SKKN Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường THCS Phùng Xá
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường THCS Phùng Xá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_quan_ly_nham_xay_dung_doi_ngu_giao_vie.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục ở Trường THCS Phùng Xá
- PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO MỸ ĐỨC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHÙNG XÁ *&* SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC” Lĩnh vực: Quản Lý Họ tên: Nguyễn Thị Thúy Hòa Chức vụ: Hiệu Trưởng Đơn vị: Trường THCS Phùng Xá Năm học: 2011 – 2012
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Chúng ta đều biết rằng: Trong các nhà trường đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dục mới tốt. Trường có nhiều giáo viên giỏi thì mới có nhiều lớp đạt chất lượng cao. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong trường THCS và giáo viên bộ môn là nhân tố quyết định hiệu quả giáo dục của các khối lớp. Muốn có phong trào toàn diện mạnh thì phải có đội ngũ giáo viên cốt cán giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về công tác chủ nhiệm lớp, giỏi về chỉ đạo hoạt động Đoàn, Đội . Có đội ngũ cốt cán giỏi, có giáo viên dạy các môn tự chọn tốt nhưng điều hành như thế nào để họ tận tâm với nghề nhưng lại có trách nhiệm cao với tập thể, phối hợp nhịp nhàng, đồng thuận, vì mục tiêu chung của trường, trách nhiệm này lại là của các nhà quản lý. Như vậy: Vai trò của đội ngũ giáo viên là cực kỳ quan trọng. Muốn chỉ đạo và điều hành đội ngũ để họ tận tâm với nghề, có trách nhiệm cao với tinh thần tập thể, phối hợp tốt trong công việc và đồng thuận vì mục tiêu lớn của trường đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có những giải pháp hợp lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục. II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường trong ba năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011, 2011 – 2012. Điều tra chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường về: Chất lượng phẩm chất chính trị. Chất lượng năng lực Chuyên môn. Chất lượng công tác chủ nhiệm. Khảo sát chất lượng học sinh của nhà trường ba năm. Kết quả xếp loại hạnh kiểm, xếp loại Học lực, kết quả học sinh lên lớp, kết quả tốt nghiệp của học sinh lớp 9, kết quả học sinh thi đỗ vào THPT. Đánh giá, đối chiếu kết quả điều tra đội ngũ và chất lượng học sinh của ba năm học để đánh giá đúng hiệu quả chi đạo của công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong nhà trường. 2 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục III/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Tập trung nghiên cứu tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường trong ba năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011, 2011 – 2012. Theo dõi và tập hợp kết quả học tập và tu dưỡng của học sinh ở toàn bộ các khối lớp trong nhà trường ba năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011, 2011 – 2012. IV/ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nhận thức về vai trò đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Điều tra tình hình đội ngũ giáo viên của trường ba năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011, 2011 – 2012. Nghiên cứu kết quả giáo dục học sinh ba năm học 2009 – 2010, 2010 – 2011, 2011 – 2012. Đối chiếu kết quả chất lượng đội ngũ với kết quả giáo dục học sinh để đưa ra kết luận: Chất luợng đội ngũ tốt thì hiệu quả giáo dục ắt sẽ tốt. Biện pháp quản lý tốt thì chất lượng đội ngũ sẽ tốt, phong trào toàn diện của đơn vị nhà trường sẽ đạt thành tích ngày càng cao. V/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, TIẾN HÀNH: Trong quá trình công tác và quản lý nhà trường người Hiệu trưởng thường xuyên cập nhật các thông tin chính xác về chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng học sinh để có các biểu thống kê chính xác, chuẩn chỉnh về: Kết quả tự đánh giá của từng giáo viên, đánh giá xếp loại của Tổ chuyên môn, đánh giá xếp loại của Hội đồng thi đua nhà trường, đánh giá xếp loại của Hiệu trưởng đối với từng thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường. Thống kê các số liệu cụ thể của các năm học đối với từng lớp, từng học sinh về chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Đối chiếu cá biểu mẫu thống kê và đưa ra các giải pháp cụ thể có hiệu quả thiết thực trong việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm xây dựng đội ngũ có chất lượng cao để nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường THCS. 3 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục VI/ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Phạm vi nghiên cứu trong nhà trường THCS Phùng Xá. Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường. VII/ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: Để có kế hoạch nghiên cứu cụ thể từng năm học người Hiệu trưởng lập kế hoạch nghiên cứu, tập hợp số liệu thống kê từng kì cụ thể như sau: Đầu năm học. Kết thúc kì I. Cuối học kì II. Cuối năm học. Đối chiếu, so sánh các mẫu biểu và rút ra kết luận. Từ các kết luận đưa ra các giải pháp. 4 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục PHẦN HAI: NỘI DUNG I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Đảng ta đã đặc bịêt coi trọng vị trí con người, coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển. Văn kiện Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 4 khoá VII đã nêu: “Con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực xây dựng xã hội mới, đồng thời là mục tiêu của xã hội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phải quán triệt về chăm sóc bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người”. Đứng trước yêu cầu đó của cách mạng, Giáo dục - Đào tạo phải đào tạo ra những con người tự chủ, năng động sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề thường gặp, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hịên nhiệm vụ của Giáo dục không ai khác ngoài vai trò của người thầy giáo, vì đó là lực lượng chủ chốt của ngành, đồng thời quyết định sự thành bại sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo. Bàn về vị trí vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục, nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói:” Thầy giáo là nhân vật trung tâm trong nhà trường, là người quyết định đào tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy thầy giáo phải không ngừng phấn đấu vươn lên, rèn luyện, tu dưỡng phấn đấu về mọi mặt, để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa. Thủ tướng cũng chỉ rõ: “ Vấn đề lớn nhất trong giáo dục hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách làm tròn sứ mạng của mình. Chất lượng giáo dục trước mắt và tương lai tuỳ thuộc vào đội ngũ này. Cho nên lo cho sự phát triển về giáo dục thì khâu quan trọng bậc nhất là lo cho chất lượng đội ngũ giáo viên.” Có thể nói, năng lực và phẩm chất tốt đẹp của các thầy cô giáo là bài học sống, sinh động đối với học sinh, có vai trò quan trọng trong việc hình thành và giáo dục nhân cách học sinh. Trong tình hình đất nước đang đổi mới hiện nay, người thầy lại có vị trí quan trọng trong việc đµo tạo ra những con người có ích cho xã hội. Không có thầy giỏi thì khó có học trò giỏi được. Chính vì thế để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thì điều cần thiết là phải xây dựng được đội ngũ giáo viên có phẩm chất chính trị cao, vững vàng về chuyên môn, tinh thông về nghịêp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và chuẩn hoá về trình độ đào tạo. Đồng thời phải tạo ra được một môi trường giáo dục thuận lợi để cho họ có thể phát huy cao nhất năng lực của mình, để mỗi người không ngừng tự bồi dưỡng về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật những kiến thức mới, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá của ngành giáo dục. 5 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục II/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Trường THCS Phùng Xá là trường ở khu trung tâm của xã Phùng Xá, cơ sở vật chất của trường t¬ng ®èi kh¸,đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Mỹ Đức đã ưu tiên cho nhà trường về đội ngũ cán bộ giáo viên luôn đảm bảo đủ số lượng, cơ cấu. Về chất lượng đội ngũ: 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, trong đó trên chuẩn là 70%. Hầu hết các đồng chí giáo viên của trường đều nhiệt tình, tâm huyết với nghề, phần lớn giáo viên đều có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Các tổ chuyên môn của trường được biên chế hợp lý, hoạt động thường xuyên, tương đối hiệu quả. Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường còn một số khó khăn: - Một số giáo viên tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ vì vậy ít nhiều cũng có hạn chế về chuyên môn. - Một số giáo viên khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học và đổi mới phương pháp giảng dạy và tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh còn hạn chế nên chất lượng , hiệu quả giảng dạy chưa cao. Từ nhận thức về vai trò của người giáo viên như trên, là một cán bộ quản lý, tôi nhận thấy cần phải quan tâm đặc biệt tới công tác bồi dưỡng xây dựng đội ngũ giáo viên và xem đó là đòi hỏi cấp bách cần được giải quyết. Trong những năm qua trường chúng tôi đã tập trung chỉ đạo, thực hiện nhiều biện pháp quản lý có hiệu quả để xây dựng đội ngũ giáo viên và duy trì nề nếp, hoạt động, chuyên môn trong nhà trường ổn định, góp phần tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển. Tôi xin đưa ra kinh nghiệm: “ Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lượng giáo dục” 6 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục III/ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC: Năm học 2011 – 2012 trường THCS Phùng Xá có 43 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó: Giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn là 34 đồng chí, có 24 đồng chí có trình độ Đại học, 10 đồng chí có trình độ Cao đẳng. Hầu hết là lực lượng trẻ, giàu lòng nhiệt tình và tâm huyết với nghề và rất ham học hỏi. Tập thể sư phạm của trường đoàn kết có ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức nhà giáo tốt. Trong những năm qua kể từ năm 2009 đến nay Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường tốt. Số giáo viên dạy giỏi cấp Huyện: 15 đồng chí. Số học sinh xếp loại văn hoá giỏi 18%; số học sinh xếp loại văn hoá khá 42% tỷ lệ học sinh lên lớp 98%. IV/ NHỮNG KINH NGHIỆM, GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO: A/ NHỮNG KINH NGHIỆM: 1. Tăng cường nhận thức, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong lành mạnh cho giáo viên. 2. Xây dựng quy chế làm việc khoa học nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động trong nhà trường. 3. Xây dựng củng cố hoạt động của các tổ chưyên môn. 4. Tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt và thao giảng. 5. Tăng cường việc kiểm tra của Ban giám hiệu và các tổ chuyên môn. 6. Ban giám hiệu nhà trường phải nhận thức rằng: Chi bộ là nhân tố quan trọng trong quá trình chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ của năm họ. Chi bộ ững mạn xuất sắc thì nhà trường mới mạnh toàn diện. 7. Vai trò của Bí thư Chi bộ là phải tạo điều kiện để 100% đảng viên trong chi bộ xác định rõ trách nhiệm của mình với phong trào tập thể. Mỗi giáo viên trong Hội đồng sư phạm nhà trường phải tự rèn luyện để xứng đáng là tấm gương đạo đức tự hào và sáng tạo. 8. Các Đảng viên trong Chi bộ phải xác định rõ: Phê và tự phê để đi đến đồng thuận, tranh luận sôi nổi để tìm được những giải pháp hay. 9. Chỉ đạo quản lý bằng thi đua: Xây dựng bảng điểm thi đua 100 điểm chuẩn xác, khách quan và thật sự công bằng dựa trên chuẩn nghề nghiệp giáo 7 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục viên tiểu học và tình hình thực tế của trường. 10. Phát động nhiều phong trào thi đua trong năm học thông qua các ngày sinh hoạt tập thể: 20/11; 22/12; 26/3; 30/4. 11. Tổ chức nhiều cuộc thi với nhiều hình thức sáng tạo của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. 12. Động viên kịp thời để giáo viên có tài năng, năng khiếu, giáo viên cốt cán của trường phối hợp đồng thuận để đầu tư nhiều về thời gian, nhiều sáng kiến kinh nghiệm góp phần làm nên những thành tích cao của nhà trường. 13. Người Hiệu trưởng phải xứng đáng là trụ cột, là cố vấn để chỉ đạo và điều hành công việc sao cho hợp lý, là niềm tin vững chắc của các thành viên trong nhà trường. 14. Tạo cho mọi thành viên trong nhà trường thấy được rằng: Thành tích của tập thể là thành tích của chính mình Thành tích của cá nhân mình cũng có một phần đóng góp, giúp đỡ tận tình của nhà trường và đồng nghiệp. Vui vì thành tích của tập thể nhà trường và cũng mừng vì thành tích của đồng nghiệp mình đạt được. 8 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục B. CÁC GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO: 1. Tăng cường nhận thức, công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, tác phong lành mạnh cho giáo viên. - Làm cho cán bộ giáo viên trong nhà trường nhận thức rõ vai trò quan trọng của giáo dục và đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Giáo viên vần nhận thức được rằng: bậc trung học là bậc nền tảng trong hệ thống giáo dục, giúp cho học sinh phát triển được nhân cách để các em có điều kiện rèn luyện học tập và phát triển lên bậc học tiếp theo. - Thường xuyên cho giáo viên sinh hoạt nâng cao tư tưởng chính trị, coi trọng công tác dân chủ đặc biệt khâu đoàn kết trong nội bộ, giáo dục tập thể để thấy rõ vai trò to lớn của đoàn kết(đoàn kết là nguyên nhân của mọi thắng lợi). - Coi trọng công tác thi đua, công tác động viên tuyên truyền, mạnh dạn đặt niềm tin vào giáo viên để khơi dậy sự năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong đội ngũ. Xây dựng mối đoàn kết gắn bó giữa giáo viên và phụ huynh học sinh, nêu rõ được trách nhiệm của mỗi bên để cùng phối hợp làm công tác giáo dục. - Xây dựng mối quan hệ đoàn kết giữa các giáo viên với lãnh đạo Đảng, chính quyền địa phương, với BGH cũng như các tổ chức đoàn thể, cùng phối hợp làm công tác giáo dục để giáo dục dào tạo thực sự là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. - Đặc biệt coi trọng tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng với nhiệm vụ mới của giáo dục. Luôn coi trọng kết quả chất lưọng giáo dục, lấy học sinh làm thước đo cuối cùng để đánh giá chất lượng và sự cố gắng của đội ngũ giáo viên. 2. Xây dựng quy chế làm việc khoa học nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động trong nhà trường. - Thực hiện mục tiêu kế hoạch, chỉ đạo các tổ, các cá nhân làm việc theo kế hoạch, tất cả công việc phải được kế hoạch hoá, cụ thể hóa, tiêu chuẩn hoá. Các quy định cụ thể: + Quy dịnh về trực lãnh đạo, trực tuần của giáo viên. + Quy dịnh về hồ sơ giáo viên. + Quy định về soạn bài, chấm bài. + Quy định về lịch hội họp, chế đọ thông tin báo cáo. - Thông qua quy chế trên để cán bộ giáo viên có nề lối làm việc khoa học, từ đó siết chặt được kỷ cương, nề nếp trong nhà trường. 3. Xây dựng củng cố hoạt đọng của tổ chuyên môn. 9 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục Chúng tôi xác định đây là một nội dung quan trọng của công tác quản lý, nó có vai trò rất lớn trong công tác bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên và chất lượng giáo dục. Hoạt động hiệu quả của mỗi giáo viên sẽ tạo ra điều kiện tốt nhất để mỗi giáo viên tự học hởi lẫn nhau về kiến thức, chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, từ đó nâng cao trình độ năng lực của mình. Với vai trò như vậy đòi hỏi tổ chuyên môn phải được tổ chức hợp lý và hoạt động có nề nếp và khoa học. * Về phía nhà trường: - Chúng tôi phân tổ, tổ chia thành từng nhóm chuyên môn. Chỉ định tổ trưởng tổ phó là các giáo viên đứng đầu về chuyên môn, nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, được sự tìn nhiệm của đồng nghiệp. Tổ phó đồng thời là các nhóm trưởng. - Sắp xếp lịch sinh hoạt cho các tổ: sinh hoạt vào chiều thứ 5 hàng tuần của tuần thư 2 và tuần thứ 4 của tháng. - Đảm bảo tối đa những đề nghị phục vụ cho công tác chuyên môn mà các tổ đưa ra. - Tạo điều kiện cho các giáo viên được tiếp cận với các phương pháp dạy học mới và thời gian để giáo viên tham gia dự các lớp học nâng cao trình độ ( học tại chức, từ xa ). - Thành lập tổ cốt cán cấp trường. tổ này có nhiệm vụ giúp đỡ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên cho đội ngũ giáo viên. - Tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, chuyên đề cho từng khối lớp, từng phân môn, chuyên đề sử dụng đồ dùng dạy học. Phân công giáo viên chuản bị báo cáo, dạy thực hành. Sau mỗi chuyên đề có sơ kết, nhận xét rút kinh nghiệm. * Về chuyên môn: - Phải có nội dung sinh hoạt cụ thể bằng kế hoạch hàng tháng, hàng kỳ, cả năm học. Nội dung sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn phải có đủ các nội dung như: + Đánh giá kết quả công tác tuần trước. + Triển khai công tác tuần tới. + Thống nhất chương trình, đưa ra những nội dung kiến thức cơ bản của các môn ở các nhóm để thảo luận về nội dung và phương pháp - Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy chế chuyên môn, quy định của nhà trường. - Có kế hoạch dạy bài khó hoặc dạy rút kinh nghiệm theo chuyên đề, phân công người dạy cụ thể. -Phân công cụ thể người giúp đỡ những giáo viên mới ra trường hoặc những giáo viên còn yếu về từng mặt. - Xây dựng ngân hàng để kiểm tra chung cho từng khối lớp. 10 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục Do tổ chức và chỉ đạo tốt hoạt động của các tổ chuyên môn mà chúng tôi đã thu được một số kết quả sau: + Các đợt khảo sát chất lượng: đầu năm, HKI, HKII ®Òu được sử dụng bộ đề thống nhất chung cho toàn khối. + Các tiết dạy đều sử dụng thiÕt bÞ d¹y häc trực quan. + Đảm bảo đủ các tiết thực hành chuyên đề đối với các phân môn. + Tổ chức được 7chuyên đề cấp trường đó là : chuyên đề bồi dưỡng HSG; chuyên đề ra đề kiểm tra; chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và quản lý học sinh ; chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý; chuyên đề về công tác chủ nhiệm; chuyên đề về phổ biến sang kiến kinh nghiệm. chuyên đề làm đồ dùng dạy học tự làm Các chuyên đề này đều do giáo viên có kinh nghiệm, chuyên môn giỏi về giảng dạy và chủ nhiệm, quản lý trình bày, - Các giáo viên chuyên môn còn được giúp đỡ, được hướng dẫn tỉ mỉ nên năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm được nâng lên rõ rệt. 100% các đồng chí giáo viên được xếp loại khá gỏi. - Các tổ chuyên môn đều đạt danh hiÖu tËp thÓ LĐTT và TTXS, trong đó tổ chức các đợt thi đua “Dạy tốt, học tốt” chào mừng các ngày lễ lớn như: 20-10; 20-11; 22-12; 3-2; 26-3. - Tổ chức hội giảng cấp trường 4 đợt trong n¨m häc. Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường để lựa chọn các tiết dạy tiêu biểu dự thi giáo viên giỏi cấp huyện - Phát động phong trào viết SKKN trong toàn trường, tập trung vào yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy. - Làm tôt công tác thi đua khen thưởng ngay trong trong từng đợt thi đua. Cho dù giá trị vật chất không đáng là bao nhưng cũng đã động viên được gi¸o viªn kịp thời, khích lệ được phong trào ngµy cµng hiÖu qu¶. - Thông qua các phong trào thi đua giáo viên đã có thêm được rất nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Hoạt động này thật sự thiết thực cho công tác tự học, tự rèn luyện của mỗi người. Kết quả: Năm học 2011-2012 : Có 5 giáo viên dự thi GVG cấp huyện cả 5 đồng chí đều đạt loại giỏi, có 01 giáo viên ®¹t gi¶i Nh× môn vật lý 4. Tăng cường công tác kiểm tra của Ban gi¸m hiÖu và của tổ chuyên môn. - Kiểm tra là một trong bốn nội dung, chức năng của người cán bộ quản lý trong công việc quản lý nhà trường. Kiểm tra là vũ khí, là động lực cho sự phát triển. Trong nhà trường, thực hiện thường xuyên công tác kiểm tra chính là nhắc nhở mọi người làm việc đúng, đồng thời phát hiện kịp thời những mặt tốt để 11 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục phát huy, t×m ra nh÷ng mÆt cßn hạn chế để khắc phục. Thói quen nghiêm túc, lµm viÖc cã kế hoạch khoa häc trong công việc không phải tự nhiên ai cũng có mà hầu hết được hình thành và phát triển trong suốt cả quá trình công tác mà lúc đầu thường là chưa tự giác. Nói tóm lại là làm tôt công tác kiểm tra theo đúng nguyên tắc, thiết thực sẽ tạo nên hiệu quả đích thực, giúp mỗi người ngày càng tự giác và nghiêm tóc hơn. - Nhận thức về vai trò tác dụng của công tác kiểm tra như vậy nên chúng tôi tập trung rút kinh nghịêm về nội dung, phương pháp kiểm tra sau từng năm học nhằm hoàn thiện hơn về nội dung và biện pháp để hiệu quả thanh tra thiết thực hơn đối với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. - Chúng tôi xác định nội dung kiểm tra là việc thực hiện các quy định về chuyên môn như: kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án, thực hiện chương trình, thực hiện chế độ kiểm tra cho điÓm, việc chấm, chữa bài cho học sinh, việc dự giờ thăm lớp, tự học, công tác chủ nhiệm và một số công tác khác. - Để việc kiểm tra có tác dụng thiết thực, đúng mục đích, đầu năm học chúng tôi đưa ra hội nghị các mẫu phiếu kiểm tra để mọi người thảo luận, thống nhất rồi mới thực hiện. - Trong Ban giám hiệu, chúng tôi phân công mỗi người một tổ, dự các buổi sinh hoạt tổ với các tổ đó.Khi thực hiện kế hoạch kiểm tra của hiệu trưởng Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn cùng đi dự giờ. Hàng tháng, hàng tuần công khai kế hoạch kiểm tra trên kế hoạch công tác tuần. - Công khai kế hoạch kiểm tra: + Kiểm tra sổ báo giảng, Giáo án các loại, sổ Chủ nhiệm, sổ đầu bài ,sổ điểm. + Kiểm tra theo kế hoạch (chuyên đề, toàn diện) 1 giáo viên/tuần. + Ngoài kiểm tra theo lịch chúng tôi chú trọng việc kiểm tra đột xuất, nhất là dự giờ đột xuất và việc thực hiện quy chế chuyên môn. 100% giáo viên được dự giờ đột xuất ít nhất 1 lần trong một học kỳ. Các tổ chuyên môn khi trống tiết đi dự giáo viên trong tổ. - Sử dụng kết quả kiểm tra để nhắc nhở, rút kinh nghiêm những giáo viên chưa thực chưa tốt hoặc có thiếu sót trong quá trình công tác, đồng thời tuyên dương, khích lệ những cá nhân làm tốt từ đó nhân rộng điển hình. Khi cán bộ, giáo viên nhắc nhở 2-3 lần mà vẫn không sửa chữa sẽ tính vào tiêu chuẩn thi đua. Vì việc kiểm tra được làm thường xuyên từ tổ đến Ban giám hiệu nên không có giáo viên nào vi phạm quy chế chuyên môn. Trong quá trình kiểm tra chủ yếu phát hiện ra một số tồn tại của giáo viên như:dạy chậm chương trình, một số giáo viên thực hiện chế độ điểm còn chậm hoặc sửa điểm chưa đúng hướng dẫn. Nhờ kiểm tra nhắc nhở mà những thiếu sót này dần dần được khắc phục. 12 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục Kết quả 100% giáo viên được Ban giám hiệu kiểm tra chuyên môn hàng năm là việc làm thường xuyên của nhà trường trong nhiều năm nay và đã được thanh tra Phòng giáo dục xác nhận trong đợt Phòng giáo dục về kiểm tra toàn diện trường n¨m häc vừa qua. Tôi cho rằng đây là một trong những biện pháp quản lý chúng tôi đã làm tốt và góp phần không nhỏ tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trương trong nhiều năm qua, thể hiện bằng chất lượng hai mặt giáo dục, bằng tỉ lệ học sinh lên lớp . 5. Ban giám hiệu nhận thức rõ: Chi bộ là nhân tố quan trọng nhất trong quá trình chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ của năm học. Ban chi uỷ phải đoàn kết thống nhất tập trung nâng cao nhận thức cho từng Đảng viên để mọi đảng viên trong chi bộ đều thấy được: Phê và tự phê để đi đến đồng thuận. Tranh luận sôi nổi để tìm được những giải pháp hay. Từng đảng viên phải tự giác rèn luyện để xứng đáng là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo. 6. Nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng trong quá trình chỉ đạo các phong trào của đơn vị nhà trường. Chi bộ định hướng các lĩnh vực một cách toàn diện. 7. Chỉ đạo quản lý bằng thi đua: Xây dựng bảng điểm thi đua dựa trên chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học và các qui chế dân chủ trong cơ quan. Bảng điểm được đưa ra công khai và được hội thảo từng bước ở các tổ chức trong nhà trường. Các ý kiến được tập hợp về ban thi đua sau đó ban thi đua luận bàn để thống nhất và thông qua Hội nghị cán bộ công chức vào đầu các năm học. Trong năm học ban thi đua chỉ đạo các tổ chuyên môn bình xét theo bảng điểm và xếp theo thứ tự trong tổ từ cao đến thấp. Sau đó Ban thị đua họp và xét duyệt theo từng tiêu chuẩn đối với từng cá nhân và đảm bảo vô tư, khách quan, công bằng. 8. Tạo điều kiện cho mọi thành viên trong trường thấy được rằn: Thành tích của tập thể là thành tích của chính mình. Thành tích của cá nhân mình cũng có một phần đóng góp, giúp đỡ của tập thể. Vui vì thành tích của tập thể và cũng mừng vì thành tích của đồng nghiệp mình đạt được. 9. Trong mọi phong trào người Hiệu trưởng phải xứng đáng là trụ cột, là các vấn đề chỉ đạo và phải điều hành công việc hợp lý. 13 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục V/ TỔNG KẾT KINH NGHIỆM. Qua quá trình công tác, bằng sự dày công với những việc làm đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn trong 2 năm qua,học kỳ 1 năm học này bản thân tôi đã chú trọng xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có hiệu quả, ảnh hưởng tốt đến chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, đưa chất lượng của trường ngày càng đi lên. Kết quả đó chắc chắn sẽ là cơ sở tạo đà cho những bước phát triển mới. từ những kết quả thực tế trong việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, là người quản lý tôi tự rút ra bài học sau: 1. Người cán bộ quản lý phải có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, năng động, sáng tạo luôn đi sâu đi sát với đội ngũ để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ họ. 2. Luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ giáo viên tiếp cận với những cái hay, cái mới. 3. Có sự tin tưởng và nhận định đúng đắn về năng lực của đội ngũ. Không nên cầm tay chỉ việc cho giáo viên mà hãy để giáo viên tự tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu nhất. 4. Luôn nghiên cứu, đổi mới phương pháp quản lý. Chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Xây dựng lực lượng cốt cán năng động, nhiệt tình, trách nhiệm để đẩy mạnh phong tào thi đua của trường có bước tiến mới. 5. Có biện pháp khơi gợi cho giáo viên để họ tự nhận thấy ưu-nhược điểm của mình khi lên lớp cũng như trong công tác, từ đó giáo viên có hướng điều chỉnh phù hợp. 6. Thường xuyên đẩy mạnh công tác tự bồi dưỡng, coi công tác này là then chốt, là chìa khoá chính của mỗi giáo viên để khám phá kho tàng tri thức của nhân loại. Phải làm cho cán bộ giáo viên có nhận thức cao hơn nữa và luôn luôn có ý thức cải tiến phương pháp dạy học. Chất lượng giáo dục toàn diện phụ thuộc vào nhiều yếu tố, song thầy cô giáo-người trực tiếp đứng lớp phải là yếu tố số một. Để có ngay một đội ngũ các thầy cô giáo đáp ứng đúng đòi hỏi của xã hội hiện nay thực không dễ, nhất là lại ở khu vực nông thôn như trường tôi. Bằng tất cả sự nỗ lực của đội ngũ cấn bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường, chúng tôi đã và đang hoàn thiện dần đội ngũ từ số lượng rồi tiến tới chất lượng. Chúng tôi luôn xác định: Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viện là nhiệm vụ quan trọng cần được tiến hành thường xuyên, bằng nhiều biện pháp, là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài song nó cũng là vấn đề mang tính cấp bách vì nó quyết định chất lượng giáo dục. 14 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục VI/ PHÂN TÍCH TỔNG HỢP NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Chúng ta đều biết rằng: Trong nhà trường đội ngũ giáo viên có vai trò cực kì quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Bởi lẽ: Chất lượng giáo viên có tốt thì hiệu quả giáo dục mới cao. Vì vậy: Muốn có phong trào mạnh thì phải có đội ngũ giáo viên mạnh toàn diện. Để có đội ngũ giáo viên trong nhà trường giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về công tác chủ nhiệm lớp và chỉ đạo phong trào toàn diện. Ban giám hiệu nhà trường phải có những kinh nghiệm hay, nhiều giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng đội ngũ tốt nâng cao chất lượng giáo dục. Người Hiệu trưởng trong nhà trường cần phải tập trung nâng cao nhận thức về tư tưởng chính trị, đạo đức tác phong mẫu mực nhà giáo cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân vien trong trường. Xây dựng quy chế làm việc thật khoa học. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chuyên môn và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Tổ chức thật hiệu quả các phong trào thi đua. Tăng cường chế độ kiểm tra trong nhà trường. Duy trì thường xuyên đổi mới quản lý bằng thi đua. Động viên kịp thời, thoả đáng các nhân tố tích cực, tài năng trong nhà trường. Củng cố và xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhất trí cao. 15 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục VII/ NHỮNG ĐIỀU CÒN BỎ NGỎ: Việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục là vấn đề cấp thiết. Qua thực tế nhiều năm làm công tác quản lý tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời giúp cho giáo viên tự tin hơn, sáng tạo hơn trong công tác giảng dạy, đưa chất lượng của nhà trường đi đến vững chắc. Trong kinh nghiệm và việc áp dụng không sao tránh khỏi những hạn chế, không dừng lại ở đó bản thân tôi sẽ tiếp tục phấn đấu hơn nữa để duy trì và phát huy những thành công bước đầu trong công tác quản lý đồng thời tiếp tục học hỏi, đúc rút kinh nghiệm để công tác quản lý nói chung, công tác xây dựng bồi dưỡng đội ngũ nói riêng có kết quả cao hơn nữa. Tôi rất mong nhận được sự góp ý kiến quý báu của đồng nghiệp, sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo để tôi có thể hoàn thiện hơn kinh nghiệm của mình. VIII/ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN: Qua những biện pháp đã được thực hiện và đối chiếu với điều kiện thực tế ở nhà trường, bản thân tôi thấy s¸ng kiÕn kinh nghiệm có thể áp dụng trong tất cả các nhà trường THCS. Tuy nhiên vận dụng như thế nào để đạt được hiệu quả thì chúng ta cần cân nhắc sao cho phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị trường học 16 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục PHẦN BA: KẾT LUẬN: I/ KẾT QUẢ THÀNH CÔNG: Bằng tác động của những biện pháp trên chất lượng của đội ngũ của trường được nâng lên một cách rõ rệt: - Về tư tưởng chính trị: Giáo viên đã phấn khởi bám trường, bám lớp, tâm huyết, say sưa với nghề. Trong công việc, mọi người có ý thức tự giác thực hiện nghiêm túc chủ trương chương trình chính sách của Đảng, pháp luạt của nhà nước, các quy định của ngành, của trường. Thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động và các công việc đạt hiệu quả cao hơn. - Về chuyên môn: Qua kiểm tra, dự giờ thăm lớp, qua các đợt khảo sát chất lượng, đánh giá xếp loại học sinh học kỳ 1, các hội thi cho thấy chất lượng chuyên môn, chất lượng giáo dục, chất lượng mũi nhọn cũng được đẩy mạnh, được thể hiện qua bảng biểu sau: BIỂU 1: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ Năm S Số Xếp loại Xếp loại Xếp loại học L lớ phẩm chất chính trị Năng lực chuyên môn chủ nhiệm G p V Tốt Khá TB Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB S % S % S % S % S % S % S % S % S % S % L L L L L L L L L L 2009- 27 12 20 7 5 1 2 7, 18 6 5 1 3 1 1 3, 9 7 2 1 1 8, 2010 0 8, 4 6, 8, 1 7 5 6, 3 5 6 5 6 2010- 30 12 28 9 1 3, 1 3, 25 8 4 1 1 3, 0 0 9 7 3 2 0 0 2011 3, 3 3 3, 3, 3 5 5 3 3 3 2011- 35 12 35 1 0 0 0 0 30 8 5 1 0 0 0 0 10 8 2 1 0 0 2012 0 5, 4, 3, 6, 0 7 2 3 6 17 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục BIỂU 2: CHẤT LƯỢNG HỌC SINH Nă S S Xếp loại Xếp loại HS lên m ố ố lớp hạnh kiểm học lực học lớ H p S Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém S % S % S % S % S % S % S % S % S % S % L L L L L L L L L L 200 12 39 31 80, 75 19, 7 1,8 0 0 76 19, 18 48, 11 28, 19 4, 0 0 39 98 9- 6 4 3 2 4 9 3 2 6 9 4 201 0 201 12 39 35 86, 53 13, 1 0,2 0 0 13 33, 16 41, 10 25, 9 2, 0 0 39 10 0- 7 3 2 5 7 2 2 6 8 0 1 2 7 0 201 1 201 12 41 32 79, 73 17, 12 2,9 0 0 12 30, 18 43, 97 23, 10 2, 0 0 41 10 1- 3 8 4 7 5 2 1 8 4 4 3 0 201 2 Qua bảng thống kê chất lượng đội ngũ và chất lượng học sinh các năm cho thấy chất lượng toàn diện cũng tăng. Tỷ lệ học sinh xếp loại Hạnh kiểm Hoµn thµnh ®Çy ®ñ nhiÖm vô cña häc sinh, Học lực xÕp lo¹i Khá, Giỏi, số học sinh lên lớp và học sinh tốt nghiệp được tăng đáng kể. Đặc biệt tỷ lệ học sinh yếu giảm. Đây là thắng lợi bước đầu mà bản thân tôi thiết nghĩ mình cần phải có những biện pháp, những kinh nghiệm có giá trị hơn nữa để đưa chất lượng giáo dục của nhà trường ngày một nâng cao. II/ PHƯƠNG HƯỚNG TIẾP TỤC HOÀN THIỆN: Sau khi nghiên cứu và nêu được một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục. Trong thời gian tới cần tập trung tập hợp những số liệu cần thiết về chất lượng đội ngũ và chất lượng học sinh để có cơ sở thực tiễn rút ra kết luận thoả đáng và đúc rút kinh nghiệm hay trong quá trình quản lý đội ngũ. III/ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT: Để nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu của xã hội các cấp Bộ, Ngành cần đổi mới phương thức đào tạo đối với ngạch Sư phạm. IV/ LỜI KẾT: 18 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục Chúng ta biết rằng: Trong nhà trường đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục. Chất lượng giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dục mới cao. Trường có nhiều giáo viên giỏi thì mới có nhiều lớp đạt chất lượng cao. Muốn có phong trào toàn diện mạnh thì phải có đội ngũ giáo viên cốt cán giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, giỏi về công tác chủ nhiệm lớp, giỏi về chỉ đạo hoạt động Đoàn, Đội có khả năng về Mĩ Thuật, Âm nhạc, Tin học. Có đội ngũ giáo viên cốt cán giỏi, giáo viên Mĩ thuật, Tin học giỏi nhưng chỉ đạo điều hành như thế nà để họ tận tâm với công việc của mình nhưng lại có trách nhiệm cao với tập thể, phối hợp nhịp nhàng, đồng thời vì mục tiêu chung của nhà trường trách nhiệm này lại là của nhà quản lý giáo viên và đặc biệt là người Hiệu trưởng. Như vậy: Vai trò đội ngũ giáo viên trong nhà trường cực kì quan trọng. Muốn điều hành đội ngũ giáo viên có hiệu quả thì người cán bộ quản lý trong nhà trường phải có những giải pháp hay, nhiều sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả. Trên đây là một số những giải pháp trong quá trình chỉ đạo phong trào nhà trường đạt nhiều thành tích trong những năm qua. Đây là những giải pháp cá nhân hình thành dựa trên suy nghĩ tìm hướng phát triển nên chắc chắn sẽ chưa đầy đủ, tôi rất mong nhận được sự góp ý và bổ xung của các cấp lãnh đạo trong ngành đedẻ tôi có thể hoàn thiện và xây dựng thành chương trình cụ thể trong quá trình chỉ đạo phong trào toàn diện áp dụng trong năm học kế tiếp. Phùng Xá, ngày 25 tháng 4 năm 2012 Người viết Nguyễn Thị Thúy Hòa 19 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục MỤC LỤC Nội dung Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài: 02 II. Mục đích nghiên cứu 02 III. Đối tượng nghiên cứu 03 IV. Nhiệm vụ nghiên cứu 03 V. Phương pháp nghiên cứu tiến hành 03 VI. Phạm vi nghiên cứu 03 VII. Dự kiến kế hoạch nghiên cứu 04 PHẦN HAI: NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận 05 II. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 06 III. Thực trạng của việc dạy và học 07 IV. Những kinh nghiệm giải pháp chỉ đạo 07 A. Những kinh nghiệm 07 B. Các giải pháp chỉ đạo 09 V. Tổng kết kinh nghiệm 14 VI. Phân tích tổng hợp những bài học kinh nghiệm 15 VII. Những điều bỏ ngỏ 16 VIII. Khả năng vận dụng vào thực tiễn 16 PHẦN BA: KẾT LUẬN I. Kết quả thành công 17 II. Phương hướng tiếp tục hoàn thiện 19 III. Ý kiến đề xuất 19 IV. Lời kết 20 20 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS PHÙNG XÁ Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ 21 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá
- Một số biện pháp quản lý nhăm xây dựng đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục . 22 Nguyễn Thị Thúy Hòa Trường THCS Phùng Xá