SKKN Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy đọc hiểu các văn bản tự sự dân gian Việt Nam trong chương trình Ngữ văn Lớp 10 THPT bằng hình thức trực tuyến

docx 57 trang Giang Anh 26/09/2024 1110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy đọc hiểu các văn bản tự sự dân gian Việt Nam trong chương trình Ngữ văn Lớp 10 THPT bằng hình thức trực tuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_nang_luc_tu_hoc_cho_hoc_sinh_qua_day_doc_hie.docx
  • pptxHoàng Thị Kiều Oanh-10A1.pptx
  • mp4Luyện tập.mp4
  • pptxNguyễn Đăng Biên-10A1.pptx
  • pptxNguyễn Yến Nhi-10A1.pptx
  • pptxTrần Anh Tú-10A1.pptx

Nội dung tóm tắt: SKKN Phát triển năng lực tự học cho học sinh qua dạy đọc hiểu các văn bản tự sự dân gian Việt Nam trong chương trình Ngữ văn Lớp 10 THPT bằng hình thức trực tuyến

  1. PHẦN III: KẾT LUẬN 3.1. Kết luận 3.1.1. Qúa trình nghiên cứu đề tài Là một giáo viên giảng dạy trực tiếp bộ môn Ngữ Văn trong suốt 17 năm qua, quá trình thực tiễn nghiên cứu đề tài tôi đã tìm hiểu lí luận dạy học, phương pháp dạy học, vận dụng phương pháp tự học, tiến hành khảo sát thực tiễn, tiến hành trên các kế hoạch bài dạy các văn bản tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong vận dụng các phương pháp tự học để giảng dạy, hướng dẫn học sinh nắm vững qui trình của phương pháp tự học nhằm nâng cao hiệu quả bài học ngay cả khi dạy trực tuyến các văn bản tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Qua thời gian nghiên cứu tôi đã áp dụng các phương pháp tự học nhằm phát triển năng lực tự học cho HS khi dạy các văn bản tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT bằng hình thức trực tuyến trong năm học 2021- 2022. Trong quá trình thực hiện đề tài đã nhận được sự đồng tình ủng hộ từ Ban giám hiệu, tổ bộ môn, các đồng nghiệp giáo viên trường THPT Nghi Lộc 2. Qúa trình nghiên cứu đề tài này được thực hiện cụ thể như sau: TT Thời gian Nội dung thực hiện Nghiên cứu lí luận dạy học, phương pháp 1 Tháng 08/2021 - 09/2021 dạy học, tiến hành khảo sát Viết đề cương và triển khai sáng kiến. Khảo sát và đánh giá kết quả đạt được sau 2 Tháng 09/2021 - 04/2022 khi áp dụng thử nghiệm. Hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm. 3.1.2. Ý nghĩa của đề tài Qua quá trình nghiên cứu. khảo sát và ứng dụng đề tài đã giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy môn Ngữ văn. Đồng thời góp phần hỗ trợ các đồng nghiệp tại trường THPT Nghi Lộc 2 nắm vững các biện pháp vận dụng phương pháp tự học trong dạy học các văn bản tự sự dân gian trong chương trình Ngữ văn lớp 10 THPT bằng hình thức trực tuyến nói riêng và dạy học ngữ văn THPT bằng hình thức trực tuyến nói chung. Từ đó tôi rút ra một số ý nghĩa sau: - Tự học phải bắt đầu từ chính HS, đặt dưới sự hướng dẫn của GV. Phải để HS nhận thức rõ ý nghĩa của việc tự học, hiệu quả của tự học để tự thúc đẩy bản thân học hỏi, trau dồi kiến thức không ngừng. GV phải trả lời những câu hỏi thắc mắc, những vấn đề mà HS chưa hiểu rõ trong quá trình tự học. Cung cấp tài liệu tham khảo, học liệu phù hợp, chính thống. 44
  2. - Phương pháp tự học không có nghĩa là chỉ sử dụng các phương pháp học hiện đại, loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống quen thuộc mà cần kết hợp một cách hiệu quả, bắt đầu từ việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng, phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS. Điều đó đòi hỏi người GV phải có năng lực chuyên môn, năng động, sáng tạo trong việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học một cách hiệu quả phù hợp với điều kiện dạy học của nhà trường, của địa phương. Tuy nhiên, cho dù lựa chọn phương pháp dạy học nào thì vẫn phải tạo điều kiện cho người học được khám phá, chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm kiến thức, giải quyết các vấn đề, gắn kiến thức với thực tiễn Thay cho học thiên về lí thuyết, học sinh được trải nghiệm, khám phá kiến thức qua hành động, học qua thực tế vận dụng vào thực tiễn, chỉ có như vậy kiến thức học mới được khắc sâu và bền vững. - Để đào tạo những con người năng động, thích nghi tốt với đời sống xã hội thì việc kiểm tra, đánh giá không thể chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà cần khuyến khích phát triển trí thông minh, tư duy sáng tạo trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn. Thông qua việc đánh giá năng lực, học sinh không chỉ được rèn luyện kĩ năng xem xét, phân tích vấn đề mà trên cơ sở đó tự điều chỉnh cách học, điều chỉnh hành vi phù hợp. - Các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có ảnh hưởng lớn đến việc phương pháp dạy học, tự học đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực. 3.1.3. Phạm vi ứng dụng Đề tài này không chỉ áp dụng có hiệu quả tại trường THPT Nghi Lộc 2 mà còn có thể được phổ biến, triển khai, ứng dụng rộng rãi tại các Trường THPT trên địa bàn huyện Nghi Lộc nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung. Tùy vào tình hình thực tế của từng trường để ứng dụng một cách linh hoạt và hiệu quả. 3.2. Kiến nghị Sau khi hoàn thành quá trình nghiên cứu đạt được kết quả tôi thấy cần thiết đưa ra một số kiến nghị: * Đối với giáo viên: - Dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS đặc biệt là với hình thức dạy trực tuyến là vấn đề mới và khó, đòi hỏi tất cả GV phải được bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cũng như tăng cường rèn luyện kĩ năng vận dụng các PPDH và các KTDH tích cực trong quá trình dạy học. - Khi GV sử dụng PPDH cần phải nắm chắc bản chất, các bước tiến hành. - Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui định. Đảm bảo sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong dạy học đặc biệt là các phần mềm hỗ trợ, phục vụ cho dạy học trực tuyến. 45
  3. - Người GV phải tâm huyết với nghề nghiệp, luôn có sự tìm tòi mở rộng kiến thức, có ý thức học hỏi, phải biết khơi dậy niềm đam mê tinh thần tự học của HS. * Đối với nhà trường: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của HS, GV, cán bộ quản lí, cha mẹ học sinh và cộng đồng thông qua nhiều hình thức để mọi đối tượng hiểu rõ về tình hình, chủ trương đổi mới và sẵn sàng đổi mới. * Đối với Sở giáo dục và Đào tạo - Sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các trường đưa nội dung tập huấn về dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS; tập huấn dạy học trực tuyến vào nội dung sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn thường xuyên. - Cần động viên, khuyến khích kết hợp kiểm tra đánh giá thực hiện phương pháp đổi mới dạy học theo định hướng năng lực HS. - Nếu đề tài của tôi được công nhận ở cấp ngành, tôi đề xuất phổ biến rộng rãi đến các trường THPT để làm tài liệu giảng dạy cho GV, tài liệu học tập cho HS. Quá trình thực hiện đề tài tôi đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ đồng nghiệp và các em HS để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nghi Lộc 2, tháng 4 năm 2022 Người thực hiện Trịnh Phương Thúy 46
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Thu Ba “Kỹ năng phát triển năng lực tự học của học sinh” 2. Nguyễn Lăng Bình (Chủ biên), Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học sư phạm, 2020. 3. Vũ Văn Hùng, Phạm Xuân Thanh, Trần Đức Tuấn, Đổi mới và hiện đại hoá chương trình và SGK theo định hướng phát triển Năng Lực, NXB giáo dục, 2016. 4. Phạm Thị Thu Hương ( Chủ biên), Trịnh Thị Màu- Trịnh Thị Lan-Trịnh Thị Bích Thủy, Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập, Lớp 10, tập 1, NXB Đại học sư phạm, 2020. 5. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa, 2012. 6. Robert J. Marano Debra J. Pickering- Jane E. Pollock, Classroom Instruction that Works (Các phương pháp dạy học hiệu quả), NXB Giáo dục Việt Nam. Người dịch: Lê Văn Canh và nhóm dịch giả, 2011. 7. SGK Ngữ văn 10 (tập một), NXB Giáo dục, 2009. 8. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông. 9. Bộ Giáo dục & Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 10. Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An: Tài liệu tập huấn dạy học trực tuyến môn Ngữ văn. 47
  5. PHỤ LỤC I MINH CHỨNG HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRONG BÀI HỌC 1. Hình ảnh khi dạy trực tuyến trên lớp qua Lms 48
  6. 2. Hình ảnh sản phẩm, bài làm của HS khi GV yêu cầu tự học ở nhà trước và sau khi trực tuyến 50
  7. PHỤ LỤC 2 PHIẾU KHẢO SÁT 1. PHIẾU SỐ 1 Khảo sát ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của sự tự học ở học sinh khi dạy học trực tuyến. TT Câu hỏi Đồng ý 1 Tự học khi dạy học trực tuyến không chỉ giúp học sinh tìm tòi, mở rộng củng cố mà còn giúp học sinh khắc sâu kiến thức cơ bản của bài học. 2 Tự học khi dạy học trực tuyến giúp học sinh rèn luyện kĩ năng khai thác những mặt tích cực của internet mạng xã hội. 2 Tự học khi dạy học trực tuyến góp phần giáo dục đạo đức, nhân cách tốt cho học sinh và rèn luyện thói quen tốt trong học tập 3 Tự học khi dạy học trực tuyến góp phần phát huy hiệu quả nâng cao chất lượng đào tạo bộ môn ở trường phổ thông trước những diễn biến bất thường của hoàn cảnh. Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô mà thầy/ cô cho là quan trọng nhất) 2. PHIẾU SỐ 2 Khảo sát ý kiến của học sinh về hình thức của phương pháp tự học khi dạy học trực tuyến TT Câu hỏi Đồng ý Hình thức học một mình qua SGK, sách tham khảo và nguồn tài 1 liệu trên internet (soạn bài theo các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài) Học theo nhóm qua mạng xã hội (trao đổi các nội dung bài học 2 qua các nhóm mesenger, zalo, twister ) Học một mình hoặc theo nhóm tùy vào yêu cầu và hướng dẫn 3 của giáo viên (thực hiện các yêu cầu của giáo viên giao trước khi bài học trực tuyến diễn ra) Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô mà anh/ chị cho là đúng nhất) 51
  8. 3. PHIẾU SỐ 3 Khảo sát ý kiến của học sinh về kĩ năng, phương pháp tự học khi học trực tuyến TT Câu hỏi Đồng ý 1 Không nắm vững các kĩ năng tự học 2 Còn lúng túng khi sử dụng các kỹ năng tự học. 3 Sử dụng thành thạo các kỹ năng tự học Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô mà anh/ chị cho là đúng nhất ) 4. PHIẾU SỐ 4 Khảo sát ý kiến của giáo viên về sự cần thiết của việc hướng dẫn học sinh kĩ năng, phương pháp tự học khi dạy học trực tuyến TT Câu hỏi Đồng ý 1 Rất cần thiết 2 Cần thiết 3 Không cần thiết Lưu ý : Đồng ý với ý kiến nào thì đánh dấu x vào ô đồng ý (Chỉ được chọn 1 ô mà anh/ chị cho là đúng nhất) 52