SKKN Vận dụng các phần mềm baamboozle, padlet và quizizz vào phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Lớp 10 trong dạy học đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn tại trường THPT

docx 52 trang Giang Anh 26/09/2024 980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng các phần mềm baamboozle, padlet và quizizz vào phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Lớp 10 trong dạy học đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn tại trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_cac_phan_mem_baamboozle_padlet_va_quizizz_vao.docx
  • pdfLÊ THỊ THANH TÂM- THPT QUỲ HỢP- NGỮ VĂN.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Vận dụng các phần mềm baamboozle, padlet và quizizz vào phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh Lớp 10 trong dạy học đọc hiểu văn bản môn Ngữ văn tại trường THPT

  1. Padlet và Quizizz, tôi đã tiến hành kiểm tra kết quả học tập của học sinh bằng điểm số theo 3 tiêu chí đã được xác định và thu được kết quả qua thống kê bằng phần mềm SPSS 20 như sau: Bảng 4. Kết quả thống kê điểm số của 3 bài kiểm tra trong quá trình thực nghiệm (TN) Kiểm tra đầu TN Kiểm tra giữa TN Kiểm tra sau TN Điểm Lớp TN Lớp ĐC Lớp TN Lớp ĐC Lớp TN Lớp ĐC SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2 4 3,3 5 3,48 1 0,83 4 3,48 0 0 1 0,87 3 5 4,1 7 6,1 2 1,65 5 4,35 0 0 2 1,73 4 6 5,0 9 7,82 2 1,7 5 4,35 2 1,65 3 2,6 5 28 23,1 28 24,3 20 16,5 24 20,87 9 7,4 6 5,2 6 33 27,3 34 29,6 32 26,45 35 30,43 20 16,5 35 30,4 7 26 21,5 22 19,13 31 25,6 27 23,48 40 33,06 45 39,2 8 19 15,7 11 9,57 30 24,8 15 13,04 35 28,9 23 20,0 9 0 0 0 0 2 1,7 0 0 11 9,2 0 0 10 0 0 0 0 1 0,8 0 0 4 3,3 0 0 Qua bảng số liệu số 4, chúng ta có các biểu đồ biểu thị tỷ lệ % điểm số giữa các lớp thực nghiệm và đối chứng ở 3 thời điểm thực nghiệm như sau: 2.2.1. Lớp thực nghiệm: Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ % các điểm số của lớp TN qua ba giai đoạn: 44
  2. Qua biểu đồ 4.1, chúng ta thấy rằng , với lớp thực nghiệm, ở giai đoạn trước khi tác động (đường sơ đồ màu xanh dương), tỷ lệ HS có điểm số ở mức dưới trung bình còn ở mức khoảng 3-5%; HS đạt phổ điểm từ 5-7 điểm chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ học sinh đạt điểm cao 8 rất thấp; không có số học sinh đạt điểm 9-10. Sau khi tác động, đường biểu diễn màu đỏ (giai đoạn giữa) và đường xanh cốm (giai đoạn sau) đã dịch chuyển theo chiều tăng tỷ lệ học sinh đạt phổ điểm từ 6-8 điểm; đường biểu diễn tỷ lệ học sinh đạt số điểm 1-4 điểm đã giảm dần. Đặc biệt tỷ lệ học sinh đạt phổ điểm từ 8-10 điểm đã có chiều hướng tăng lên đáng kể. 2.2.2. Lớp đối chứng. Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ % các điểm số của lớp ĐC ở ba giai đoạn Qua biểu đồ 4.2, chúng ta thấy rằng, với lớp đối chứng, ở giai đoạn trước khi tác động (đường sơ đồ màu xanh dương), tỷ lệ HS có điểm số ở mức dưới trung bình còn ở mức cao hơn 5%; HS đạt phổ điểm từ 4-5 điểm chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ học sinh đạt 6- 8 điểm rất thấp; không có số học sinh đạt điểm 9-10. Sau khi tác động, đường biểu diễn màu đỏ (giai đoạn giữa) và đường xanh cốm (giai đoạn sau) đã dịch chuyển theo chiều tăng tỷ lệ học sinh đạt phổ điểm từ 6-7 điểm; đường biểu diễn tỷ lệ học sinh đạt số điểm 1-4 điểm đã giảm dần. Tuy nhiên tỷ lệ học sinh đạt phổ điểm từ 9-10 điểm vẫn không cải thiện so với trước. Như vậy, thông qua việc so sánh hai biểu đồ 4.1, 4.2, chúng ta thấy được đối với lớp thí nghiệm, việc vận dụng các phầm mềm Baamboozle, Padlet và Quizizz vào dạy học đọc hiểu văn bản văn học đã mang lại hiệu quả rất rõ rệt. Thông qua việc ứng dụng các phần mềm nói trên vào dạy đọc hiểu văn bản văn học, học sinh không những học tập tích cực, chủ động hơn mà chất lượng cũng được nâng lên. 45
  3. PHẦN C. KẾT LUẬN I. KẾT LUẬN 1. Tính khoa học của đề tài Đề tài được thực hiện nghiên cứu trong khoảng thời gian dài với quy trình nghiên cứu nghiêm túc, khách quan và khoa học. Trước hết chúng tôi thực hiện khảo sát đối tượng là giáo viên và học sinh trên địa bàn. Các khảo sát trong quá trình thực hiện đề tài được thực hiện một cách khách quan nhờ hệ thống Google Form và phiếu điều tra trực tiếp. Những số liệu đưa ra được phần mềm thống kê một cách chính xác. Trên cơ sở phân tích thực trạng để tìm ra những giải pháp tối ưu giải quyết thực trạng. Tiếp theo chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm và phân tích đối chiếu kết quả trước và sau thực nghiệm. Qua đó đánh giá mức độ hiệu quả của những giải pháp mà đề tài đã đưa ra. 2. Ý nghĩa của đề tài 2.1. Ý nghĩa của đề tài đối với bản thân: Sau khi thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi nhận thấy đã đổi mới một cách tích cực và linh hoạt phương pháp dạy học môn Ngữ Văn. Giờ dạy của tôi nhờ đó trở nên hấp dẫn hơn đối với học sinh. Từ đó, tôi cũng nhận thấy được sự thay đổi tích cực hơn trong thái độ học tập của học sinh. Mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh trở nên gần gũi hơn, cởi mở và thân thiện hơn. 2.2. Ý nghĩa của đề tài với tập thể, với địa phương: Đề tài có tính ứng dụng cao trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường. Đặc biệt, đối với một địa phương miền núi, học sinh thụ động trong học tập, năng lực tìm kiếm thông tin hạn chế, kỹ năng sử dụng CNTT không đồng đều, việc áp dụng đề tài vào dạy học đã góp phần giúp rèn luyện ở học sinh tính tích cực, tự giác trong học tập cũng như giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng CNTT góp phần nâng cao hiệu quả học tập. Học sinh trở nên hứng thú, sôi nổi hơn trong giờ học. Đặc biệt trong tình trạng dịch bệnh Covid đang phức tạp, nhiều học sinh đang phải học trực tuyến, áp dụng đề tài vào giảng dạy tại địa phương giúp hạn chế được tình trạng lười biếng, bỏ học và thụ động trong học tập của học sinh. Những sản phẩm học tập của học sinh được lưu lại, giúp giáo viên, nhà trường và gia đình có thể giám sát và quản lý được học sinh sát sao, hiệu quả hơn. 2.3. Ý nghĩa của đề tài với bộ môn Ngữ văn: Đề tài đang thực hiện ứng dụng trên chương trình Ngữ văn lớp 10 của chương trình Sách giáo khoa cũ. Tuy nhiên, với việc vận dụng các phần mềm vào dạy đọc hiểu văn bản (như trình bày ở trên) có khả năng ứng dụng cho chương trình dạy – học Ngữ văn ở chương trình Sách giáo khoa năm 2018. Giải pháp của đề tài này phù hợp với định hướng dạy học phát triển năng lực của học sinh trong 46
  4. bộ môn Ngữ văn. Đặc biệt là rất phù hợp với xu thế chuyển đổi số trong dạy học Ngữ văn ở cấp PTTH. II.ĐỀ XUẤT 1. Đề xuất phạm vi và nội dung ứng dụng: Đề tài có thể áp dụng rộng rãi trong dạy học môn Ngữ văn không chỉ dạy học phân môn Đọc hiểu văn bản mà còn có thể ứng dụng trong dạy học tiếng Việt, rèn luyện kỹ năng Làm văn cho học sinh cũng như phát huy tính sáng tạo của học sinh trong học tập. 2. Kiến nghị: - Đề tài mang tính ứng dụng địa phương. Do đó giáo viên khi dạy có thể đưa linh động thay đổi để phù hợp với thực tế. - Đối với các cấp lãnh đạo: cần mở các lớp bồi dưỡng công nghệ thông tin, các lớp tập huấn đổi mới phương pháp dạy học. Các sáng kiến kinh nghiệm hàng năm nên phổ biến rộng rãi để giáo viên học hỏi nhằm nâng cao chất lượng dạy học - Đối với chuyên môn nhà trường: sắp xếp thời gian học chuyên đề hợp lý, tăng cường các buổi học chuyên đề, chủ đề theo phương pháp dạy học tích cực. Mặt khác, nhà trường tăng cường đầu tư cơ sở vật chất như máy chiếu, màn hình tivi lớn, hệ thống mạng Wifi để việc vận dụng các phần mềm có thể trở thành phương tiện dạy học mang lại hiệu quả cao hơn. - Đối với giáo viên: không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tích cực khai thác công nghệ thông tin, thành thạo trong các thao tác trên máy tính và vận dụng linh hoạt, phù hợp các phần mềm hỗ trợ đắc lực và hiệu quả cho công tác giảng dạy. Để đạt hiệu quả tối đa trong phương pháp dạy học đọc hiểu văn bản bằng cách vận dụng các phần mềm Baaboozle, và Padlet, giáo viên cần linh hoạt trong xác định phần nội dung bài học có thể vận dụng phần mềm, xác định được mục đích vận dụng và vận dụng phần mềm nào phù hợp. Không nhất thiết một bài học có thể vận dụng tất cả các phần mềm như đã nêu trên. Bởi nếu một bài đọc hiểu vận dụng quá nhiều phần mềm sẽ dẫn tới tình trạng giờ học quá tải về công nghệ cũng sẽ làm mất đi hứng thú của học sinh, thậm chí có thể làm học sinh mệt mỏi. Vì vậy cần biết vận dụng một cách linh hoạt, vừa phải các phần mềm để đạt hiệu quả cao nhất trong dạy học đọc hiểu văn bản nói riêng và giảng dạy môn Ngữ văn nói chung. 47
  5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa Ngữ văn 10. 2. Sách giáo viên Ngữ văn 10. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017): Tài liệu tập huấn “Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học” (Dành cho cán bộ quản lí, giáo viên trung học phổ thông). 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018): Tài liệu bồi dưỡng giáo viên THPT về “Dạy học tích cực” (Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn II). 5. Bộ Giáo dục & Đào tạo: Nội dung chương trình Bồi dưỡng thường xuyên của trong Module 9-GVPT môn Ngữ văn: 09-gvpt-ngu-van 6. TS Phạm Thị Hương – Đại học Vinh: bài giảng đánh giá các năng lực người học. 7. Phần mềm như Baamboozle.com 8. Phần mềm Quiizzi.com 9. Phần mềm Padlet.com 10. Phần mềm Google Form 11. 12. chu-dong-active-learning 48
  6. PHỤ LỤC Một số đường link đã tạo trong quá trình thực hiện đề tài: 49