SKKN Một số giải pháp giúp học viên Lớp 11 tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Tương Dương cảm nhận tình yêu cuộc sống qua bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu

docx 53 trang Giang Anh 27/09/2024 1390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học viên Lớp 11 tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Tương Dương cảm nhận tình yêu cuộc sống qua bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_vien_lop_11_tai_trung_tam_gia.docx
  • pdfSKKN Nguyễn Thị Phương, TT GDNN-GDTX Tương DƯơng, Lĩnh vực Ngữ Văn(1).pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp giúp học viên Lớp 11 tại trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Tương Dương cảm nhận tình yêu cuộc sống qua bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu

  1. Qua bảng tổng hợp, so sánh đối chiếu kết quả đánh giá học viên các năm học chúng tôi thấy học viên đã có sự tiến bộ rõ rệt. Học viên đạt loại khá được nâng lên, đặc biệt không có HV xếp loại yếu kém sau khi học thực nghiệm. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Ngữ văn, đặc biệt là giáo dục tình yêu cuộc sống cho các em nhất là trong giai đoạn dịch bệnh Cô vít 19 đang hoành hành. Cảm nhận tình yêu cuộc sống trong văn học nói chung và học viên đã biết cảm nhận tình yêu ấy vào cuộc sống nói riêng. HV biết yêu cuộc đời, sống tích cực, lành mạnh để khỏi sống hoài sống phí. Biết yêu từng khoảnh khắc hiện tại để sống có ước mơ, có hoài bão. Đây chính là yếu tố khẳng định chất lượng giáo dục theo tiêu chuẩn mới về sự trưởng thành của con người dưới tác động của môi trường sống thời đại 4.0. Những bài học về cuộc sống giúp các em sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh. Và cao hơn, những cảm nhận về tình yêu cuộc sống các em học được hôm nay sẽ là viên gạch nhỏ xây nên bức tường lớn, tạo điều kiện và định hướng cho các em rèn luyện trở thành những công dân có ích trong tương lai giàu lòng yêu con người, yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng cống hiến tài năng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Danh sách học viên tham gia lớp học đƣợc nghiên cứu: Bảng 3: Danh sách học viên lớp 11 năm học 2019-2020: TT Họ và tên Điểm trƣớc thực nghiệm Điểm sau thực nghiệm 1 Vi Văn Khai 6 6 2 Moong Thị Mão 8 8,5 3 Vi Thị Nguyên 7 8 4 Xồng Bá Hu 4 5 5 Vi Văn Thái 4 6 6 Vi Văn Thải 6 7 7 Lương Văn Xôm 6 6 Bảng 4: Danh sách học viên lớp 11 năm học 2020-2021: TT Họ và tên Điểm trƣớc thực nghiệm Điểm sau thực nghiệm 1 Vi Thị Lan Anh 7 8 2 Mai Bá Triệu Hãn 6 7 3 Xồng Bá Lầu 6 6 4 Lữ Văn Tâm 6 6 5 Lìn Văn Tuyên 6 6 6 Xồng Bá Xài 4 6 7 Xồng Bá Xênh 5 6 4. Bài học kinh nghiệm và hƣớng phát triển của đề tài 4.1. Bài học kinh nghiệm 45
  2. Từ những thách thức tổ chức và kết quả đạt được, chúng tôi có những bài học kinh nghiệm trong việc giáo dục HV cảm nhận tình yêu cuộc sống qua tác phẩm Vội vàng của Xuân Diệu tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương: - Về công tác chỉ đạo, định hướng: + BGĐ lên kế hoạch, giao trách nhiệm chuyên môn cho tổ GDTX hỗ trợ giáo viên các tiết dạy thực nghiệm. + BGĐ quan tâm, tạo điều kiện để giáo viên tham gia các cuộc tập huấn chuyên môn của Sở GD&ĐT. Vì thế giáo viên kịp thời nắm bắt những điều chỉnh, thay đổi về giáo án cũng như chương trình dạy học để áp dụng vào thực tiễn tại trung tâm. - Về phía giáo viên: Để thực hiện được thành công sáng kiến người giáo viên cần: + Có nghiệp vụ tay nghề vững vàng, kiên trì bền bỉ rèn luyện học sinh. + Nhiệt tình trong giảng dạy, hết lòng vì học sinh thân yêu. + Không ngừng học tập để nâng cao kiến thức, phương pháp bồi dưỡng của từng bài học, môn học. + Luôn xác định việc dạy đại trà với công tác bồi dưỡng HSG để góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của địa phương tiến kịp với đà phát triển chung của xã hội. + Đặc điểm của bài thơ Vội vàng: Sống vội vàng chỉ là một cách nói. Trong cốt lõi, đây là một quan niệm sống mới mang ý nghĩa tích cực nhằm phát huy cao độ giá trị của “cái tôi” cá nhân trong thời hiện đại. Quan niệm sống nói trên được diễn giải qua một hệ thống cảm xúc và suy nghĩ mang màu sắc “biện luận” rất riêng của tác giả. Bài thơ Vội vàng thể hiện tâm trạng đắm say bồng bột của một tấm lòng ham sống mãnh liệt. Bài thơ còn thể hiện một quan niệm sống; sống gấp gáp, vội vàng tận hưởng những hạnh phúc trần thế, một quan niệm sống lành mạnh và tích cực so với đương thời. Bài thơ là một sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ trẻ trung tươi mới của “nhà thơ của tình yêu”, bài thơ rất tự do, hình ảnh giàu sức gợi, giàu nhạc điệu và cách liên tưởng rất hiện đại. Tâm trạng yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt trong tác phẩm khẳng định tư tưởng nhân văn của nhà thơ. Cho đến nay, nội dung thúc giục mọi người sống có nghĩa trong cuộc sống thực tại của bài thơ vẫn còn bao ý nghĩa với thế hệ trẻ. Đây là bài học cuộc sống mà giáo viên muốn giáo dục học viên. - Đối tượng giáo dục là học viên trung tâm, chủ yếu là học lực trung bình và yếu. Giáo viên cần có sự quan tâm, động viên, khuyến khích kịp thời. Qua bài học hướng các em có tình yêu với cuộc sông, yêu bản thân và hình thành ước mơ, mục tiêu sau này. Giúp học viên có ý thức sống đẹp, sống có ích, có ý nghĩa. 4.2. Hƣớng phát triển của đề tài Với phạm vi, giới hạn của đề tài này tôi chỉ có thể khái quát một cách chung nhất cách thức tổ chức một số giải pháp giúp HV lớp 11 tại trung tâm GDNN-GDTX 46
  3. Tương Dương cảm nhận tình yêu cuộc sống qua bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu. Những phương pháp, cách thức mà chúng tôi thực hiện trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả nhất định. Trong thời gian tới, chúng tôi có thể mở rộng, phát triển đề tài theo hướng chuyên sâu từng nội dung cụ thể như: Phối hợp hiệu quả giữa dạy học Ngữ văn và kĩ năng sống qua bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu; Một số biện pháp thúc đẩy học sinh biết yêu cuộc sống đúng cách qua dạy học bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu; Giáo dục cách sống tích cực cho HV miền núi tại Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương qua bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Giáo dục tình yêu cuộc sống cho học sinh đang trở thành nhiệm vụ giáo dục quan trọng trong trường phổ thông cũng như các trung tâm GDTX, giúp chuẩn bị hành trang toàn diện cho HS tham gia vào đời sống xã hội. Vì vậy, các giải pháp người viết đề xuất trong sáng kiến có thể được nhân rộng nhằm giáo dục kĩ năng sống cho HS. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của các trường sư phạm trong việc chuẩn bị nguồn lực cần thiết cho giáo dục. Trong bối cảnh hiện nay, trong cả hệ thống các Trung tâm GDNN-GDTX đang gặp nhiều khó khăn vì số lượng người học đến với trung tâm ngày càng ít. Vì hệ thống văn bằng của loại hình vừa học vừa làm không được công nhận rộng rãi và đánh giá cao; vì nhu cầu của người học giảm xuống; vì chất lượng chưa cao Từ đó Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương đã tìm hướng đi mới là tổ chức học tập hiệu quả, nâng cao chất lượng từ các tiết dạy giúp các HV học và thi đậu tốt nghiệp THPTQG. Hơn thế, các bài dạy ngoài kiến thức còn giáo dục kĩ năng sống cho HV; và giáo dục tình yêu cuộc sống cũng là nhiệm vụ quan trọng trong bộ môn Ngữ văn và trong chiến lược phát triển giáo dục của Trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương. Với điều kiện thời gian ngắn trình độ bản thân có hạn chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế. Với tâm huyết và tấm lòng của mình tôi muốn đóng góp cho công việc dạy học một đề tài nhỏ để nâng cao hiệu quả dạy học. Rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý và đồng cảm của các đồng nghiệp! 2. Kiến nghị Trong quá trình 02 năm tổ chức dạy học thực nghiệm qua bài thơ Vội vàng giúp HV tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương cảm nhận tình yêu cuộc sống. Chúng tôi xin được chia sẻ những kinh nghiệm để các Trung tâm GDNN-GDTX có thể tham khảo, đóng góp ý kiến bổ sung và cùng nhau xây dựng, nhân rộng mô hình này ngày càng hiệu qủa từ đó nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt các trung tâm ở các Huyện có học sinh là DTTS, các trung tâm có học sinh đi học xa nhà. Thực tế mấy năm gần đây dịch bênh Cô vít 19 làm xáo trộn cuộc sống, sức khỏe, kinh tế của nhiều gia đình. Giáo dục, định hướng kịp thời đúng cách để cuộc sống tuổi trẻ của các em 47
  4. có ý nghĩa hơn, lành mạnh hơn. Hơn thế nâng cao chất lượng dạy học, năm học 2020- 2021 100% HV lớp 12 tại trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương đậu tốt nghiệp THPTQG . Từ đó tuyển sinh được thuận lợi và ngày càng nhiều học sinh theo học tại các trung tâm. - Đối với Sở GD&ĐT Nghệ An: Cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn và dài hạn cho giáo viên nhằm trang bị những kiến thức phục vụ cho quá trình giảng dạy trong tình hình mới. Xây dựng những tiết dạy mẫu, triển khai đồng bộ ở các trường THPT và GDTX. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm ở các cơ sở, các đơn vị. - Đối với BGĐ trung tâm GDNN-GDTX Tương Dương: + Để tạo điều kiện cho giáo viên dạy và học sinh học tốt phần văn học Việt Nam trong phong trào Thơ mới nói chung và thơ Xuân Diệu nói riêng, tôi mạnh dạn đề nghị BGĐ tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần (Như tăng cường sách giáo khoa, sách hướng dẫn, mở các chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi, phổ biến kinh nghiệm và tài liệu bồi dưỡng học sinh của trường bạn) để thầy trò chúng tôi có thêm điều kiện để dạy và học tốt môn học. + Đầu tư thêm cơ sở vật chất, xây dựng các phòng học chuyên dụng chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học trong giai đoạn hiện nay. Tương Dương ngày tháng 4 năm 2022 Xác nhận của lãnh đạo đơn vị Người viết sáng kiến Nguyễn Thành Vinh Nguyễn Thị Phƣơng 48
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), CT THPT, môn Ngữ văn. 2. Phạm Minh Hạc (2002), Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Phan Trọng Luận (Chủ biên)(2012), Ngữ văn 11(SGK), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Trần Đình Sử (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 11 (nâng cao)(SGV), Nxb Giáo dục, HàNội. 5. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1998) Giáo dục học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 6. Phan Cự Đệ (1997) Văn học lãng mạn Việt Nam, NXB Giáo Dục 7. Xuân Diệu (1984), Công việc làm thơ, NXB Văn học 8. Nguyễn Đăng Mạnh ( Chủ biên) (2000) Phân tích bình giảng tác phẩm Văn học 11, NXB Giáo dục 9. Phan Cự Đệ (1994), Phong trào thơ mới, NXB KHXH 10. Lê Quang Hưng (2002), Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu thời kì trước cách mạng tháng tám 1945, NXB ĐHQG Hà Nội 11. Mã Giang Lân (1999), Xuân Diệu- những lời bình, NXB Văn Hóa thông tin 12. Lưu Khánh Thơ (1998), Xuân Diệu về tác giả tác phẩm, NXB GD 13. Hoài Thanh-Hoài Chân, (2003), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học 14. Tham khảo các Quyết định, Thông tư và các văn bản hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Nghệ An 15. Các kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm học của sở GD&ĐT Nghệ An các năm học 2019-2020, 2020-2021 49