SKKN Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

docx 33 trang thulinhhd34 12024
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_phuong_phap_va_ki_thuat_day_hoc_tich_cuc_theo.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

  1. Khán giả 3 Thưa nhà văn! Vang bóng một thời là tập truyện rất nổi tiếng trước cách mạng. Ông có thể nói thêm về tập truyện này không ạ? Nguyễn Tuân - Vang bóng một thời gồm 11 truyện ngắn viết về một thời đã xa nay chỉ còn vang bóng. - Nhân vật chính của truyện phần lớn là nho sĩ cuối mùa - những con người tài hoa, bất đắc chí, dùng cái tôi tài hoa ngông nghênh và thiên lương để đối lập với xã hội phàm tục. Biên tập viên Nhận xét về tập truyện này, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cho rằng đây là “một văn phẩm đạt tới sự toàn thiện, toàn mĩ”. Trong tập truyện này, Chữ người tử tù có thể nói là một truyện ngắn xuất sắc nhất. Ông có thể giới thiệu đôi nét về truyện ngắn này? Nguyễn Tuân - Truyện ngắn này, lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó được tuyển in trong Vang bóng một thời và đổi tên thành Chữ người tử tù. - Truyện kể về nhân vật Huấn Cao (có nguyên mẫu ngoài đời là Cao Bá Quát) là một tử tù từng chống lại triều đình phong kiến có tài viết chữ rất đẹp được giải đến nhà tù tỉnh Sơn trước khi ra pháp trường chịu án tử hình. Ở đây có viên quản ngục rất say mê con chữ của Huấn Cao đã tìm cách biệt đãi ông với mong muốn xin được chữ. Ban đầu Huấn Cao khinh bạc và sỉ nhục viên quản ngục. Nhưng rồi ông đã cảm tấm lòng yêu quý cái đẹp và trân trọng người tài của viên quản ngục nên đã sẵn sàng cho chữ. Cuối cùng là cảnh cho chữ, “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” đã diễn ra ngay trong nhà ngục đêm trước ngày Huấn Cao chịu án tử hình. Biên tập viên Như vậy, buổi gặp gỡ này đã đem đến cho khán giả những thông tin hữu ích về con người, quan điểm sáng tác, phong cách của nhà văn và truyện ngắn Chữ người tử tù. Xin cảm ơn nhà văn và các quý vị. Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản * Tìm hiểu tình huống truyện - Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kĩ thuật động não: + Trong tác phẩm, Nguyễn Tuân đã xây dựng được tình huống nào? Tình huống đó có gì đặc biệt (thời gian, không gian và đặc điểm của con người)? + Em thường nhìn thấy các kiểu viết chữ nho ở đâu? Có hình dáng như thế nào? - Giáo viên chốt lại về nghệ thuật thư pháp và chiếu hình ảnh cho học sinh cảm nhận rõ hơn. - Với hoạt động này, giáo viên hình thành cho các em năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội. * Tìm hiểu về nhân vật Huấn Cao Phương pháp chủ đạo: thảo luận nhóm Khi soạn giáo án phần này, giáo viên chú ý đến năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp và giải quyết vấn đề của học sinh. Để đạt được mục tiêu đó, giáo viên tăng cường cho học sinh thảo luận nhóm trên lớp. Làm thế nào để đảm bảo kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức- kĩ năng mà 23
  2. giáo viên không phải là người truyền thụ một chiều; làm thế nào để các em có cơ hội hợp tác, thể hiện quan điểm của mình mà giờ học không bị “cháy giáo án”; làm thế nào để các nhóm học sinh có sự tương tác, tự rút ra bài học cho mình từ phần làm việc của bạn? Với trăn trở ấy, cần tổ chức hoạt động dạy học theo các nguyên tắc sau: Xác định đúng trọng tâm kiến thức, đưa ra những câu hỏi nêu vấn đề để định hướng học sinh tìm hiểu những vấn đề trọng tâm. Các câu hỏi thảo luận phải rõ ràng, lô gic để học sinh có thể khái quát được bản chất của sự việc. - Với hoạt động này, giáo viên hình thành cho các em năng lực tự học, hợp tác, ngôn ngữ, giao tiếp, sáng tạo. - Khi tìm hiểu vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao, giáo viên chia lớp làm 4 nhóm. Các nhóm trao đổi, thảo luận theo các nội dung: + Huấn Cao có tài nào? + Tài đó được giới thiệu như thế nào? + Tìm những chi tiết trong tác phẩm nói về thái độ của thầy thơ lại và viên quản ngục trước cái tài của Huấn Cao. + Em nhận xét gì về tài năng của Huấn Cao? Qua đây em hiểu gì về quan niệm và tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân? Khi hết thời gian thảo luận (3 phút), đại diện một nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, phản biện hoàn thiện sản phẩm. Sau đó, giáo viên đánh giá và chốt ý. - Khi tìm hiểu vẻ đẹp khí phách của nhân vật Huấn Cao, giáo viên vẫn chia lớp làm 4 nhóm. Các nhóm thảo luận theo nội dung: Tìm những chi tiết trong tác phẩm và phân tích để chứng minh vẻ đẹp khí phách của Huấn Cao? Gợi ý: + Vì sao ông phải chịu án tử hình? + Khi vào nhà ngục, thông thường con người có thái độ nào? Thái độ của Huấn Cao khi đặt chân vào nhà ngục có gì khác? + Cách cư xử đối với quản ngục trong suốt thời gian ở trong nhà tù tỉnh Sơn? Tại sao ông lại có thái độ ấy? Khi hết thời gian thảo luận (3 phút), đại diện một nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, phản biện hoàn thiện sản phẩm. Sau đó, giáo viên đánh giá và chốt ý. - Khi tìm hiểu vẻ đẹp khí phách của nhân vật Huấn Cao, giáo viên vẫn chia lớp làm 4 nhóm, sử dụng kĩ thuật động não. Các nhóm thảo luận theo nội dung: Tìm những chi tiết trong tác phẩm chứng tỏ vẻ đẹp thiên lương của Huấn Cao? (Sử dụng phiếu học tập) PHIẾU HỌC TẬP Tiết 41: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) Nội dung: Vẻ đẹp thiên lương của Huấn Cao Câu hỏi Trả lời Là người có tài viết chữ đẹp nhưng Huấn Cao chỉ mới cho chữ cho những ai? Vì sao như vậy? 24
  3. Tại sao Huấn Cao lại nhận lời cho chữ quản ngục? Điều đó nói lên điều gì ở con người ông? Câu nói của Huấn Cao với quản ngục Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ? cho thấy thái độ nào của Huấn Cao? Trong cảnh cho chữ, việc Huấn Cao cảm nhận được mùi thơm của thoi mực cho em hiểu gì về con người nhân vật? Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục điều gì? Em cảm nhận được điều gì về quan điểm của nhân vật Huấn Cao? Em hãy rút ra quan điểm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân? * Tìm hiểu nhân vật viên quản ngục - Giáo viên chia học sinh trong lớp thành các cặp (hai học sinh ngồi gần nhau thành một cặp). Các cặp trao đổi về các nội dung sau: + Tại sao tác giả lại đặt tên nhân vật là viên quản ngục? + Môi trường sống của ông ở nơi như thế nào? + Ở trong môi trường ấy, viên quản ngục có hoàn toàn là người xấu, kẻ ác không? Hãy chỉ ra câu văn thể hiện điều đó? Khi hết thời gian thảo luận (3 phút), đại diện một cặp trình bày. Các cặp khác bổ sung, phản biện hoàn thiện sản phẩm. Sau đó, giáo viên đánh giá và chốt ý. - Khi tìm hiểu vẻ đẹp biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục, giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, kĩ thuật mảnh ghép: + Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm + Giáo viên giao cho mỗi nhóm một bộ câu hỏi, mỗi câu hỏi được ghi vào một mảnh ghép với các hình thù khác nhau được cắt ra từ một mảnh bìa hoặc từ một dạng hình nào đó. + Mỗi học sinh nhận một mảnh ghép và thực hiện nhiệm vụ ghi trong đó. Nếu thừa học sinh trong trong mỗi nhóm thì có thể ghép hai học sinh làm cùng một nhiệm vụ. + Cả nhóm ghép các mảnh ghép tạo thành một hình phù hợp và hiệu chỉnh câu trả lời của cả nhóm mình. BỘ CÂU HỎI SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP Nội dung: Tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục TT Câu hỏi 1 Khi Huấn Cao chưa được giải đến nhà tù, Viên quản ngục có biết Huấn Cao không? Hãy chỉ ra chi tiết đó. 2 Sở nguyện của viên quan quản ngục là gì? Chỉ ra chi tiết đó. 25
  4. 3 Viên quản ngục đánh giá thầy thơ lại là người như thế nào? Viên quản ngục dựa vào tiêu chí nào để đánh giá? 4 Hình ảnh ngôi sao chính vị như muốn từ bỏ vũ trụ gợi cho em điều gì? Qua đây thấy được điều gì trong thái độ của viên quản ngục? 5 Khi nhận tù, viên quản ngục nhìn Huấn Cao bằng con mắt nào? 6 Viên quản ngục biệt đãi Huấn Cao vì điều gì với thái độ nào? 7 Khi bị đuổi khỏi buồng giam, viên quản ngục có thái độ gì? Vì sao? 8 Khi chưa xin được chữ, thái độ của viên quản ngục như thế nào? Khi hết thời gian thảo luận (3 phút), đại diện một nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, phản biện hoàn thiện sản phẩm. Sau đó, giáo viên đánh giá kết quả làm việc của các nhóm theo thứ tự và chốt ý. Với việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm và kĩ thuật mảnh ghép giúp học sinh chủ động chiếm lĩnh tri thức, hình thành các năng lực tự học, năng lực đọc hiểu, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. - Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu vẻ đẹp bản lĩnh, khí phách của viên quản ngục, giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân. Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi: Để xin được chữ, viên quản ngục đã làm những việc gì vượt qua chức trách của mình? - Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu vẻ đẹp thiên lương của viên quản ngục, giáo viên tổ chức cho học sinh làm việc cặp đôi. Hai học sinh ngồi cạnh nhau thành một cặp. Mỗi cặp nhận một phiếu học tập và hoàn thiện. PHIẾU HỌC TẬP Tiết 41: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) Nội dung: Vẻ đẹp thiên lương của Huấn Cao Câu hỏi Trả lời - Trước khi làm việc tại nhà tù, viên quản ngục là người như thế nào? - Sống trong hoàn cảnh đề lao, viên quản ngục có giữ được vẻ đẹp nào? - Tại sao trong cảnh cho chữ viên quản ngục lại khúm núm trước tử tù Huấn Cao? - Thái độ của viên quản ngục trước lời khuyên của Huấn Cao? - Em có hi vọng, tin tưởng điều gì qua câu nói của viên quản ngục kẻ mê muội này xin bái lĩnh? * Tìm hiểu cảnh cho chữ- một cảnh tượng xưa nay chưa từng có 26
  5. Giáo viên cho học sinh xem video cảnh cho chữ để học sinh thấy được đặc điểm của cảnh cho chữ thông thường. Sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để chứng tỏ cảnh cho chữ - một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Giáo viên chia lớp làm 4 nhóm, giao cho mỗi nhóm một bộ câu hỏi tìm hiểu sự khác biệt của cảnh cho chữ trong truyện với cảnh cho chữ thông thường. Mỗi học sinh trả lời một câu hỏi. Nếu thừa học sinh thì ghép vào trả lời cùng câu hỏi của một bạn trong nhóm. Vẽ vòng tròn giữa giấy A0, ghi Cảnh cho chữ- một cảnh tượng xưa nay chưa từng có. Kẻ từ vòng tròn 6 ô ứng với các câu hỏi. Khi hết thời gian thảo luận (3 phút), đại diện một nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung, phản biện hoàn thiện sản phẩm. Sau đó, giáo viên đánh giá kết quả làm việc của các nhóm theo thứ tự và chốt ý. MÔ HÌNH SỬ DỤNG KĨ THUẬT MẢNH GHÉP Tiết 42: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) Nội dung: Cảnh cho chữ- một cảnh tượng xưa nay chưa từng có gian gian Thời Không gian gian Không cho cho người của thế Tư chữ Cảnh cho chữ- một Lời nói cảnh tượng xưa nay của người cho chữ chưa từng có của người xin chữ Tư thế Lời nói của người xin chữ Các đặc điểm trên trong cảnh cho chữ của Huấn Cao có gì khác với cảnh cho chữ thông thường? *Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập, vận dụng mở rộng Trong phương pháp dạy học Ngữ văn truyền thống, phần củng cố, luyện tập, vận dụng thường bị xem nhẹ. Giáo viên thường lướt rất nhanh hoặc bỏ qua. Tuy nhiên đối với giờ dạy theo định hướng phát triển năng lực thì đây là phần hết sức quan trọng. Phần này vừa là điểm nhấn lại kiến thức cơ bản trong toàn bài, vừa mang 27
  6. tính giáo dục sâu sắc. Theo người viết bài, ở phần củng cố, nhất định giáo viên phải nâng cao vấn đề đặt ra trong giờ học theo các hướng: - Chốt lại kiến thức cơ bản. - Mở rộng nâng cao vấn đề gắn với thực tiễn. - Tích hợp với các môn học khác cùng chủ đề để tăng cường hiệu quả giáo dục. Khi định hướng dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, người viết luôn chú ý đến việc vận dụng liên hệ với các kiến thức đã học và gắn bài học với thực tiễn đời sống xã hội để học sinh có sự kết nối giữa bài học – thực tiễn. Ở hoạt động Luyện tập giáo viên hướng học sinh liên hệ nội dung bài học với nội dung của các bài đã học như Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) về thái độ của người đương thời với người sáng tạo ra những giá trị tinh thần, liên hệ giữa cái vái lạy Huấn Cao của viên quản ngục với cái thẹn của Phạm Ngũ Lão trong Tỏ lòng, liên hệ cảnh cho chữ với cảnh đợi tàu trong Hai đứa trẻ của Thach Lam để thấy đặc điểm của văn học lãng mạn. Ở hoạt động vận dụng, mở rộng, giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ với thực tế đời sống để học sinh có cơ hội được bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề xã hội hiện nay. Chẳng hạn, để liên hệ từ cái tài của Huấn Cao, giáo viên nêu vấn đề: Theo em, người tài có vai trò gì với đất nước? Nhà nước ta đã có những chính sách nào để trọng dụng người tài? Làm thế nào để có được cái tài và để cái tài được tỏa sáng? Những câu hỏi này giúp học sinh hiểu về vai trò của nhân tài đối với đất nước và từ đó cố gắng phấn đấu trong học tập, lao động. Hay khi liên hệ quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân qua nhân vật viên quản ngục, giáo viên nêu câu hỏi: Em quan niệm như thế nào về cái đẹp? Em học được gì qua nhân vật viên quản ngục? Qua đây, học sinh được trình bày quan điểm thẩm mĩ của mình và định hướng thực hiện quan niệm ấy trong thực tế. Muốn học sinh có trách nhiệm trong việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, giáo viên đặt câu hỏi liên hệ: Cuộc sống hiện đại ngày nay, những giá trị văn hóa truyền thống có còn được xem trọng? Suy nghĩ về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống ấy? Ngoài ra, giáo viên có thể hướng dẫn để học sinh có điều kiện trải nghiệm sáng tạo cùng tác phẩm khi giao một nhóm sân khấu hóa cảnh cho chữ trong tác phẩm. Với hoạt động này, giáo viên hình thành cho các em năng lực tự học, hợp tác, giao tiếp, sáng tạo. Như trên là những định hướng để tổ chức một giờ học theo hướng phát triển năng lực học sinh. Thiết nghĩ, một giờ học như vậy quả thực cả giáo viên và học sinh đều vô cùng vất vả, nhưng “hoa quả lại rất ngọt ngào”. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến có thể áp dụng cho việc giảng dạy môn Ngữ văn 11 tại các trường THPT theo chương trình cơ bản. 28
  7. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Đối với giáo viên cần nắm chắc những kiến thức cơ bản về tác phẩm, những phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực. - Đối với học sinh cần đọc kĩ tác phẩm, nắm bắt được những chi tiết cơ bản, tích cực tham gia làm việc nhóm, biết trình bày được kết quả làm việc của nhóm mình. - Về phía nhà trường và các giáo viên cùng bộ môn, nắm chắc đặc điểm của sáng kiến và áp dụng sáng kiến vào giảng dạy ở chính lớp mình. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Để có thể kiểm tra hiệu quả của việc ứng dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh vào dạy học truyện ngắn Chữ người tử tù, chúng tôi đã thực hiện 2 giáo án tại 2 lớp, trong đó: - Lớp dạy giáo án đối chứng: 11A5 - Lớp dạy giáo án thực nghiệm: 11A6 Sau khi tiến hành áp dụng các phương pháp trên, chúng tôi đã phát và thu lại phiếu điều tra, đồng thời ra đề kiểm tra với các câu hỏi ở 4 cấp độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao). Đề kiểm tra như sau: Đề số 1 (Thời gian: 120 phút) I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Ngục quan lấy làm nghĩ ngợi về câu nói ban chiều của thầy thơ lại. Có lẽ lão bát này, cũng là một người khá đây. Có lẽ hắn cũng như mình chọn nhầm nghề mất rồi. Một kẻ biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài, hẳn không phải là kẻ xấu hay là vô tình. Ta muốn biệt đãi ông Huấn Cao, ta muốn cho ông ta đỡ cực trong những ngày cuối cùng còn lại, nhưng chỉ sợ tên bát phẩm thơ lại này đem cáo giác với quan trên thì khó mà ở yên. Để mai ta dò ý tứ hắn lần nữa xem sao rồi sẽ liệu. (Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân, Ngữ văn 11, tập 1, trang 110, NXBGD 2007) Câu 1. Đoạn văn trên nói về vấn đề gì? Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn. Câu 3. Viên quản ngục đánh giá thầy thơ lại là người như thế nào? Vì sao? Câu 4. Theo em, thế nào là một người tốt? II. LÀM VĂN Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về việc chọn nghề của bản thân để không phải chọn nhầm nghề. Câu 2: Cảm nhận về cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Đáp án: Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU 1 Đoạn văn trên nói về tâm trạng băn khoăn của viên quản ngục khi cho 29
  8. rằng thầy thơ lại cũng chọn nhần nghề giống như mình. Ông muốn biệt 0,5 đã Huấn Cao trong những ngày cuối cùng còn lại nhưng lại sợ tên bát phẩm thơ lại cáo giác với quan trên. 2 - Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: So sánh (Có lẽ hắn cũng như mình chọn nhầm nghề mất rồi). 0,5 - Tác dụng: Làm nổi bật tâm trạng của viên quản ngục khi ông Huấn Cao bị giải đến trại giam do ông cai quản, muốn biệt đãi Huấn Cao nhưng sợ người khác lại cáo giác. 3 Thầy thơ lại được viên quản ngục đánh giá cũng là một người khá đây 1,0 vì ông là người biết kính mến khí phách, một kẻ biết tiếc, biết trọng người có tài. 4 Học sinh trình bày theo quan điểm cá nhân. Tuy nhiên cũng cần nêu 1,0 một vài ý về tiêu chuẩn của một người tốt như sau: Trung thực, thật thà, biết quan tâm đến người khác, chăm chỉ học tập, lao động, . II. LÀM VĂN 1 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về việc 2,0 chọn nghề của bản thân để không phải chọn nhầm nghề. a. Đảm bảo về hình thức đoạn văn Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, song 0,25 hành, móc xích hoặc tổng- phân- hợp. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0,25 Việc chọn nghề của bản thân để không phải chọn nhầm nghề. c. Triển khai vấn đề nghị luận * Chọn cho mình một nghề, nghĩa là chọn cho mình một tương lai. Việc 0,25 chọn nghề thực sự quan trọng và vô cùng cần thiết. Chọn sai lầm một nghề nghĩa là đặt cho mình một tương lai không thực sự an toàn và vững chắc. 0,75 * Cách chọn nghề cho bản thân: - Phải hiểu rõ bản thân mình, phải biết mình là ai, tức là phải xác định được đúng năng lực, sở trường, sở thích của bản thân, phải biết được mình đam mê, mơ ước gì. - Phải sớm chú ý đến việc tư vấn hướng nghiệp, không chờ đến lúc đăng kí thi Đại học mới chọn ngành/nghề. Ngoài nhờ những chuyên gia tư vấn có thể tham khảo ý kiến của những người đi trước: thầy cô, cha mẹ, các anh chị sinh viên - Quan tâm đến đời sống xã hội, nắm bắt kịp thời những vấn đề kinh tế chính trị, việc làm, xu thế ngành/nghề trong thực tế. Ngoài việc học ở trường nên tìm kiếm hoặc tận dụng những cơ hội để trải nghiệm cuộc sống ở nhiều ngành/nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau - Tìm hiểu kĩ càng về đặc điểm, yêu cầu của ngành/nghề mình định lựa chọn trong tương lai. 30
  9. - Cần phải chuẩn bị những hành trang cần thiết ngay từ hôm nay như học vấn, kĩ năng cơ bản để chủ động trong việc chọn nghề. d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp 0,25 e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt 0,25 câu . 2 Cảm nhận về cảnh cho chữ trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài 0,5 triển khai được vấn đề, Kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảnh cho chữ trong truyện ngắn 0,5 Chữ người tử tù. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa dẫn chứng và phân tích; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người 0,5 tử tù. * Cảm nhận về cảnh cho chữ trong tác phẩm: - Vị trí của cảnh cho chữ: Nằm ở phần cuối tác phẩm, khi tình huống 0,5 truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm vì viên quản ngục bỗng nhận được công văn về việc xử tử những tên phản loạn, trong đó có Huấn Cao. Mâu thuẫn của tình huống được giải quyết, vẻ đẹp của các nhân vật được bộc lộ rõ ràng. - Nội dung cảnh cho chữ: Đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, thể hiện ở những điểm độc đáo khác thường: + Không gian: Thông thường, việc cho chữ diễn ra ở những không gian sang trọng, thanh tĩnh; còn cảnh cho chữ trong tác phẩm lại diễn ra ở 0,5 một buồng giam chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Nhưng sau đó, ánh đuốc đỏ rực như xua đi tăm tối, sự thanh khiết cao quý tỏa ra từ tấm lụa trắng tinh và mùi thơm của chậu mực xua đi những tầm thường dơ dáy chốn ngục tù. + Thời gian: Đêm cuối cùng của người tử tù. Nghịch lý xót xa ấy khiến 0,5 cái đẹp trở nên mong manh, quý giá và giờ khắc tạo ra cái đẹp càng trang trọng, thiêng liêng. 1,0 + Tâm thế của người cho chữ và xin chữ: người cho chữ là kẻ tử tù “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” nhưng vẫn hiên ngang đĩnh đạc viết chữ và có lời khuyên thấu đáo, chân tình; còn kẻ xin chữ là viên quản ngục thì “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt lên phiến lụa óng”, sau khi nhận được lời khuyên đã “cảm động, vái người tù một 0,5 vái” - Ý nghĩa: Điều đó thể hiện: trước cái đẹp, cái thiện, mọi trật tự thông thường của nhà tù đã bị đảo lộn. Cái đẹp, cái thiện, cái cao cả đã chiến 31
  10. thắng và tỏa sáng, bóng tối dơ dáy của ngục tù đã nhường chỗ cho ánh 0,5 sáng cao khiết của thiên lương. - Nghệ thuật thể hiện cảnh cho chữ: Bút pháp điêu luyện, sắc sảo khi dựng người, dựng cảnh, chi tiết gợi cảm, gây ấn tượng. Ngôn ngữ Nguyễn Tuân biến hóa, sáng tạo, có hồn, giàu nhịp điệu. Một không khí cổ kính trang nghiêm đầy xúc động, có phần bi tráng toát lên trong đoạn văn. d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, phù hợp 0,5 e. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt 0,5 câu . Dưới đây là bảng thống kê tổng hợp kết quả thực nghiệm về mức độ hứng thú: Kết quả lớp Tổng số học sinh Mức độ hứng thú Đối chứng ( 11A5) 42 28 (66,6%) Thực nghiệm (11A6 ) 42 40 (95,2%) Tỉ lệ tăng 28,6% Kết quả kiểm tra nhận thức: Điểm < 5 Điểm 5 - 6 Điểm 7 - 8 Điểm 9 - 10 Lớp Sĩ số SL % SL % SL % SL % 11A5 42 3 7,2 35 83,3 4 9,5 0 0 11A6 42 1 2,4 29 69 11 26,2 1 2,4 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Nhiều giáo viên giảng dạy Ngữ văn lớp 11 đã áp dụng sáng kiến này vào bài giảng đem lại hứng thú và hiệu quả cao. 11. Danh sách những cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Phạm vi/ Lĩnh TT Tên cá nhân Địa chỉ vực áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Thị Phượng Giáo viên trường THPT Nguyễn Ngữ văn 11 Thị Giang- Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc (Cơ sở 1) 2 Lê Mai Anh Giáo viên trường THPT Nguyễn Ngữ văn 11 Thị Giang- Vĩnh Tường- Vĩnh Phúc (Cơ sở 1) Vĩnh Tường, ngày tháng 2 năm 2019 Vĩnh Tường, ngày 12 tháng 2 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Phạm Thị Toàn 32
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 11 (Tập 1), Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2007), Ngữ văn 11, sách giáo viên (Tập 1), Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Tài liệu tập huấn Ngữ văn THPT, Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực. 4. Tài liệu bồi dưỡng theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II, NXB Đại học Sư phạm. 33