Tập huấn Phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV)

ppt 29 trang Giang Anh 21/03/2024 380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập huấn Phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppttap_huan_phong_chong_benh_viem_phoi_cap_do_chung_vi_rut_coro.ppt

Nội dung tóm tắt: Tập huấn Phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV)

  1. TRUNG TÂM Y TẾ QUẬN 9 TẬP HUẤN PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM PHỔI CẤP DO CHỦNG VI RÚT CORONA MỚI (nCoV) Quận 9, ngày 03 tháng 02 năm 2020 BS.CKI. PHẠM XUÂN HẢI – PGĐ TTYTQ9
  2. Nội dung trình bày 1. Tổng quan về tình hình dịch bệnh do nCoV (Novel Coronavirus) 2. Các biện pháp phòng bệnh 3. Thực hiện giám sát ca tiếp xúc
  3. 1. Tổng quan về tình hình dịch bệnh do nCoV • Cập nhật tình hình dịch bệnh đến ngày 31/01/2020 Trên thế giới (theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới ngày 30/01/2020) • Toàn thế giới, số ca xác định là 7794 ca • Tại Trung Quốc: số ca xác định là 7711 ca, số ca nghi ngờ là 12167 ca, số ca nặng 1370 ca, số ca tử vong 170 ca • Ngoài Trung Quốc: 83 ca xác định tại 18 quốc gia • Tổ chức Y tế thế giới đánh giá: nguy cơ lây lan nCoV là rất cao tại Trung Quốc, cao tại khu vực và trên toàn thế giới.
  4. Tổng quan về tình hình dịch bệnh do nCoV (Tiếp) Tại Việt Nam • Ngày 23/01/2020 đã xác định 02 trường hợp xác định nhiễm nCoV, là 2 người trong cùng 1 gia đình. Chùm ca bệnh gia đình này cho thấy đã có bằng chứng khẳng định nCoV lây từ người sang người; tuy nhiên chùm ca này cũng liên quan trực tiếp đến bệnh nhân từ Vũ Hán. Chưa có sự lây nhiễm virus trong cộng đồng tại thành phố. • Những người tiếp xúc gần với 2 bệnh nhân trên được theo dõi sức khỏe hàng ngày trong thời gian 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc cuối cùng với bệnh nhân. • Đến ngày 30/01/2020: chưa phát hiện thêm ca xác định; không ghi nhận ca viêm hô hấp trong những người tiếp xúc gần. • Đến ngày 31/01/2020: phát hiện 3 bệnh nhân Việt Nam nhiễm nCoV, tại Hà Nội và Thanh Hóa.
  5. Tổng quan về tình hình dịch bệnh do nCoV (Tiếp)
  6. Tình hình dịch bệnh nCoV • Thời gian ủ bệnh: 14 ngày hoặc có thể ngắn hơn. Ca Nhật Bản, 31/12 đến Vũ Hán, 03/1 sốt, 06/1 về Nhật bản, 10/1 viêm phổi, 15/1 XN (+) nCoV • Lây truyền: Mối nghi ngờ là từ động vật hoang dã buôn bán tại chợ. Chưa tìm được loại động vật chứa nCoV
  7. 2. Các biện pháp phòng bệnh
  8. Hình thức lây bệnh • Lây qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp: cúm, thủy đậu, sởi, rubella, viêm màng não não mô cầu, • Lây qua thực phẩm: tiêu chảy cấp tính, tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, tay chân miệng, ngộ độc thực phẩm • Lây qua côn trùng-muỗi: sốt xuất huyết, sốt rét
  9. Các hình thức lây bệnh Giọt bắn: • Khi ho, hắt hơi, nói Bàn tay nhiễm tác chuyện nhân nhưng không • Trong khoảng 1 m – 1,5m được rửa sạch Phân miệng: • Tác nhân gây bệnh thải qua đường phân • Việc xử lý chất thải không đúng
  10. Các hình thức lây bệnh Đồ chơi, vật Thực phẩm dụng Động vật
  11. NHẬN XÉT CÁC ĐƯỜNG LÂY BỆNH QUA TIẾP XÚC • Các bệnh viêm đường hô hấp: → lây qua tiếp xúc • Các biểu hiện chung về lâm sàng: → sốt, sổ mũi, ho, đau họng. • Về cách lây truyền bệnh: tiếp xúc trực tiếp/ gián tiếp. → Chỉ có thể mắc bệnh khi có liên quan với người bệnh. → Người khỏe mạnh có tiếp xúc trực tiếp là nguy hiểm, nguy cơ mắc bệnh cao → Vật dụng, đồ dùng của người bệnh cũng là nguồn lây bệnh
  12. NHẬN XÉT CÁC ĐƯỜNG LÂY BỆNH QUA TIẾP XÚC • Bàn tay của người bệnh và của người khỏe mạnh đều có liên quan đến lây truyền bệnh 13
  13. Khuyến cáo • Để chủ động phòng bênh, khuyến cáo thực hiện các biện pháp dự phòng thường quy đối với bệnh hô hấp như sau: – Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn – Dùng khăn giấy hoặc tay để che miệng và mũi khi ho, khi hắt hơi; sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác và rửa sạch bàn bay bằng xà phòng.
  14. Khuyến cáo tt – Tránh tiếp xúc gần với người đang sốt, ho – Giữ gìn nhà cửa thông thoáng – Nếu bạn đang bị sốt, ho, khó thở cần đến khám tại cơ sở y tế, và cho bác sỹ biết các thông tin về hành trình di chuyển trước đó của bạn. – Người bị bệnh hạn chế tiếp xúc nơi đông người. Đeo khẩu trang để tránh lây bệnh cho người xung quanh.
  15. BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT • Không để người bị bệnh đến trường Hạn chế nguồn lây • Phát hiện sớm người bệnh • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng Vệ sinh cá nhân • Đảm bảo vệ sinh khi ho, hắt hơi • Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống •Lớp học, đồ dùng, nhà vệ sinh, các bề mặt Vệ sinh môi trường •Không để phát sinh côn trùng, động vật truyền bệnh •Thực phẩm rõ nguồn gốc An toàn thực phẩm •Đảm bảo vệ sinh trong chế biến thực phẩm •Trẻ phải được tiêm chủng đúng lịch của quốc gia Tiêm chủng phòng bệnh •Tổ chức các chiến dịch tiêm chủng khi có chỉ đạo •Cho Học sinh: tự phòng bệnh & xây dựng thói quen tốt Truyền thông •Cho GV, NV, PHHS
  16. 3. Thực hiện giám sát ca tiếp xúc • Định nghĩa trường hợp bệnh và người bệnh tiếp xúc gần Trường hợp bệnh nghi ngờ ( trường hợp bệnh giám sát) • Là trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, với các biểu hiện sốt, ho, có thể có khó thở và có một trong các yếu tố dịch tễ sau: • Có tiền sử đến/ở/về từ vùng có dịch trong vòng 14 ngày trước khi khởi phát bệnh; hoặc tiếp xúc gần ( trong vòng 2 mét) với trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV. Trường hợp bệnh xác định • Là trường hợp bệnh nghi ngờ có xét nghiệm khẳng định nhiễm vi rút nCoV.
  17. Thực hiện giám sát ca tiếp xúc (tiếp) Người tiếp xúc gần • Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị trường hợp bệnh xác định; nhân viên Y tế, nhân viên phục vụ khác có tiền sử tiếp xúc với bệnh nhân xác định/phòng điêu trị bệnh nhân xác định trong quá trình làm việc. • Người cùng làm việc trong khoảng cách gần hoặc ở cùng phòng làm việc với trường hợp bệnh xác định. • Người ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế (2 mét) trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định. • Người sống trong cùng gia đình với trường hợp bệnh xác định.
  18. Thực hiện giám sát ca tiếp xúc (tiếp) • Định nghĩa ổ dịch – Ổ dịch: là một nơi (thôn, xóm, đội/tổ dân phố/ấp/khóm/đơn vị ) ghi nhận từ 1 trường hợp bệnh xác định trở lên. – Ổ dịch chấm dứt: Khi không ghi nhận trường hợp mắc mới trong vòng 21 ngày kể từ ngày khởi phát trường hợp bệnh gần nhất.
  19. Thực hiện giám sát ca tiếp xúc (tiếp) • Giám sát theo hướng dẫn của Bộ Y tế: • Chẩn đoán, điều trị: QĐ số 125 • Giám sát phòng chống: QĐ số 181
  20. Thực hiện giám sát ca tiếp xúc (tiếp) • Giám sát người nhập cảnh tại các cửa khẩu: tất cả hành khách nhập cảnh từ Trung Quốc đều thực hiện tờ khai y tế. Những người có triệu chứng nghi ngờ đến từ vùng dịch sẽ được chuyển cách ly tại các bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố. Danh sách những người không có triệu chứng được chuyển về các Trung tâm Y tế quận huyện để tổ chức giám sát tại nơi lưu trú. • Giám sát và lấy mẫu xét nghiệm đối với ca nghi ngờ nCoV và ca viêm phổi nặng do virus tại các cơ sở điều trị • Giám sát người tiếp xúc gần với các ca xác định
  21. Thực hiện giám sát ca tiếp xúc (tiếp) Giám sát viêm phổi nặng do nCoV: • Chú ý yếu tố dịch tễ 14 ngày từ vùng dịch nCoV. • Chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân. • Thường xuyên theo dõi tình hình dịch trên địa bàn Quận
  22. Thông báo, chia sẻ thông tin khi phát hiện ca bệnh • Trung tâm Y tế quận 9: • Tuân thủ cơ chế phát ngôn, thông tin báo chí của nghành.
  23. MỘT SỐ THÔNG ĐIỆP, ÁP PHÍCH TRUYỀN THÔNG