. Kiến nghị đề xuất 3.5.1. Đối với nhà trường và tổ chuyên môn - Nhà trường chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, tu bổ kịp thời (khi có hư hỏng) để đáp ứng yêu cầu dạy học. - Nhà trường cần bổ sung, cập nhật các tài liệu tham khảo mới cho GV, đặc biệt là các tài liệu liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông mới, các tài liệu dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực. 46 - Tổ chức các diễn đàn, chuyên đề về giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, tạo điều kiện cho GV thực hành nhiều hơn. 3.5.2. Đối với giáo viên - GV phải trau dồi cho mình những vốn kiến thức sâu rộng về đặc trưng thể loại, giai đoạn văn học và vốn từ Hán để tránh việc hiểu sai, dạy sai về ý nghĩa của văn bản. - GV cần có những yêu cầu cụ thể cho HS và cho HS thời gian chuẩn bị trước ở nhà, gợi ý, tháo gỡ vướng mắc cho HS. Có sự động viên, khích lệ đối với những HS có những phát hiện tốt - Trong KHDH sắp tới với chương trình và SGK mới, việc tích cực, chủ động đổi mới PPDH lại thực sự cần thiết hơn bao giờ hết. Hơn thế là sự linh hoạt trong việc lựa chọn những tác phẩm thơ trung đại phù hợp, vừa đậm tính dân tộc vừa tạo hiệu quả thẩm mĩ cao đối với người học. - GV phải nắm vững các phần mềm, ứng dụng, sử dụng thành thạo CNTT, ứng dụng một cách hiệu quả, hợp lí, tránh lạm dụng. - Không có phương pháp chung nhất cho mọi giáo viên trong một giờ dạy học, vì vậy cần vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt, phù hợp mục đích, phù hợp đối tượng, để đạt hiệu quả cao nhất.
  2. 3.5.3. Đối với học sinh - Chuẩn bị bài chu đáo, đầy đủ, đặc biệt là đối với những bài tập/ nhiệm vụ được GV giao về nhà. - HS có đầy đủ thiết bị học tập trực tuyến, hệ thống mạng ổn định. Và quan trọng nhất là sự nỗ lực của chính các em. - Tự tin, mạnh dạn tham gia hoạt động học, bày tỏ ý kiến, chính kiến của bản thân, không nên giấu dốt. Trên đây là một số kinh nghiệm và những thực nghiệm giảng dạy tại nhà trường nhằm đề xuất “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học đọc hiểu thơ trung đại (lớp 10 THPT) theo hướng phát triển năng lực người học”. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chắc hẳn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến góp ý, nhận xét của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài từng bước hoàn thiện và áp dụng có hiệu quả hơn nữa. Tôi xin trân trọng cảm ơn! 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 10, tập 1, Nxb Giáo dục. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 10, tập 2, Nxb Giáo dục. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 10 Nâng cao, tập 1, Nxb Giáo dục. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Ngữ văn 10 Nâng Cao, tập 2, Nxb Giáo dục. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông mới 7. Nguyễn Sĩ Cẩn (1983), Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy văn học cổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Trần Thị Kim Dung - Bùi Minh Đức - Nguyễn Duy Phương - Nguyễn An Thi (2012), Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh họa Ngữ văn 10 tập 1, Nxb Đại học Sư phạm. 9. Phan Huy Dũng (2007), “Về vai trò người tham dự - chia sẻ của người giáo viên trong giờ dạy đọc văn”, Kỉ yếu hội thảo khoa học dạy học Ngữ văn ở trường PT theo chương trình và SGK mới, Nxb Nghệ An. 10. Lâm Quang Đông (chủ biên, 2019), Sổ tay Công nghệ Giáo dục, Nxb Đại học Quốc gia.
  3. 11. Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Hoàng Như Mai, Phan Sĩ Tấn, Đàm Gia Cẩn (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb GD, Hà Nội. 12. Đinh Thị Hà (2013), Hoạt động liên hệ trong dạy học văn học Việt Nam trung đại ở trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Thư viện Nguyễn Thúc Hào, Trường Đại học Vinh 13. Nguyễn Thị Bích Hải (2005), Bình giảng thơ Đường (Theo sách giáo khoa mới), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 14. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực, lấy người học làm trung tâm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 15. Phan Trọng Luận (1999), Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 48 16. Phan Trọng Luận (chủ biên, 2001), Phương pháp dạy học văn, Tập I, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 17. Trần Đình Sử (2007), “Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy đọc hiểu văn bản văn học”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học Dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông theo chương trình và sách giáo khoa mới, Nxb Nghệ An. 18. Trần Đình Sử (2013), “Đọc - hiểu văn bản – một khâu đột phá trong nội dung và phương pháp dạy học hiện nay”, bài viết trên phebinhvanhoc.com.vn số ra ngày 1/9/2013. 19. Hoàng Phê (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng 20. Trần Thị Thanh Thuyên (2011), “Đọc hiểu tác phẩm văn chương theo đặc trưng thể loại”, Tạp chí Giáo dục số 256 (kì 2, tháng 2) 21. Lã Nhâm Thìn (1998), Thơ Nôm Đường luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Lã Nhâm Thìn (2009), Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, Nxb Giáo dục Việt Nam. 23. Nguyễn Thị Xuyến (2017), Kết nối văn học với đời sống trong dạy học đọc hiểu truyện ngắn lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 ở THPT, Luận văn thạc sĩ khoa học, ĐHSP Hà Nội 2.
  4. 49 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Mẫu phiếu khảo sát số 1 PHIẾU KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU THƠ TRUNG ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 10 (Dành cho Giáo viên) Câu 1. Khi giảng dạy những tác phẩm Thơ trung đại trong chương trình Ngữ văn 10, Thầy/ cô cảm thấy: a. Hứng thú c. Bình thường b. Rất hứng thú d. Không hứng thú Câu 2. Những khó khăn của thầy/ cô khi dạy đọc hiểu các tác phẩm Thơ trung đại lớp 10: a. Tác phẩm không hấp dẫn c. Phương pháp tổ chức giờ học b. HS không hứng thú d. Thời gian eo hẹp Câu 3. Thầy/ cô đánh giá như thế nào về vai trò của việc nâng cao hiệu quả trong dạy học đọc hiểu Thơ trung đại? a. Rất cần thiết và quan trọng c. Cần thiết b. Không quan trọng d. Tùy vào từng bài Câu 4. Thầy/ cô đánh giá như thế nào về mức độ hiểu biết của mình về các văn bản thơ trung đại trong chương trình Ngữ văn THPT nói chung và trong chương trình Ngữ văn 10 nói riêng: a. Sâu sắc c. Nắm được bản chất b. Bình thường d. Mơ hồ Câu 5. Trong quá trình dạy đọc hiểu thơ trung đại lớp 10, thầy/ cô thường sử dụng những phương pháp dạy học nào: a. Phát vấn, gợi mở b. Phát vấn, gợi mở, thảo luận c. Phát vấn, gợi mở, thảo luận, phiếu học tập d. Phát vấn, gợi mở, thảo luận, kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức trò chơi, tranh biện, Câu 6. Dạy học đọc hiểu thơ trung đại lớp 10, thầy/ cô thường tập trung chú ý: a. Khai thác nội dung của văn bản ở phần dịch thơ (văn bản chữ Hán) b. Bám sát đặc trưng thể loại c. Bám sát vào phần nguyên tác (văn bản chữ Hán) d. Bám sát đặc trưng thể loại kết hợp đổi mới phương pháp dạy học
  5. Câu 7. Thầy/ cô nhận xét như thế nào về mức độ tiếp nhận và lĩnh hội văn bản thơ trung đại lớp 10 sau mỗi giờ học? a. Tốt c. Trung bình b. Khá d. Yếu Xin trân trọng cảm ơn quý thầy/ cô! Mẫu phiếu khảo sát số 2: PHIẾU KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU THƠ TRUNG ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 10 (Dành cho Học sinh lớp 10) Câu 1. Khi học tập những tác phẩm Thơ trung đại trong chương trình Ngữ văn 10, anh/ chị cảm thấy: a. Hứng thú c. Bình thường b. Rất hứng thú d. Không hứng thú Câu 2. Khi đọc hiểu thơ trung đại trong chương trình lớp 10, anh/ chị thấy không thích nhất điều gì? a. Nội dung khó hiểu b. Bài thơ có khoảng cách khá xa về thời gian c. Khó phát hiện và phân tích những yếu tố nghệ thuật d. Phương pháp của GV Câu 3. Trong quá trình đọc hiểu thơ trung đại lớp 10, anh/ chị thích thầy/ cô thường sử dụng những phương pháp dạy học nào nhất: a. Phát vấn, gợi mở b. Phát vấn, gợi mở, thảo luận c. Phát vấn, gợi mở, thảo luận, phiếu học tập d. Phát vấn, gợi mở, thảo luận, kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin, tổ chức trò chơi, tranh biện, Câu 4. Mức độ hiểu biết của mình về các văn bản thơ trung đại trong chương trình Ngữ văn THPT nói chung và trong chương trình Ngữ văn 10 nói riêng: a. Sâu sắc c. Nắm được bản chất b. Bình thường d. Mơ hồ, không hiểu Câu 5. Để góp phần nâng cao hiệu quả học tập các văn bản thơ thơ trung đại lớp 10, anh/ chị đã chuẩn bị bài ở nhà như thế nào: a. Tự mình trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài/ của thầy cô ra b. Hoàn toàn chép theo tài liệu tham khảo
  6. c. Tham khảo tài liệu và trả lời theo cách riêng của mình d. Không chuẩn bị Câu 6. Học các tác phẩm thơ trung đại, anh/ chị thấy mình có ưu thế ở mặt nào nhất: a. Hiểu được các yếu tố nghệ thuật trong văn bản b. Hiểu được nội dung của văn bản c. Kết hợp cả a và b d. Tùy thuộc từng bài Câu 7. Anh/ chị hãy tự đánh giá về mức độ tiếp nhận và lĩnh hội văn bản thơ trung đại lớp 10 sau mỗi giờ học của mình: a. Tốt c. Trung bình b. Khá d. Yếu Cảm ơn các em học sinh! Mẫu phiếu khảo sát số 3: PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH Nhằm nắm bắt được hiệu quả của việc áp dụng các biện pháp trong dạy học đọc hiểu thơ trung đại lớp 10 và có sự điều chỉnh phù hợp để mang lại chất lượng học tập tốt cho HS, các em hãy tự đánh giá mức độ nắm kiến thức và hứng thú của mình sau khi học xong các tác phẩm (đánh dấu X vào ô lựa chọn): Mức độ nắm kiến thức Nắm vững kiến thức cơ bản Hiểu sâu sắc Mơ hồ Hứng thú học tập Hứng thú Không hứng thú Xin cảm ơn các em! PHỤ LỤC 2 Bảng 1 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH DẠY HỌC ĐỌC HIỂU THƠ TRUNG ĐẠI LỚP 10 TỪ GIÁO VIÊN
  7. (Có 11 giáo viên môn Ngữ văn đã tham gia khảo sát) Câu Các phương án trả lời A B C D Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % lượng % lượng % 1 3 27.3 1 9.1 7 63.6 0 0 2 0 0 2 18.2 7 63.6 2 18.2 3 9 81.7 0 0 2 18.2 0 0 4 3 27.3 5 45.4 3 27.3 0 0 5 5 45.4 3 27.3 1 9.1 2 18.2 6 4 36.3 3 27.3 1 9.1 3 27.3 7 0 0 5 45.4 6 54.5 0 0 Bảng 2 BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ TÌNH HÌNH DẠY HỌC ĐỌC HIỂU THƠ TRUNG ĐẠI LỚP 10 TỪ HỌC SINH (Có 179 học sinh lớp 10 đã tham gia khảo sát) Câu Các phương án trả lời A B C D Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng % lượng % lượng % lượng % 1 6 3.4 0 0 63 35.2 110 61,4 2 53 29.6 34 19 61 34.1 31 17.3 3 10 5.6 22 12.3 32 17.9 115 64.2 4 4 2.2 14 7.9 40 22.3 121 67.6 5 25 14 108 60.3 27 15.1 19 10.6 6 49 27.4 98 54.7 17 9.5 15 8.4 7 4 2.2 46 25.7 119 66.5 10 5.6 PHỤ LỤC 3 Bài làm của HS cảm nhận bài thơ “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão