SKKN Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Lạc Vân, huyện Nho Quan

pdf 36 trang binhlieuqn2 07/03/2022 3912
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Lạc Vân, huyện Nho Quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_quan_ly_nham_nang_cao_chat_luong_giao.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS Lạc Vân, huyện Nho Quan

  1. Hạn chế những ảnh hưởng xấu đến công tác giáo dục đạo đức của đội ngũ cán bộ giáo viên và kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh, kích thích sự cố gắng, khắc phục khuyết điểm của đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh. b) Nội dung và cách thức thực hiện Sự biểu dương có tác dụng động viên kích thích về mặt tinh thần, khen thưởng vừa kích thích tinh thần vừa kích thích vật chất. Sự hài hòa giữa kích thích vật chất và kích thích tinh thần sẽ có ý nghĩa động viên cổ vũ tính tích cực của con người. Các hình thức trách phạt có ý nghĩa nhắc nhở, khơi dậy ý thức tự trọng, ý thức trách nhiệm đối với cán bộ giáo viên, răn đe, giác ngộ ý thức tự giác của học sinh. Trong quá trình tổ chức công tác giáo dục đạo đức, tùy theo tính chất mức độ đạt được Hiệu trưởng có thể biểu dương, khen thưởng hoặc trách phạt với cán bộ giáo viên hoặc học sinh. Khen thưởng có thể tiến hành theo tháng, theo đợt thi đua, theo học kỳ và năm học. Đối với đội ngũ cán bộ giáo viên có thể khen thưởng theo đợt thi đua, theo chủ đề của một hội thi, khen thưởng theo học kỳ, khen thưởng theo năm học. Đối với học sinh và tập thể học sinh ngoài việc khen thưởng thi đua theo đợt, theo chủ đề hội thi, theo học kỳ và theo năm học có thể khen thưởng theo tháng, việc tiến hành thưởng tập thể và cá nhân học sinh theo tháng, chỉ tiến hành ở những trường có điều kiện về nguồn quỹ khen thưởng. Mức thưởng phụ thuộc vào nguồn lực tài chính của mỗi trường. Khen thưởng trách phạt là một trong những biện pháp kích thích sự cố gắng của đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này cần thực hiện các nội dung sau: + Xác định rõ các danh hiệu thi đua do Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo quy định, quy định các danh hiệu thi đua trong nhà trường sao cho phù hợp với thực tiễn. + Cụ thể hóa các tiêu chuẩn thi đua, trách phạt. + Tiến hành khen thưởng, trách phạt. Ngoài các danh hiệu thi đua do Bộ giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo đã quy định, Hiệu trưởng phải thống nhất trong nhà trường quy định bổ sung các danh hiệu thi đua. Hiệu trưởng phải trực tiếp dự thảo hoặc cử thành viên Ban thi đua dự thảo các tiêu chuẩn thi đua trên cơ sở các tiêu chuẩn thi đua do Ngành cấp trên quy định, tổ chức cho cán bộ giáo viên thảo luận, góp ý bổ sung; Ban thi đua bổ sung hoàn thiện trình Hiệu trưởng phê duyệt. Sau khi có tiêu chuẩn thi đua chính thức phổ biến tiêu chuẩn thi đua trong cán bộ giáo viên và học sinh. Hội nghị cán bộ giáo viên đầu năm học thống nhất các chỉ tiêu thi đua của trường. Mỗi tổ, nhóm và cá nhân tự xây dựng chỉ tiêu thi đua của tổ nhóm và cá nhân mình. Mỗi tập thể lớp và cá nhân học sinh đề ra chỉ tiêu thi đua của lớp và cá nhân mình. - 29 -
  2. Để tiến hành khen thưởng trách phạt, cán bộ giáo viên cần phải thực hiện theo qui trình: Cá nhân tự đánh giá, tập thể tổ nhóm kết luận, họp Ban thi đua xét duyệt, Hiệu trưởng phê duyệt, tiến hành khen thưởng trách phạt. Đối với các danh hiệu thi đua cao hơn không thuộc thuộc thẩm quyền khen thưởng của nhà trường, Hiệu trưởng phải trình lên cấp trên phê duyệt và ra quyết định khen thưởng. Đối với việc khen thưởng, trách phạt tập thể học sinh và cá nhân học sinh cần thực hiện theo quy trình: Cá nhân học sinh, tập thể học sinh tự đánh giá thống nhất kết quả đánh giá; giáo viên chủ nhiệm đánh giá kết quả xếp loại thi đua và trình Hội đồng thi đua xét duyệt. Sau khi có ý kiến của Hội đồng thi đua Hiệu trưởng phê duyệt và tiến hành khen thưởng, trách phạt. Việc khen thưởng, trách phạt học sinh tiến hành trong buổi chào cờ hàng tuần, sơ kết học kỳ và tổng kết năm học. Đối với cán bộ giáo viên việc khen thưởng, trách phạt được tiến hành trong các cuộc họp, hội nghị, sơ kết học kỳ, tổng kết năm học. Các mức trách phạt đối với cán bộ giáo viên: Phê bình không công nhận các danh hiệu thi đua, kỷ luật, không nâng lương, hạ bậc lương. Các hình thức khen thưởng gắn với các phong trào thi đua. Vì vậy cần xây dựng phong trào thi đua lành mạnh tránh tình trạng "ganh đua" ảnh hưởng xấu đến chất lượng giáo dục. Phải kết hợp các hình thức trách phạt với các biện pháp giáo dục khác để giúp người có khuyết điểm xác định được hướng khắc phục sửa chữa. Khi tiến hành trách phạt học sinh, cán bộ giáo viên phải thể hiện được tình thương, trách nhiệm, xử lý có tình, có lý phù hợp với tâm lý lứa tuổi, giác ngộ được ý thức cố gắng vươn lên của học sinh. 3.4. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh Giáo dục đạo đức học sinh trách nhiệm của toàn xã hội, do đó tất yếu phải tiến hành xã hội hoá giáo dục trong lĩnh vực giáo dục đạo đức. xã hội hoá giáo dục phục vụ công tác giáo dục đạo đức học sinh là sự huy động, động viên, thu hút, phối hợp tất cả các thành phần xã hội vào việc chăm lo công tác giáo dục đạo đức học sinh . Thực chất của xã hội hoá giáo dục trong giáo dục đạo đức học sinh là tăng cường sự phối hợp giữa 3 môi trường: Nhà trường - gia đình - xã hội trong công tác giáo dục đạo đức học sinh , trong đó, nhà trường phải giữ vai trò trung tâm, nòng cốt. Do vậy, hiệu trưởng phải là người thật sự chủ động quan hệ, phối hợp, liên kết với các lực lượng khác đề bàn bạc nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục đạo đức học sinh phù hợp với truyền thống địa phương, đặc điểm tâm sinh lý học sinh. Các lực lượng xã hội tham gia giáo dục đạo đức học sinh bao gồm: các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan, đoàn thể, hội, Ban đại diện hội PHHS Xã hội hóa giáo dục công tác giáo dục đạo đức học sinh phải bắt đầu bằng sự tuyên truyền thuyết phục nâng cao ý thức của các lực lượng xã hội từ chổ thụ động đến - 30 -
  3. chủ động, tự giác phát huy sự sáng tạo; phát huy sức mạnh vật chất, sức mạnh tinh thần nhằm phục vụ cho công tác giáo dục đạo đức học sinh. Hiệu trưởng cùng tập thể sư phạm huy động xã hội tham gia xây dựng môi trường thuận lợi cho công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục đạo đức học sinh nói riêng. Đây chính là việc thực hiện “Cộng đồng hóa trách nhiệm” nhằm bảo đảm tính tích cực của môi trường xã hội và sự thống nhất tác động mang tính giáo dục đối với thế hệ trẻ. Cụ thể là: + Xây dựng các môi trường: nhà trường, gia đình, xã hội và phối hợp giữa các môi trường để tạo sự thống nhất tác động giáo dục học sinh. - Xây dựng môi trường nhà trường: Hiệu trưởng phải huy động các lực lượng xã hội cùng chăm lo xây dựng nhà trường từ CSVC, cảnh quan, nền nếp, kỷ cương, không khí học tập Trong đó, hiệu trưởng chú ý xây dựng mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò; giữa bạn bè; giữa tập thể và cá nhân Đây là mối quan hệ giữa người và người; những mối quan hệ đó tốt đẹp sẽ tạo nên những nét bản chất nhất, tạo nên môi trường đạo đức thuận lợi nhất để hình thành nhân cách cao đẹp ở học sinh. - Xây dựng môi trường gia đình: Gia đình là tế bào của xã hội, là thành trì vững chắc để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục đạo đức học sinh. Có thể nói, gia đình là môi trường thứ nhất, đầu tiên và lâu dài trong quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Do đó, hiệu trưởng phải chỉ đạo các bộ phận thường xuyên phối hợp với gia đình học sinh, giúp gia đình nâng cao ý thức chăm sóc, giáo dục học sinh một cách chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập, rèn luyện. Đồng thời, hiệu trưởng phải cùng với các lực lượng xã hội khác giúp đỡ, hỗ trợ phong trào xây dựng gia đình văn hóa, cha mẹ mẫu mực, con cái chăm ngoan; hỗ trợ các bậc PHHS xây dựng, củng cố sự bền vững, hạnh phúc của gia đình, thúc đẩy các thành viên của gia đình làm tốt chức năng giáo dục con em họ. - Xây dựng môi trường xã hội tích cực: xã hội là môi trường rộng lớn, phức tạp, luôn biến động; cái tích cực, cái tiêu cực đan xen nhau. Do đó nhà trường cùng các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đoàn thể cùng phối hợp, ra sức xây dựng môi trường xã hội tích cực. Cụ thể là xây dựng cộng đồng xóm ấp, đường phố văn minh; tạo lối sống lành mạnh, dư luận xã hội tích cực; đề cao các giá trị xã hội chân chính, các quan hệ tốt đẹp giữ người với người; xây dựng cuộc sống văn minh, đoàn kết, công bằng, dân chủ. Môi trường xã hội tốt đẹp là mảnh đất màu mỡ để phát triển nhân cách tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Hiệu trưởng chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường thường xuyên phối hợp với các lực lượng xã hội để xây dựng và phối hợp tốt 3 môi trường: Nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự tác động đồng thuận theo hướng tích cực để giáo dục đạo đức học sinh theo những chuẩn mực xã hội. Nhà trường (hiệu trưởng) phải thu hút các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức học sinh, nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho các em. Sau đây là một số gợi ý về nội dung và hình thức phối hợp: - 31 -
  4. - Đề nghị và phối hợp với các ngành chức năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Cụ thể: * Ngành y tế: truyền bá những tri thức về dân số, sức khỏe sinh sản và vị thành niên, giáo dục giới tính, vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ môi trường * Ngành công an: cung cấp những tri thức về pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội * Ngành văn hóa thông tin -TDTT: Tham gia giáo dục thể chất, giáo dục văn hóa - thẩm mỹ cho học sinh thông qua một số hoạt động như thi đấu TDTT, văn nghệ, triển lãm, tham quan, vui chơi, giải trí * Đoàn TNCS - Đội TNTP Hồ Chí Minh: phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể (cắm trại, hoạt động xã hội, văn nghệ, TDTT, dã ngoại về nguồn ), quản lý học sinh trong hè; giáo dục truyền thống, lý tưởng của Đoàn-Đội; hội thảo với chủ đề “Thanh niên lập nghiệp”, “Tiến bước lên Đoàn”. * Hội PHHS: Phối hợp cùng nhà trường tổ chức các buổi hội thảo nhằm bàn bạc các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh. * Các trưởng Thôn, Bí thư các Chi bộ ở các thôn cùng Hiệu trưởng đến thăm các gia đình trong thôn mình đồng thời qua đó kiểm tra việc học hành của học sinh, đồng thời tuyên truyền quan điểm giáo dục đến từng PHHS, kêu gọi các gia đình thật sự quan tâm đến việc học tập, giáo dục đạo đức cho con em họ. Tóm lại, xã hội hóa giáo dục là yếu tố quan trọng góp phần giáo dục đạo đức học sinh. Nội dung và hình thức phối hợp rất đa dạng, rất phong phú, hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục một cách thường xuyên, có kế hoạch sẽ huy động được sức mạnh của toàn xã hội chăm lo giáo dục đạo đức học sinh. 3.2.5 Mối quan hệ giữa các giải pháp: Để giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả cao, nhà trường phải thực hiện một cách đồng bộ, có sự phối hợp linh hoạt các giải pháp trên. Trong đó, giải pháp “Nâng cao năng lực nhận thức cho đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh” có ý nghĩa tiên quyết, tạo tiền đề để thực hiện có hiệu quả các giải pháp khác. Nhận thức định hướng cho hành động. Nhận thức đúng là một trong những điều kiện cơ bản để có hành động đúng. Nhận thức đúng bao hàm cả tư tưởng đúng. Nhận thức, ý thức, định hướng, soi sáng cho hành động; nhận thức sâu sắc, ý thức cao sẽ giúp nâng cao trách nhiệm và hành động thực tiễn đạt hiệu quả tốt. Trong quản lý giáo dục đạo đức học sinh, nhận thức phải được nâng cao ở cả hai lực lượng là cán bộ – giáo viên và học sinh, hai lực lượng này tương tác với nhau và quyết định mọi sự thành bại. Thầy nhận thức tốt là điều kiện để giáo dục tốt, trò nhận thức tốt là điều kiện để được giáo dục và tự giáo dục tốt. Biện pháp “Kế hoạch hóa" "Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua tổ chủ nhiệm, tổ giáo viên bộ môn, "Xây dựng và phát huy vai trò tự quản của học sinh " giữ vai trò then chốt, quyết định chất lượng giáo dục đạo đức học sinh. Chúng thể hiện năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trong suốt quá trình giáo dục đạo đức học sinh. Trong đó, biện pháp "Kế hoạch hóa" có vai trò định hướng mục - 32 -
  5. tiêu, nội dung, hình thức, biện pháp, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng đảm bảo cho quá trình quản lý công tác giáo dục đạo đức diễn ra một cách chủ động, đúng hướng. Biện pháp "Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua tổ chủ nhiệm, tổ giáo viên bộ môn" nhằm đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao. Biện pháp "Xây dựng và phát huy vai trò tự quản của học sinh" trong các hoạt động tập thể và vui chơi, giải trí nhằm phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, rèn luyện đạo đức, tác phong. Các giải pháp "Cụ thể hóa chuẩn đánh giá thi đua và chuẩn đánh giá xếp loại đạo đức học sinh"; "Xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt hợp lý" mang tính chất điều kiện bên trong nhằm đảm bảo cho công tác quản lý giáo dục đạo đức được cụ thể, công bằng, khách quan và thuận lợi hơn. Giải pháp "Ứng dụng CNTT trong quản lý giáo dục đạo đức học sinh" nếu được thực hiện sẽ hỗ trợ việc thực hiện đạt hiệu quả cao các giải pháp khác. "Đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục đạo đức học sinh " thực chất là sự phối hợp giữa các môi trường: Nhà trường – gia đình – xã hội, là điều kiện quan trọng tạo ra sự thống nhất về nội dung, chuẩn mực giáo dục đạo đức giữa các môi trường giáo dục nhằm hỗ trợ cho quá trình giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả cao. Đây là giải pháp có thể áp dụng trong điều kiện thiếu thốn vì trong công tác giáo dục đạo đức học sinh không thể thiếu sự kết hợp giữa 3 môi trường giáo dục. Như vậy các giải pháp trên vừa là tiền đề, vừa là kết quả của nhau; quan hệ gắn bó với nhau, cùng hỗ trợ nhau, bổ sung cho nhau trong suốt quá trình quản lý giáo dục đạo đức học sinh . Do đó, nhà trường phải triển khai thực hiện chúng một cách đồng bộ, nhất quán mới đạt chất lượng cao trong công tác giáo dục đạo đức học sinh. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN 1.1- Đạo đức là những chuẩn mực, những giá trị xã hội, là yếu tố rất quan trọng trong cấu trúc nhân cách của con người ở bất kỳ thời đại nào. Do đó, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ là một trong những vấn đề trọng tâm của con người, là nhiệm vụ của toàn xã hội. Trong nhà trường, quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; có mối quan hệ mật thiết với các quá trình giáo dục tổng thể khác nhằm từng bước hình thành nhân cách lao động mới phù hợp với các giá trị chuẩn mực của xã hội. Vì vậy, nhà trường phải có các biện pháp quản lý giáo dục một cách hữu hiệu để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh . 1.2- Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất chăm lo, đầu tư phát triển sự nghiệp GD-ĐT, các lực lượng xã hội đã góp phần cùng nhà trường giáo dục đạo đức học sinh. Trường THCS Lạc Vân có nhiều cố gắng vươn lên trong tất cả các hoạt động giáo dục và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ, chất lượng hai mặt giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. - 33 -
  6. Tuy nhiên, hiện nay đại bộ phận học sinh có đạo đức khá tốt nhưng vẫn còn một bộ phận học sinh hạnh kiểm trung bình và yếu. Trong đội ngũ cán bộ -giáo viên, đại bộ phận đã nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đạo đức học sinh , một số đơn vị đã xây dựng kế hoạch riêng cho công tác giáo dục đạo đức học sinh ; đội ngũ giáo viên chủ nhiệm có nhiều cố gắng phối hợp với các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế: công tác kế hoạch hóa chưa được quan tâm đúng mức; nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục đạo đức học sinh chưa phong phú, chưa sinh động; cơ chế phối hợp giữa các lực lượng còn lỏng lẻo; công tác xã hội hoá giáo dục về giáo dục đạo đức chưa được chú ý đúng mức Bên cạnh đó, công tác giáo dục đạo đức học sinh còn gặp nhiều thử thách từ môi trường xã hội: tác động bởi những tiêu cực của cơ chế thị trường; một bộ phận nhân dân chỉ lo làm ăn, ít chú ý giáo dục con cái họ; nhiều cơ quan, đoàn thể chưa quan tâm phối hợp tốt với nhà trường để cùng góp sức giáo dục đạo đức học sinh . 1.3- Từ việc nghiên cứu lý luận, từ thực trạng của việc quản lý giáo dục đạo đức , chúng tôi đã đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường THCS, đó là: Nâng cao năng lực nhận thức cho đội ngũ cán bộ - giáo viên và học sinh , Kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức học sinh , Chỉ đạo công tác giáo dục đạo đức thông qua tổ chủ nhiệm, tổ bộ môn, Phát huy vai trò tự quản của học sinh trong các hoạt động tập thể và vui chơi giải trí, Cụ thể hóa công tác thi đua của các tập thể và chuẩn hóa công tác đánh giá đạo đức cho học sinh, Xây dựng chế độ khen thưởng, trách phạt hợp l ; Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh. Khi vận dụng đồng bộ các giải pháp trên vào nhà trường hiện nay chất lượng giáo dục đạo đức học sinh tăng rõ rệt. Đầu năm học 2010-2011 khi Phòng Giáo dục và Đào tạo Nho Quan đến thanh tra nhà trường đã có Chuyên viên nhận xét « Học sinh trường THCS Lạc Vân có nhiều em ý thức không tốt, thiếu nghiêm túc ». Nhưng cho đến nay, năm học 2013-2014 chất lượng đạo đức học sinh trường của nhà trường đã khác hẳn, theo nhận xét của đoàn thanh tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo Nho Quan thì « Học sinh trường THCS Lạc Vân rất ngoan, lế phép » 2. KIẾN NGHỊ 2.1 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Nho Quan : - Tổ chức các chuyên đề cho cán bộ quản lý về công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. - Tổ chức các buổi chuyên đề giao lưu công tác chủ nhiệm, giao lưu cách tình hống giáo dục đạo đức học sinh cá biệt cho các giáo viên chủ nhiệm. 2.2. Đối với các cấp chính quyền - Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục để hỗ trợ nhà trường giáo dục đạo đức học sinh - Nên chỉ đạo quản lý, sử lý nghiêm túc các quán Internet trên địa bàn thường xuyên vi phạm về đối tường vào thuê máy truy cập mạng dưới 16 tuổi. - 34 -
  7. 2.3. Đối với nhà trường. - Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh một cách chu đáo theo năm, học kỳ, tháng, tuần và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch. - Định kỳ tổ chức hội thảo bàn về công tác giáo dục đạo đức học sinh . - Phối hợp tốt với các lực lượng ngoài nhà trường, huy động mọi nguồn lực để phục vụ công tác giáo dục đạo đức học sinh . Như vậy qua thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh của nhà trường trong ba năm qua tôi xin đúc rút một số kinh nghiệm như trên, rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp và ngược lại các đồng nghiệp có thế vận dụng các giải pháp của tôi vào để làm phong phú thêm hoạt động quản lý của mình, tôi hy vọng nó sẽ góp ích cho công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh cho đơn vị mình. Xin chân thành cảm ơn độc giả ! TÁC GIẢ NGUYỄN ĐỨC TUẤN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Quốc Bảo (1995) “Quản lý giáo dục - Một số khái niệm và luận đề” Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 2. Hoàng Chí Bảo (2006), “Xây dựng cơ chế dân chủ trong nghiên cứu khoa học xã hội- nhân văn ở nước ta hiện nay” Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 3. Bộ giáo dục và đào tạo (2007), “Điều lệ trường THCS, THPT và các trường có nhiều cấp học” 4. Bộ giáo dục và đào tạo (2010), “Tài liệu bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam- Singapore” 5. Nguyễn Ngọc Bích, Trần thu hằng, Chu Anh Tuấn, Quang Uý, Quang Minh (2005) “Từ điển tiếng Việt” Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội. - 35 -
  8. 6. Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ (2008) “Đại cương khoa học quản lý” Nxb Nghệ An. 7. Phạm Khắc Chương (1997), “CôMenxki Ông tổ của nền sư phạm cận đại” Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Nguyễn Cúc (2006), “Tập bài giảng môn Quản lý nhà nước về kinh tế” Nxb Lao động- Xã hội, Hà Nội. 9. Hồ Ngọc Đại (2006), “Giải pháp phát triển giáo dục” Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. Phạm Minh Hạc (1996) “Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục” Nxb Giáo dục. Hà Nội. 11. Trần Bá Hoành (1997)- “Đánh giá trong giáo dục” Nxb Giáo dục. 12. Hà Văn Hùng (2006) “Giáo trình chuyên đề kinh tế giáo dục” dạy cao học chuyên ngành QLGD” 13. Hà Văn Hùng (2008) “Giáo trình chuyên đề tổ chức hoạt động giáo dục và thông tin QLGD trong xu thế hội nhập” dạy cao học chuyên ngành QLGD 14. Nguyễn Sinh Huy (1997) “Giáo dục học đại cương II” (dùng cho các trường Đại học và cao đẳng sư phạm), Hà Nội 15. Thái Văn Thành (2007) “Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường” Nxb Đại học Huế. 16. Nxb.Giáo dục . Hà Nội 17. Thái Duy Tuyên (1999) “Sự phát triển chính sách giáo dục Việt Nam” Tài liệu giảng dạy cao học chuyên ngành QLGD. ./. - 36 -