SKKN Nâng cao năng lực giải toán cho học sinh Lớp 4 thông qua dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

doc 9 trang thulinhhd34 31855
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao năng lực giải toán cho học sinh Lớp 4 thông qua dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_nang_luc_giai_toan_cho_hoc_sinh_lop_4_thong_qu.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Nâng cao năng lực giải toán cho học sinh Lớp 4 thông qua dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Năm học 2020 - 2021 tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4A với 31 học sinh. Là một giáo viên đã trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 4 nhiều năm tôi nhận thấy: Với thực trạng hiện nay khi giáo viên sử dụng phương pháp dạy học hiện hành thì nhận thức của đa số học sinh chỉ dừng lại ở mức độ hiểu và thông hiểu. Còn việc vận dụng kiến thức đó vào giải toán, áp dụng thực tế thì các em gặp rất nhiều khó khăn. Khảo sát đầu năm - khi chưa áp dụng sáng kiến tại lớp 4A: Tự tin, mạnh dạn và tự Giải toán nhanh, sáng TSHS Còn lúng túng, sợ sệt lập trong giải toán tạo 31 6/31 4/31 21/31 Ngay như khi học trên lớp các em đã thuộc quy tắc, công thức, biết làm bài theo hướng dẫn của giáo viên, nhưng khi cho các em tự làm bài vào vở, hay kiểm tra thì các em lúng túng, đặc biệt khi có giáo viên khác vào kiểm tra. Những khó khăn đó tôi thấy nó bắt nguồn từ 4 nguyên nhân chính: + Một số giáo viên còn ngại đổi mới, sức ì quá cao, còn lúng túng, chưa tiếp cận phương pháp dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh. + Học sinh chưa có khả năng tự lập trong quá trình học tập, kiểm tra, đánh giá dẫn đến không hoàn thành bài học hay bài làm được giao. + Học sinh chưa được tự mình trải nghiệm nên nhút nhát, sợ sệt. + Giáo viên chưa khuyến khích học sinh tự tìm tòi sáng tạo trong học tập. Hiện nay theo chỉ đạo chuyên môn của Sở, Phòng Giáo dục và các nhà trường đặc biệt chú trọng tới việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học, trong đó nhấn mạnh vấn đề nâng cao năng lực giải toán cho học sinh. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn nội dung này để nghiên cứu và đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm giải quyết thực trạng trên. 2. Tên sáng kiến: Nâng cao năng lực giải toán cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Phúc - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường Tiểu học Kim Long B, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0378680492 Email: nguyenthihongphucdta@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Hồng Phúc 5 . Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
  2. a. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến. - Giảng dạy môn Toán lớp 4 b. Vấn đề mà sáng kiến giải quyết Biện pháp “Nâng cao năng lực giải toán cho học sinh lớp 4 thông qua dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh” nhằm mục đích: - Giúp giáo viên từng bước tiếp cận phương pháp dạy theo định hướng phát triển năng lực học sinh. - Học sinh có khả năng tự lập trong quá trình học tập. Ngoài ra các em còn được tham gia vào quá trình kiểm tra, đánh giá khi hoàn thành bài học hay bài làm được giao. Qua đó nâng cao năng lực phản biện, một phẩm chất quan trọng của con người thời kỳ hiện đại. - Học sinh được tự mình trải nghiệm tự tin, chủ động trong học toán - Học sinh được tự tìm tòi sáng tạo trong học tập. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 22/9/2020 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Về nội dung của sáng kiến Từ thực trạng trên tôi mạnh dạn đưa ra biện pháp để nâng cao năng lực giải toán cho học sinh, trong đó mang những điểm mới như sau: Biện pháp 1: Người giáo viên phải đổi mới phương pháp cụ thể: từ chương trình hiện hành, phương pháp hiện hành sang dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh. Nêu cao ý thức, trách nhiệm của người thầy, giảm sức ì, từng bước tiếp cận phương pháp. Tự bồi dưỡng, tìm hiểu nắm vững, các bước xây dựng kế hoạch dạy học, quy trình dạy học. Chưa hiểu ở bài nào, khâu nào cần đưa ra thảo luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Ví dụ: Theo chuẩn kiến thức kĩ năng bài “ Tìm hai số khi biết tổng và hiêu” mục tiêu chỉ là: - Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó - Bước đầu biết giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. Tuy nhiên nếu ta soạn bài theo hướng tiếp cận năng lực giáo viên phải cụ thể hóa bằng các động từ cụ thể hóa bằng các động từ như: - Làm đúng dạng toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Giải đúng bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó.
  3. Hình ảnh về quy trình thiết kế một bài học theo định hướng phát triển năng lực Hình ảnh về cấu trúc một bài học theo định hướng phát triển năng lực
  4. Biện pháp 2: Tổ chức tốt các hoạt động (Khởi động, khám phá, luyện tập và vận dụng) qua các giờ học: Để tiếp cận phương pháp dạy theo định hướng phát triển năng lực của học sinh giáo viên cân xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể ứng với từng nội dung bài sao cho phù hợp. + Khởi động: Thay bằng kiểm tra bài cũ gây áp lực cho học sinh. Tôi tổ chức cho học sinh qua các hoạt động: Trò chơi; đố vui; thi tính nhanh Vừa củng cố được kiến thức đã học vừa tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị cho các em tâm thế vui vẻ trước khi vào khám phá kiến thức mới. + Khám phá: Trước khi áp dụng tôi thường giảng; hỏi - học sinh trả lời; rồi rút ra kết luận. Khi áp dụng tôi nêu yêu cầu cụ thể cho học sinh; rồi tổ chức cho học sinh khám phá (bằng các hình thức như nhóm 2, nhóm 4 ), giáo viên chỉ định hướng cho học sinh; từ đó học sinh phát hiện kiến thức, báo cáo và tự rút ra kết luận. Giờ học do các em làm chủ, giáo viên chỉ là người đứng ra tổ chức, giải đáp thắc mắc mà các em gặp. Phương châm “học thầy không tày học bạn”. Trong giờ học đó giáo viên nên để các em chia sẻ, sáng tạo dưới định hướng của giáo viên, nêu cao vao trò của nhóm học tập, tạo không khí thi đua giữa các nhóm. Lợi ích ở đây các em sẽ là chủ thể, phát triển khả năng làm chủ kiến thức, rèn kĩ năng tự học, sáng tạo của học sinh. Học sinh làm việc nhóm trong hoạt động khám phá Giờ học do các em làm chủ, giáo viên chỉ là người đứng ra tổ chức, giải đáp thắc mắc mà các em gặp. Phương châm “học thầy không tày học bạn”. Trong giờ học
  5. đó giáo viên nên để các em chia sẻ, sáng tạo dưới định hướng của giáo viên, nêu cao vao trò của nhóm học tập, tạo không khí thi đua giữa các nhóm. Lợi ích ở đây các em sẽ là chủ thể, phát triển khả năng làm chủ kiến thức, rèn kĩ năng tự học, sáng tạo của học sinh. + Luyện tập (thực hành): Trước khi áp dụng chủ yếu cho học sinh thực hành với các bài tập theo chuẩn kiến thức đã quy định, không mang tính mở. Khi áp dụng biện pháp tôi đã lựa chọn các bài tập vừa sức với đối tượng học sinh, sao cho kích thích được tính tự lập của các em. Với học sinh hoàn thành chỉ yêu cầu các em thực hiện theo chuẩn, còn với học sinh hoàn thành tốt ngoài hoàn thành theo chuẩn, tôi thiết kế bài thêm nâng cao. Đặc biệt chú trọng động viên, kích lệ để học sinh tự hoàn thành hoặc hoàn thành theo nhóm. Bên cạnh đó tôi đã tăng cường khảo sát chất lượng từng tháng, từng chương, phần để giúp học sinh làm quen với các cách thức kiểm tra, đánh giá khác nhau. Hình ảnh học sinh thực hành + Vận dụng: Việc dạy giải toán theo hiện hành tôi thường hướng dẫn học sinh các bước giải một bài toán. Còn khi thực hiện dạy theo định hướng phát triển năng lực tôi đã hướng học sinh vào hoạt động vận dụng. Ở đây các em sử dụng kiến thức đã khám phá và thực hành để áp dụng nó vào các bài toán thực tiễn, thậm trí là các bài tập các em được thực hiện với đồ dùng thật, mẫu thật, ( Tranh hs vận dụng), các em phải thảo luận, tự tìm tòi, suy nghĩ để tìm ra cách thức thực hiện.
  6. Ví dụ: Trong bài “Hai đường thẳng vuông góc” Em hãy cùng các bạn trong nhóm 4, sử dụng ê ke để kiểm tra các đường thẳng vuông góc với nhau có trong thực tế ( trong hoặc ngoài lớp) rồi ghi lại. Học sinh làm việc theo nhóm trong 3 phút và báo cáo. Hình ảnh học sinh trải nghiệm vận dụng
  7. Lưu ý * Khi hướng dẫn giải là chú trọng nâng cao kĩ năng đọc hiểu đề toán. * Xây dựng thói quen tự lập, tự học trong suốt quá trình học * Hướng dẫn phụ huynh đôn đốc các em chuẩn bị bài. 7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến Biện đã được áp dụng tại nhà trường nơi tôi công tác. Tôi nhận thấy học sinh lớp tôi kể cả những em nhận thức chậm nhất cũng nắm chắc và vận dụng tốt kiến thức đã học. Học sinh luôn chủ động tiếp thu kiến thức bài mới. Chất lượng đại trà của lớp tôi qua các cuộc thi cuối học kì đều đạt tỉ lệ cao trong khối. Kể cả khi có cấp trên về khảo sát ngẫu nhiên cũng hài lòng về chất lượng lớp tôi. Ban giám hiệu cũng luôn hài lòng về kết quả đầu ra hàng năm của lớp tôi. Qua các chuyên đề tổ, chuyên đề nhà trường để nhân rộng điển hình, tôi cũng báo cáo biện pháp của mình. Các lớp đại trà trong khối và các khối khác nhất là các lớp học sinh yếu đã áp dụng biện pháp của tôi và chất lượng các lớp đại trà cũng được nâng lên, chất lượng đại trà của nhà trường cũng được nâng lên luôn đứng trong tốp đầu của huyện. Với kết quả đạt được như vậy giải pháp của tôi có thể áp dụng cho việc giảng dạy toán ở các khối lớp trên và cũng có thể nhân rộng việc thực hiện ra các học sinh ở trường khác, ở các vùng miền khác để nâng cao chất lượng đại trà môn toán nói riêng và chất lượng giảng dạy nói chung. 8. Những thông tin cần được bảo mật (không có). 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 9.1. Đối với giáo viên - Phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm; trau dồi, học hỏi đồng nghiệp để vững vàng trong giảng dạy. - Phải nắm vững đặc trưng phương pháp, yêu cầu nhiệm vụ của phân môn Toán, nghiên cứu kĩ bài dạy, từ đó có được phương pháp dạy phù hợp để phát triển năng lực cho học sinh. 9.2. Đối với học sinh - Cần rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm. - Có ý thức tự giác trong học tập, chủ động tiếp thu kiến thức . 9.3. Đối với nhà trường - Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc giảng dạy. Thường xuyên mở hội giảng, chuyên đề để cùng xây dựng phương pháp dạy học có hiệu quả. Đăc biệt cần tổ chức chuyên đề áp dụng một số sáng kiến đạt giải cấp huyện cho giáo viên dự và dạy thực nghiệm. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến. - Bản thân giáo viên đã từng bước tiếp cận phương pháp. - Học sinh đã tự tin, hăng say và tự lập hơn trong học môn toán.
  8. - Các em chủ động trong việc nắm bắt kiến thức, không còn lung túng, bỡ ngỡ khi làm bài tập, khi làm bài test nhanh hay kiểm tra các em cũng tự tin để hoàn thành bài của mình. Kết quả sau khi thực hiện biện pháp sau học kì I tại lớp 4A: Thời gian Tự tin, mạnh dạn và Giải toán nhanh, Còn lúng túng, TSHS tự lập trong giải toán sáng tạo sợ sệt Đầu năm 31 6/31 4/31 21/31 Sau học 31 21/31 10/31 0 kì I 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Bằng các biện pháp đã thực hiện ở trên, tôi nhận thấy chất lượng giáo dục của lớp tôi được nâng lên rõ rệt. Học sinh tự tin, mạnh dạn và tự lập trong giải toán. Một số em giải toán rất nhanh và biết giải theo nhiều cách khác nhau. Tỉ lệ điểm khá giỏi qua bài kiểm tra cuối kì tương đối nhiều. - Mọi học sinh đều chủ động tham gia các hoạt động học tập một cách tự giác, vận dụng các kiến thức đã học vào làm bài tập nhanh, có kết quả cao. Học sinh hứng thú học toán làm cho tiết học sôi nổi, nhẹ nhàng mà hiệu quả. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Qua thực tế giảng dạy, tôi đã được các thành viên trong cùng tổ và nhà trường đánh giá cao về quá trình giảng dạy của mình, hiệu quả của biện pháp và triển khai nhân rộng trong các lớp. Học sinh trong trường, lớp tôi phụ trách đã nắm bắt kiến thức nhanh và vận dụng vào thực hành tốt, học sinh tự tin làm bài, tạo không khí tiết học sôi nổi, không gò bó. Học sinh giải toán chậm, yếu đã giảm hẳn. Phụ huynh rất vui, càng tin tưởng vào việc giảng dạy của nhà trường. Giáo viên trong trường cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, chọn lọc và vận dụng vào từng lớp cụ thể sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp mình. Từ đó, tôi đã cùng với giáo viên trong khối 4 trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đồng thời xây dựng biện pháp này để cùng nhau nâng cao năng lực học toán cho học sinh giúp học các em rèn tư duy, khả năng sáng tạo trong quá trình học tập ở Tiểu học. Tạo cho các em niềm tin và thêm yêu thích học toán. Như vậy, để nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt là môn Toán lớp 4. Từ những biện pháp đã thực hiện và kết quả đạt được ta có thể nói rằng: Mỗi giáo viên cần yêu nghề, có ý thức chăm lo cho việc dạy học, thường xuyên và liên tục tìm tòi cách làm hay, tìm kiếm phương pháp dạy học phù hợp nhất sẽ là yếu tố quyết định chất lượng dạy học nói chung và môn Toán ở Tiểu học nói riêng. Vì vậy, mỗi giáo viên phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với đặc điểm của địa phương để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
  9. 11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu. Số Tên lớp Địa chỉ Phạm vi/ Lĩnh vực áp dụng TT sáng kiến 1 4A Trường Tiểu học Kim Long B Môn Toán 2 Khối 4 Trường Tiểu học Kim Long B Môn Toán Kim Long, ngày 02 tháng 3 năm 2021 Kim Long, ngày 26 tháng 2 năm 2021 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Nguyễn Thị Lệ Hương Nguyễn Thị Hồng Phúc