SKKN Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để tạo hứng thú cho học sinh khi học phần văn học dân gian Việt Nam

docx 60 trang Giang Anh 27/09/2024 770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để tạo hứng thú cho học sinh khi học phần văn học dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_phuong_phap_ki_thuat_day_hoc_moi_de_tao_hung_t.docx
  • pdfNguyễn Thị Hoà,Nguyễn Thị Phương Hà-THPT Tân Kỳ- Ngữ Văn.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để tạo hứng thú cho học sinh khi học phần văn học dân gian Việt Nam

  1. để kích thích hứng thú cho người học năm học 2019 – 2020 với câu hỏi khảo sát: Thầy cô quan tâm đến điều gì khi dạy học phần VHDG Việt Nam, chúng tôi đã thu được kết quả 100% GV quan tâm đến việc hoàn thành kế hoạch dạy học, còn số lượng quan tâm đến thái độ học tập của HS để từ đó tích cực tìm tòi phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để đem lại hiệu quả dạy học chỉ hơn 30%. Tuy nhiên, sau khi chia sẻ kinh nghiệm để đồng nghiệp áp dụng khi dạy học, kết quả đã có sự chuyển biến tích cực. Các thầy cô không chỉ quan tâm đến việc hoàn thành kế hoạch dạy học mà tất cả đều thấy được việc tạo hứng thú học tập cho HS bằng việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực vô cùng quan trọng bởi đem lại hứng thú học tập cho trò chính là niềm vui, hạnh phúc là thành công lớn của người dạy văn. Về phía HS, năm học 2018 – 2019, trước khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát 120 em HS lớp 10. Kết quả khảo sát cho thấy 87.5% HS không thích học phần VHDG. Hầu hết các em không thích vì tiết học nhàm chán, một phần là vì VHDG quá xưa cũ và xa rời với cuộc sống hôm nay. Tuy nhiên sau khi áp dụng để tài này từ năm học 2019 – 2020, chúng tôi đã thu lại kết quả bất ngờ. Số lượng HS yêu thích VHDG là 98.5%. Và hầu hết các em đều nhận thức được tầm quan trọng của VHDG đối với cuộc sống, với nghệ thuật hôm nay. Tiết học VHDG không còn nhàm chán, đối phó mà trở nên thú vị, hào hứng. Nhiều em tiếc nuối khi học xong phần VHDG. Như vậy qua khảo sát và trao đổi trực tiếp cán bộ, GV và một số em HS, chúng tôi nhận thấy đề tài “Vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới để tạo hứng thú cho HS khi học phần VHDG Việt Nam” thực sự rất cần thiết và hiệu quả, cần được phát triển, nhân rộng để ngành giáo dục vừa đáp ứng được tình hình dạy học trong hiện tại, vừa phù hợp với chương trình giáo dục mới sẽ được triển khai từ năm học 2022 - 2023. 3.2. Về mặt hành động Quá trình dạy học mang lại cho GV cảm hứng và HS hứng thú. Đặc biệt từ phía HS, kết quả kiểm tra đánh giá sau khi học xong phần VHDG rất khả quan. * Khảo sát tại 3 lớp 10 với số lượng 120 em: - Số lượng điểm 10: 17 em - Số lượng điểm 9: 73 em - Số lượng điểm 8: 21 em - Số lượng điểm 7: 9 em * HS K56 hoàn thành cuốn Chúng em và Văn học dân gian gồm các phần: - Kho tàng Văn học dân gian Tân Kỳ (40 tác phẩm) - Sản phẩm quá trình sáng tác tập thể (14 bài) - Thơ, truyện dã sử (10 tác phẩm) 49
  2. - Bài văn hay về VHDG - Hình ảnh: Trang phục nhân vật VHDG tự thiết kế (Phụ lục 10: Một số trang trong cuốn sách) II. PHẠM VI ỨNG DỤNG Với sự đầu tư công phu, trình bày khoa học, cách thức tiến hành cụ thể có ví dụ, minh chứng rõ ràng, chúng tôi tin rằng sáng kiến này có khả năng ứng dụng hiệu quả trong tất cả các trường THPT, TTGDTX. Sáng kiến không chỉ áp dụng với chương trình cũ mà còn bắt kịp với yêu cầu, chương trình dạy học mới. Vì vậy, các trường học khác có thể mạnh dạn ứng dụng để tổ chức, nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hâm nóng tình yêu đối với môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay. III. KIẾN NGHỊ 1. Đối với các ban ngành cấp trên Tổ chức các buổi tập huấn, các hội thảo nhằm chia sẻ kinh nghiệm dạy học, tổ chức hoạt động cần thiết cho GV. Có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát và hỗ trợ các nguồn lực kinh phí cho các hoạt động dạy học phần VHDG. Ví dụ như hoạt động ngoại khóa, dự án sưu tầm VHDG địa phương. Xây dựng và phổ biến các công văn chỉ đạo việc sử dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học mới, đổi mới kiểm tra đánh giá để GV có căn cứ thực hiện, xây dựng, thực hiện nội dung hoạt động ngoại khóa, học đi đôi với hành, gắn lý thuyết với thực tiễn khách quan tới GV. Thúc đẩy, phát huy sự hưởng ứng, tham gia đồng bộ của các tổ chức, tập thể cá nhân trong việc phối hợp hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ cho các tổ nhóm chuyên môn thực hiện hoạt động dạy học hiệu quả. 2. Đối với các tổ chức, đoàn thể , cá nhân trong và ngoài nhà trường Tạo điều kiện ủng hộ, giúp đỡ, hỗ trợ cả vật chất lần tinh thần để giúp tổ nhóm chuyên môn tổ chức, thực hiện thành công các hoạt động dạy học. 3. Đối với GV - Để các cách thức, phương pháp, hoạt động dạy học được áp dụng, tổ chức vào bài học một cách hiệu quả, giúp HS hứng thú khi học, GV phải đặc biệt chú ý đến việc lên ý tưởng, lựa chọn hoạt động phù hợp, chuẩn bị kĩ càng, phân công nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn chi tiết cho HS trong tất cả các hoạt động. - GV cần chú ý sử dụng kết hợp đa dạng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để hình thành và phát triển năng lực HS một cách toàn diện hơn qua dạy học phần VHDG Việt Nam nói riêng và các phần khác trong môn Ngữ văn nói chung. 50
  3. 4. Đối với HS - HS cần có thái độ tích cực, tự giác trong học tập nói chung và trong giờ học bộ môn Ngữ Văn nói riêng. - Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về học tập của GV khi trên lớp cũng như khi ở nhà. Tuy đã rất cố gắng nhưng đề tài nhất định sẽ còn nhiều thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận được những phản hồi, đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để hoàn thiện hơn sáng kiến kinh nghiệm này nhằm phục vụ hiệu quả cho hoạt động dạy và học. Chúng tôi chân thành cảm ơn! Tân Kỳ, ngày 10 tháng 4 năm 2022 51
  4. PHỤ LỤC Phụ lục 1: HS tham gia diễn xướng khi học Ca dao và hát múa dân ca ba miền Phụ lục 2: Hình ảnh sản phẩm quá trình sáng tác tập thể chụp lại sau tiết học (Phụ lục 3: HS hóa thân vào các nhân vật VHDG) 52
  5. Phụ lục 4: HS đóng vai tác giả giải đáp thắc mắc - HS thuyết trình về dân ca ví dặm Phụ lục 5: HS trình bày không gian văn hóa Tây Nguyên và hát múa về Tây nguyên Phụ lục 6: HS thi Rung chuông vàng 53
  6. Phụ lục 7: Giao diện trò chơi Ai là triệu phú Phụ lục 8: HS chơi trò bịt mắt bắt câu khi học bài An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy Phụ lục 9: HS chơi trò chơi trong tiết ôn tập VHDG 54
  7. Phụ lục 10: HS vẽ cô Tấm và thiết kế trang phục nhân vật VHDG Phụ lục 11: HS làm lịch về VHDG 55
  8. Phụ lục 12: Một số trang trong cuốn sách Chúng em và VHDG 56
  9. Phụ lục 13: CÂU HỎI THI RUNG CHUÔNG VÀNG VĂN HỌC DÂN GIAN Câu 1: Động cơ xử kiện của lí trưởng trong truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày là gì? Đáp án: Vì tiền Câu 2: Thể thơ được sử dụng nhiều nhất trong ca dao Đáp án: Lục bát Câu 3: Theo truyện cổ tích về loài vật, có một cây mà ông Trời chưa kịp đặt tên nhưng vẫn có tên, đó là cây gì? Đáp án: Cây thì là. Câu 4: Lẫy của nỏ thần trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy được làm từ cái gì? Đáp án: Vuốt Rùa Vàng (hoặc móng Rùa Vàng) Câu 5: Điền cụm từ còn thiếu vào câu ca dao sau: Chồng người đi Hán về Hồ Chồng em ngồi bếp rang ngô Đáp án: Cháy quần Câu 6: Tìm một thành ngữ phù hợp với nhân vật Cải trong truyện cười Nhưng nó phải bằng hai mày? Đáp án: Tiền mất tật mang (Nếu HS chọn thành ngữ khác hợp lí vẫn chấp nhận – thông qua ban cố vấn) Câu 7: 1 loại dân ca truyền thống của người Việt phát sinh và phát triển lâu đời ở xứ Kinh Bắc (Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay) Đáp án: Quan họ Câu 8: Trong các truyện sau, truyện nào không phải là truyện cười? 1. Treo biển 2. Năm thầy bói xem voi. 3. Lợn cưới áo mới 4. Đẽo cày giữa đường Câu 9: Trong truyện cổ tích Thạch Sanh, cái gì đã làm cho công chúa từ một người câm mà biết nói? Đáp án: Tiếng đàn Thạch Sanh (hoặc tiếng đàn) Câu 10: Giải câu đố: Hai cô mà ở một phòng 57
  10. Ngày thì mở cửa ra trông, đêm thì đóng cửa lấp chông ra ngoài? Là gì? Đáp án: 2 con mắt (mắt) Câu 11: Một loại dân ca gắn với hình thức lao động nhất định có âm điệu tiết tấu và thường đơn giản để hỗ trợ công việc lao động của người bình dân là gì? Đáp án: Hò. Đáp án: 2 Câu 12: Trong truyện Cây tre trăm đốt, khi muốn các cây tre rời ra anh Khoai đã nói câu gì? Đáp án: Khắc xuất khắc xuất. Câu 13: Hãy cho biết triết lý chung của truyện cổ tích là gi? Đáp án: Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo (Nếu nêu 1 ý vẫn chấp nhận) Câu 14: Huy Cận từng viết Kiếm vung lòe chớp sấm Sáng trong tay tướng thần Một bước phi ba dặm Chém tơi bời giặc Ân Hãy cho biết nhà thơ viết về ai trong những câu thơ trên? Đáp án: Thánh Gióng Câu 15: Theo tiếng Thái, Tiễn dặn người yêu là gì? Đáp án: Xống chụ xon xao. Câu 16: Theo truyền thuyết, con trưởng của Âu Cơ và Lạc Long Quân là ai? Đáp án: Vua Hùng thứ nhất. Câu 17: Trong sử thi Ôđixê, Pôdêiđông chỉ vị thần nào? Đáp án: Thần Biển Câu 18: Những việc nào trong truyện cổ tích Tấm Cám được coi là dấu hiệu kết nối nhân duyên? Đáp án: Chiếc giày và trầu têm cánh phượng (giày, trầu) Câu 19: Một khái niệm để chỉ các thành tố, các bộ phận đã được hình thành ổn định, bền vững và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật (trong đó có văn học dân gian) được gọi là gì? Đáp án: Mô típ 58
  11. Câu 20: Thời đại của cây kiếm sắt, cái cày và cái rìu bằng sắt là nhận định của Ăng – ghen về 1 thời đại gắn liền với thể loại văn học dân gian nào? Đáp án: Sử thi Câu 21: Giải câu đố Đến đây hỏi khách tương phùng Chim chi một cách dạo cùng nước non? Là gì? Đáp án: Cánh buồm (buồm) Câu hỏi bổ sung (có thể dùng nếu có câu bị phạm luật hoặc dùng phần chơi khán giả) Câu 1: Quê hương của Chử Đồng Tử ngày nay thuộc địa phương nào? Đáp án: Gia Lâm, Hà Nội Câu 2: Đọc bài ca dao có sự xuất hiện của 4 mùa? Câu 3: Điền vào dấu 3 chấm: Các nhà văn, nhà thơ học được văn trong , học được thơ trong (Đỗ Bình Trị) Đáp án: cổ tích, ca dao. 59
  12. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo viên Ngữ văn lớp 10 tập 1, NXB Giáo dục, 2006. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 10, NXB giáo dục Việt Nam, 2010. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỷ yếu hội thảo “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào điều kiện Việt Nam”, Hà Nội ngày 10, tháng 12 năm 2012. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015. 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, NXB Giáo dục, 2015. 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học, NXB Giáo dục, 2015. 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông chương trình tổng thể, Hà Nội, 2018. 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Hà Nội, 2018. 10. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018. 11. Nguyễn Xuân Lạc, VHDG trong nhà trường, NXB Giáo dục, 1998. 12. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, NXB Khoa học xã hội, TPHCM. 13. Một số trang web có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 14. Hoàng Phê (chủ biên, 2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 15. Đỗ Ngọc Thống (2020), Dạy học phát triển năng lực môn Ngữ văn trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm. 16. Lê Trường Phát, thi pháp VHDG, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 1998. 60